Quy định thực tập tốt nghiệp (Đại học ngành Kế toán)
lượt xem 7
download
Mục đích của biểu mẫu: Giúp sinh viên củng cố, nắm vững, bổ sung kiến thức lý luận trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào nghiên cứu, khảo sát, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác kế toán, kiểm toán tại đơn vị thực tập; giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh giữa lý luận và thực tiễn; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện năng lực thực hành công tác kế toán, kiểm toán từ đó học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc khi tốt nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy định thực tập tốt nghiệp (Đại học ngành Kế toán)
- QUY ĐỊNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Đại học ngành Kế toán) 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.1 Mục đích: Giúp sinh viên củng cố, nắm vững, bổ sung kiến thức lý luận trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào nghiên cứu, khảo sát, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác kế toán, kiểm toán tại đơn vị thực tập; Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh giữa lý luận và thực tiễn; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện năng lực thực hành công tác kế toán, kiểm toán từ đó học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc khi tốt nghiệp. 1.2 Yêu cầu: Hiểu và nắm vững lý luận của các học phần chuyên ngành kế toán, kiểm toán, các học phần bổ trợ, am hiểu về Chuẩn mực, Chế độ kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực khác có liên quan đến nội dung thực tập; Vận dụng lý luận vào khảo sát thực tế công tác kế toán, kiểm toán, đánh giá được những mặt hạn chế và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi đối với đơn vị thực tập; Sinh viên phải tự liên hệ đơn vị thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ,…) có quy mô phù hợp với yêu cầu thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành kế toán, kế toán kiểm toán. Trong trường hợp không liên hệ được đơn vị thực tập phải báo cáo về bộ môn, Ban chủ nhiệm khoa trước 15 ngày kể từ ngành chính thức thực tập; Sinh viên phải có tinh thần tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại đơn vị thực tập để nghiên cứu, thu thập thông tin và trình bày kết quả trong chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; Sinh viên phải thường xuyên liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực tập tốt nghiệp, đảm bảo tiến độ thời gian trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc các quy định của Khoa, Trường; Sinh viên viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản thảo chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, sinh viên chủ động xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu của giảng viên để đảm bảo chất lượng của chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp. Nếu sinh viên không liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực tập tốt nghiệp, không hoàn thành các sản phẩm của quá trình thực tập theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn (đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, các bản thảo), sao chép chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người khác thì chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp sẽ bị điểm không (0); Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải có trách nhiệm nộp hai quyển chuyên đề tốt nghiệp về Bộ môn (quyển chính thức và quyển có bút tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn) và nộp ba quyển Khóa luận tốt nghiệp với sinh viên đủ điều kiện làm Khóa luận tốt nghiệp (một quyển chính thức và một quyển có bút
- tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn về Bộ môn, một quyển về Thư viện) và nộp một quyển cho giảng viên hướng dẫn (nếu giảng viên hướng dẫn yêu cầu). Mọi thắc mắc của sinh viên liên quan đến quá trình thực tập tốt nghiệp phải phản ánh thông qua giáo viên hướng dẫn và phản ánh thông qua Trưởng Bộ môn, Ban chủ nhiệm Khoa (trong trường hợp giảng viên hướng dẫn không giải quyết được). 2. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, VIẾT CHUYÊN ĐỀ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1 Quy định về nội dung thực tập tốt nghiệp Nghiên cứu và thu thập các tài liệu cung cấp những lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua hệ thống các giáo trình, các văn bản pháp lý, báo, tạp chí,… Khi thực tập tại đơn vị, sinh viên cần tìm hiểu những nội dung sau: + Tìm hiểu về đơn vị thực tập: Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề SXKD, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản 3 năm gần nhất…. + Thu thập số liệu thực tế (chứng từ, sổ sách kế toán chi tiết, sổ sách kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán,…) của một kỳ kế toán trong 2 năm gần nhất, với số liệu phục vụ cho phân tích thu thập trong 3 năm gần nhất có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.2 Quy định về viết chuyên đề, khoa luận tốt nghiệp Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học cá nhân của mỗi sinh viên, thể hiện tư duy độc lập trong nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Chuyên đề tốt nghiệp được tính điểm như một học phần bắt buộc và mọi sinh viên kết thúc quá trình thực tập tốt nghiệp bắt buộc phải có. Sau khi hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp, với những sinh viên đủ điều kiện (theo quy định của Trường Đại học Hải Phòng) tiếp tục thực hiện Khóa luận tốt nghiệp và không phải học các học phần bổ sung để tốt nghiệp. Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thể hiện sự trưởng thành về tư duy, phương pháp nghiên cứu và sự vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp. 2.2.1 Quy trình thực hiện Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Lựa chọn đề tài Sinh viên lựa chọn đề tài theo danh mục đề tài kèm theo quy định này (Phụ lục số 1) dưới sự định hướng của giáo viên hướng dẫn và nên lựa chọn những lĩnh vực mình am hiểu, phù hợp với quy mô, đặc điểm của đơn vị thực tập. Trong những trường hợp đặc biệt, giảng viên hướng dẫn quyết định việc lựa chọn đề tài của sinh viên để đảm bảo yêu cầu chất lượng của Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp. Trường hợp đơn vị thực tập có từ hai sinh viên trở lên, các sinh viên phải lựa chọn đề tài khác nhau. Nhóm trưởng lập danh sách sinh viên đăng ký đề tài, đơn vị thực tập (Phụ lục số 2) nộp giảng viên hướng dẫn. Bước 2: Viết đề cương sơ bộ Đề cương sơ bộ báo cáo những nội dung cơ bản (trình bày những đề mục cơ bản) về đề tài đã chọn, trình bày từ 2 – 3 trang trên khổ giấy A4. Bước 3: Viết đề cương chi tiết
- Đề cương chi tiết triển khai rõ hơn những nội dung cơ bản đã được giảng viên duyệt trong đề cương sơ bộ trước khi viết bản thảo chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp. Đề cương chi tiết cần làm rõ những nội dung: chứng từ, quy trình kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính dự tính thu thập, phương pháp xử lý số liệu, chỉ tiêu phân tích,… Đề cương chi tiết trình bày từ 10 – 15 trang trên khổ giấy A4. Bước 4: Viết bản thảo Bản thảo cần phải trình bày đầy đủ nội dung của chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đảm bảo về cả nội dung lẫn hình thức. Nội dung lý luận cần trình bày chọn lọc, thể hiện khả năng khái quát, tổng hợp của sinh viên. Khảo sát thực tế tại đơn vị thực tập cần trình bày làm rõ các nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu từ đó đưa ra những đánh giá của bản thân về những két quả và hạn chế tại đơn vị tực tập, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Nội dung giữa các chương cần trình bày có tính chất logic, gắn kết và khái quát hóa qua các sơ đồ, bảng biểu. Bước 5: Hoàn chỉnh và nộp Hoàn chỉnh chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp chuyển đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu chuyển giảng viên hướng dẫn nhận xét và nộp về Bộ môn đúng thời hạn quy định. 2.2.2 Quy định về kết cấu chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp Chuyên đề thực tập (từ 45 – 60 trang), khóa luận tốt nghiệp (từ 60 – 80 trang) được đóng thành quyển, bố cục trình bày theo thứ tự sau: * Bìa chính (theo mẫu ở Phụ lục số 3): bên ngoài bìa chính có bìa bóng kính. Với khóa luận tốt nghiệp, quyển nộp về thư viện sinh viên đóng bìa cứng. * Bìa phụ (theo mẫu ở Phụ lục số 4) * Mục lục * Danh mục các chữ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự ABC) * Danh mục bảng, hình * Mở đầu: Phần mở đầu trình bày từ 2 – 3 trang với các nội dung sau: Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu (các mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài) Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu (xác định không gian, thời gian nghiên cứu) Phương pháp nghiên cứu (phương pháp, cách thức thực hiện đề tài) Kết cấu chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp * Chương 1: Lý luận chung về vấn đề nghiên cứu (Chuyên đề: từ 15 – 17 trang, Khóa luận từ 17 – 25 trang)) Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung tổ chức kế toán, các chỉ tiêu phân tích, nhân tố ảnh hưởng,…tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu. Đây là cơ sở để khảo sát, phân tích thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp. * Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập (Chuyên đề: từ 20 – 28 trang, Khóa luận từ 28 – 35 trang)) Khái quát đặc điểm của đơn vị thực tập (quá trình hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán,…)
