Quyền thuật Trung Hoa và Thiếu Lâm Quyền
lượt xem 19
download
Theo các tài liệu Khảo Cổ Học của các nhà Khảo Cổ Học ở Trung Hoa cho biết rằng những hình khắc vẽ trên các di tích bằng xương là dấu vết cho thấy phương thuật (Giốc Để) đấu vật cổ truyền vẫn còn được áp dụng trong các đời vua nhà Thương (năm 1600 TCN-1027 TCN).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyền thuật Trung Hoa và Thiếu Lâm Quyền
- Quyền thuật Trung Hoa và Thiếu Lâm Quyền Theo các tài liệu Khảo Cổ Học của các nhà Khảo Cổ Học ở Trung Hoa cho biết rằng những hình khắc vẽ trên các di tích bằng xương là dấu vết cho thấy phương thuật (Giốc Để) đấu vật cổ truyền vẫn còn được áp dụng trong các đời vua nhà Thương (năm 1600 TCN -1027 TCN). Trong Hán Thư ở mục "Nghệ Văn Chí" có nói đến "Binh Kỹ Xảo", tổng cộng 13 thiên, ở thiên thứ 6 có ghi nhận về môn thủ Thủ Bác (võ đánh tay đá chân) mà ngày nay chúng ta gọi là quyền cước được liệt kê vào mục "Binh Kỹ Xảo" để áp dụng trong việc huấn luyện các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không cho binh sĩ. Trong mục "Vũ Đế Ký" có ghi chép lại rằng: "... Vào mùa Xuân năm Nguyên Phong thứ ba (năm 113 TCN), nhà vua chỉ thị tổ chức hội thi đấu Giốc Để (đấu vật cổ truyền)..." cũng như ở mục "Phương Kỷ Lược" có chép: "... Hoàng Đế có thuật Tạp Tử Bộ Dẫn, gồm có mười hai quyển, trong đó đề cập đến phương pháp đạo dẫn". Như vậy có thể thấy rằng võ thuật Trung Hoa thời thượng cổ và cổ đại (trước thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN)) cho đến thời nhà Hán (206
- TCN-220) đã xuất hiện các thể loại võ thuật bao gồm hai thể loại : Giốc Để (mà ngày nay ta gọi là đấu vật) và Thủ Bác (ngày nay ta gọi là quyền cước). Nhưng đồng thời cũng phải nhận rằng nhờ có Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm mà các bộ môn quyền thuật của Trung Hoa được tích hợp và tinh tuyển lại theo những đặc trưng khu biệt tùy theo cá tính nổi trội của từng địa phương mà vẫn không đi ra khỏi lề lối và khuôn phép chung của Thiếu Lâm quyền.
- Nếu theo những cứ liệu khảo sát trên như vậy thì cũng chưa có nguồn tài liệu nào xác minh rằng Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra Dịch Cân Kinh. chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam cũng chưa bao giờ công bố nguồn tài liệu nào của mình ngay tại chùa để xác minh sự kiện này là chính xác. Có nhiều tài liệu còn tìm cách chứng minh rằng Dịch Cân Kinh được chế tác vào thời nhà Minh hoặc nhà Thanh là khoảng thời gian mà Thiếu Lâm quyền đang trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất so với các thời kỳ trước đó vì căn cứ vào thể loại văn phong và cú pháp (phép đặt câu và sử dụng ngôn từ) đã cho biết Dịch Cân Kinh không thể được sáng tác vào thời nhà Bắc Ngụy, nhà Tùy hay nhà Đường (xem bài Dịch Cân Kinh - Nguồn gốc, Phương Pháp và Ngụy Tạo của Bộ Giáo Dục Việt Nam 2007). Tài liệu này còn cho biết như sau : "... ... ... Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật Giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu Lâm bên Trung Quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ Đề Đạt Ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền công vào Trung Quốc, và làm cho quảng bá. Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền công, Khí công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu Lâm tự tư
- liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xã Bắc Kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết: "Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân Kinh nói là nội công Thiếu Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời nhà Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang Tự (1875-1909), chính Phúc Sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung Sơn Thiếu Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội công đồ, phổ biến rất rộng". Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí công do các Đạo gia Trung Quốc soạn ra vào cuối đời nhà Minh hay đầu đời nhà Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân Kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên Long Bát Bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, chút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân Kinh không biết là ai. Dịch Cân Kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chính xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ Đề
- Đạt Ma của chùa Thiếu Lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực. Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân Kinh trên, họ bịa ra nhiều bản Dịch Cân Kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960- 1975 ở miền Nam Việt Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân Kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân Kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng Hải, Giang Tô, Hồ Nam, Phúc Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở Hong Kong, Đài Loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì được sáng tác vào thời kỳ 1960- 1975. ... ... ..." Đó thật sự là sự thực phũ phàng và đau lòng cho niềm tin cao cả vô bờ bến của con người. ... ... ... Các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam rất dễ nhận ra so với các hệ quyền của Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm sau này ở chỗ bài quyền chỉ di chuyển về hai bên trái và phải đó là đặc điểm của các bài
- quyền từ thời nhà Bắc Ngụy, nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống kéo dài đền đầu thời kỳ nhà Minh. Đó là các bài sau: Các bài thời nhà Bắc Ngụy đến thời nhà Tống: Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam: Tâm Ý Quyền, Tâm Ý Bả, La Hán Thập Bát Thủ, Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Khán Gia Quyền, Ngũ Hợp Quyền,Thái Tổ Trường Quyền, Tiểu La Hán Quyền, Đại La Hán Quyền, Kim Cương Quyền, ... Bắc Thiếu Lâm (Sơn Đông,Hà Bắc): Đàm Thoái Quyền, Tra Quyền hay Soa Quyền, ... Các bài thời nhà Nguyên đến đầu nhà Minh: Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam:La Hán Quyền, Mai Hoa Quyền, Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền, Liên Hoa Quyền, Ngũ Hình Quyền, ... Bắc Thiếu Lâm(Sơn Đông,Hà Bắc): Phách Quải Quyền, Binh Bộ Quyền của các võ quan thời nhà Minh, ...
- Các bài cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh: Bắc Thiếu Lâm(Sơn Đông,Hà Bắc): Địa Đàng Quyền, Hình Ý Quyền, Hoa Quyền hay Hóa Quyền của vua Khang Hy nhà Thanh, … Nam Thiếu Lâm (Tuyền Châu-Phúc Kiến, Quảng Đông): Ngũ Hình Quyền, Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Thập Hình Quyền, Thiết Tuyến Quyền, Thập Tự Quyền, Tứ Môn Quyền, Phá Sơn Quyền, Hồng Quyền, Tiểu Phục Hổ Quyền, Đại Phục Hổ Quyền, Dạ Hổ Xuất Lâm, Nhị Long Tranh Châu, Hắc Hổ Quyền, Vạn Tự Quyền, Bạch Hạc Quyền, Quý Châu Quyền, Bát Bộ Liên Hoa Quyền Quý Châu Thiếu Lâm... Trong khi đó các bài quyền của Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm sau này sau khi dạo quyền và bái tổ thường có khuynh hướng khai triển theo hai hướng chéo trước mặt đi lên về hai hướng trái và phải, và nói chung bài quyền thường di chuyển đủ bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc và bốn hướng phụ Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam mà chủ yếu thường di chuyển nhiều về bốn hướng phụ, ví dụ bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền của Hồng Gia Quyền (Nam Thiếu Lâm), Thạch Sư Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Bạch Mi và các bài quyền của Bắc Thiếu Lâm như Đường Lang Quyền, ...
- Nếu quan sát kỹ lưỡng các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, Bắc Thiếu Lâm Sơn Đông, Nam Thiếu Lâm Tuyền Châu Phúc Kiến ta rất dễ nhận ra một đặc điểm chung là: rất coi trọng các thế tấn khi di chuyển (các mũi bàn chân luôn khép kín không bao giờ mở ra như các phái võ khác), tính đối xứng rất cao, nghĩa là luôn luôn có trên có dưới, có trước có sau, có nhanh có chậm, có cương có nhu, có lúc ào ạt vũ bão nhưng có lúc nhẹ nhàng như lá rụng mùa thu. Cực nhu nhuyễn nhưng cũng cực kiên cương với nguyên lý là “Miên Lý Tàng Kim’’ nghĩa là ngoài mềm trong cứng, trong bông gòn có thép. Còn điểm khác biệt giữa các môn quyền thì tính đối xứng được phân bổ theo độ dài ngắn của các tiết đoạn trong bài quyền tùy theo đặc tính nổi trội của từng địa phương. Từ khi Thiếu Lâm quyền ra đời bắt đầu từ thời Bắc Ngụy của Hiếu Văn Đế và nhà Tùy, các bộ môn quyền thuật Trung Hoa được lưu truyền trong dân gian đã được đúc kết thành nguyên lý võ thuật tổng quát cho Thiếu Lâm quyền và võ thuật Trung Hoa nói chung: Âm Dương - Cương Nhu - Hư Thực - Động Tĩnh. Có thể nhận xét khách quan rằng Tính tích hợp và Tính khu biệt tức là đặc trưng hóa những đặc tính nổi trội địa phương là hai xu hướng đối lập trong một chỉnh thể thống nhất của Phép Biện chứng của Thiếu Lâm quyền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình ý quyền (võ Thiếu Lâm)
13 p | 501 | 112
-
La Hán quyền trứ danh của Thiếu Lâm Tự
5 p | 607 | 111
-
Các phái võ Trung Hoa - Võ Đang phái
5 p | 260 | 43
-
Bạch Mi quyền
15 p | 245 | 35
-
Nam quyền có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm
5 p | 170 | 24
-
Nguồn gốc Bạch Hạc Quyền
4 p | 163 | 19
-
Thái Lý Phật
3 p | 193 | 15
-
Phiên tử quyền
5 p | 140 | 11
-
Kỳ nhân Kungfu Trung Hoa: Đệ nhất Mai hoa thung
4 p | 81 | 10
-
Tân Túy Quyền - Tập 07
178 p | 41 | 5
-
Tân Túy Quyền - Tập 06
0 p | 58 | 5
-
Tân Túy Quyền - Tập 05
0 p | 52 | 5
-
Tân Túy Quyền - Tập 08
178 p | 49 | 5
-
Tân Túy Quyền - Tập 04
0 p | 47 | 4
-
Tân Túy Quyền - Tập 03
0 p | 46 | 4
-
Tân Túy Quyền - Tập 02
0 p | 56 | 3
-
Tân Túy Quyền - Tập 01
0 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn