Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN<br />
RÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH-XOANG HANG SAU CHẤN THƯƠNG<br />
Trần Chí Cường*, Trần Triệu Quốc Cường*, Trần Quốc Tuấn**, Võ Tấn Sơn**<br />
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học chẩn đoán rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn<br />
thương giúp chẩn đoán đúng và chẩn đoán sớm rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán rò động<br />
mạch cảnh xoang hang type A sau chấn thương tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM trong thời gian từ<br />
2005 đến tháng 04-2011. Đây là nghiên cứu tiền cứu loạt ca, lấy mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu. Số<br />
liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 10.0.<br />
Kết quả nghiên cứu: Có 172 bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương được đưa vào<br />
nghiên cứu. Tuổi trung bình là 33 tuổi, nam chiếm 86%, nguyên nhân chấn thương do TNGT chiếm 92%. Thời<br />
gian từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện trung bình là 12 tuần. Triệu chứng đỏ mắt lồi mắt chiếm 81% âm<br />
thổi ở vùng mắt được phát hiện trong 99% các bệnh nhân. Liệt thần kinh sọ gặp trong 55% trường hợp chủ yếu<br />
là liệt dây VI chiếm 31%. Có 39% bệnh nhân bị giảm thị lực nặng từ dưới 5/10, trong số này 12% bệnh nhân có<br />
thị lực sáng tối (-). Siêu âm Doppler phát hiện có dãn tĩnh mạch mắt trong 98% các trường hợp nghe được âm<br />
thổi vùng mắt trên lâm sàng. Có 7% các bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang kèm theo các tổn thương<br />
nặng trên CT sọ não như xuất huyết nhồi máu não, giả phình trong xoang bướm. Chụp mạch máu não xóa nền<br />
DSA là phương tiện chẩn đoán chính xác nhất vị trí và đặc điểm lỗ rò đồng thời giúp đánh giá được huyết động<br />
qua lỗ rò.<br />
Kết luận: Rò động mạch cảnh xoang hang ở nước ta chủ yếu là sau TNGT, nam giới trẻ tuổi chiếm đa số.<br />
Bệnh có thể chẩn đoán được bằng lâm sàng và cận lâm sàng đơn giản là siêu âm Doppler tĩnh mạch mắt. Bệnh có<br />
thể gây nhiều triệu chứng nặng ở mắt cũng như biến chứng nặng về thần kinh. Đa số các bệnh nhân nhập viện<br />
điều trị sau chấn thương 12 tuần.<br />
Từ khóa: Rò động mạch cảnh xoang hang, rò động tĩnh mạch màng cứng, chụp mạch máu xóa nền.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL AND IMAGING CHARACTERISTICS FOR DIAGNOSIS OF TRAUMATIC CAROTID<br />
CAVERNOUS FISTULA<br />
Tran Chi Cuong, Tran Trieu Quoc Cuong, Tran Quoc Tuan, Vo Tan Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 271 - 276<br />
Objectives: To analyze clinical symptoms and diagnostic imaging features of traumatic carotid cavernous<br />
fistula.<br />
Material and Methods: This is a prospective case series analysis study. Traumatic carotid cavernous<br />
fistula patients admitted to University Medical Center of HCM city from 2005 to April 2011 have enrolled<br />
consecutively. Data base was analyzed using Stata 10.0 software.<br />
Results: There are 172 cases traumatic carotid cavernous fistula had enrolled during study period time. The<br />
mean of age is 33, male gender is dominant with 86%, and traffic accident accounted for 92% cases. The period<br />
time from head trauma to diagnostic is 12 weeks. Patient’s symptoms were revealed with redness in one eye<br />
