Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vật lý
lượt xem 28
download
1. Các bước soạn thảo một đề TNKQ vật lý ở trường phổ thông Quy trình biên soạn một đề thi có thể bao gồm các giai đoạn sau 1. Xác định mục đích, mục tiêu và nội dung cần đánh giá
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vật lý
- Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vật lý 1. Các bước soạn thảo một đề TNKQ vật lý ở trường phổ thông Quy trình biên soạn một đề thi có thể bao gồm các giai đoạn sau 1. Xác định mục đích, mục tiêu và nội dung cần đánh giá 1.1. Mục đích của đánh giá là gì? Kiểm tra, đánh giá để chần đoán hay để xác nhận kết quả học tập, xếp loại học lực cuối kỳ, cuối năm hay để tuyển chọn học sinh giỏi...? + Độ rắn Độ rắn của tinh thểthạch anh là 7 trên tỷ lệ độ rắn từ 1 đến 10. Do vậy rắn hơn một
- khoáng sản có độ rắn 6 như feldspath mà nó có thẻ rạch và ít rắn hơn loại có độ rắn 8:hoàng ngọc có thể làm trầy nó. Thử nghiệm độ rắn là một cách để nhận ra một khoáng sản. 1.2. Mục tiêu đánh giá là gì? Chúng ta kiểm tra, đánh giá cái gì ở học sinh về mặt kiến thức, kỹ năng hay thái độ? Chúng ta chờ đợi ở HS điều gì, họ có thể làm gì, biết gì, nghĩ gì?...Các mục tiêu này cần phải phát biểu một cách rõ ràng và dưới dạng những điều có thể quan sát được và đo được. Xác định mục đích và mục tiêu là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của qúa trình kiểm tra đánh giá. Để xây dựng đề kiểm tra được tốt thì cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện các hành vi hay năng lực cần phát triển ở HS như là kết quả giảng dạy. 2. Xác định nội dung Xác định nội dung cụ thể cần kiểm tra về kiến thức kỹ năng, thái độ. Việc xác định nội dung này cần phải dựa trên mục tiêu cụ thể của chương trình môn học, đòi hỏi GV phải nắm chắc các yêu cầu cụ thể của chương trình về từng kiến thức và kỹ năng mục tiêu. 2. Xây dựng ma trận hai chiều của đề kiểm tra Lập bảng đặc trưng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết. Đó là một ma trận hai chiều. Một chiều là nội dung chương trình, mạch kiến thức cần đánh giá tức chủ đề kiểm tra; chiều kia là mức độ nhận thức (theo thang phân loại của B.J. Bloom) hay các năng lực, hành vi đòi hỏi ở học sinh. Trong mỗi ô của ma trận là số câu hỏi và trọng số điểm dành cho các câu hỏi có trong ô đó. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng nội dung và mục tiêu, thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng chủ đề, từng mức độ nhận thức. Việc xây dựng ma trận được tiến hành theo các bước sau: Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức, chủ đề: Căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chủ đề kiểm tra mà xác định số điểm tương ứng Xác định trọng số điểm cho từng hình thức câu hỏi: nếu kết hợp cả hai loại TNKQ và TNTL trong cùng một đề thì cần xác định tỷ lệ trọng số điểm cho các loại cho phù hợp ví dụ 6:4 hay 5:5
- Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức: Đề bảo đảm cho phân phối điểm thô của HS có phân bố chuẩn hoặc tương đối chuẩn thì cần đảm bảo: mức độ nhận thức trung bình có số điểm không ít hơn các mức độ nhận thức khác Xác định số lượng các câu (item) sẽ ra trong ô ma trận: Căn cứ các trọng số điểm mà định số câu hỏi tương ứng. Lưu ý các câu hỏi TNKQ là có số điểm như nhau và thời gian làm bài kiểm tra của mỗi câu TNKQ (mỗi câu HS phải có trung bình từ 1,5 đến 2 phút để đọc và trả lời). 3. Thiết kế câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã xác định ở bước 2 mà thiết kế nội dung hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo ở HS qua từng câu hỏi và toàn bộ đề kiểm tra. Theo các chuyên gia TNKQ để có một đề trắc nghiệm hay và đạt yêu cầu, khi soạn thảo, chúng ta nên chú ý tuân thủ các điểm sau: - Trước hết, ta lựa chọn các ý tưởng quan trọng, viết ra giấy nháp một cách rõ ràng làm căn bản cho việc soạn thảo. - Chọn các ý tưởng trên, viết câu trắc nghiệm cho nó và cố gắng sao cho có thể tối đa hóa khả năng phân biệt học sinh giỏi và kém. - Nên soạn thảo các câu hỏi trên giấy nháp, viết câu trả lời đúng nhất trước và sau đó mới viết các câu nhiễu. - Sau khi hoàn tất phần trắc nghiệm ta nên sắp xếp các câu từ dễ đến khó, hoặc theo các lĩnh vực, các chủ đề. - Viết hoàn thành bài trắc nghiệm trước kiểm tra nhiều ngày để có điều kiện suy nghĩ, sửa chữa và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. - Nên viết số câu nhiều hơn số yêu cầu để sau khi xem xét có thể loại bỏ những câu chưa đạt yêu cầu. - Duyệt lại, đối chiếu với mục tiêu đề ra, tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trước khi loại câu hỏi bằng phương pháp phân tích thống kê. 4. Trình bày đề kiểm tra - Nên sắp xếp các câu hỏi từ dễ đến khó hoặc theo từng nội dung, chủ đề. - Thứ tự phương án đúng không theo một quy luật nào. -Thay đổi thứ tự câu hỏi và thay đổi thứ tự câu đúng ở để có nhi ều bộ đề kiểm tra khác nhau nhưng tương đương (sử dụng phần mềm hỗ trợ)
- -Nếu có kết hợp TNKQ và TNTL trong một đề thì nên tách làm hai phần riêng biệt. Quy định thời gian làm bài cho từng phần và thu bài riêng từng phần. Sau khi chấm xong GV sẽ ghép chúng lại với nhau khi vào điểm - Nên yêu cầu HS trả lời trên phiếu làm bài riêng đã soạn form sẵn (answer sheet) đối với TNKQ 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm Theo quy chế của Bộ GD-ĐT thang đánh giá hiện nay là 11 bậc: 0,1,2.....10 điểm có thể có điểm lẻ 0,5 ở bài kiểm tra học kỳ và cuối năm. Với các hình thức: TN tự luận và TNKQ hoặc kết hợp cả hai (cách thức kết hợp sẽ được xem xét trong một đề tài khác), chúng ta có thể xây dựng biểu điểm chấm như sau: (theo Trần Kiều,Viện KHGD): a.Biểu điểm đối với đề TN TL: Không có gì thay đổi b. Biểu điểm đối với đề TNKQ: có hai cách Cách 1: Điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho tổng số câu hỏi của đề Cách 2: Điểm tối đa toàn bài bằng số lượng câu hỏi mỗi câu trả lời đúng được một điểm, sai 0 điểm. Sau đó quy về thang điểm 10 theo công thức 10X/TSĐ, trong đó X là số điểm đạt được của học sinh, TSĐ là tổng điểm tối đa của đề c. Biểu diểm đối với đề gồm TNTL và TNKQ Cách 1: Điểm tối đa toàn bài là 10. Sự phân phối diểm cho phần TNKQ và TNTL tuân theo nguyên tắc: + Tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từng phần (được xây dựng khi thiết kế ma trận) + Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau Ví dụ: Nếu ma trận thiết kế dành 70% thời gian cho TNKQ, 30% cho TNTL thì điểm cho TNTL là 3đ còn TNKQ là 7đ. Nếu toàn bộ có 14 câu TNKQ mỗi câu sẽ 0,5đ nếu đúng, sai 0đ (xem ví dụ minh họa bên dưới) Cách 2: Điểm tối đa toàn bài phụ thuộc vào số lượng câu hỏi của đề: Sự phân phối theo nguyên tắc + Tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từng phần ( được xây dựng khi thiết kế ma trận) + Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng 1 điểm, sai 0 điểm
- Trong trường hợp này ta tính điểm TNKQ trước sau đó tính điểm TNTL sau ĐTNKQ = số câu hỏi TNKQ, ĐTNTL = ĐTNKQ.TTL/TKQ Trong đó: ĐTNKQ là điểm tối đa của TNKQ và ĐTNTL là điểm tối đa của TNTL, TTL và TKQ là thời gian dành cho TNTL và TNKQ +Quy về thang điểm 10 theo công thức 10X/ X max, trong đó X là số điểm đạt được của học sinh, X max là tổng điểm tối đa của đề Ví dụ: Nếu ma trận thiết kế dành 70% thời gian cho TNKQ, 30% cho TNTL. Nếu toàn bộ đề có 14 câu TNKQ mỗi câu sẽ 1đ nếu đúng, sai 0đ, điểm tối đa của TNKQ là 14đ, điểm tối đa của TNTL là 14.3/7=6đ. Gỉa sử một HS đạt cả hai phần 13 điểm thì quy về thang điểm 10 là 13.10/20= 6,5đ (xem ví dụ minh họa ở bên dưới) Cách 1: có ưu điểm là không chuyển đổi về thang 10 nhưng hạn chế cơ bản là điểm của từng câu trắc nghiệm thường phải lấy lẻ tới hai chữ số thập phân Cách 2: có ưu điểm là toàn điểm nguyên (điểm tự luận được làm tròn đến phần nguyên) nhưng hạn chế là phải quy về điểm thang 10. Theo tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông" - Chủ biên: PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Anh 6 - Kèm Đ.án
26 p | 3348 | 631
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 279 | 11
-
Ma trận đề kiểm tra môn Toán 12
9 p | 113 | 6
-
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội
4 p | 9 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017
51 p | 39 | 3
-
Tổng hợp 3 đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Hưng Nhân
9 p | 25 | 3
-
Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Toán lớp 11 năm học 2018-2019 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang (Mã đề 111)
4 p | 33 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Cà Mau (Mã đề 814)
7 p | 14 | 3
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ (Mã đề 040)
7 p | 8 | 2
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam
6 p | 10 | 2
-
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Quận 10
1 p | 8 | 2
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Tân Mai
1 p | 38 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 môn Đại số lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây
7 p | 23 | 2
-
Bài giảng Tập huấn hướng dẫn xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá cấp THCS năm 2017
71 p | 137 | 2
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Hướng Hóa
10 p | 39 | 1
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Hóc Môn
1 p | 27 | 1
-
Quy trình biên soạn đề kiểm tra và xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Hóa học 10, 11
23 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn