intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình tuyển dụng

Chia sẻ: Kim Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

865
lượt xem
395
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển mộ (Recruitment): Một cách bài bản, định nghĩa của Tuyển mộ là tiến trình tìm kiếm và thu hút những ứng viên đủ tiêu chuẩn yêu cầu của các vị trí công việc. Chọn ứng viên (Selection) là thực hiện việc dự đoán sự thành công trong tương lai của một người cho một công việc trong bối cảnh, môi trường và điều kiện làm việc của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình tuyển dụng

  1. Quy trình tuyển dụng 1. Khái niệm: Tuyển mộ (Recruitment): Một cách bài bản, định nghĩa của Tuyển mộ là tiến trình tìm kiếm và thu hút những ứng viên đủ tiêu chuẩn yêu cầu của các vị trí công việc. Chọn ứng viên (Selection) là thực hiện việc dự đoán sự thành công trong tương lai của một người cho một công việc trong bối cảnh, môi trường và điều kiện làm việc của công ty. Nên nhớ, con người muôn đời đúng với câu "nhân bất thập toàn", việc tuyển mộ chỉ với mục tiêu tìm kiếm ra những con người phù hợp với công việc đang cần. Tuyển được ứng viên phù hợp với công việc sẽ đem lại nhiều lợi ích: người mới tiếp nhận công việc nhanh, làm việc với hiệu suất cao, ít cần sự giám sát và đào tạo, khả năng cộng tác lâu dài, người quản lý có nhiều thời gian hơn cho công việc khác. 2. Quy trình tuyển dụng: - Xác định nhu cầu tuyển dụng - Xác định yêu cầu công việc - Tìm kiếm, thu hút ứng viên - Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ - Sơ tuyển - Phỏng vấn - Đánh giá, quyết định tuyển chọn - Tiếp nhận nhân viên mới - Theo dõi trong thời gian thử việc - Quyết định tuyển chính thức
  2. Là một phỏng vấn viên, bạn sẽ tham gia trực tiếp hai khâu: Phỏng vấn và Đánh giá, báo cáo và quyết định. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện hai bước: Bước 1: Phân tích Yêu cầu công việc Từ yêu cầu công việc của bộ phận cần nhân sự, bạn chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn, khám phá ra các đạc tính quan trọng nhất mà người giữ công việc cần phải có để phù hợp với bối cảnh, điều kiện và môi trường làm việc của tổ chức. - Phân tích công việc: một hình ảnh cụ thể của công việc. - Các yếu tố thành công: Một hình ảnh về các hành vi cân có để hoàn thành tốt công việc. - Tiêu chuẩn cá nhân: hình ảnh về một con người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Bước 2: Phân tích Hành vi ứng viên Bằng những tình huống có liên quan để khám phá ra các đặc tính tiêu biểu của họ. Bắt đầu từ hồ sơ xin việc, thông qua các công cụ tuyển chọn sơ bộ (các bài kiểm khả năng, các mẫu công việc, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra sức khỏe, các trung tâm đánh giá...) bạn có một nhận định cơ bản về ứng viên. Cuối cùng là các cuộc phỏng vấn để tiếp xúc trực tiếp với ứng viên, khám phá các đặc tính tiêu biểu của họ để đưa ra báo cáo và quyết định. Phân tích yêu cầu công việc 1. Phân tích công việc: Là xác định những nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc. Những kiến thức, kỹ năng và khả năng thiết yếu mà một người cần có để hoàn thành công việc một cách thỏa đáng. Các mô tả về công việc này thường liên quan đến một công việc cụ thể mà các phòng ban đưa ra yêu cầu đối với vị trí cần tuyển cho bộ phận nhân sự.
  3. 2. Các yếu tố thành công: Là những hành vi cần thiết để thực hiện một công việc (job) một cách thành công trong môi trường làm việc và văn hóa của tổ chức. Các yếu tố Công việc Văn hóa thành công Job Culture Success Factors ------------ + ------------ = ----------------------------- Làm gì ? Ở đâu ? Làm thế nào ? What ? Where ? How ? Xác định các yếu tố thành công - Thị trường: Tình hình thị trường thế nào ? Các điều kiện kinh doanh là gì ? Thuận lợi và trở ngại là gì ? (ổn định, lôn xộn, cạnh tranh, quyết liệt, dễ dàng, rào cản, khó khắn...) - Địa bàn: Quy mô của địa bàn như thế nào ? Khoảng cách và thời gian di chuyển như thế nào ? - Khách hàng (bên ngoài và nội bộ): Tính cách của khách hàng là gì? Trình độ, địa vị của khách hàng là gì? Quan điểm và tập quán chung của khách hàng là gì ? - Sản phẩm: Sản phẩm kinh doanh là gì? Các yêu cầu về kiến thức để trình bày hoặc làm ra sản phẩm là gì? - Cách ra quyết định: Các quyết định được thưc hiện như thế nào? (Từ trên xuống, có sự tham khảo ý kiến, theo sự nhất trí, độc lập)
  4. - Giải quyết vấn đề: Các vấn đề được giải quyết như thế nào? (Phân tích hợp lý, trực giác, nhanh, thận trọng) - Chia sẻ thông tin: Những thông tin gì được chia sẻ và được chia sẽ như thế nào? (Email, mạng, họp, văn bản, truyền miệng, không chính thức) - Nhịp độ công việc: Công việc cụ thể hàng ngày, tuần diễn ra như thế nào? (Ổn định, có thể dự kiến được, lộn xộn, căng thẳng) - Trách nhiệm và quyền hạn: Mức độ ủy thác trách nhiệm đến đâu? Mức độ quyền hạn được giao đến đâu? Sự tương xứng giữa mức độ trách nhiệm và mức độ quyền hạn như thế nào? - Các hành vi trong công việc: Các hành vi được khuyến khích hoặc không khuyến khích thể hiện là gì? (Chấp nhận rủi ro, sáng tạo, đổi mới, phân tích, hợp tác, ganh đua...) - Mối quan hệ: Cách quan hệ trong công việc được mong đợi trong bộ phận là gì ? Với các bộ phận phòng ban là gì? Với khách hàng, đối tác là gì? Với cấp trên và các thành viên trong đội, nhóm là gì? (Trang trọng, bình thường, thân thiện, theo đẳng cấp, tôn trọng,...) - Giao tiếp: Các đặc tính khi giao tiếp với đông nghiệp là gì? Trang trọng, bình thường, tự nhiên không gò bó, trưc tiếp/hướng dẫn, khuyến khích/hỗ trợ, đối chất,...) - Văn hóa: Các hành vi, thái độ gì phù hợp với giá trị văn hóa của công ty, đặc thù của bộ phận, tổ nhóm - Các yếu tố khác __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2