intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nhân tài khó hay không?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

158
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý cấp cao đều rất coi trọng những nhân viên sáng tạo và có năng lực. Tuy nhiên, việc thu hút được nhân tài chỉ mới là một nửa cuộc chiến. Theo ông Martin Sorrel - một CEO có danh tiếng trên thế giới: “Trong các ngành kinh doanh đòi hỏi sáng tạo, một trong những thách thức lớn nhất không nằm ở tiềm lực kinh tế mà ở trí tuệ. Nếu bạn nhân đôi được số nhân viên có óc sáng tạo cũng có nghĩa rằng công ty của bạn sẽ có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nhân tài khó hay không?

  1. Quản lý nhân tài khó hay không? Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý cấp cao đều rất coi trọng những nhân viên sáng tạo và có năng lực. Tuy nhiên, việc thu hút được nhân tài chỉ mới là một nửa cuộc chiến. Theo ông Martin Sorrel - một CEO có danh tiếng trên thế giới: “Trong các ngành kinh doanh đòi hỏi sáng tạo, một trong những thách thức lớn nhất không nằm ở tiềm lực kinh tế mà ở trí tuệ.
  2. Nếu bạn nhân đôi được số nhân viên có óc sáng tạo cũng có nghĩa rằng công ty của bạn sẽ có khả năng sáng tạo gấp đôi”. Bạn không những phải thu hút được nhân tài mà còn phải tạo môi trường để những nhân tài đó phát huy năng lực bản thân, đóng góp sức mình cho doanh nghiệp. Để làm được điều này không phải dễ dàng. Bởi thông thường các nhân tài là những người có cá tính, do đó họ sẽ không muốn bị ai lãnh đạo. Và đây chính là vấn đề bạn cần phải giải quyết trên tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp. Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, thách thức này càng trở nên lớn hơn. Giờ đây, những nhân viên sáng tạo và có năng lực dễ dàng chuyển việc hơn trước kia. Họ có thể chọn công việc ở bất kỳ đâu trên thế giới . Họ biết rất rõ giá trị và năng lực của bản thân; vì thế với vai trò là một người quản lý bạn cũng cần tìm hiểu rõ một số đặc điểm của họ dưới đây để có thể đề ra những sách lược phù hợp trong quá trình sử dụng họ: 1. Biết rõ giá trị bản thân. Bạn không thể tiêu chuẩn hóa được kỹ năng làm việc của một nhân tài, bởi cách hành động của họ rất giống với tài năng của các hiệp sĩ thời trung cổ. Điều này có nghĩa bạn không thể chuyển những tri thức đó thành giá trị kinh tế mà thiếu vắng con người.
  3. 2. Họ biết rất rõ về tổ chức mình làm việc. Những người thông minh thường tìm đến những công ty có môi trường làm việc đáp ứng tốt nhất lợi ích của mình. Nếu không được như ý, họ có hai sự lựa chọn: hoặc tìm đến công ty cung cấp nhiều nguồn lực hơn, hoặc tìm kiếm và khuyến khích các chính sách hỗ trợ đề án của mình. 3. Họ bỏ qua chế độ cấp bậc. Nếu bạn dùng chức danh để thúc đẩy những người thông minh làm việc, thì có lẽ bạn sẽ chỉ gặp thái độ lãnh đạm mà thôi. Nhưng đừng hiểu lầm điều này có nghĩa rằng họ không quan tâm đến chức danh, họ rất quan tâm và thậm chí còn để ý xem bạn gọi họ là “tiến sĩ” hay “giáo sư”. 4. Họ hy vọng gặp được những người quản lý thoáng. Nếu những người thông minh không gặp được gặp CEO thích hợp, họ có thể nghĩ rằng tổ chức đã không thực sự coi trọng công việc mình đang làm. 5.Họ thường có những mối quan hệ tốt. Những người thông minh thường có được mạng quan hệ với những nhà tri thức, những người họ biết sẽ đóng vai trò quan trọng trong công mà họ đang làm. Mạng quan hệ này giúp họ tăng giá trị bản thân trong tổ chức nhưng đồng thời cũng khiến họ dễ gặp rủi ro. 6.Họ thường có “sức chịu đựng” thấp đối với sự buồn chán. Nếu bạn không tạo môi trường làm việc thú vị giúp những nhân viên thông minh làm việc và đóng góp trí tuệ cho tổ chức, họ rất dễ ra đi.
  4. 7. Họ sẽ không nói cảm ơn. Ngay cả khi bạn làm rất tốt công việc lãnh đạo thì những nhân viên thông minh cũng sẽ không muốn thừa nhận sự lãnh đạo của bạn. Hãy nhớ: Những nhân viên sáng tạo và thông minh không hề muốn mình bị lãnh đạo”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2