![](images/graphics/blank.gif)
Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tỉ lệ rối loạn ăn uống trong những năm gần đây có sự gia tăng tại châu Á và khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tỉ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ về rối loạn ăn uống giữa các sinh viên y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Khương Quỳnh Long*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Mục tiêu: Tỉ lệ rối loạn ăn uống trong những năm gần đây có sự gia tăng tại châu Á và khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tỉ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ về rối loạn ăn uống giữa các sinh viên y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên đối tượng sinh viên y khoa chính quy Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP. HCM). Chọn ngẫu nhiên 2 lớp mỗi khối từ năm 1 đến năm 6, mời tất cả sinh viên trong 12 lớp được chọn tham gia nghiên cứu. Trong 690 bộ câu hỏi phát ra thì có 679 bộ câu hỏi hợp lệ và được đưa vào phân tích. Thang đo thái độ ăn uống Eating Attitudes Test (EAT-26) và điều tra Bulimic Bulimic Investigatory Test, Edinburgh (BITE) được dùng để khảo sát rối loạn ăn uống, thang đo Depression Anxiety and Stress Scales-21 (DASS-21) được sử dụng để đánh giá các rối loạn về stress, trầm cảm và lo âu. Kết quả: 30% sinh viên được xác định là có rối loạn ăn uống (EAT-26 ≥20 hoặc BITE ≥10). Mô hình đa biến theo phương pháp BMA (Bayesian Model Averaging) cho thấy sự liên quan giữa rối loạn ăn uống với vấn đề lo lắng người khác nhìn thấy mỡ thừa và rối loạn lo âu (p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Key words: eating disorders, BITE, EAT-26, mesical student, University of medicine and pharmacy ĐẶTVẤNĐỀ sức khỏe của họ, giảm khả năng học tập và cuối Rối loạn ăn uống liên quan đến lượng thực cùng ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân phẩm ăn vào không đủ hoặc quá mức gây hại sau khi tốt nghiệp dẫn đến cản trở nhiệm vụ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá phát triển chất lượng các dịch vụ y tế. Do đó, nhân. Có ba dạng rối loạn ăn uống thường gặp chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu là chứng chán ăn tâm thần, rối loạn ăn uống là xác định tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến bulimic và ăn uống vô độ. Rối loạn ăn uống rối loạn ăn uống. xuất hiện đầu tiên ở những nước phương Tây ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU nhưng trong những năm gần đây tỉ lệ này có Đối tượng nghiên cứu sự gia tăng tại châu Á và khu vực Đông Nam Sinh viên y khoa chính quy ĐH Y Dược TP. Á(1). Một số nghiên cứu đã đưa ra tỉ lệ rối loạn Hồ Chí Minh độ tuổi từ 19 đến 26 vào tháng ăn uống khía cạnh chán ăn tâm thần ở sinh 3/2019. Toàn trường có hơn 12.000 sinh viên, viên nữ dao động từ 4,0% tại Trung Quốc(2) trong đó y khoa có hơn 2.500 sinh viên. đến 40,2% tại Bangladesh(3). Tỉ lệ rối loạn Phương pháp nghiên cứu bulimic, ăn uống vô độ được báo cáo ở Brazil là 4,8% ở hai giới(4), riêng tại Hàn Quốc, một Thiết kế nghiên cứu quốc gia nổi tiếng về thẩm mĩ và làm đẹp thì tỉ Nghiên cứu cắt ngang. lệ này lên đến 28% ở nữ thiếu niên(5). Phương pháp chọn mẫu Rối loạn ăn uống thường xuất hiện trong Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu được tính theo những năm thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành. công thức ước tính một tỉ lệ với p = 0,28 (tỉ lệ Những rối loạn này ảnh hưởng đến cả hai giới, rối loạn ăn uống bulimic, rối loạn ăn uống vô trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Mặc dù độ ở nữ thiếu niên tại Hàn Quốc năm 2017 là đã xuất hiện từ lâu nhưng nguyên nhân chính 28%(5)), sai số cho phép d = 0,05; hệ số thiết kế xác của rối loạn ăn uống chưa được làm rõ. là 2; dự trù mất mẫu 10%; tính được cỡ mẫu Nhiều nghiên cứu chỉ ra những yếu tố liên cần lấy cho nghiên cứu là 690 sinh viên. quan đến vấn đề rối loạn ăn uống trên nhiều Trong số 42 lớp thuộc 6 khối từ năm 1 đến khía cạnh khác nhau: các mối quan tâm về năm 6, chọn ngẫu nhiên 2 lớp từ mỗi khối, trọng lượng và hình dáng của cơ thể, chỉ số tổng cộng 12 lớp. Sinh viên trong các lớp này khối cơ thể (BMI), kinh tế, vận động thể lực, sử được mời tham gia nghiên cứu. Những sinh dụng internet quá mức, mức độ trầm cảm, lo viên không hoàn thành đầy đủ 2 bộ câu hỏi âu và các vấn đề về lạm dụng chất kích EAT-26 và BITE; sinh viên từ nước khác đến thích(3,6,7). học tại trường và những sinh viên vắng mặt cả Tại Việt Nam, những thông tin về rối loạn ăn hai lần khỏa sát bị loại ra khỏi nghiên cứu. uống khá ít cũng như thông tin về các yếu tố liên Trong số 690 bộ câu hỏi được phát ra và có 679 quan chưa được tìm hiểu nhiều. Việc thiếu bộ câu hỏi hợp lệ, chiếm tỉ lệ 98,4%. thông tin như vậy có thể dẫn đến không có bằng Phương pháp thu thập số liệu chứng để đề xuất các biện pháp can thiệp thích Các sinh viên tham gia bằng cách trả lời bộ hợp. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4.000 bác sĩ câu hỏi tự điền trong khoảng 30 phút, sinh viên y khoa tốt nghiệp, họ chịu trách nhiệm chăm sóc đã được giải thích và kí vào bảng chấp thuận sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, rối loạn ăn uống tham gia nghiên cứu. là vấn đề mà các bác sĩ có thể mắc phải mà chính họ cũng phải biết cách khắc phục cho mình. Thông tin chung Ngoài ra, rối loạn ăn uống cũng ảnh hưởng đến Bộ câu hỏi gồm các thông tin về đặc điểm 107
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học dân số xã hội gồm giới; năm học; quê quán; trình Nội, trong nghiên cứu này cho thấy thang đo có độ học vấn của cha mẹ; số anh chị em; đánh giá độ tin cậy alpha Cronbach rất cao là 0,96(7). về thu nhập gia đình, mối quan hệ trong gia Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy độ tin đình; kết quả học tập; đánh giá cường độ học cậy cao với alpha Cronbach là 0,87. tập; hoạt động ngoại khóa; mối quan hệ với giáo Rối loạn Bulimic, ăn uống vô độ được viên và bạn bè; số lượng bữa ăn chính và bữa đánh giá qua thang đo BITE của Henderson và phụ mỗi ngày; tần suất ăn sáng; thời gian sử Freeman(13), thang đo gồm 30 câu hỏi về triệu dụng Internet cho giải trí; thời gian tập thể dục; chứng và 3 câu hỏi về mức độ (gồm câu 6, 7, tự đánh giá và đánh giá của người xung quanh 27). Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phân về cân nặng, hình dáng; sự trêu chọc, gây áp lực tích kết quả qua thang đo triệu chứng, mỗi câu về cân nặng, hình dáng. Chỉ số khối cơ thể BMI hỏi có 2 đáp án trả lời “có” và “không”; với được tính bằng thương số giữa cân nặng và bình mỗi câu trả lời “có” được tính là 1 điểm trừ các phương chiều cao, nghiên cứu này sử dụng cách câu 1, 13, 21, 23, 31 sẽ được tính 1 điểm nếu phân loại của WHO dành cho châu Á(8) (thiếu câu trả lời là “không”. Tổng điểm trong phạm cân: BMI
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ĐHYD TP. viên cảm nhận kinh tế gia đình là đủ sống HCM số: 17/ĐHYD-HĐĐĐ ngày 21/02/2019. (86,2%). Chỉ có 11 sinh viên cảm nhận mối quan KẾT QUẢ hệ gia đình là không tốt chiếm 1,6%. Số sinh viên khá trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất với Tỉ lệ nam trong nghiên cứu chiếm nhiều hơn 57,2%. Có đến hơn 80% sinh viên cảm nhận việc so với nữ (42,1%). Sinh viên năm 5, năm 6 chiếm học là nhiều và chỉ có 2,5% sinh viên cho rằng tỉ lệ cao hơn trong nghiên cứu. Về nơi ở, tỉ lệ sinh việc học là nhẹ nhàng. Gần 1/2 sinh viên hiếm viên ở trọ từ 2 người trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất khi tham gia hoạt động ngoại khóa, chỉ có 12,5% (43,9%), 23,6% sinh viên ở cùng gia đình hoặc sinh viên thường xuyên tham gia. 85% sinh viên người thân, các sinh viên còn lại ở kí túc xá đánh giá mối quan hệ với giảng viên là bình (21,2%) hoặc ở trọ một mình (11,3%). Về trình độ thường và tỉ lệ này ở mối quan hệ với bạn bè là học vấn của cha và mẹ có nét tương đồng, chiếm 53,2%. Bên cạnh đó tỉ lệ sinh viên đánh giá tốt cao nhất là nhóm cha mẹ có trình độ từ trung mối quan hệ với bạn bè cũng khá cao chiếm cấp trở lên (cha: 49,0%, mẹ: 44,8%). Chỉ một 44,6% (Bảng 1). phần nhỏ sinh viên (7,7%) là con một. Đa số sinh Bảng 1: Tỉ lệ rối loạn ăn uống và mối liên quan đơn biến với các yếu tố về đặc tính mẫu, gia đình, trường học (n=679) Rối loạn ăn uống Tổng n=679 OR Đặc điểm Có n=204, 30,0% Không n=475, P n (%) (KTC 95%) n (%) 70,0% n (%) Giới Nam 393 (57,9) 104 (51,0) 289 (60,8) 1 Nữ 286 (42,1) 100 (49,0) 186 (30,2) 0,017 1,49 (1,06 – 2,11) Năm học 1-2 192 (28,3) 63 (30,9) 129 (27,2) 1 3-4 206 (30,3) 65 (31,9) 141 (29,7) 0,163 0,87 (0,71 – 1,06) 5-6 281 (41,4) 76 (37,2) 205 (43,1) 0,016 0,58 (0,37 – 0,90) Nơi ở Trọ (một mình) 77 (11,3) 28 (13,7) 49 (10,3) 1 Trọ (≥ 2 người) 298 (43,9) 95 (46,6) 203 (42,7) 0,455 0,82 (0,48 – 1,38) Kí túc xá 144 (21,2) 46 (22,5) 98 (20,6) 0,507 0,82 (0,46 – 1,47) Ở với gia đình/người thân 160 (23,6) 35 (17,2) 125 (26,4) 0,019 0,49 (0,27 – 0,89) Trình độ học vấn của cha Dưới cấp 3 161 (23,7) 41 (20,1) 120 (25,3) 1 Cấp 3 154 (22,7) 56 (27,5) 98 (20,6) 0,037 1,67 (1,03 – 2,71) Trung cấp/Cao đẳng/ĐH/Sau ĐH 333 (49,0) 98 (48,0) 235 (49,5) 0,359 1,22 (0,80 – 1,89) Không rõ 31 (4,6) 9 (4,4) 22 (4,63) 0,679 1,20 (0,51 – 2 81) Trình độ học vấn của mẹ Dưới cấp 3 197 (29,0) 60 (29,5) 137 (28,8) 1 Cấp 3 156 (23,0) 57 (27,9) 99 (20,8) 0,229 1,31 (0,84 – 2,05) Trung cấp/Cao đẳng/ĐH/Sau ĐH 304 (44,8) 81 (39,7) 223 (47,0) 0,354 0,83 (0,56 – 1,23) Không rõ 22 (3,2) 6 (2,9) 16 (3,4) 0,758 0,86 (0,32 – 0,59) Số lượng anh/chị/em ruột Không (con một) 52 (7,7) 22 (10,8) 30 (6,3) 1 Một 279 (41,1) 75 (36,8) 204 (43,0) 0,027 0,50 (0,27 – 0,92) Hai 199 (29,3) 60 (29,4) 139 (29,3) 0,098 0,59 (0,31 – 1,10) Ba hoặc hơn 149 (21,9) 47 (23,0) 102 (21,5) 0,161 0,63 (0,33 – 1,20) Cảm nhận kinh tế gia đình Thiếu thốn 51 (7,5) 12 (5,9) 39 (8,2) 0,315 0,71 (0,36 – 1,39) 109
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học Rối loạn ăn uống Tổng n=679 OR Đặc điểm Có n=204, 30,0% Không n=475, P n (%) (KTC 95%) n (%) 70,0% n (%) Đủ sống 585 (86,2) 177 (86,8) 408 (85,9) 1 Dư dả 43 (6,3) 15 (7,3) 28 (5,9) 0,526 1,23 (0,64 – 2,37) Mối quan hệ gia đình Không tốt 11 (1,6) 1 (0,5) 10 (2,1) 0,138 0,21 (0,03 – 1,66) Bình thường 200 (29,5) 65 (31,9) 135 (28,4) 1 Tốt 468 (68,9) 138 (67,6) 330 (69,5) 0,438 0,89 (0,61 – 1,24) Học lực Xuất sắc/Giỏi 104 (15,3) 28 (13,7) 76 (16,0) 1 Khá 388 (57,2) 119 (58,4) 269 (56,6) 0,459 1,20 (0,74 – 1,95) TB-khá/TB/Yếu 187 (27,5) 57 (27,9) 130 (27,4) 0,523 1,19 (0,70 – 2,03) Cảm nhận việc học Nhẹ nhàng 17 (2,5) 7 (3,4) 10 (2,1) 1 Vừa sức 99 (14,6) 32 (15,7) 67 (14,1) 0,477 0,68 (0,24 – 1,96) Nhiều 563 (82,9) 165 (80,9) 398 (83,8) 0,296 0,59 (0,22 – 1,58) Tham gia hoạt động ngoại khóa Hiếm khi 327 (48,2) 92 (45,1) 235 (49,5) 1 Thỉnh thoảng 267 (39,3) 82 (40,2) 185 (38,9) 0,492 1,13 (0,79 – 1,61) Thường xuyên 85 (12,5) 30 (14,7) 55 (11,6) 0,199 1,39 (0,84 – 2,31) Mối quan hệ với giảng viên Không tốt 38 (5,6) 20 (9,8) 18 (3,8) 1 Bình thường 577 (85,0) 171 (83,8) 406 (85,5) 0,004 0,38 (0,20 – 0,73) Tốt 64 (9,4) 13 (6,4) 51 (10,7) 0,001 0,23 (0,10 – 0,55) Mối quan hệ với bạn bè Không tốt 15 (2,2) 1 (0,5) 14 (2,9) 1 Bình thường 361 (53,2) 116 (56,9) 245 (51,6) 0,069 6,63 (0,86 – 51,0) Tốt 303 (44,6) 87 (42,6) 216 (45,5) 0,097 5,64 (0,73 – 43,5) Tỉ lệ rối loạn ăn uống (EAT-26 ≥ 20 hoặc bình thường; 12,1% sinh viên thiếu cân; thừa BITE ≥10) trên sinh viên y khoa ĐH Y Dược cân, béo phì chiếm 23,7%. Về mảng đánh giá cân TP.HCM là 30%. Trong đó, 4,9% sinh viên chán nặng, hình dáng, người xung quanh có xu ăn tâm thần (EAT-26 ≥20); 28,9% sinh viên rối hướng đánh giá các sinh viên thiếu cân nhiều loạn Bulimic, ăn uống vô độ (BITE ≥10). Kết quả hơn so với sinh viên tự đánh giá (34,6% so với phân tích mối liên quan cho thấy giới tính; nơi ở; 27,7%). Hơn 1/3 sinh viên thỉnh thoảng hay học vấn của cha; số lượng anh/chị/em ruột và thường xuyên suy nghĩ về việc ăn kiêng và lo mối quan hệ với giảng viên liên quan có ý nghĩa lắng người khác nhìn thấy mỡ thừa ở vùng bụng thống kê với rối loạn ăn uống (p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 loạn lo âu. Mô hình tối ưu kế tiếp theo gợi ý của So với những sinh viên không bị rối loạn lo âu phương pháp BMA có xác suất là 9,4%. Những thì sinh viên bị rối loạn mức độ nhẹ có số chênh sinh viên thỉnh thoảng hay thường xuyên lo lắng rối loạn ăn uống là 2,52 (KTC 95% 1,45 – 4,36, người khác nhìn thấy mỡ thừa vùng bụng (eo) p=0,001), sinh viên bị rối loạn mức độ vừa đến có số chênh rối loạn ăn uống cao hơn nhóm hiếm nặng có số chênh rối loạn ăn uống là 4,52 (KTC khi lo lắng tương ứng là 2,5 (KTC 95% 1,63 – 95% 2,43 – 8,42, p 2 bữa 58 (8,6) 23 (11,3) 35 (7,4) 0,028 1,89 (1,07 – 3,32) Tần suất ăn sáng Hiếm khi 36 (5,3) 14 (6,9) 22 (4,6) 1 Thỉnh thoảng 156 (23,0) 61 (29,9) 95 (20,0) 0,981 1,01 (0,48 – 2,12) Thường xuyên 487 (71,7) 129 (63,2) 358 (75,4) 0,111 0,57 (0,28 – 1,14) Sử dụng Internet cho việc giải trí ≤ 3 giờ/ngày 230 (33,9) 56 (27,5) 174 (36,6) 1 > 3 giờ/ngày 449 (66,1) 148 (72,5) 301 (63,4) 0,021 1,53 (1,05 – 2,23) Thời gian tập thể dục mỗi tuần < 150 phút/tuần 492 (72,5) 144 (70,6) 348 (73,3) 1 ≥ 150 phút/tuần 187 (27,5) 60 (29,4) 127 (26,7) 0,474 1,14 (0,78 – 1,66) Phân loại BMI Thiếu cân 82 (12,1) 21 (10,3) 61 (12,8) 0,572 0,86 (0,50 – 1,47) Bình thường 436 (64,2) 125 (61,3) 311 (65,5) 1 Thừa cân, béo phì 161 (23,7) 58 (28,4) 103 (21,7) 0,084 1,40 (0,96 – 2,05) Tự đánh giá về cân nặng, hình dáng Gầy 188 (27,7) 39 (19,1) 149 (31,4) 0,676 0,91 (0,57 – 1,43) Cân đối 259 (38,1) 58 (28,4) 201 (42,3) 1 Thừa cân 232 (34,2) 107 (52,5) 125 (26,3)
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học Rối loạn ăn uống Tổng n=679 OR Đặc điểm Có n=204, 30,0% Không n=475, P n (%) (KTC 95%) n (%) 70,0% n (%) Bị chọc ghẹo, gây áp lực về hình dáng Hiếm khi 411 (60,5) 104 (51,0) 307 (64,6) 1 Thỉnh thoảng 183 (27,0) 62 (30,4) 121 (25,5) 0,032 1,51 (1,04 – 2,21) Thường xuyên 85 (12,5) 38 (18,6) 47 (9,9)
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 này ở nữ là 33,2% xấp xỉ với kết quả từ nghiên quá nhiều, đi ngược lại với mong muốn ngày cứu trên nữ sinh Hàn Quốc năm 2017 là 28%(5). càng trở nên mảnh hơn, chính điều này có thể Nghiên cứu này được thực hiện Hàn Quốc, nữ dẫn đến rối loạn ăn uống. sinh trung học có tuổi trung bình là 18, công cụ Vấn đề sức khỏe tâm thần, một lĩnh vực lớn sử dụng để đánh giá rối loạn ăn uống là BITE mà đã rất nhiều nghiêm cứu thực hiện, đa số các với ngưỡng điểm là 10. Một số nghiên cứu khác nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan mạnh báo cáo tỉ lệ rối loạn Bulimic, rối loạn ăn uống vô mẽ với rối loạn ăn uống. Riêng trong nghiên cứu độ thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng này, mô hình đa biến cho thấy mức độ rối loạn tôi. Báo cáo của Brandt và các cộng sự năm 2017 lo âu càng cao thì tỉ lệ mắc rối loạn ăn uống ở đưa ra 4,8% thanh thiếu niên tại Brazil có nguy nhóm đó càng nhiều. Chúng tôi đã chọn thời cơ cao mắc rối loạn ăn uống khía cạnh Bulimic, điểm lấy mẫu vào đầu học kỳ nên sẽ giảm thiểu ăn uống vô độ với thang đo BITE ở điểm cắt được tình trạng các rối loạn tâm thần này bị ảnh 20(4). Từ kết quả của những nghiên cứu này cho hưởng bởi sức ép từ thi cử, do đó kết quả này thấy việc chọn điểm cắt cho thang đo BITE cần hoàn toàn tin tưởng được. Từ những nghiên cứu được cân nhắc kĩ khi sử dụng. Trong nghiên cứu trước và nghiên cứu này cho thấy, vấn đề sức chuẩn hóa thang đo BITE tại Italia, tác giả khỏe tâm thần là yếu tố có mối liên quan chặt Orlandi cùng các cộng sự lựa chọn nhóm dân số chẽ đến rối loạn ăn uống. Con người ngày càng chung là học sinh và sinh viên có độ tuổi từ 14 chú trọng đến hình thể đẹp; lo lắng sẽ bị người đến 25, mẫu lâm sàng là những bệnh nhân ở các xung quanh bàn tán, chọc ghẹo; lo lắng không phòng khám rối loạn ăn uống khác nhau và biết làm thế nào để cơ thể trở nên cân đối, thon bệnh nhân béo phì đang điều trị giảm cân ngoại gọn hơn. Chính điều này dẫn đến những rối trú. Nghiên cứu này chỉ ra nếu sử dụng thang đo loạn trong chế độ ăn uống, họ áp đặt cho chính triệu chứng BITE ở ngưỡng điểm 10 thì có độ mình những quy tắc trong ăn uống. Nhưng cũng nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 93% và 55%, có thể giải thích theo chiều ngược lại, vì họ nếu ngưỡng điểm là 20 thì độ nhạy là 44% và độ không kiểm soát được chế độ ăn uống của mình đặc hiệu là 92%. Do đó thang đo này được xem nên càng trở nên lo lắng hơn. Vì nghiên cứu cắt là công cụ sàng lọc rối loạn ăn uống khía cạnh ngang không thể làm rõ mối quan hệ nhân quả Bulimic, ăn uống vô độ trong dân số chung và giữa hai yếu tố này nên thực hiện một nghiên cần thêm cuộc phỏng vấn chẩn đoán sau đó cho cứu đoàn hệ làm rõ vấn đề này là cần thiết. những đối tượng có điểm số từ 10 trở lên để Nghiên cứu này cũng không ránh khỏi chẩn đoán và phân loại dạng rối loạn ăn uống những hạn chế của một nghiên cứu cắt ngang thật sự(17). mô tả là kết quả không thể hiện mối quan hệ Yếu tố liên quan đến rối loạn ăn uống nhân quả giữa các yếu tố liên quan với rối loạn Kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn ăn uống cao ăn uống. Bộ câu hỏi tự điền nên sai lệch do quá hơn khi mức độ quan tâm đến cơ thể (lo lắng mỡ trình tự báo cáo và hồi tưởng có thể xảy ra. thừa) thường xuyên hơn. Nghiên cứu tại KẾTLUẬN Malaysia(18) năm 2016 cũng cho kết quả tương tự Rối loạn ăn uống ở sinh viên ĐH Y dược TP. khi chỉ ra điểm số trên thang đo hình thể tương Hồ Chí Minh là cao, từ đó cho thấy nhu cầu cấp quan thuận với điểm số thang đo rối loạn ăn thiết cần có những phương pháp can thiệp phù uống. Kết quả này rất hợp lí với thực tế khi mà hợp. Nghiên cứu cũng cho thấy những rối loạn hình ảnh về một vẻ đẹp lí tưởng ngày càng được tâm thần đó không chỉ chính nó ảnh hưởng đến chia sẻ rộng rãi, con người chú trọng hơn về sức khỏe của sinh viên mà nó còn dẫn đến hình dáng, cân nặng của mình, họ chú trọng hơn những vấn đề khác, trong đó có rối loạn ăn đến việc ăn uống và cảm thấy tội lỗi khi mình ăn uống. Vì vậy, không nhất thiết phải giải quyết 113
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học vấn đề rối loạn ăn uống mà phải có giải pháp 10. Le MTH, Tran TD, Holton S, Nguyen HT, Wolfe R, Fisher J (2017). "Reliability, convergent validity and factor structure of cho những rối loạn tâm thần bởi vì khi đó sẽ có the DASS-21 in a sample of Vietnamese adolescents". PLoS thể giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe của One, 12(7):e0180557. 11. Garner DM, Olmsted MP, Bohr Y, Garfinkel PE (1982). "The sinh viên. eating attitudes test: psychometric features and clinical TÀI LIỆU THAM KHẢO correlates". Psychol Med, 12(4):871-8. 12. Nasser M (1997). "The EAT speaks many languages: review of 1. Pike KM, Dunne PE (2015). "The rise of eating disorders in the use of the EAT in eating disorders research". Eat Weight Asia: a review". J Eat Disord, 3:33. Disord, 2(4):174-81. 2. Yu J, Lu M, Tian L, Lu W, Meng F, Chen C, et al (2015). 13. Henderson M, Freeman CP (1987). "A self-rating scale for "Prevalenve of disordered eating attitides among university bulimia. The 'BITE'". Br J Psychiatry, 150:18-24. students in Wuhu, China". Nutr Hosp, 32(4):1752-7. 14. Tseng MC, Fang D, Lee MB (2014). "Comparative validity of 3. Pengpid S, Peltzer K, Ahsan GU (2015). "Risk of eating the chinese versions of the bulimic inventory test edinburgh disorders among university students in Bangladesh". Int J and eating attitudes test for DSM-IV eating disorders among Adolesc Med Health, 27(1):93-100. high school dance and nondance students in Taiwan". Int J Eat 4. Brandt LMT, Fernandes LHF, Aragao AS, Aguiar YPC, Auad Disord, 47(1):105-11. SM, de Castro RD, et al (2017). "Relationship between Risk 15. Rosen JC, Jones A, Ramirez E, Waxman S (1996). "Body Shape Behavior for Eating Disorders and Dental Caries and Dental Questionnaire: studies of validity and reliability". Int J Eat Erosion". Scientific World Journal, pp.1656417. Disord, 20(3):315-9. 5. Jung JY, Kim KH, Woo HY, Shin DW, Shin YC, Oh KS, et al 16. Ko N, Tam DM, Viet NK, Scheib P, Wirsching M, Zeeck A (2017). "Binge eating is associated with trait anxiety in Korean (2015). "Disordered eating behaviors in university students in adolescent girls: a cross sectional study". BMC Womens Health, Hanoi, Vietnam". J Eat Disord, 3:18. 17(1):8. 17. Orlandi E, Mannucci E, Cuzzolaro M (2005). "Bulimic 6. Liao Y, Knoesen NP, Castle DJ, Tang J, Deng Y, Bookun R, et Investigatory Test, Edinburgh (BITE). A validation study of al (2010). "Symptoms of disordered eating, body shape, and the Italian version". Eat Weight Disord, 10(1):e14-20. mood concerns in male and female Chinese medical 18. Manaf NA, Saravanan C, Zuhrah B (2016). "The prevalence students". Compr Psychiatry, 51(5):516-23. and inter-relationship of negative body image perception, 7. Pengpid S, Peltzer K (2018). "Risk of disordered eating depression and susceptibility to eating disorders among attitudes and its relation to mental health among university female medical undergraduate students". JCDR, 10(3):VC01. students in ASEAN". Eat Weight Disord, 23(3):349-355. 8. World Health Organization expert consultation (2004) "Appropriate body-mass index for Asian populations and its Ngày nhận bài báo: 22/11/2019 implications for policy and intervention strategies". Lancet, 363(9403):157-163. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2019 9. SH Lovibond, PF Lovibond (1995). "Manual for the Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 depression anxiety stress scales". Psychology Foundation, Sydney. 114
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngộ Ðộc thức ăn do salmonella
7 p |
256 |
93
-
Ăn uống phòng ngừa bệnh gút
8 p |
162 |
36
-
Phát hiện sớm các rối loạn tâm thần
8 p |
161 |
29
-
Món ăn cho người rối loạn nhịp tim
5 p |
190 |
27
-
Rối loạn giấc ngủ : Nguyên nhân và cách điều trị
5 p |
164 |
23
-
Bài giảng Các rối loạn do dinh dưỡng không hợp lí, một số bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng
36 p |
159 |
20
-
Các bệnh trẻ hay gặp khi mới đến trường
3 p |
111 |
13
-
Bài giảng Khám và điều trị các bệnh không lây - BS. Nguyễn Bá Hợp
54 p |
104 |
13
-
Rối loạn ăn uống - Phần 1
8 p |
157 |
9
-
Rối loạn ăn uống ở tuổi trung niên
5 p |
97 |
5
-
Những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ con
5 p |
81 |
5
-
Chứng Rối loạn ăn uống: cuộc chiến của một phụ nữ
14 p |
70 |
4
-
Rối loạn ăn uống - Phần 2
9 p |
120 |
3
-
Rối loạn ăn uống thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi
3 p |
86 |
3
-
Những thói quen ăn uống khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn
5 p |
96 |
2
-
Bệnh gout và chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu
5 p |
103 |
2
-
Các chứng rối loạn ăn uống ở Úc (Eating disorders in Australia)
5 p |
72 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)