- Khảo sát, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đó đánh giá chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của thực tiễn. Số liệu phải thu thập từ nh ững ngu ồn tin cậy để phản ánh, đánh giá một cách thuyết phục. * Chương 3: Biện pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập (Chuyên đề: từ 7 – 10 trang, Khóa luận từ 12 – 15 trang) Định hướng phát triển của đơn vị thực tập Biện pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu * Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài ( từ 1 – 2 trang) * Danh mục tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo bao gồm sách, tạp chí,…đã đọc và được trích dẫn sử dụng trong chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp. Các tài liệu tham khảo là sách khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết theo trình tự sau: Tên tác giả (năm xuất bản), ten sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Các tài liệu tham khảo là tạp chí khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết theo trình tự sau: Tên tác giả (năm công bố), “tên bài báo”, “tên tạp chí”, (số tạp chí), số các trang. Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả. Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu. * Phụ lục: Các bảng biểu, sơ đồ không cần thiết để trong bài thì đưa vào phần phụ lục. Phụ lục phải được đánh số và có tên phụ lục. * Nhận xét của đơn vị thực tập (theo mẫu tại Phụ lục số 5) * Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (theo mẫu tại Phụ lục số 6) 2.2.3 Quy định về hình thức trình bày chuyên đề, khóa luận * Định dạng trang: Khổ giấy A4, in 1 mặt; Lề: Top 2,5 cm; Bottom 3,0 cm; Left 3,0 cm; Right 2,0 cm Chữ: Times New Roman (Unicode), cách dòng 1,3 lines Tiêu đề: + Tiêu đề cấp 1 (heading1): cỡ chữ 14, viết hoa, in đậm, canh giữa + Tiêu đề cấp 2 (heading2): cỡ chữ 14, viết thường, in đậm, canh trái + Tiêu đề cấp 3 (heading3): cỡ chữ 13, viết nghiêng, in đậm, canh trái + Tiêu đề cấp 4 (heading4): cỡ chữ 13, viết nghiêng, in thường, canh trái Văn bản (body text): cỡ chữ 13, viết thường, canh đều * Đánh số trang: Đánh số trang phía dưới, canh giữa, từ phần Mở đầu cho đến hết phần Kết luận. Đánh số trang theo số thứ tự 1, 2, 3,… (Các danh mục, mục lục không đánh số trang). * Đánh số chương, mục: Chương mục đánh theo chữ số Ả rập (1,2,3), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh tối đa 4 cấp, cụ thể như sau:
- Chương 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2… 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.2 …. Chương 2 2.1 2.1.1 2.1.1.1 2.1.1.2… 2.2 2.2.1 2.2.2.1 2.2.2.2… … Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.1.1 3.1.1.2 3.1.2 3.1.2.1 3.1.2.2 … * Về bảng, hình: Bảng, biểu,… (gọi chung là bảng) phải có tên, ghi phía trên bảng Hình vẽ, sơ đồ, đồ thị,… (gọi chung là hình) phải có tên, ghi phía dưới hình Bảng, hình trong mỗi chương được đánh số thứ tự (VD: bảng (hình) 2.5 là bảng (hình) thứ 5 của chương 2) Số liệu phải viết phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.), phân cách số thập phân bằng dấu phẩy (,) Số liệu thực tế trích dẫn phải có nguồn (nguồn số liệu lấy từ đâu).
- Hải Phòng, ngày…..tháng……năm 2016 Giáo viên hướng dẫn thực tập Hoàng Thị Ngà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH
36 p | 2461 | 588
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Giao thông I
99 p | 678 | 234
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty công trình đường thủy
52 p | 496 | 172
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Chiến lược xây dựng thương hiệu Hfic
102 p | 771 | 98
-
Luận Văn Tốt Nghiệp: " Tìm hiểu công nghệ JSP (Java Server Pages) – Thiết kế và hiện thực Website quảng cáo – thương mại điện tử cho công ty Seen "
80 p | 361 | 90
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tại Nhà máy Chế biến Khí Dinh Cố
78 p | 369 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp: " Website quảng cáo và bán hàng qua mạng của viện Vacxin NT "
43 p | 263 | 73
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Đề tài: "Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình"
124 p | 269 | 45
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách của công ty TNHH Một Thành Viên Kim Hiền Vinh
86 p | 241 | 32
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HỢP CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)
42 p | 212 | 31
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 360 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát
38 p | 120 | 27
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tổ chức công tác tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3 - 3
24 p | 111 | 26
-
Tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp - ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh
20 p | 447 | 24
-
Đồ án tốt nghiệp: " Đăng ký kinh doanh trên mạng "
80 p | 140 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động tiềm tàng của quy định vốn tối thiểu theo Basle II đến ngân hàng thương mại một số đề xuất đối với Việt Nam
112 p | 118 | 21
-
Tài liệu hướng dẫn đồ án tốt nghiệp - TS. Nguyễn Tiến Dũng
7 p | 148 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn