intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030

Chia sẻ: Cochat Cochat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

263
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dự báo phát sinh chất thải rắn đến năm 2020, quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020, xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch, đánh giá môi trường chiến lược,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030

  1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ 4 DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ 6 CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 9 1. Sự cần thiết của quy hoạch ............................................................................................. 9 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn ................................. 9 2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................. 9 2.2. Căn cứ và tài liệu kỹ thuật ........................................................................................ 11 3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .................................................................................. 12 3.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 12 3.2. Đối tượng quy hoạch ................................................................................................ 12 4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch ............................................................................... 12 4.1. Quan điểm quy hoạch ............................................................................................... 12 4.2. Mục tiêu, tầm nhìn quy hoạch................................................................................... 13 CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ........................................................................................................... 15 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .......................................................................... 15 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 15 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 17 1.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR ............................................................................. 19 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn .............................................. 19 1.2.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp ..................................................................... 42 1.2.3. Hiện trạng quản lý CTR y tế .................................................................................. 59 1.2.4. Hiện trạng quản lý CTR xây dựng, bùn cặn ........................................................... 64 1.2.5. Các quy hoạch, dự án xử lý chất thải rắn đã và đang thực hiện tại tỉnh ................... 66 1.2.6. Đánh giá chung ..................................................................................................... 68 CHƯƠNG II. DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 ...................... 70 2.1. Cơ sở, phương pháp dự báo....................................................................................... 70 2.1.1. Cơ sở pháp lý của dự báo....................................................................................... 70 2.1.2. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn............................................................................... 70 2.1.3. Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn ................................................................................ 72 2.1.4. Chỉ tiêu, phương pháp tính toán nhu cầu đất đai khu xử lý, bãi chôn lấp ................ 72 2.2. Kết quả dự báo ........................................................................................................... 75 2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................... 75 2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp ...................................................................................... 81 2.2.3. Chất thải rắn y tế ................................................................................................... 83 2.2.4. Chất thải rắn xây dựng, bùn cặn............................................................................. 84 2.2.5. Tổng hợp dự báo ................................................................................................... 86 CHƯƠNG III. QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 87 3.1. Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt ............................................................................ 87 3.1.1. Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn......................................................................... 87 3.1.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR ................................................... 91 3.1.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị, nông thôn.................................................... 92 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 1
  2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 3.1.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................. 96 3.2. Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp và công nghiệp nguy hại ............................. 111 3.2.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn .......................................................................... 111 3.2.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn...................................... 115 3.2.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ...................................................................... 116 3.2.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 120 3.3. Quy hoạch quản lý CTR y tế và y tế nguy hại ......................................................... 128 3.3.1. Phân loại CTR tại nguồn...................................................................................... 128 3.3.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR ................................................. 129 3.3.3. Thu gom, vận chuyển CTR .................................................................................. 129 3.3.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 133 3.4. Quy hoạch chất thải rắn xây dựng, bùn cặn ........................................................... 140 3.4.1. Phân loại, tái sử dụng CTR tại nguồn................................................................... 140 3.4.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR ................................................. 141 3.4.3. Thu gom, vận chuyển CTR .................................................................................. 142 3.4.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 144 3.5. Tổng hợp quy hoạch hệ thống xử lý CTR tỉnh Lào Cai.......................................... 146 CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................................................................................................................... 150 4.1. Kế hoạch thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên đầu tư ................................... 150 4.1.1. Kế hoạch thực hiện .............................................................................................. 150 4.1.2. Dự án ưu tiên đầu tư ............................................................................................ 150 4.2. Nguồn lực thực hiện quy hoạch ............................................................................... 151 4.2.1. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 152 4.2.2. Nguồn lực thực hiện ............................................................................................ 153 4.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch .............................................................. 154 4.3.1. Giải pháp thực hiện quy hoạch............................................................................. 155 4.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................................... 158 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ............................................. 161 5.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường liên quan......................................................... 161 5.2. Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của quy hoạch.............................................. 162 5.2.1. Nguồn gây tác động môi trường .......................................................................... 162 5.2.2. Tác động trong quá trình thu gom, vận chuyển .................................................... 164 5.2.3. Tác động đến môi trường của các khu xử lý, công nghệ xử lý .............................. 165 5.3. Giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động .............................................................. 173 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 176 I. Kết luận........................................................................................................................ 176 II. Kiến nghị .................................................................................................................... 179 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 181 Phụ lục 1. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai ............................................................................................................................ 182 Phụ lục 2. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tỉnh Lào Cai..................................................................................................................... 183 Phụ lục 3. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế tỉnh Lào Cai ...................... 184 Phụ lục 4. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN ......................................................................................................................................... 188 Phụ lục 5. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh . 190 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 2
  3. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Phụ lục 6. Dự báo khối lượng phát sinh CTR xây dựng và bùn cặn tỉnh Lào Cai ...... 192 Phụ lục 7: Mô hình công nghệ xử lý CTR tại các nước trên thế giới ............................ 193 VĂN BẢN PHÁP LÝ .......................................................................................................... 209 BẢN VẼ............................................................................................................................... 210 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 3
  4. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai năm 2012 ............................... 15 Bảng 1.2. Dân số trung bình phân theo huyện, thị năm 2012. .................................................. 17 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp ......................................................................................... 18 Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai............................................. 19 Bảng 1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lào Cai. ............................................... 21 Bảng 1.6. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai .......................... 21 Bảng 1.7. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực thành phố Lào Cai. .......................... 23 Bảng 1.8. Bảng thiết bị thu gom rác tại thành phố Lào Cai ...................................................... 24 Bảng 1.9. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bảo Thắng............................ 25 Bảng 1.10. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực huyện Bảo Yên. ............................. 26 Bảng 1.11. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Simacai. ............................. 26 Bảng 1.12. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Mường Khương. ................. 27 Bảng 1.13. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực HuyệnVăn Bàn. ............................. 28 Bảng 1.14. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bát Xát............................... 28 Bảng 1.15. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bắc Hà. .............................. 29 Bảng 1.16. Trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các địa bàn ............................ 29 Bảng 1.17. Hiện trạng thu gom CTRSH các đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................... 32 Bảng 1.18. Tổng hợp hiện trạng các bãi chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............... 40 Bảng 1.19. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Tằng Loỏng ................................. 43 Bảng 1.20. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Đông Phố Mới ............................. 45 Bảng 1.21. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Bắc Duyên Hải............................. 46 Bảng 1.22. Khối lượng và thành phần CTR từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ........ 48 Bảng 1.24. Hiện trạng các điểm phát thải công nghiệp khác tại TP. Lào Cai ........................... 52 Bảng 1.25. Tổng hợp khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong khu công nghiệp (tấn/ngày) ..................................................................................................... 53 Bảng 1.26. Thành phần chất thải rắn công nghiệp tại một số loại hình sản xuất công nghiệp ở Lào Cai ................................................................................................................................... 54 Bảng 1.27. Quy mô giường bệnh và khối lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế tỉnh Lào Cai ................................................................................................................. 59 Bảng 1.28. Hệ thống lò đốt rác y tế tại các bệnh viện của tỉnh Lào Cai.................................... 62 Bảng 1.29. Tình hình xử lý rác y tế tại các cơ sở y tế khác ...................................................... 63 Bảng 1.30. Khối lượng chất thải rắn xây dựng tỉnh Lào Cai .................................................... 65 Bảng 1.31. Khối lượng Bùn cặn phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai........................................ 66 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị ........................ 70 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ....................................................... 71 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện ....................................................................... 72 Bảng 2.4. Mục tiêu thu gom CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ................................................ 72 Bảng 2.5. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai phát sinh và thu gom theo giai đoạn 77 Bảng 2.6. Dự báo thành phần CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 (tấn/ngày) ......................... 79 Bảng 2.7. Khối lượng CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai thu gom theo giai đoạn. ...................... 80 Bảng 2.8. Tổng hợp dự báo CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh .............................................. 81 Bảng 2.9. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN ...................... 82 Bảng 2.10. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh .......................... 82 Bảng 2.11. Dự báo chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 .......... 83 Bảng 2.12. Khối lượng phát sinh CTR xây dựng tỉnh Lào Cai ................................................. 84 Bảng 2.13. Khối lượng phát sinh bùn cặn từ hệ thống thoát nước đô thị tỉnh Lào Cai .............. 85 Bảng 2.14. Tổng hợp dự báo khối lượng CTR phát sinh tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ............... 86 Bảng 3.1. Đánh giá các khả năng phân loại tại nguồn.............................................................. 87 Bảng 3.2. Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị tỉnh Lào Cai .................. 90 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 4
  5. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Bảng 3.3. Loại hình điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đô thị áp dụng trên địa bàn thành phố Lào Cai, thị xã Bảo Thắng và thị trấn Sa Pa ............................................................................ 94 Bảng 3.4. Bảng đề xuất quy hoạch các điểm tập kết rác tỉnh Lào Cai ...................................... 95 Bảng 3.5. Trạm trung chuyển chất thải rắn khu vực nông thôn ................................................ 96 Bảng 3.6. Đánh giá sự phù hợp của các phương án lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030........................................................................................................................... 98 Bảng 3.7. Đánh giá lựa chọn các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt .......................................... 101 Bảng 3.8. Khối lượng CTRSH tiếp nhận tại các khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2030 . 108 Bảng 3.9. Quy mô diện tích, công nghệ và phạm vi phục vụ các khu xử lý tỉnh Lào Cai đến năm 2030 ..................................................................................................................................... 109 Bảng 3.10. Công suất theo các công nghệ xử lý CTR tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020/2030 ....... 111 Bảng 3.11. Lộ trình phân loại CTR tại nguồn ........................................................................ 115 Bảng 3.12. Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển ......................................................... 118 Bảng 3.13. Mạng lưới trạm trung chuyển tập trung CTR công nghiệp nguy hại..................... 120 Bảng 3.14. Nhu cầu đất cho xử lý CTR công nghiệp theo huyện, thị ..................................... 124 Bảng 3.15. Nhu cầu đất và công suất các khu xử lý CTR công nghiệp................................... 126 Bảng 3.16. Tổng hợp quy mô và phạm vi phục vụ các khu xử lý CTR công nghiệp .............. 127 Bảng 3.17. Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR y tế................................................ 132 Bảng 3.18. Các công nghệ xử lý CTR y tế............................................................................. 135 Bảng 3.19. Ưu, nhược điểm chính của các công nghệ xử lý chất thải y tế .............................. 136 Bảng 3.20. Quy hoạch mạng lưới cơ sở xử lý CTR y tế nguy hại tỉnh Lào Cai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................................................... 139 Bảng 3.21. Đánh giá khả năng phân loại chất thải rắn xây dựng từ các nguồn phát sinh ........ 140 Bảng 3.22. Khả năng tái chế và sử dụng của CTR xây dựng.................................................. 141 Bảng 3.23. Nhu cầu quỹ đất cho chất thải rắn xây dựng tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh ............. 144 Bảng 3.24. Tổng hợp quy hoạch vị trí, quy mô các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 ................................................................................................... 147 Bảng 4.1. Lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................................................... 150 Bảng 4.2. Các dự án quản lý CTR ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020.................... 151 Bảng 4.3. Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 . 153 Bảng 4.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ..................................................................................................................................... 154 Bảng 5.1. Các tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch ................................................. 162 Bảng 5.2. Đánh giá lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030 ....................... 168 Bảng 5.4. Đánh giá tác động và các giải pháp hạn chế ô nhiễm với mỗi công nghệ ............... 170 Bảng 5.5. Các tác động trong quá trình thực hiện dự án ........................................................ 172 Bảng 5.6. Biện pháp kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................. 174 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 5
  6. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tại TP. Lào Cai .............................................................. 19 Hình 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt TP. Lào Cai .................................................................. 20 Hình 1.3. Thành phần chất CTRSH ở nông thôn ..................................................................... 22 Hình 1.4. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR tại TP. Lào Cai ............................................... 23 Hình 1.5. Thu gom rác tại các tuyến phố ................................................................................. 24 Hình 1.6. Chuyển rác từ điểm tập kết lên xe vận chuyển ......................................................... 24 Hình 1.7. Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai............................................ 30 Hình 1.8. Khu xử lý CTR Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai ...................................... 35 Hình 1.9. Nước rỉ rác không được xử lý triệt để tại BCL Toòng Mòn...................................... 35 Hình 1.10. Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Km 6, xã Xuân Quang. .............................................. 36 Hình 1.11. BCLCTR Yên Sơn ................................................................................................ 36 Hình 1.12. BCLCTR Nàn Sán, H. Simacai.............................................................................. 36 Hình 1.13. BCLCTR Tả Chư Phùng, xã Tung Chung Phố ....................................................... 37 Hình 1.14. BCLCTR Bản Khoang........................................................................................... 37 Hình 1.15. BCLCTR Khánh Yên Thượng ............................................................................... 37 Hình 1.16. BCLCTR Toòng Mòn............................................................................................ 38 Hình 1.17. BCLCTR Lùng Phình. ........................................................................................... 38 Hình 1.18. Bùn thải từ nhà máy phôt pho 4 ............................................................................. 44 Hình 1.19. Bùn quặng Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc (DCP) ................................. 44 Hình 1.20. Bùn thải từ nhà máy tuyển quặng apatit Tằng Loỏng và Bắc Nhạc Sơn.................. 58 Hình 1.21. Chất thải nguy hại đổ thải lộ thiên là nguồn ô nhiễm đất và nước ........................... 58 Hình 1.22. Lò đốt tại BV đa khoa tỉnh..................................................................................... 62 Hình 2.1. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH đô thị giai đoạn 2013-2020 ....................................... 78 Hình 2.2. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH đô thị giai đoạn 2021-2030 ....................................... 78 Hình 2.3. Tỷ lệ khối lượng CTRSH nông thôn phát sinh (tấn/ngày) ........................................ 80 Hình 2.4. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm 2030. ..................... 81 Hình 2.5. Tỷ lệ thành phần CTR công nghiệp ......................................................................... 82 Hình 2.6. Phát sinh CTR y tế .................................................................................................. 83 Hình 3.1. Nguyên tắc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn ........................................................ 88 Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR liên huyện, liên đô thị .......................................... 93 Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR tại các đô thị, nông thôn phụ cận .......................... 94 Hình 3.4. Lựa chọn công nghệ theo công suất tiếp nhận ........................................................ 102 Hình 3.5. Mô hình KXL liên hợp cấp vùng tỉnh .................................................................... 103 Hình 3.6. Phân loại chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại ..................................................... 103 Hình 3.7. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các khu xử lý vùng tỉnh đến năm 2020............... 104 Hình 3.8. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các KXL cấp vùng huyện .................................. 104 Hình 3.9. Ủ sinh học quy mô nhỏ áp dụng tại các KXL cấp vùng huyện ............................... 104 Hình 3.10. Bãi chôn lấp thông thường hợp vệ sinh vào bãi chôn lấp tuần hoàn...................... 105 Hình 3.11. Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt ................................................................................ 106 Hình 3.12. Ủ phân hữu cơ quy mô hộ gia đình ...................................................................... 106 Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý trạm xử lý nước rác ................................................................... 107 Hình 3.14. Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR công nghiệp tại nguồn........................................... 113 Hình 3.15. Sơ đồ phương án thu gom, vận chuyển CTR tại các KCN/CCN ........................... 117 Hình 3.16. Mô hình các trạm trung chuyển trong hệ thống thu gom CTR .............................. 119 Hình 3.17. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh ......................................... 120 Hình 3.18. Công nghệ xử lý nước rác từ BCL CTR công nghiệp ........................................... 122 Hình 3.19. Quy trình phân loại CTR y tế ............................................................................... 128 Hình 3.20. Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CTR y tế...................................................................... 129 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 6
  7. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Hình 3.21. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR tại chỗ ........................................................ 131 Hình 3.22. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR theo cụm .................................................... 132 Hình 3.23. Sơ đồ phân luồng chất thải rắn y tế ...................................................................... 134 Hình 3.24. Nguyên tắc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR xây dựng .................................. 142 Hình 3.25. Quy trình thu gom, vận chuyển ............................................................................ 143 Hình 3.26. Xe tải vận chuyển thu gom CTR xây dựng .......................................................... 143 Hình 3.27. Xe chuyên dùng hút, vận chuyển bùn thải............................................................ 144 Hình 3.28. Máy hút, thu gom bùn thải công suất nhỏ ............................................................ 144 Hình 3.29. Mô hình xây dựng hầm biogas ............................................................................. 145 Hình 3.30. Bể biogas composite ............................................................................................ 145 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 7
  8. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL: Bãi chôn lâp BCLHVS: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BVMT: Bảo vệ môi trường CCN: Cụm công nghiệp CTR: Chất thải rắn CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp CTRCNNH: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại CTRYT: Chất thải rắn y tế DVMT: Dịch vụ môi trường EfW: Công nghệ đốt chất thải thu năng lượng HTX: Hợp tác xã KCN: Khu công nghiệp KXL: Khu xử lý MTĐT: Môi trường đô thị QLCTR: Quản lý chất thải rắn Sở TNMT: Sở Tài nguyên Môi trường TP.: Thành phố VLXD: Vật liệu xây dựng VSMT: Vệ sinh môi trường Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 8
  9. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của quy hoạch Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta. Tỉnh có diện tích tự nhiên 6.384 km2 và dân số là 648.270 người1. Hiện nay 8 huyện và thành phố Lào Cai hiện đang được đầu tư xây dựng, phát triển mạnh mẽ, nhưng hầu như chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt thành phố Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Văn Bàn nơi tập trung nhiều khu thương mại, khu công nghiệp thì việc thu gom và xử lý rác thải vẫn chưa được quan tâm chú trọng, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dinh hoạt và sức khoẻ của người dân. Hiện nay nhiều vùng trong tỉnh người dân vẫn xả rác thải bừa bãi, chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn. Đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như công tác quản lý khai thác các hệ thống thu gom và xử lý rác thải bền vững và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khoẻ người dân. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết là phải quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý rác thải hoàn chỉnh dần từng bước, giải quyết cho những nơi cấp thiết về rác thải và vệ sinh môi trường sau đó là nhân rộng ra toàn tỉnh. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu quả, việc nghiên cứu “Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Có như vậy việc tổ chức cuộc sống của người dân mới được thuận lợi, tạo điều kiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng toàn tỉnh. 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn 2.1. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm 1 Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, 2013. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 9
  10. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhìn đến năm 2050. - Chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011-2020 phê duyệt tại Quyết định 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011. - Thông tư Số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. - Quyết định số 1216/QĐ-TTG ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. - Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 - Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 - Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh - Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Căn cứ Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. - Nghị quyết số 65 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2030 - Quyết định số 3758/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015. - Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Kế hoạch số 18/KH-BVMT ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 10
  11. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/04/2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 2.2. Căn cứ và tài liệu kỹ thuật - Hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị của Bộ Xây dựng. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-BXD ban hành ngày 18/02/2001-“ Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ MT đối với lựa chọn địa điểm để xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp chất thải rắn”. - TCVN 6696:2000: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. - TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. - QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng. - QCXDVN:03/2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. - QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”. - QCVN 14:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn. - QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; - QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp. - QCVN 30:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp. - QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế. - QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; - QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. - QCVN 41: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 11
  12. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ngầm; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. - Các tài liệu, số liệu về kinh tế-xã hội của các huyện, các sở, ban ngành tại tỉnh Lào Cai. - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. 3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch 3.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên toàn tỉnh Lào Cai với phạm vi như sau: - Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Lào Cai với diện tích 6.384 km2. - Quy mô dân số vùng nghiên cứu quy hoạch 648.270 người. 3.2. Đối tượng quy hoạch - Chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và khu dân cư nông thôn. - Chất thải rắn công nghiệp. - Chất thải rắn y tế. - Chất thải rắn xây dựng và bùn cặn từ hệ thống thoát nước 4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 4.1. Quan điểm quy hoạch - Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững. - Công tác quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý. - Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn. - Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, tuân thủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 12
  13. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4.2. Mục tiêu, tầm nhìn quy hoạch 4.2.1. Tầm nhìn Phấn đấu tới năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ thích hợp, theo hướng thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương trong tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải rắn phải chôn lấp. 4.2.1. Mục tiêu quy hoạch a. Mục tiêu tổng quát - Cụ thể hóa định hướng xử lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn, thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn lực cho quản lý chất thải rắn, làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư về quản lý chất thải rắn trong địa bàn tỉnh - Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững trên cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, đảm bảo các loại chất thải rắn thông thường và nguy hại phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. - Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. b. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại CTR tại nguồn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực. - Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn. - Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý CTR cho các đô thị, KCN và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về CTR nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh. - Giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo: + 90% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Bước đầu áp dụng các công nghệ hạn chế chôn lấp. + 80% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và 90% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. + 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 13
  14. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 + 70% tổng lượng chất thải xây dựng và 50% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý. + 50% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - Tầm nhìn đến năm 2030: + 100% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. + 100% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. + 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. + 90% tổng lượng chất thải xây dựng và 80% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 14
  15. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 Km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ 22050’30” vĩ độ Bắc, 104014’35” kinh độ Đông. - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có toạ độ 22051’ vĩ độ Bắc, 103048’53” kinh độ Đông. - Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có toạ độ 22 13’03” vĩ độ Bắc, 104038’21” kinh độ Đông. 0 - Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có toạ độ 22 36’ vĩ độ Bắc, 103031’ kinh độ Đông. 0 Quy mô diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố như sau: Bảng 1.1. Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai năm 2012 Diện Số xã, Dân số (1000 Mật độ dân số TT Huyện, thành tích phường người) (ng/km2) (km2) 1 TP Lào Cai 17 230 105,90 460 2 Mường Khương 16 556 55,61 100 3 Bát Xát 23 1.062 73,38 69 4 Si Ma Cai 13 235 33,58 143 5 Bắc Hà 21 682 56,77 83 6 Bảo Thắng 15 682 105,19 154 7 Sa Pa 18 683 56,55 83 8 Bảo Yên 18 828 79,29 96 9 Văn Bàn 23 1.426 82,00 57 Tổng cộng 164 6.384 648,27 102 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2013. 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo. Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 15
  16. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau. Nhìn chung địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sập lở, trượt khối; mặt khác sông suối tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ thường xẩy ra lũ quét, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nước rộng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xẩy ra hiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa. - Nhiệt độ: Theo địa bàn vùng Sa Pa có nhiệt độ thấp nhất trong tỉnh, nhiệt độ trung bình các tháng luôn luôn thấp hơn vùng khác từ 8 - 100C. Nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ từ 14 - 160C và trong năm không có tháng nào lên quá 200C. Các huyện vùng thấp dọc sông Hồng như Bảo Yên, Văn Bàn, Lào Cai... nhiệt độ trung bình năm thường từ 22 - 240C, các huyện vùng cao như Mường Khương, Bắc Hà từ 18 - 200C. - Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn nhưng khác nhau giữa các vùng (thị xã Lào Cai lượng mưa trung bình năm là 1673 mm, Sa Pa là 2794 mm) và giữa các năm (năm cao nhất ở Thành phố Lào Cai là 1912 mm, thấp nhất là 1319 mm; năm cao nhất ở Sa Pa là 3400 mm, thấp nhất là 2413 mm). - Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm thấp, khoảng 1500 giờ/năm và cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh. - Gió, lốc: Lào Cai chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió Đông Bắc có từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau, gió Tây và Tây Bắc từ tháng 4 đến tháng 11. Trong các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô nóng, có đợt kéo dài đến 5, 6 ngày và vùng phía Tây Văn Bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của loại gió này. Một số khu vực ở Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (là gió địa phương) cũng khô nóng. ảnh hưởng của bão đối với Lào Cai không đáng kể, nhưng thường xuất hiện lốc lớn vào các tháng 2, 3, 4. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm > 80% và có sự chênh lệch giữa các vùng. Càng lên cao độ ẩm càng tăng, vùng núi cao Sa Pa - Bắc Hà độ ẩm lớn hơn 85%, vùng Văn Bàn, Bảo Yên độ ẩm khoảng 80%. - Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm bằng khoảng 60% tổng lượng mưa trong năm. Trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 16
  17. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. 1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh dày đặc và phân bố khá đều; hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. - Sông Hồng: Chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đoạn sông chảy qua tỉnh chiều dài khoảng 110 Km lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa lũ lưu lượng lớn (khoảng 4830 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân dọc hai bên sông. Mùa kiệt, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), mực nước thấp (74,25 m), gây trở ngại cho hoạt động của các phương tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên Thành phố Lào Cai. - Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh. Đoạn sông chảy qua tỉnh có chiều dài 124 Km, lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh; ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1670 m3/s, mùa kiệt 17,6 m3/s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng đậu đỗ, rau màu... Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như: Sông Nậm Thi Ngòi Đum, ngòi Bo Ngòi Nhù. 1.1.1.5. Địa chất Địa chất tỉnh Lào Cai có cấu tạo gồm đá vôi, đá biến chất, đất sét pha lẫn sỏi sạn, dăm sạn, có dạng bở rời dễ sạt lở về mùa mưa, nhất là các sườn núi không có kè chắn. Mực nước ngầm có ở các khu vực thung lũng ven suối, các khu vực ven sườn núi, sườn đồi kém phong phú không có khả năng sử dụng, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Dân số và lao động Theo Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, tính đến năm 2012, dân số của tỉnh Lào Cai là 648.270 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 77,4%, dân số thành thị là chiếm 22,6%. Mật độ dân số bình quân là 102 người/km2 song phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất ở TP. Lào Cai là 460 người/km2, thấp nhất là Văn Bàn có 57 người/km2. Bảng 1.2. Dân số trung bình phân theo huyện, thị năm 2012. Dân số thành Dân số nông Huyện, thành Tổng dân số Mật độ dân TT thị (1000 thôn (1000 phố (1000 người) số (ng/km2) người) người) 1 TP Lào Cai 105,90 82,33 23,57 460 2 Mường Khương 55,61 7,66 47,95 100 3 Bát Xát 73,38 4,17 69,22 69 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 17
  18. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4 Simacai 33,58 33,59 143 5 Bắc Hà 56,77 4,66 52,11 83 6 Bảo Thắng 105,19 23,47 81,70 154 7 Sa Pa 56,55 9,78 46,77 83 8 Bảo Yên 79,29 8,47 70,81 96 9 Văn Bàn 82,00 5,86 76,15 57 Tổng cộng 648,27 146,40 501,89 102 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2013. Dân số trung bình năm 2013 ước tính 659.816 người, tăng 13,88‰ so với năm 2012, bao gồm: Dân số nam 333.603 người, chiếm 50,56% tổng dân số của tỉnh; dân số nữ là 326.213, chiếm 49,44% tổng dân số. Tỷ suất sinh thô đạt 18,12‰, tỷ suất chết thô của năm 2013 là 4,25‰ Theo kết quả điều tra trong năm, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên của năm 2013 là 20,74‰, giảm so với mức 21,80‰ của năm 2012. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2013 của tỉnh Lào Cai là 450.353 người, tăng 1,8% so với năm 2012, trong đó lao động nam chiếm 49,63%, lao động nữ chiếm 50,37%. Lực lượng lao động trong độ tuổi là 403.700 người. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của tỉnh năm 2013 theo kết quả điều tra mẫu lao động việc làm là 1,40%, giảm 0,14% so với năm 2012. 1.1.2.2. Phát triển kinh tế Trong những năm qua, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh của tỉnh Lào Cai đạt nhiều bước tiến đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và phản ánh khách quan, trung thực thông qua Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Liên tục trong nhiều năm liền, PCI của Lào Cai đứng trong Top 10 cả nước. Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được cải thiện tích cực là một trong những điều kiện hỗ trợ hiệu quả công tác thu hút đầu tư. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai nghiêng về công nghiệp - xây dựng (KV2). Hiện tại công nghiệp Lào Cai đang phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn như KCN khai thác quặng Apatit Cam Đường, sắt ở Tằng Loỏng tại Lao Cai và một số nhà máy chế biến chè xuất khẩu trong vùng, các khu công nghiệp quy mô. Về thương mại và dịch vụ (KV3) Lào Cai có nhiều chuyển biển nhanh, nhờ phát triển mạnh các khu kinh tế cửa khẩu và dịch vụ du lịch. Kinh tế cửa khẩu: Toàn tỉnh Lào Cai có 5 cửa khẩu, trong đó có 1 cửa khẩu Quốc tế (Lào Cai), 1 cửa khẩu quốc gia (Mường Khương) và 3 cửa khẩu phụ: Y Tí, Bản Vược, Pha Long. Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp Hiện trạng cơ cấu kinh tế (%) Tốc độ đô thị hoá (%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2005-2010 NLN CN-XDCB DVTM 2008 2009 2010 (%) 21,54 51,51 26,95 21 21,1 21,17 13 Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 18
  19. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Năm 2012, vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế, kinh tế - xã hội của Lào Cai đã có sự bứt phá: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%; cơ cấu kinh tế theo GDP: nông lâm nghiệp chiếm 27,1% - công nghiệp xây dựng 38,2% - dịch vụ 34,7%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,229 tỷ USD; thu hút khách du lịch đạt gần 1 triệu lượt; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.221 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 12.200 tỷ đồng, tỷ lệ giảm nghèo đạt 7,6%, hiện còn 27,96%. Năm 2013, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai tiếp tục bị ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, với việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ trong nước để kiềm chế lạm phát nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định: Tăng trưởng cao hơn mức cùng kỳ năm trước, xuất nhập khẩu tăng khá, sản xuất công nghiệp phát triển, hàng tồn kho có xu hướng giảm. Sản xuất nông nghiệp giữ ổn định, công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm. 1.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn 1.2.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR sinh hoạt. a. CTR sinh hoạt đô thị Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm các chất thải có liên quan đến hoạt động của con người tại khu vực đô thị như thành phố Lào Cai, thị trấn các huyện. Nguồn phát sinh CTRSHĐT từ các nguồn chủ yếu sau: CTR từ các hộ dân; CTR từ cơ quan, trường học, CTRSH trong các cơ sở y tế; CTR từ các khu dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chợ; CTR khu vực công cộng như: đường phố, công viên, bến xe. Khối lượng phát sinh chất thải rắn: Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 399,16 tấn/ngày. Trong đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT) phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 177 tấn/ngày (chiếm 44,25% lượng CTRSH phát sinh). Tổng khối lượng CTRSHĐT được thu gom là khoảng 147,5 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom trung bình đạt 84%). CTR sinh hoạt tại TP. Lào Cai phát sinh 104 tấn/ngày (chiếm 58,8% tổng khối lượng CTRĐT), trong đó CTRSH khu vực dân cư chiếm 80% (83,2 tấn/ngày); CTR công sở chiếm 8% (8,32 tấn/ngày); CTR đường phố chiếm 7% (7,28 tấn/ngày); CTR thương nghiệp chiếm 5% (5,2 tấn/ngày). Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tại TP. Lào Cai Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 19
  20. Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Khối lượng CTR trung bình TT Tên đô thị (tấn/ngày) 1 Thành Phố Lào Cai 104 2 Huyện Bảo Thắng 9,26 - Thị trấn Phố Lu 7,28 - Thị trấn Tằng Loỏng 1,18 - Thị trấn Phong Hải 0,8 3 Huyện Bảo Yên 8,2 - Thị trấn Phố Ràng 7,0 - Thị tứ Bảo Hà. 1,2 4 Huyện Văn Bàn 10 - Thị Trấn Khánh Yên 5 Huyện Bát Xát 8,5 - Thị trấn Bát Xát 6 Huyện Mường Khương 7 - Thị trấn Mường Khương 7 Huyện SaPa 18 - Thị trấn SaPa 8 Huyện Simacai 1,5 - Trung tâm huyện lỵ Simacai 9 Huyện Bắc Hà 11 - Thị trấn Bắc Hà 9,5 - Thị tứ Bảo Nhai 1,5 Tổng cộng 177,46 Nguồn: Phòng TNMT các huyện thuộc tỉnh Lào Cai & Công ty môi trường đô thị Lào Cai CTR sinh hoạt các đô thị trên địa bàn các huyện phát sinh khoảng 73,5 tấn/ngày (chiếm 41,2% tổng khối lượng CTRĐT toàn tỉnh), trung bình mỗi đô thị phát sinh từ 1 đến 18 tấn/ngày, lớn nhất là tại thị trấn du lịch Sapa với 18 tấn/ngày; Các đô thị có trung tâm hành chính các huyện phát sinh khoảng 2-18 tấn/ngày; Các đô thị chuyên ngành, đô thị khác phát sinh khoảng 0,8-2 tấn/ngày. Thành phần chất thải rắn: Thành phần CTRSHĐT tại thành phố Lào Cai cho thấy, rác sinh hoạt có lượng chất hữu cơ chiếm tỉ lệ cao (61,98%), độ ẩm lớn; các chất có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, giấy, carton, gỗ, nhựa, thủy tinh chiếm khoảng 14%, còn lại là các thành phần vô cơ, không tái chế, tái sử dụng khác chiếm 24,02 %. Thành phần nguy hại trong CTRSHĐT như pin, acqui, bao bì chứa Hình 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt TP. Lào Cai hóa chất bảo vệ thực vật,… Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2