*Khoa Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.<br />
**Bộ môn Ngoại Thần Kinh Đại học Y Dược TPHCM.<br />
Tác giả liên lạc: BS CKI Trần Chí Cường. ĐT: 0918408436.<br />
<br />
272<br />
<br />
Email: drcuongdhyd@yahoo.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
associated with progressive proptosis in 81%, with bruit in 99%. Cranial nerve palsy was found in 55%, in<br />
which cranial VI palsy is 31%. There are 39% of patients presented with progressive visual failure below 5/10, in<br />
which 12% patients were blind one eye. Doppler ultrasound reveals dilation of ophthalmic vein in 98% patients<br />
with bruit. There are 7% of patients have severe lesion on head CT Scan such as cerebral hemorrhage or<br />
infraction, pseudo aneurysm in the sphenoid sinus. Cerebral angiography is the most accurate for diagnostic of<br />
carotid cavernous fistula and analysis the hemodynamic changing after present of the fistula.<br />
Conclusions: Traffic accident is the main cause of direct carotid cavernous fistula in Vietnam. Young male<br />
is dominant. This disease can be diagnosed by clinical examination and simple test as Doppler ultrasound of the<br />
ophthalmic vein. It can cause more severe symptoms not only to the visual but also to the brain. Most of the<br />
patients in this study were admitted at 12 weeks after the first symptom.<br />
Keywords: Carotid-cavernous fistula, dural fistula, digital subtraction angiography<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Rò động mạch cảnh xoang hang là sự<br />
thông nối bất thường từ động mạch cảnh qua<br />
xoang tĩnh mạch hang. Được phân thành 4<br />
type A, B, C, D theo Barrow[2]. Sự thông nối<br />
này có thể là trực tiếp (type A) do rách thành<br />
động mạch cảnh trong, trong đoạn xoang<br />
hang đa số là sau TNGT, hay gián tiếp qua các<br />
nhánh động mạch màng cứng của động mạch<br />
cảnh trong hoặc cảnh ngoài (các type B, C, D),<br />
các type này còn được gọi là rò động tĩnh<br />
mạch màng cứng vùng xoang hang[1],[3].<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên<br />
cứu là tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán<br />
rò động mạch cảnh xoang hang type A sau chấn<br />
thương và được điều trị bằng phương pháp can<br />
thiệp nội mạch sử dụng máy chụp mạch máu<br />
xóa nền tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM<br />
trong thời gian từ 2005 đến tháng 04-2011.<br />
<br />
Ở nước ta bệnh rò động mạch cảnh xoang<br />
hang rất thường gặp so với các nước khác. Dạng<br />
hay gặp nhất là thể rò động mạch cảnh xoang<br />
hang trực tiếp sau chấn thương đầu do tai nạn<br />
giao thông. Ngoài ra các thể khác do vỡ túi<br />
phình động mạch cảnh trong đoạn xoang hang,<br />
hay sau các thủ thuật, phẫu thuật vùng sàn sọ<br />
cạnh xoang hang như phẫu thuật u tuyến yên,<br />
xoang bướm cũng có thể gặp với tỉ lệ ít hơn.<br />
Việc chẩn đoán đúng và chẩn đoán sớm bệnh rò<br />
động mạch cảnh xoang hang là rất quan trọng vì<br />
việc điều trị sớm sẽ có hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Phân tích đặc điểm lâm sàng của rò động<br />
mạch cảnh xoang hang sau chấn thương.<br />
- Phân tích đặc điểm cận lâm sàng và hình<br />
ảnh học chẩn đoán rò động mạch cảnh xoang<br />
hang sau chấn thương.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu<br />
tiền cứu mô tả, số liệu được phân tích xử lý<br />
bằng phần mềm Stata 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01-2005<br />
đến tháng 04-2011 có 172 bệnh nhân rò động<br />
mạch cảnh xoang hang sau chấn thương được<br />
đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất là 14 tuổi, tuổi lớn nhất là 73<br />
tuổi, tuổi trung bình 33 tuổi.<br />
<br />
Giới<br />
Nam giới chiếm 85,5% nữ chiếm 14,5%.<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
Nguyên nhân hay gặp nhất là sau chấn<br />
thương đầu do TNGT chiếm 92,4%, tai nạn lao<br />
động chiếm 4,1%, sau đánh nhau chiếm 2,9%,<br />
sau chấn thương thể thao chiếm 0,6%.<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
Lý do nhập viện<br />
Bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng ở mắt<br />
chiếm 79,1%, vì triệu chứng ù tai chiếm 15,7%,<br />
<br />
273<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
có 3,5% bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng yếu<br />
liệt tay chân hay giảm tri giác, số bệnh nhân<br />
nhập viện vì chảy máu mũi xoang sau rò động<br />
mạch cảnh xoang hang chiếm 1,7%.<br />
<br />
Thời gian<br />
Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc xuất<br />
hiện triệu chứng đầu tiên trung bình là 10 ngày.<br />
<br />
Có 53,5% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngay<br />
sau chấn thương, 78,5% bệnh nhân xuất hiện<br />
triệu chứng trong vòng 7 ngày sau chấn thương.<br />
Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện<br />
trung bình là 12 tuần, 30% bệnh nhân nhập viện<br />
sau 17 tuần.<br />
<br />
Hình 1: Dấu hiệu đỏ mắt, lồi mắt trong rò động mạch cảnh xoang hang<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
<br />
Soi đáy mắt<br />
<br />
Bảng 1: Triệu chứng thực thể<br />
<br />
Những trường hợp giảm thị lực được soi<br />
đáy mắt. kết quả cho thấy tổn thương chủ yếu<br />
của đáy mắt là phù gai thị, cương tụ tĩnh mạch<br />
chiếm 72% do ứ trệ dẫn lưu tĩnh mạch mắt.<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Triệu chứng<br />
Tần suất<br />
Sung huyết kết mạc, lồi mắt<br />
139<br />
Có âm thổi<br />
170<br />
Liệt thần kinh sọ<br />
95<br />
Giảm thị lực từ dưới 5/10<br />
67<br />
Dấu thần kinh khu trú<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
80.8<br />
98.8<br />
55.2<br />
38.9<br />
4.6<br />
<br />
Liệt thần kinh sọ<br />
Có 95 trong số 172 bệnh nhân rò động mạch<br />
cảnh xoang hang bị liệt thần kinh sọ chiếm<br />
55,2%. Trong số này liệt dây VI chiếm 54/95<br />
trường hợp (56,8%), có liệt dây III và dây VI<br />
13/95 trường hợp (13,7%), liệt dây III,IV,VI là<br />
9/95 trường hợp (9,5%) liệt dây III đơn thuần là<br />
9/95 trường hợp (9,5%), có liệt VII ngoại biên<br />
10/95 trường hợp (10,5%).<br />
<br />
Thị lực<br />
Có 67 trường hợp chiếm 39% trong tổng số<br />
172 bệnh nhân có thị lực giảm từ 5/10 trở xuống,<br />
chủ yếu là giảm thị lực bên mắt bị bệnh.Trong<br />
số đó có 21 trường hợp (12,2%) tình trạng thị lực<br />
sáng tối (-). Có 49,5% bệnh nhân rò động mạch<br />
cảnh xoang hang nhập viện không ghi nhận mờ<br />
mắt, có thị lực từ 8/10 trở lên.<br />
<br />
274<br />
<br />
Teo gai thị cũng khá thường gặp trong bệnh<br />
cảnh rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn<br />
thương.<br />
Bảng 2: Tình trạng đáy mắt<br />
Đáy mắt<br />
Tình trạng<br />
Số ca<br />
Bình thường<br />
2<br />
Cương tụ tĩnh mạch<br />
48<br />
Phù gai<br />
2<br />
Teo gai<br />
15<br />
Tổng số<br />
67<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
3%<br />
71.6%<br />
3%<br />
22.4%<br />
100%<br />
<br />
Nhãn áp<br />
Trong 67 bệnh nhân giảm thị lực khám lâm<br />
sàng nghi ngờ có tăng nhãn áp là 14 trường hợp.<br />
Đo nhãn áp 14 trường hợp này thấy có 10 bệnh<br />
nhân tăng nhãn áp trên 21mm Hg. Chiếm 15%<br />
các trường hợp có giảm thị lực.<br />
<br />
Siêu âm tĩnh mạch mắt<br />
Trong tổng số 139 bệnh nhân có dấu hiệu đỏ<br />
mắt, lồi mắt, được chẩn đoán xác định có dãn<br />
tĩnh mạch mắt trước chụp DSA là 100% các<br />
trường hợp. Trong đó siêu âm chẩn đoán thấy<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
được dấu hiệu dãn tĩnh mạch mắt là 126/128<br />
trường hợp chiếm 98%. Có 2% các trường hợp<br />
<br />
Dãn tĩnh mạch mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
siêu không phát hiện được dấu hiệu dãn tĩnh<br />
mạch mắt.<br />
<br />
Tĩnh mạch mắt bình thường<br />
Hình 2: Siêu âm Doppler tĩnh mạch mắt<br />
<br />
-CT Scan sọ não<br />
CT Scan sọ não được chỉ định khi bệnh nhân<br />
có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ kèm theo<br />
chấn thương sọ não, hay cần khảo sát thêm tìm<br />
những tổn thương phối hợp, hay những bệnh<br />
nhân này đã được chụp CT từ các bệnh viện<br />
khác lúc bệnh nhân bị chấn thương. Có 36 bệnh<br />
nhân rò động mạch cảnh xoang hang được chụp<br />
CT sọ não.<br />
<br />
Bảng 3: Hình ảnh CT sọ não<br />
CT sọ não<br />
Dấu hiệu<br />
Tần suất<br />
Dãn TM mắt, dãn xoang hang<br />
24<br />
Giả phình trong xoang bướm<br />
6<br />
Máu tụ dưới màng cứng<br />
1<br />
Nhồi máu não diện rộng<br />
1<br />
Xuất huyết dưới nhện<br />
3<br />
Xuất huyết tiểu não<br />
1<br />
Total<br />
36<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
66.7%<br />
16.7%<br />
2.7%<br />
2.7%<br />
8.3%<br />
2.7%<br />
100%<br />
<br />
Hình 3: Hình chụp mạch máu não DSA của bệnh nhân nam 46T bị rò động mạch cảnh xoang hang bên (P)<br />
sau tai nạn giao thông<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
275<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Vị trí động mạch rò<br />
Chụp DSA chẩn đoán xác định vị trí động<br />
mạch rò. Rò một bên chiếm 98,3% trường hợp, tỉ<br />
lệ phần trăm rò bên phải và bên trái là: 49,4 và<br />
48,8.Tỉ lệ rò 2 bên khá hiếm gặp chiếm 1,7%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Rò động mạch cảnh xoang hang là một<br />
trong những hậu quả nặng nề sau chấn thương<br />
đầu do TNGT. Trong tình hình TNGT nghiêm<br />
trọng như hiện nay với hàng nghìn trường hợp<br />
mổi tháng ở nước ta làm cho bệnh rò động mạch<br />
cảnh xoang hang ở nước ta là rất hay gặp so với<br />
các nước khác. Trong 180 bệnh nhân rò động<br />
mạch cảnh xoang hang trực tiếp type A theo<br />
Barrow được chẩn đoán và điều trị tại Bv ĐHYD<br />
nguyên nhân sau TNGT chiếm 98% vỡ hình<br />
động mạch cảnh trong xoang hang chiếm 2%.<br />
Năm 1930 tác giả Brook là người đầu tiên<br />
mô tả bệnh rò động mạch cảnh xoang hang với<br />
các triệu chứng đỏ mắt, ù tai, lồi mắt. Ở Việt<br />
Nam, năm 1966 tác giả Lê Xuân Trung đã mô tả<br />
bệnh rò động mạch cảnh xoang hang và các tác<br />
giả Trương Văn Việt, Nguyễn Đình Tùng cũng<br />
đã báo cáo điều trị nhiều bệnh nhân rò động<br />
mạch cảnh xoang hang [4],[7],[8]. Về triệu chứng<br />
lâm sàng đa số các bệnh nhân đều có triệu<br />
chứng than phiền ở mắt như đỏ mắt, mờ mắt, lồi<br />
mắt. Triệu chứng ở mắt thường khá rầm rộ do<br />
đó đa số các bệnh nhân đều đi khám Chuyên<br />
Khoa Mắt đầu tiên. Và nếu khám lâm sàng có<br />
âm thổi vùng mắt, phối hợp thêm Doppler có<br />
dãn tĩnh mạch mắt là có thể chẩn đoán được gần<br />
như chính xác rò động mạch cảnh xoang hang.<br />
Trường hợp rò động mạch cảnh xoang hang<br />
hoàn toàn không có triệu chứng ở mắt, không<br />
đỏ mắt rất ít gặp trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
có 2 trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng<br />
ở mắt chiếm 1,1%. Trường hợp này bệnh nhân<br />
được chẩn đoán nhờ triệu chứng gợi ý là có âm<br />
thổi vùng sau tai và xác định có rò động mạch<br />
cảnh xoang hang bằng chụp DSA. Trên hình<br />
DSA giải thích được bệnh nhân không có triệu<br />
chứng đỏ mắt vì dòng máu rò từ động mạch<br />
cảnh qua xoang hang nhưng không dẫn lưu qua<br />
<br />
276<br />
<br />
tĩnh mạch mắt do cấu trúc vách ngăn trong<br />
xoang hang, ngăn bị rò không thông vào tĩnh<br />
mạch mắt. Khi máu không dẫn lưu về tĩnh mạch<br />
mắt có thể dẫn lưu vào tĩnh mạch hố tiểu não,<br />
tĩnh mạch nông vỏ não, tĩnh mạch tủy, và nếu<br />
vỡ các tĩnh mạch này có thể gây xuất huyết não,<br />
xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ tĩnh mạch<br />
dẫn lưu. Chúng tôi có gặp 3 trường hợp xuất<br />
huyết khoang dưới nhện sau rò động mạch cảnh<br />
xoang hang do vỡ tĩnh mạch dẫn lưu cho thấy<br />
rằng đường dẫn lưu tĩnh mạch trong rò động<br />
mạch cảnh xoang hang là vô cùng quan trọng.<br />
Vai trò chẩn đoán hình ảnh CT, MRI sọ não chỉ<br />
có giá trị trong những trường hợp khó lâm sàng<br />
không rõ ràng hay cần khảo sát các tổn thương<br />
phối hợp như chấn thương sọ não, phù não,<br />
nhồi máu não, xuất huyết não, màng não. Về<br />
diễn tiến lâm sàng sau rò động mạch cảnh<br />
xoang hang trong nghiên cứu này có 67 bệnh<br />
nhân bị giảm thị lực nặng có thời gian từ lúc<br />
chấn thương đến lúc nhập viện là 50 tuần, 105<br />
bệnh nhân thị lực từ 6/10 trở lên có thời gian từ<br />
lúc chấn thương đến lúc nhập viện là 19 tuần.<br />
Cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm trên về<br />
thời gian nhập viện, sự khác biệt này là có ý<br />
nghĩa thống kê với p=0,009. Với kết quả này cho<br />
thấy bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang<br />
nếu nhập viện điều trị càng trể thì thị lực càng bị<br />
giảm nặng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Rò động mạch cảnh xoang hang ở nước ta<br />
chủ yếu là sau TNGT, nam giới trẻ tuổi chiếm đa<br />
số. Bệnh có thể chẩn đoán được bằng lâm sàng<br />
với các triệu chứng phổ biến là đỏ mắt, lồi mắt,<br />
và âm thổi ở mắt. Cận lâm sàng siêu âm<br />
Doppler tĩnh mạch mắt có thể phát hiện chính<br />
xác có dãn tĩnh mạch mắt. Bệnh có thể gây<br />
nhiều triệu chứng nặng ở mắt cũng như biến<br />
chứng nặng về thần kinh. Đa số các bệnh nhân<br />
nhập viện điều trị trể trung bình sau chấn<br />
thương 12 tuần. Thời gian từ lúc chấn thương<br />
đến lúc nhập viện điều trị càng dài càng làm<br />
nặng thêm tình trạng giảm thị lực.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />