intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rò động tĩnh mạch màng cứng trong sọ ác tính: Báo cáo 1 trường hợp tại Bệnh viện Quân y

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này báo cáo 1 trường hợp rò động tĩnh mạch màng cứng (RĐTMMC) trong sọ ác tính, động mạch (ĐM) nuôi là các nhánh ĐM màng não sau xuất phát từ ĐM chẩm trái và ĐM đốt sống trái, dẫn lưu tĩnh mạch (TM) cùng một vị trí về xoang sigma cùng bên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rò động tĩnh mạch màng cứng trong sọ ác tính: Báo cáo 1 trường hợp tại Bệnh viện Quân y

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG TRONG SỌ ÁC TÍNH:<br /> BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175<br /> Bạch Thanh Thủy*; Tạ Vương Khoa*<br /> Phan Đình Văn*; Phí Ngọc Dương*<br /> TÓM TẮT<br /> Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp rò động tĩnh mạch màng cứng (RĐTMMC) trong sọ ác tính,<br /> động mạch (ĐM) nuôi là các nhánh ĐM màng não sau xuất phát từ ĐM chẩm trái và ĐM đốt<br /> sống trái, dẫn lưu tĩnh mạch (TM) cùng một vị trí về xoang sigma cùng bên. Tổn thương gây<br /> trào ngược nặng nề TM vỏ não, biểu hiện bằng khiếm khuyết thần kinh tiến triển trên lâm sàng.<br /> Chúng tôi đã can thiệp nội mạch điều trị thành công. Ý thức bệnh nhân (BN) và một số triệu<br /> chứng khác hồi phục ngay sau thủ thuật. RĐTMMC trong sọ là bệnh lý tương đối hiếm gặp và<br /> khó chẩn đoán. Đây là trường hợp đầu tiên được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội<br /> mạch tại Bệnh viện Quân y 175.<br /> * Từ khóa: Rò động tĩnh mạch màng cứng ác tính; Can thiệp nội mạch.<br /> <br /> Malignant Intracranial Dural Arteriovenous Fistula: A Case Report<br /> in 175 Hospital<br /> Summary<br /> We reported a case of malignant intracranial dural arteriovenous fistula in which the feeding<br /> arteries were posterior meningeal arteries originated in left occipital artery and left vertebral<br /> artery, the same draining vein was ipsilateral sigmoid sinus. The lesion resulted in severely<br /> retrograde flow into cortical veins correlative with clinical aggressive neurological symptoms. We<br /> did endovascular treatment successfully. His consciousness and some different symptoms were<br /> recovered immediately. Intracranial dural arteriovenous fistulas are relatively rare lesions and<br /> difficult to diagnose. This case was the first of intracranial dural arteriovenous fistulas cured by<br /> endovascular treatment in 175 Hospital.<br /> * Key words: Malignant dural arteriovenous fistula; Endovascular treatment.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Rò động tĩnh mạch màng cứng (DAVF:<br /> dural arteriovenous fistula) trong sọ là sự<br /> thông nối bất thường (shunt) giữa ĐM và<br /> TM xảy ra tại lớp màng cứng của não.<br /> Hai thành phần chính của tổn thương là<br /> ĐM nuôi và TM dẫn lưu, có hoặc không<br /> có thành phần thứ ba là một búi các mạch<br /> máu nhỏ (nidus) xen ở giữa. ĐM nuôi trong<br /> <br /> hầu hết trường hợp là các nhánh màng<br /> não từ ĐM cảnh ngoài, ĐM cảnh trong hay<br /> ĐM sống nền, một số ít trường hợp có<br /> thêm các nhánh ĐM nuôi xương và da<br /> hộp sọ, hiếm gặp từ các nhánh ĐM trong<br /> khoang dưới nhện. TM dẫn lưu hầu hết là<br /> các xoang TM màng cứng, một số ít trường<br /> hợp dẫn lưu thẳng về TM dưới màng<br /> nhện. Xoang hang, xoang sigma và xoang<br /> ngang là những vị trí bị rò nhiều nhất.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 175<br /> Người phản hồi (Corresponding): T¹ V-¬ng Khoa (drvuongkhoa@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 04/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/11/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 26/12/2014<br /> <br /> 204<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> Sachs và Tonnis là những tác giả đầu<br /> tiên mô tả về bệnh. Đây là bệnh lý tương<br /> đối hiếm gặp, chiếm khoảng 10 - 15%<br /> tổng số các trường hợp dị dạng mạch<br /> máu trong sọ.<br /> Bệnh có triệu chứng lâm sàng và cận<br /> lâm sàng rất đa dạng, chẩn đoán chính<br /> xác và điều trị hiệu quả là một trong<br /> những thách thức đối với bác sỹ. Chúng<br /> tôi thông báo 1 trường hợp RĐTMMC<br /> trong sọ ác tính được chẩn đoán đúng và<br /> điều trị can thiệp nội mạch thành công tại<br /> Bệnh viện Quân y 175.<br /> TRÌNH BÀY CA LÂM SÀNG<br /> Bệnh nhân Hà Trọng Đ., nam, 60 tuổi,<br /> nghề nghiệp công nhân (đã nghỉ hưu), địa<br /> chỉ tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.<br /> Tiền sử không mắc bệnh nội khoa.<br /> Trước nhập viện gần 1 năm, BN bị tai<br /> nạn giao thông gây máu tụ ngoài màng<br /> cứng thùy chẩm phải và gãy xương cánh<br /> tay phải, được phẫu thuật lấy máu tụ và<br /> kết hợp xương tại Bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> Kết quả điều trị tốt, BN xuất viện hoàn<br /> toàn khỏe mạnh.<br /> Trước nhập viện 1 tháng, BN xuất hiện<br /> yếu 2 chân tăng dần, đi lại khó khăn,<br /> không rối loạn cảm giác và cơ vòng.<br /> BN đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy,<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> được chụp CT sọ, điều trị ngoại trú<br /> (không rõ chẩn đoán và điều trị). Tình<br /> trạng yếu 2 chân ngày càng tăng, đi lại<br /> phải có người dìu. Khoảng 10 ngày trước<br /> nhập viện, BN xuất hiện thêm triệu chứng<br /> đau đầu liên tục và nói khó tăng dần,<br /> đồng thời trí tuệ sa sút nhanh chóng.<br /> Ngày 29 - 7 - 2014, BN nhập Bệnh<br /> viện Quân y 175 với 2 mục đích: phẫu<br /> thuật lấy phương tiện cố định xương cánh<br /> tay và khám chữa bệnh thần kinh. BN vào<br /> Khoa Chấn thương Chỉnh hình và được<br /> phẫu thuật, sau đó chuyển Khoa Nội<br /> Thần kinh trong tình trạng đau đầu âm ỉ<br /> liên tục, tỉnh táo, tiếp xúc được, nói khó,<br /> sa sút trí tuệ rõ, yếu 2 chân (sức cơ 4/5),<br /> có dấu hiệu tháp tứ chi. Các xét nghiệm<br /> thường quy trong giới hạn bình thường.<br /> BN được chụp CT sọ, ghi nhận tổn<br /> thương chất trắng dưới vỏ lan tỏa 2 bán<br /> cầu, mất các rãnh vỏ não, não thất bên<br /> 2 bên bị chèn ép nhẹ. Chụp MRI sọ, ghi<br /> nhận hình ảnh tương tự CT, kèm nhiều<br /> tín hiệu dòng chảy trống mạch máu lan<br /> tỏa 2 bên (đặc biệt là bên phải) tại các<br /> rãnh vỏ não cả trên và dưới lều, không<br /> có tổn thương dạng búi mạch (nidus)<br /> trong sọ.<br /> <br /> C<br /> <br /> D<br /> <br /> Hình 1: CT sọ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (A) và Bệnh viện Quân y 175 (B): tổn thương<br /> chất trắng dưới vỏ, mất các rãnh vỏ não, não thất bên bị chèn hẹp; MRI sọ tại Bệnh<br /> viện Quân y 175 (C, D): hiện diện nhiều dòng chảy trống bất thường tại các rãnh vỏ<br /> não (nhất là bên phải), ngoài các hình ảnh tương tự CT sọ.<br /> <br /> 205<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> Phim DSA mạch não ghi nhận hình ảnh rò các nhánh ĐM màng não sau xuất<br /> phát từ ĐM chẩm trái và ĐM đốt sống trái với vận tốc dòng rất cao vào cùng một<br /> vị trí tại xoang sigma cùng bên. Nguồn từ ĐM chẩm rò trực tiếp, còn nguồn từ<br /> ĐM đốt sống qua trung gian một búi mạch tại bề mặt màng cứng. Có hiện tượng<br /> cướp máu ĐM đốt sống trái và hiện tượng dẫn lưu ngược dòng, gây trào ngược<br /> nặng nề máu từ xoang sigma vào TM vỏ não lan tỏa trên và dưới lều cả 2 bên, đặc<br /> biệt là bên phải.<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> C<br /> <br /> D<br /> <br /> Hình 2: Chụp DSA, tư thế nghiêng: rò ĐM chẩm bên trái vào xoang sigma (A) gây<br /> trào ngược TM vỏ não (B); rò ĐM đốt sống bên trái vào xoang sigma, cùng vị trí rò của<br /> ĐM chẩm bên trái (C) gây trào ngược TM vỏ não (D).<br /> Đến ngày 7 - 8 - 2014, đã có đủ dữ<br /> <br /> lipiodol theo tỷ lệ 1:1 (đối với nhánh nuôi<br /> <br /> liệu khẳng định đây là trường hợp<br /> <br /> từ ĐM đốt sống). Sau gần 3 giờ làm thủ<br /> <br /> RĐTMMC trong sọ (Borden týp II). Chúng<br /> <br /> thuật, 90% shunt được nút, còn lại 10%<br /> <br /> tôi lên chương trình can thiệp nội mạch<br /> <br /> không nút được do các nhánh nuôi quá<br /> <br /> nút chỗ rò 2 - 3 ngày sau đó. Tuy nhiên,<br /> <br /> nhỏ từ ĐM đốt sống trái không thể luồn<br /> <br /> từ sáng 8 - 8 - 2014, bệnh chuyển biến<br /> <br /> được vi ống thông. Chụp DSA kiểm tra<br /> <br /> xấu rất nhanh, BN rối loạn ý thức, phù gai<br /> <br /> ngay sau thủ thuật ghi nhận hiện tượng<br /> <br /> thị lan tỏa, yếu 2 chân tăng, tê và yếu nhẹ<br /> <br /> trào ngược TM vỏ não đã bị cắt đứt.<br /> <br /> tay trái nên quyết định can thiệp cấp cứu<br /> <br /> Đánh giá 24 giờ sau can thiệp, BN hồi<br /> <br /> cùng ngày. Phương pháp lựa chọn là<br /> <br /> phục ý thức hoàn toàn, đỡ đau đầu, sức<br /> <br /> luồn vi ống thông theo đường ĐM đến nút<br /> <br /> cơ tay chân phục hồi như trước ngày<br /> <br /> chỗ rò bằng dung dịch keo histoacryl pha<br /> <br /> 8 - 8 - 2014. Sau 5 ngày, cho BN xuất<br /> <br /> lipiodol theo tỷ lệ 1:1 (đối với nhánh nuôi<br /> <br /> viện điều trị ngoại trú, hẹn chụp DSA<br /> <br /> từ ĐM chẩm) và thả 2 coils trước để làm<br /> <br /> sau 6 tháng để đánh giá tiến triển của<br /> <br /> giảm vận tốc dòng máu, sau đó, nút chỗ<br /> <br /> chỗ rò còn lại nhằm có hướng giải quyết<br /> <br /> rò bằng dung dịch keo histoacryl pha<br /> <br /> tiếp theo.<br /> <br /> 206<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> C<br /> <br /> D<br /> <br /> Hình 3: DSA sau can thiệp: chỗ rò ĐM chẩm bên trái được nút hoàn toàn bằng keo<br /> (A); trước tiên làm giảm dòng ĐM đốt sống bên trái đến chỗ rò bằng 2 coils (B), kế tiếp<br /> bơm keo nút chỗ rò, nút được 90% shunt, còn lại 10% do các nhánh ĐM nuôi nhỏ (C);<br /> chụp kiểm tra không còn trào ngược TM vỏ não, không tắc các nhánh ĐM lành quan<br /> trọng (D).<br /> BÀN LUẬN<br /> Thay đổi áp lực trong hệ thống TM dẫn<br /> Rò động tĩnh mạch màng cứng trong<br /> sọ thuộc nhóm bệnh lý dị dạng mạch máu<br /> não, tương đối hiếm gặp, tuổi khởi phát<br /> bệnh trung bình từ 50 - 60. Cơ chế bệnh<br /> sinh của RĐTMMC trong sọ đến nay vẫn<br /> chưa được hiểu cặn kẽ. Ban đầu, người<br /> ta cho rằng đây là bệnh bẩm sinh. Tuy<br /> nhiên hiện nay, yếu tố mắc phải được<br /> xem là cơ chế bệnh sinh chủ yếu. Người<br /> ta cho rằng việc mở các microshunt động<br /> TM vốn tồn tại sẵn tại lớp màng cứng do<br /> thay đổi gradient áp lực bình thường giữa<br /> ĐM và TM, có thể do tăng áp lực ĐM<br /> (tăng huyết áp) hoặc tăng áp lực TM (tắc<br /> nghẽn TM, thường do huyết khối xoang<br /> TM nội sọ) đã tạo ra các shunt có ý nghĩa<br /> về huyết động học, là một giả thuyết đáng<br /> tin cậy về sinh bệnh học. Hiện tượng tăng<br /> tân tạo mạch máu (angioneogenesis)<br /> thường do biến đổi hormon vốn hay gặp<br /> trong thai kỳ hoặc phụ nữ giai đoạn mãn<br /> kinh, dẫn đến việc tạo lập các shunt động<br /> TM mới tại lớp màng cứng cũng là một<br /> giả thuyết về sinh bệnh học.<br /> <br /> 207<br /> <br /> lưu sau khi đón nhận shunt bất thường<br /> ảnh hưởng thế nào đến dòng dẫn lưu TM<br /> trong sọ, vẫn duy trì dẫn lưu xuôi dòng<br /> (antegrade) bình thường hay gây dẫn lưu<br /> ngược dòng (retrograde) bất thường, là<br /> cơ chế sinh lý chủ yếu giải thích mọi triệu<br /> chứng lâm sàng, cận lâm sàng cũng như<br /> có ý nghĩa tiên lượng và quyết định điều<br /> trị. Hiện tượng cướp máu ĐM cũng<br /> thường xảy ra, nhưng đa phần không gây<br /> hậu quả nặng. Borden (1995) đưa ra hệ<br /> thống phân loại RĐTMMC khá đơn giản,<br /> dễ hiểu nhưng phản ánh được toàn bộ<br /> bức tranh về huyết động học của bệnh.<br /> Tác giả chia RĐTMMC thành 3 týp: týp I:<br /> khi rò dẫn lưu về các xoang TM màng<br /> cứng, đồng thời các TM vỏ não cũng như<br /> TM dưới màng nhện vẫn dẫn lưu xuôi<br /> dòng bình thường; týp II: khi rò dẫn lưu<br /> về các xoang TM màng cứng kèm theo<br /> dẫn lưu ngược dòng gây trào ngược TM<br /> vỏ não và TM dưới màng nhện; týp III:<br /> khi rò dẫn lưu trực tiếp về các TM dưới<br /> màng nhện. Týp I được gọi là rò lành tính<br /> (benign), không có triệu chứng lâm sàng<br /> hoặc chỉ là các triệu chứng đơn giản,<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> tùy vào vị trí xoang TM bị rò như: đỏ<br /> mắt, nhìn mờ (xoang hang), ù tai (xoang<br /> sigma, xoang ngang)…, trong khi týp II và<br /> III gọi là rò ác tính (malignant) hay rò tiến<br /> triển (aggressive), lâm sàng biểu hiện<br /> bằng các triệu chứng nặng của tăng áp<br /> lực TM trong sọ (sa sút trí tuệ, rối loạn ý<br /> thức, co giật, đau đầu, buồn nôn, nôn,<br /> phù gai, teo dây thần kinh thị…), nhồi<br /> máu TM não, đáng ngại hơn cả là xuất<br /> huyết TM trong sọ (xuất huyết dưới màng<br /> cứng, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết<br /> não thất, xuất huyết nhu mô não) có thể<br /> dẫn đến tử vong. Ngoài ra, còn có các hệ<br /> thống phân loại khác của Djindjan và<br /> Merland (1978), Cognard (1995) cơ bản<br /> cũng dựa trên dòng dẫn lưu TM nhưng<br /> phức tạp hơn.<br /> Cùng với sự đa dạng trong triệu chứng<br /> khiến việc chẩn đoán lâm sàng rất khó<br /> khăn, chẩn đoán RĐTMMC trong sọ cũng<br /> là một thách thức đối với các nhà hình<br /> ảnh học. Trong rò lành tính, thường<br /> không có bất kỳ bất thường nào trên CT<br /> cũng như MRI sọ. Chỉ khi có ứ trệ TM vỏ<br /> não trong rò ác tính, CT và MRI sọ mới có<br /> thể ghi nhận một số hình ảnh gián tiếp<br /> như nhồi máu TM não, não úng thủy, teo<br /> vỏ não, hiệu ứng khối, xuất huyết trong<br /> sọ, huyết khối xoang TM (vốn hay gặp<br /> trong RĐTMMC). CT sọ cản quang có thể<br /> ghi nhận hình ảnh các TM dẫn lưu (xoang<br /> TM màng cứng, TM dưới màng nhện, TM<br /> vỏ não) giãn lớn và ứ đọng thuốc gợi ý<br /> chẩn đoán. Đặc biệt, hiện tượng trào<br /> ngược lưu lượng cao về các TM vỏ não<br /> tạo hình ảnh các tín hiệu dòng chảy trống<br /> bất thường tại các rãnh vỏ não, trong khi<br /> không có hình ảnh của búi mạch (như<br /> trong dị dạng động TM màng mềm não:<br /> AVM) trên MRI, gặp > 2/3 các trường hợp<br /> <br /> 208<br /> <br /> RĐTMMC trong sọ có dẫn lưu TM ngược<br /> dòng, là dấu hiệu gợi ý cho chẩn đoán.<br /> Các xét nghiệm mạch não đồ như CTA,<br /> MRA, DSA đều có thể phát hiện hình ảnh<br /> trực tiếp của RĐTMMC (shunt động TM<br /> bất thường, ĐM nuôi, TM dẫn lưu), nhưng<br /> chỉ có DSA mới cung cấp đầy đủ thông<br /> tin, đặc biệt là thông tin về huyết động<br /> học, để quyết định phương pháp điều trị<br /> cũng như tiên lượng bệnh.<br /> BN của chúng tôi khởi bệnh lúc 60<br /> tuổi, phù hợp với tuổi thường gặp theo<br /> y văn. Tiền sử chấn thương và phẫu thuật<br /> sọ não trước đó gần 1 năm. Tuy không<br /> khẳng định chắc chắn nhưng có thể là<br /> yếu tố làm tăng nguy cơ mắc RĐTMMC,<br /> do hình thành các huyết khối trong hệ<br /> thống xoang TM màng cứng làm tăng áp<br /> lực trong xoang. Thời điểm trước nhập<br /> viện 1 tháng, khi bắt đầu xuất hiện yếu<br /> nhẹ 2 chân, trên phim CT sọ chụp tại<br /> Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi đã phát<br /> hiện hình ảnh tổn thương chất trắng lan<br /> tỏa 2 bán cầu, tập trung rõ nhất ở thùy<br /> đỉnh chính là tổn thương nhồi máu TM<br /> não do ứ trệ dẫn lưu TM vỏ não, giải thích<br /> được triệu chứng lâm sàng của BN.<br /> 1 tháng sau đó, triệu chứng lâm sàng ban<br /> đầu nặng dần lên, xuất hiện thêm các<br /> triệu chứng mới tiến triển nhanh, phim CT<br /> và MRI sọ chụp tại Bệnh viện Quân y 175<br /> ghi nhận tổn thương nhồi máu TM não<br /> nặng hơn nhiều so với phim CT trước đó<br /> tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kèm rất nhiều tín<br /> hiệu dòng chảy trống bất thường, do dẫn<br /> lưu ngược dòng nặng nề về các TM vỏ<br /> não như đã mô tả gây tăng áp lực trong<br /> sọ, giải thích được các biểu hiện lâm<br /> sàng yếu 2 chân và dấu hiệu tháp, nói<br /> khó, đau đầu, sa sút trí tuệ ở BN. Phim<br /> DSA ghi nhận hình ảnh trực tiếp của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2