intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

91
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn ở địa bàn huyện. Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn bao gồm khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035 Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Phạm Công Nhở MSSV: 1151080157 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP M ỤC L ỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 1 3. Nội dung thực hiện ...................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Ý nghĩa của đồ án ........................................................................................ 4 7. Kết cấu của đồ án ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ......................................... 6 1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 6 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR..................................................................... 6 1.2.1. Phân loại CTR ....................................................................................... 6 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh........................................................................... 9 1.3. Tính chất của CTR ................................................................................. 10 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR .......................... 10 1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR ..................... 15 1.3.3. Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR ................... 17 1.4. Ảnh hưởng của CTR .............................................................................. 19 1.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị .............................. 19 1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường .............................................................. 19 1.5. Các phương pháp quản lý và xử lý CTR............................................. 20 i
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.5.1 Hệ thống quản lý CTR ...................................................................... 20 1.5.2 Các phương pháp xử lý ..................................................................... 25 Giảm thể tích cơ học: .................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE ........................................................................................ 34 2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 34 2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 34 2.1.2 Địa hình ............................................................................................. 35 2.1.3 Khí hậu .............................................................................................. 35 2.1.4 Thủy văn ............................................................................................ 38 2.1.5 Tài nguyên ......................................................................................... 38 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ...................................................... 41 2.2.1 Điều kiện kinh tế: .............................................................................. 44 2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: ................................................ 44 2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020. Quan điểm và định hướng và phát triển ....................................................... 46 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE .............................................................................. 50 3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm ...................................................................................... 50 3.1.1 Nguồn gốc phát sinh.......................................................................... 50 3.1.2 Thành phần CTRSH ........................................................................ 50 3.1.3 Khối lượng CTRSH .......................................................................... 52 ii
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR ................................................... 55 3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH......................................................................... 61 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE ................... 75 4.1. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR .......................................................... 75 4.1.1 Đối với công tác thu gom .................................................................. 75 4.1.2 Đối với công tác vận chuyển ............................................................. 77 4.1.3 Đối với công tác xử lý ....................................................................... 77 4.2 Đề xuất các giải pháp .............................................................................. 79 4.2.1 Lưu trữ ............................................................................................... 79 4.2.2 Tính toán thu gom ............................................................................. 83 4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR................................................................ 98 4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH ......................................................... 100 CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ ................................................................ 116 5.1 Thu gom rác hữu cơ .............................................................................. 116 5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ...................................... 116 5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ ................................. 116 5.2 Thu gom rác vô cơ ................................................................................ 117 5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ ........................................... 117 5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ ................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 119 KẾT LUẬN ................................................................................................ 119 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 120 iii
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt UBND Ủy Ban Nhân Dân QĐ Quyết Định NĐ – CP Nghị Định - Chính Phủ THPT Trung Học Phổ Thông LHPN Liên Hiệp Phụ Nữ TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn CTĐT Công Trình Đô Thị THCS Trung học cơ sở CCN Cụm công nghiệp BQL Ban quản lý KH&CN Khoa học và Công nghệ BCL Bãi chôn lấp XH Xã Hội PHSH Phân Hủy Sinh Học iv
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý..................................................................7 Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt...........................................................9 Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt .............................. 11 Bảng 1.4 Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh ..............................................12 Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải ......................................13 Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của rác thải các đô thị ...............................................16 Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của rác thải đô thị ..................16 Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ........24 Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý chất thải rắn ................................................................................................32 Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2014 ................................45 Bảng 3.1 Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt ...........................................50 Bảng 3.2 Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 ...........................................52 Bảng 3.3 Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre. .........................................................................................................53 Bảng 3.4. Tổng Hợp Kinh Phí Mua Thiết Bị ..........................................................56 Bảng 3.5. Thống Kê Nhu Cầu Thu Gom Và Vận Chuyển Rác Trên Địa Bàn Huyện Giồng Trôm .............................................................................................................58 Bảng 3.6 Đăng Ký Nhu Cầu Nhân Lực Thu Gom Rác ...........................................59 Bảng 3.7 Thống Kê Khối Lượng Và Cư Ly Vận Chuyển Rác Về Bãi Rác Tập Trung Của Huyện Quý 1 + 2 Năm 2015 (Đến 27/06/2015) ...................................60 Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình ............................................62 Bảng 4.1. Thành phần và tính chất rác tại Huyện Gồng Trôm ...............................85 v
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 4.2. Dân số dự đoán từng năm của Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre từ 2015 – 2035. ............................................................................................................86 Bảng 4.3. Lượng rác hữu cơ và vô cơ từng năm từ 2015 đến 2035........................86 Bảng 4.4. Khối lượng rác ước tính từ năm 2015 – 2035: .......................................87 Bảng 4.5. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác hữu cơ từ năm 2015 đến năm 2035 .................................................................................................91 Bảng 4.6. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác vô cơ từ năm 2015 đến năm 2035 .................................................................................................92 Bảng 4.7 Tính toán lượng rác thải ở từng xã trong huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2015...........................................................................................................94 Bảng 4.8 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải hữu cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015. ......................................................................................................96 Bảng 4.9 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải vô cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015 .................................................................................................................97 Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật chi tiết ....................................................................105 Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ............... 116 Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ ........ 117 Bảng 5.3 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: ................ 118 Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ .......... 118 vi
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex ................................... 26 Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre ................................. 34 Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm ................................................................................................... 54 Hình 3.2. Xe ép rác 2 tấn............................................................................... 55 Hình 3.3. Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh ............................................... 61 Hình 3.4. Đốt rác tại hộ gia đình ................................................................... 63 Hình 3.5. Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ ........................ 63 Hình 3.6. Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh ........... 64 Hình 3.7. Biểu đồ phương pháp xử lý của các hộ gia đình ........................... 65 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện cách xử lý rác của các hộ gia đình ..................... 66 Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng compost ......................................................................................................... 68 Hình 3.10. Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý rác thải bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014. ...................................... 69 Hình 4.1. Bãi rác Tân Thanh tại Huyện Giồng Trôm ................................... 77 Hình 4.2. Hố Thu nước rỉ rác tại Bãi Rác Tân Thanh ................................... 78 Hình 4.3. Phân loại rác tại nguồn .................................................................. 80 Hình 4.4. Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 ...................................................... 104 Hình 4.5.Lò đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 ............... 105 Hình 4.6.Quy trình tái chế giấy ................................................................. 107 Hình 4.7.Tái chế túi xách thân thiện môi trường .........................................111 vii
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 4.8.Quy trình tái chế nhựa .................................................................. 112 Hình 4.9. Các chai thủy tinh được tái chế ................................................... 104 viii
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, đồng thời con người còn thải ra nhiều CTR hơn. Có rất nhiều loại CTR trong đó CTRSH chiếm chủ yếu. CTRSH là một mối đe dọa cho môi trường con người. Việc thu gom, vận chuyển CTRSH đang là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý môi trường. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý CTR do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Bến Tre là một tỉnh đang phát triển, trong đó huyện Giồng Trôm là một huyện lớn, là một huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre với số dân 171.167 người. Tình hình quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Giồng Trôm còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy tỉ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác chưa có phân loại tại nguồn nên gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý CTR. CTR chưa được thu gom triệt để, việc thải bỏ, xử lý rác còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện. Do đó, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035” được thực hiện nhằm mục đích quản lý CTRSH của huyện, đảm bảo mỹ quan đô thị, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. 2. Mục đích đề tài 1
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Xây dựng các giải pháp quản lý CTR, quy hoạch đến năm 2035 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và xử lý hợp vệ sinh. 3. Nội dung thực hiện - Đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy văn, tình hình dân số và cơ cấu ngành nghề của huyện) - Giới thiệu tổng quan về CTR và hệ thống quản lý CTR. - Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện. - Đề xuất các biện pháp quản lý (dự báo khối lượng CTR phát sinh, tính toán xe thu gom, vận chuyển..) - Dự báo khối lượng rác phát sinh. - Tính toán cụ thể các quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển. - Quản lý chất CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm. + Thực trạng phát sinh CTR của huyện: Thành phần CTR, lượng bình quân... + Lượng CTR hộ gia đình (kg/người/ ngày) + Điều tra công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn huyện: Hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình... + Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý CTR ở địa bàn huyện. Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý CTRSH, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTR bao gồm 2
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp. Dựa trên đánh giá hiện trạng, đề tài nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của CTR.  Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. - Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng CTR công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Giồng Trôm và Công ty Công Trình đô Thị - Tỉnh Bến Tre. - Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet... Phương pháp tính toán dự báo dân số Được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTRSH của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Phương pháp tính toán khối lượng rác. - Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải CTR trên đầu người. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và Excel. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu - Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Phương pháp xã hội học Khảo sát 220 hộ dân trên toàn địa bàn Huyện Giồng Trôm về các nội dung như: 3
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hiện trạng sinh hoạt và sản xuất - Lượng CTR phát sinh - Phương pháp lưu trữ - Phương pháp thu gom và xử lý - Nhận thức về tác hại của CTR Phiếu điều tra được đính kèm ở Phụ lục Kết quả điều tra được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và trình bày ở Chương 3. Phương pháp chuyên gia Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt. 5. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.  Phạm vi không gian Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.  Phạm vi thời gian Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015. 6. Ý nghĩa của đồ án  Ý nghĩa khoa học 4
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý theo CTR SH cho huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, có giá trị đến năm 2035.  Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm: - Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR SH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn. - Nâng cao hiệu quả quản lý CTR SH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. - Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn huyện Giồng Trôm. - Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR SH trên địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại huyện cũng như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân Compost, Biogas và nâng cao nhận thức của người dân. - Đề tài còn cung cấp các giải pháp thực tiễn giúp cho các nhà quản lý huyện Giồng Trôm quản lý CTR từ đây đến năm 2035. 7. Kết cấu của đồ án Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận – Kiến Nghị, đề tài bao gồm 5 chương:  Chương 1. Tổng quan về chất thải rắn  Chương 2. Giới thiệu tổng quan về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre  Chương 3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.  Chương 4. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.  Chương 5. Dự toán kinh tế 5
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Định nghĩa Chất thải rắn (Solid Waste) dùng để chỉ tất cả các thứ vật chất dạng rắn và bán rắn mà chúng được thải bỏ trong quá trình hoạt động, phát triển của con người, sinh vật hoặc thiên nhiên tạo ra. Nó bao gồm những thứ mà con người ta thường gọi là rác và các đồ vật dụng vô giá trị, chúng không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa. Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng CTR tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến CTR cũng được quy định cụ thể trong luật Bảo vệ Môi Trường 2005 và các văn bản quy về bảo vệ môi trường dưới luật. Quyết định số 152/1999/ QĐ-TT ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ Chính Phủ chủ động đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai. 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR 1.2.1. Phân loại CTR Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng lạo, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm 6
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại như:  Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý: Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Thí dụ 1. Các chất cháyđược: - Các túi giấy, các - Các vật liệu làm từ giấy. - Giấy mảnh bìa, giấy vệ sinh… - Hàng dệt - Có nguồn gốc từ sợi. - Vải, len… - CTR - Các chất thải ra từ đồ ăn, - Các rau quả, thực thực phẩm. phẩm… - Cỏ, rơm, gỗ củi - Các thực phẩm và vật liệu - Đồ dùng bằng gỗ được chế tạo từ gỗ, tre như bàn ghế, vỏ dừa… - Chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, bịch từ chất dẻo. nilon… - Da và cao su - Các vật liệu và sản phẩm - Túi xách da, cặp thuộc da và cao su. da, vỏ ruột xe… 2. Các chất không cháy được: - Các loại vật liệu và sản - Hàng rào, da, nắp - Kim loại sắt phẩm được chế tạo từ sắt. lọ… - Kim loại không - Các kim loại không bị nam - Vỏ hộp nhôm, đồ phải sắt. châm hút đựng bằng kim loại… - Thủy tinh - Các vật liệu và sản phẩm - Chai lọ, đồ dùng chế tạo bằng thủy tinh. bằng thủy tinh, bóng 7
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đèn… - Đá và sành sứ - Các vật liệu không cháy - Vỏ trai, ốc, gạch, khác ngoài kim loại và thủy đá, gốm sứ,… tinh. - Tất cả các vật liệu khác 3. Các chất hỗn hợp không phân loại ở phần 1 và 2 - Đá, đất, cát đều thuộc loại này. (Nguồn: Bảo vệ Môi Trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999)  Phân loại theo quan điểm thông thường: Rác thực phầm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn,… Đặc điểm quan trọng của các loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi khó chịu. Rác bỏ đi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,… Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da gỗ,…và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại,… Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,… Chất thải xây dựng và phá hủy công trình: Chất thải từ quá trình xây dựng, sữa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán. Chất thải từ nhà máy xử lý: Chất thải này có từ hệ thống xử lý nước, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là CTR hoặc bùn (nước chiếm 25-95%). 8
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi… Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện nghiên cứu. Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Các hoạt động và vị trí Nguồn phát sinh Loại CTR phát sinh chất thải Chất thải thực phẩm, giấy bìa cứng, hàng dệt, đồ gia, chất thải vườn, Những nơi ở riêng của đồ gỗ, thủy tinh, hộp một gia đình hay nhiều thiết, nhôm, kim loại Nhà ở gia đình. Những căn hộ khác, tàn thuốc, rác thấp vừa và cao tầng… đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị, điện…) chất thải sinh hoạt nguy hại. Cửa hàng, nhà hàng, Giấy, bìa cứng, nhựa Thương mại chợ, văn phòng, khách dẻo, chất thải thực sạn, dịch vụ, cửa hiệu phẩm, gỗ, thủy tinh, 9
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP in… kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Giấy, bìa cứng, nhựa Trường học, bệnh viện, dẻo, chất thải thực Cơ quan nhà tù, cơ quan chính phẩm, gỗ, thủy tinh, phủ… kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Nơi xây dựng mới, sữa đường, san bằng các Xây dựng và phá vỡ Gỗ, thép, bê tông, đất công trình xây dựng, vỉa hè hư hại… Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, Chất thải đặc biệt, rác, Dịch vụ đô thị (Trạm làm sạch theo lưu vực, CTR đường phố, bãi xử lý) công viên và bãi tắm, tắm và các khu vực tiêu những khu vực tiêu khiển khiển khác Qúa trình xử lý nước, Trạm xử lý, lò thiêu nước thải và chất thải Khối lượng lớn bùn dư. đốt công nghiệp, các chất thải được xử lý. (Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993) 1.3. Tính chất của CTR 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong CTR: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, 10
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần CTR. Tỷ trọng của CTR Trọng lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng một đơn vị vật chất trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như: xốp, chứa trong các container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu trọng lượng riêng rấy cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác phải quản lý. Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đia lý,mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3(300kg/m3). Việc xác định tỷ trọng của CTR có thể tham khảo trên cơ sở các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt. Tỷ trọng của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó. Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt Tỷ trọng (kg/m3) Thành phần Dao động Trung bình Thực phẩm 4.75-17.8 10.68 Giấy 1.19-4.75 3.03 Carton 1.19-2.97 1.84 Nhựa( plastics) 1.19-4.75 2.37 Vải 1.19-3.56 2.37 Cao su 3.56-7.12 4.75 Da 3.56-9.49 5.93 Rác làm vườn 2.37-8.31 3.86 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2