intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

102
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu nội dung của Quy hoạch gồm 4 phần: Phần 1-Đánh giá tổng quan tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai; Phần 2-Hiện trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2014; Phần 3-Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Phần 4-Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai<br /> đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030<br /> Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, ngành du lịch được gọi là ngành<br /> công nghiệp không khói và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của<br /> nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương. Đồng thời được xác định là ngành<br /> kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.<br /> Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai<br /> nói riêng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa chưa được khai thác<br /> tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch, chưa tạo được sự<br /> chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các<br /> ngành dịch vụ.<br /> Để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa<br /> dạng, có giá trị một cách hợp lý và có hiệu quả, rất cần thiết phải nghiên cứu lập<br /> Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến<br /> năm 2030. Nhằm đánh giá đúng thực trạng về những mặt đạt được và chưa đạt<br /> trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho phát triển<br /> du lịch. Từ đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và thực hiện đồng bộ<br /> các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch của tỉnh trong thời kỳ quy<br /> hoạch một cách hiệu quả và bền vững, đóng góp phần quan trọng vào thực hiện<br /> mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.<br /> Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn<br /> đến năm 2030 là bản luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức lãnh thổ hợp<br /> lý, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện<br /> kế hoạch đạt kết quả tốt. Đồng thời là tài liệu quan trọng, giúp cho các nhà đầu<br /> tư trong và ngoài nước tìm hiểu môi trường đầu tư và xúc tiến đầu tư vào phát<br /> triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh.<br /> 2. Những căn cứ pháp lý để lập Quy hoạch<br /> - Luật Du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14<br /> tháng 6 năm 2005.<br /> - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ<br /> về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, trong<br /> đó bao gồm quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.<br /> - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ<br /> về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07<br /> tháng 9 năm 2006 nói trên.<br /> - Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế<br /> hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí lập, thẩm định và công bố<br /> 1<br /> <br /> quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh<br /> vực và các sản phẩm chủ yếu.<br /> - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính Phủ<br /> về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn<br /> đến 2030”;<br /> - Quyết định số 943/20 12/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ Tướng Chính<br /> phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ<br /> đến năm 2020;<br /> - Quyết định 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ<br /> về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến<br /> năm 2020;<br /> - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính Phủ<br /> về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,<br /> tầm nhìn 2030”;<br /> - Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về<br /> phê duyệt “Chương trình hành động phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2013<br /> – 2020”;<br /> - Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ<br /> về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến<br /> năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;<br /> - Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng<br /> đến năn 2020;<br /> - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX;<br /> - Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội<br /> tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2025;<br /> - Quy hoạch phát triển các Ngành của tỉnh Đồng Nai và nhiều tài liệu<br /> nghiên cứu khác có liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh.<br /> - Nguồn dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai.<br /> 3. Về phạm vi nghiên cứu<br /> + Về không gian: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên có liên quan đến toàn bộ<br /> phạm vi lãnh thổ tỉnh Đồng Nai.<br /> + Về thời gian: Phân tích, đánh giá hiện trạng giai đoạn 2006 - 2014; xây<br /> dựng định hướng phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. Mục tiêu và nhiệm vụ<br /> a. Mục tiêu<br /> Xây dựng hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến<br /> năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> Xây dựng dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, định hướng tổ chức không<br /> gian, đầu tư du lịch, quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch; xây dựng các giải<br /> pháp phát triển du lịch phù hợp từng giai đoạn.<br /> b. Nhiệm vụ<br /> - Xác định vị trí, vai trò và lợi thế phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong<br /> phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, du lịch vùng và quốc gia trong giai<br /> đoạn phát triển mới;<br /> - Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du<br /> lịch và các nguồn lực phát triển du lịch;<br /> - Đánh giá tình hình phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 –<br /> 2014.<br /> - Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo các chỉ tiêu và<br /> luận chứng các phương án phát triển du lịch;<br /> - Xây dựng tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ<br /> thuật du lịch;<br /> - Xác định các khu vực ưu tiên đầu tư, đề xuất danh mục các dự án ưu tiên<br /> đầu tư (về quy mô, nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng đất…) cho phát triển du lịch;<br /> - Đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường khi dự án<br /> quy hoạch du lịch và các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch;<br /> - Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch.<br /> 5. Kết cấu nội dung của Quy hoạch<br /> - Phần 1: Đánh giá tổng quan tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát<br /> triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai<br /> - Phần 2: Hiện trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2014<br /> - Phần 3: Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm<br /> 2020, tầm nhìn đến năm 2030.<br /> - Phần 4: Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phần 1<br /> ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI<br /> I. Đánh giá tổ ng quan các điều kiện tự nhiên<br /> 1. Vị trí địa lý<br /> Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh<br /> tế trọng điểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2. Phía đông giáp<br /> tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp tỉnh Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Bình Phước<br /> và Lâm Đồng; phía tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía nam giáp tỉnh<br /> Bà Rịa - Vũng Tàu.<br /> Tỉnh Đồng Nai nằm trên trục đường xuyên Á với hệ thống mạng lưới<br /> đường giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20 và quốc lộ<br /> 56, các cảng đường thủy và trong tương lai có sân bay quốc tế Long Thành, rất<br /> thuận lợi trong giao thương và phát triển du lịch.<br /> 2. Khí hậu, thời tiết<br /> Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa<br /> với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm từ 23,9oC - 29,0oC; số giờ nắng nhiều<br /> từ 2.475,7 giờ/năm; lượng mưa khá phong phú bình quân từ 2.400 - 2.800<br /> mm/năm, ít bão. Các yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển du lịch<br /> quanh năm, nhất là việc tổ chức các tour, tuyến du lịch đi trong và ngoài tỉnh.<br /> 3. Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn<br /> 3.1. Địa hình<br /> Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng địa hình bình nguyên, hướng thấp dần từ bắc<br /> xuống nam và có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau: Dạng địa hình<br /> núi thấp bao gồm các núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn, có độ<br /> cao biến động từ 200 - 700m độ dốc phổ biến trên 20o, chiếm khoảng 8% diện tích<br /> tự nhiên; dạng địa hình đồi lượn sóng, chiếm 82% diện tích tự nhiên, phân bố ở<br /> hầu khắp các huyện, loại đất chủ yếu là bazan và phù sa cổ; dạng địa hình đồng<br /> bằng là các dải phù sa hoặc dốc tụ phân bố ven sông rạch, chiếm 10% diện tích tự<br /> nhiên. Địa hình đa dạng mang lại lợi thế và tiềm năng phát triển các sản phẩm du<br /> lịch đa dạng, phong phú.<br /> 3.2. Nguồn nước và chế độ thủy văn<br /> a. Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi hệ thống sông<br /> Đồng Nai, bao gồm các sông như: sông Đồng Nai dài 610 km, sông La Ngà dài<br /> 210 km, sông Ray dài 88 km. Các sông, suối nhỏ là sông Lá Buông dài 52 km,<br /> 4<br /> <br /> suối Tam Bung dài 23 km, suối Cả dài 38 km, sông Thao dài 18 km. Ngoài ra<br /> còn một số suối nhỏ: suối Gia Uy, suối Đa Công Hoi, suối Gia, suối Gia Liêu,<br /> suối Lúp, suối Vọng, suối Rết, suối Gia Huynh, suối Le, suối Trầu, suối Quýt.<br /> b. Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Đồng Nai là khá phong phú<br /> và lưu lượng lớn nhưng phân bố không đều, như sau: vùng có tiềm năng khai<br /> thác lớn gồm một phần phía Đông thị xã Long Khánh và các huyện Vĩnh Cửu,<br /> Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, một phần phía Tây huyện Tân Phú, Định<br /> Quán và Xuân Lộc; vùng có tiềm năng khai thác trung bình gồm một phần phía<br /> Tây thành phố Biên Hòa, các huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom, huyện Long<br /> Thành và huyện Nhơn Trạch; vùng có tiềm năng nước ngầm nghèo gồm một<br /> phần phía Đông các huyện Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc; vùng có nguồn<br /> nước ngầm bị nhiễm mặn gồm toàn bộ huyện Nhơn Trạch và một phần phía Tây<br /> Nam huyện Long Thành.<br /> c. Chế độ thủy văn<br /> Do sự phân hóa giữa 2 mùa khí hậu khá sâu sắc, cộng thêm sự tác động của<br /> con người làm cho thảm phủ ở các lưu vực gần như cạn kiệt, ngoại trừ rừng đầu<br /> nguồn của hồ Trị An nên dòng chảy ở 2 mùa cũng có nhiều nét khác biệt: mùa<br /> khô, nước sông suối cạn kiệt, nhiều nơi thiếu nguồn nước nghiêm trọng; ngược<br /> lại, trong mùa mưa nguồn nước dư thừa thường xảy ra hiện tượng ngập úng;<br /> thậm chí nhiều nơi còn bị lũ quét; ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống<br /> của người dân và phát triển du lịch.<br /> 4. Tài nguyên thiên nhiên<br /> 4.1. Tài nguyên đất<br /> Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và<br /> đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây<br /> nam, bao gồm 3 dạng chủ yếu: địa hình đồi núi thấp 200- 800 m, chiếm 8% diện<br /> tích; địa hình đồng bằng lượn sóng 20- 200 m, chiếm 80% diện tích; địa hình bãi<br /> bồi ven sông có độ cao dưới 20 m, chiếm 12% diện tích tự nhiên. Điều kiện địa<br /> hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá rộng rãi với nhiều vùng có thổ nhưỡng<br /> thích hợp cho phát triển nông nghiệp và nền đất cứng rất thuận lợi để xây dựng<br /> các công trình phát triển du lịch.<br /> 4.2. Tài nguyên đa dạng sinh học<br /> Năm 2014, diện tích rừng là 181.464 ha, độ che phủ 30,7%. Trong đó, diện<br /> tích rừng phòng hộ là 36.393 ha, diện tích rừng đặc dụng là 101.256 ha và diện<br /> tích rừng sản xuất là 43.814 ha. Thảm thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt<br /> đới gió mùa mưa nhiều với hệ thực động vật đa dạng về chủng loài. Các họ thực<br /> vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng. Hệ động vật trong rừng<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2