intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

110
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình này quy định trình tự các bước tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phục vụ công tác quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của Sở theo đúng quy định của pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung quy trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam

1<br /> <br /> UBND TỈNH QUẢNG NAM<br /> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br /> <br /> QUY TRÌNH<br /> Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của<br /> Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam<br /> (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-SVHTTDL ngày 01 tháng 02<br /> năm 2016 của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam)<br /> <br /> I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG<br /> - Quy trình này quy định trình tự các bước tham mưu xây dựng văn bản quy<br /> phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là VB QPPL) của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch<br /> Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Sở) phục vụ công tác quản lý, điều hành thực hiện<br /> nhiệm vụ của Sở theo đúng quy định của pháp luật.<br /> - Quy trình này không áp dụng cho văn bản hành chính và các văn bản khác<br /> như: đề án, quy chế, chương trình, kế hoạch, bài phát biểu, bài viết đăng trên báo.<br /> - Các phòng thuộc Sở chịu trách nhiệm thực hiện Quy trình này.<br /> II. ĐỊNH NGHĨA VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN<br /> 1. Định nghĩa<br /> - VB QPPL là văn bản có đầy đủ các yếu tố sau:<br /> + Có thể thức phù hợp với Luật ban hành VB QPPL của HĐND, UBND;<br /> Luật ban hành VB QPPL và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành<br /> VB QPPL.<br /> + Được ban hành theo đúng thủ tục, trình tự, thẩm quyền theo luật định.<br /> + Chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với một<br /> đối tượng hoặc nhóm đối tượng, có phạm vi áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh.<br /> + Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của<br /> pháp luật.<br /> 2. Tài liệu viện dẫn<br /> - Thông tư Liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 6/5/2005 của Bộ Nội<br /> vụ - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.<br /> - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.<br /> - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ<br /> sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về<br /> công tác văn thư.<br /> - Luật ban hành VB QPPL ngày 12/11/1996.<br /> - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành VB QPPL ngày 16/12/ 2002.<br /> - Luật ban hành VB QPPL của HĐND, UBND ngày 03/12/2004.<br /> - Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi<br /> hành một số điều của Luật ban hành VB QPPL của HĐND, UBND.<br /> - Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Quảng<br /> Nam về việc ban hành Quy trình xây dựng, kiểm tra, xử lý VB QPPL của HĐND và<br /> UBND các cấp trên địa bàn tỉnh.<br /> 2<br /> <br /> III. NỘI DUNG (Xem lưu đồ khái quát)<br /> Trách nhiệm<br /> Lãnh đạo Sở<br /> <br /> Trình tự thực hiện<br /> <br /> Ghi chú<br /> <br /> Xác định nhu cầu<br /> xây dựng VB QPPL<br /> <br /> Lãnh đạo Sở<br /> Trưởng phòng chủ trì<br /> <br /> Phòng chủ trì/Tổ soạn<br /> thảo<br /> Nội bộ Sở, các sở,<br /> ngành, địa phương<br /> liên quan<br /> Sở Tư pháp<br /> <br /> Phân công biên soạn<br /> Tham mưu thành lập<br /> Tổ soạn thảo<br /> <br /> Biên soạn VB QPPL<br /> <br /> Lấy ý kiến xây dựng<br /> <br /> Thẩm định<br /> Phòng chủ trì/Tổ soạn<br /> thảo<br /> <br /> Văn phòng Sở<br /> <br /> Giám đốc Sở<br /> <br /> UBND, HĐND tỉnh<br /> <br /> Hoàn chỉnh dự thảo và xây<br /> dựng báo cáo giải trình tiếp thu<br /> các ý kiến<br /> <br /> Kiểm tra, soát xét<br /> <br /> Duyệt<br /> <br /> Phê duyệt và ban hành<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chú ý thành phần<br /> hồ sơ theo quy<br /> định tại điểm 2<br /> mục số 5<br /> Chú ý thành phần<br /> hồ sơ theo quy<br /> định tại điểm 2,<br /> mục số 6<br /> <br /> 1. Qui định về ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản<br /> 1.1. Ngôn ngữ:<br /> Ngôn ngữ trong văn bản QPPL phải rõ ràng, chính xác, dể hiểu, không sử<br /> dụng từ nhiều nghĩa, từ lóng hoặc từ địa phương. Trường hợp sử dụng thuật ngữ<br /> hoặc ký hiệu, ký tự thay thế phải có điều giải thích từ ngữ.<br /> 1.2. Thể thức và kỹ thuật trình bày:<br /> Theo đúng Thông tư Liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 6/5/2005 của<br /> Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.<br /> 2. Xác định nhu cầu và phân công xây dựng văn bản<br /> - Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND tỉnh<br /> về phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và kết quả rà<br /> soát văn bản hằng năm đối với những văn bản thuộc danh mục văn bản đề nghị sửa<br /> đổi, bổ sung và đề nghị ban hành mới;<br /> - Theo sự phân công trong Chương trình xây dựng VB QPPL hằng năm của<br /> UBND tỉnh và sự cần thiết ban hành văn bản;<br /> - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Sở;<br /> - Giám đốc Sở xác định và phân công xây dựng văn bản.<br /> - Sau khi được phân công, Trưởng phòng chủ trì chịu trách nhiệm tham mưu<br /> thành lập Tổ soạn thảo; cụ thể như sau:<br /> + Đối với văn bản do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thì Tổ soạn thảo gồm đại<br /> diện Lãnh đạo Sở là Tổ trưởng, các thành viên là đại diện cơ quan Tư pháp, Ban có<br /> liên quan của HĐND tỉnh, cơ quan chuyên môn khác (nếu có liên quan) thuộc<br /> UBND tỉnh và cán bộ, công chức của phòng chủ trì soạn thảo.<br /> + Đối với văn bản trình UBND tỉnh xem xét quyết định thì Tổ soạn thảo<br /> gồm đại diện Lãnh đạo Sở là Tổ trưởng, thành viên là đại diện cơ quan Tư pháp,<br /> các cơ quan chuyên môn khác (nếu có liên quan) thuộc UBND tỉnh và cán bộ, công<br /> chức của phòng chủ trì soạn thảo.<br /> + Trong trường hợp cần thiết, Trưởng phòng chủ trì có thể tham mưu Lãnh<br /> đạo Sở mời các chuyên gia, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có<br /> liên quan tham gia vào Tổ soạn thảo.<br /> - Phòng chủ trì chịu trách nhiệm chính của Tổ soạn thảo, các thành viên<br /> khác trong Tổ chịu trách nhiệm tư vấn chuyên sâu theo lĩnh vực và theo phân<br /> công của Tổ trưởng.<br /> - Việc biên soạn phải được lập thành kế hoạch cụ thể dựa vào thời gian yêu<br /> cầu của Giám đốc Sở phê duyệt.<br /> 3. Biên soạn<br /> 3.1. Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh:<br /> Quá trình soạn thảo tùy mức độ và quy mô của văn bản để thực hiện một<br /> hoặc một số bước sau:<br /> - Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến<br /> dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của<br /> cơ quan nhà nước cấp trên và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;<br /> - Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo nghị quyết; xác định văn bản, điều,<br /> khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;<br /> 4<br /> <br /> - Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.<br /> 3.2. Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh:<br /> Quá trình soạn thảo tùy mức độ và quy mô của văn bản để thực hiện một<br /> hoặc một số bước sau:<br /> - Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến<br /> dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của<br /> cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND tỉnh;<br /> - Nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;<br /> - Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, điều,<br /> khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;<br /> - Xây dựng dự thảo quyết định, chỉ thị và tờ trình. Tờ trình nêu rõ sự cần<br /> thiết ban hành văn bản, quá trình xây dựng dự thảo, nội dung chính của dự thảo,<br /> những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.<br /> 4. Lấy ý kiến tham gia xây dựng<br /> - Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản, Trưởng phòng chủ<br /> trì/Tổ trưởng Tổ soạn thảo quyết định việc đưa ra lấy ý kiến đối với dự thảo nghị<br /> quyết của HĐND do UBND trình và đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của<br /> UBND; Lựa chọn, quyết định hình thức lấy ý kiến, nội dung cần lấy ý kiến, số lần<br /> tổ chức lấy ý kiến, tập hợp các ý kiến và tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo.<br /> - Việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động<br /> trực tiếp của VB QPPL do HĐND, UBND ban hành có thể được thực hiện dưới<br /> các hình thức sau đây:<br /> + Lấy ý kiến trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thông qua<br /> các cuộc họp, hội nghị, hội thảo;<br /> + Lấy ý kiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin<br /> điện tử của địa phương;<br /> + Lấy ý kiến qua khảo sát, phát phiếu thăm dò tới các đối tượng;<br /> + Các hình thức khác như: lấy ý kiến bằng văn bản,... .<br /> - Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của<br /> nghị quyết, quyết định, chỉ thị thì Phòng chủ trì/Tổ trưởng Tổ soạn thảo có trách<br /> nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất<br /> bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào<br /> dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị.<br /> 5. Gửi thẩm định<br /> - Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các đối tượng chịu<br /> sự tác động trực tiếp của văn bản, Phòng chủ trì/Tổ soạn thảo tổng hợp các ý kiến<br /> góp ý thành văn bản và hoàn chỉnh bộ hồ sơ gửi Sở Tư pháp yêu cầu thẩm định.<br /> - Hồ sơ gửi thẩm định gồm: Văn bản yêu cầu Sở Tư pháp thẩm định; tờ trình<br /> trình cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản (theo mẫu số 1 – phụ lục); dự thảo nghị<br /> quyết hoặc quyết định, chỉ thị (dự thảo đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến đóng góp<br /> của các cơ quan, tổ chức hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn<br /> bản); bảng tổng hợp các ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết hoặc quyết định, chỉ thị<br /> (theo mẫu số 2 – phụ lục); các tài liệu khác có liên quan (nếu có).<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2