Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường nội trú
lượt xem 8
download
Bài viết trình bày xác định tần suất rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các bệnh nhân nội trú tại khoa nội tiết, gồm 154 bệnh nhân đái tháo đường từ tháng 5/2018 – 8/2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường nội trú
- 99 RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ Phạm Ngọc Hoa, Phan Văn Bé, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hợp TÓM TẮT Mục tiêu: xác định tần suất rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các bệnh nhân nội trú tại khoa nội tiết, gồm 154 bệnh nhân đái tháo đường từ tháng 5/2018 – 8/2018. Kết quả: tần suất các rối loạn lipid máu gồm tăng cholesterol, tăng TG, giảm HDLc, tăng LDLc lần lượt là 29,2%; 66,8%; 75,9%; 18,8%. Kết luận: tần suất rối loạn lipid máu còn cao trên các bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. ASTRACT Ojective: to estimate the prevalence dyslipidemie in diabetic patients. Patient and methods: Design: cross- sectional study :154 patients with diabetes mellitis were recruited at endocrinology department of An Giang general hospital from 5/2018 to 8/2018. Result: The prevalence of increased cholesterol, increased TG , decreased HDL , increased LDL was 29,2%;66,8%; 75,9%; 18,8%. Conclusion: The prevalence of dyslipidemie was high in patients with diabetes mellitus treated at An Giang general hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Lipid là từ dùng để miêu tả chất mỡ và các chất có cấu trúc giống mỡ như dầu sáp, mỡ, sáp… Lipid hiện diện trong phần lớn các tổ chức và thể dịch của cơ thể người, động vật và trong thực phẩm sử dụng hàng ngày. Lipid không tan trong nước nhưng có thể tan trong các dung môi hữu cơ như ete, chloroform, benzen… Lipid máu là nguồn năng lượng cung cấp 25-30% tổng năng lượng cơ thể lưu hành dưới 2 dạng (1) Lipid đơn như cholesterol, acid béo bão hòa, đơn và đa không bão hòa và (2) Lipid phức gồm cholesterol ester, triglycerids và phospholipid, trong đó cholesterol và triglycerid (TG) là thành phần chính. Vì không tan trong nước, để có thể đến các cơ quan, các thành phần lipid được vận chuyển thông qua lipoprotein vận chuyển. Có 5 loại lipoprotein chính gồm: HDL, LDL, IDL, VLDL và chylomicrons, trong số này LDL là lipoprotein có cholesterol chiếm 75% cholesterol mang bởi các hạt non-HDL, 25% còn lại của non-HDL-C chứa trong hạt giàu TG gồm VLDL, IDL, chylomicrons và chylomicron thừa. Các lipoprotein vận chuyển lipid đến được cơ quan nhờ liên kết với thụ thể, trong đó các lipoprotein chứa nhiều cholesterol như LDL xâm nhập qua lớp
- 100 tế bào nội mạc mạch máu gây tổn thương thành mạch, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch xơ vữa (BTMXV = AtheroSclerotic CardioVascular Disease =ASCVD ), là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế cho con người trên toàn thế giới. Theo các khuyến cáo trước đây rối loạn lipid máu (RLLPM) được định nghĩa là sự tăng bất thường trong máu nồng độ các thành phần như cholesterol toàn phần (TC), LDL – cholesterol (LDL.C) và/ hoặc tăng triglycerid (TG), và/ hoặc giảm HDL-cholesterol (HDL.C). Tuy nhiên, các khuyến cáo gần đây đã bổ sung thêm hai thành phần: tăng Non HDL.C và ApoB. Rối loạn các thành phần lipid kéo dài sẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong đó tổn thương xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng mạch máu là nguyên nhân chủ yếu của BTMXV. RLLM theo NCEP ATR III – 2001 là khi rối loạn các thành phần lipid máu: tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL, giảm HDL. Trị số (bình thường) mg/dl mmol/l Cholesterol
- 101 Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết trên lâm sàng thì cần phải lặp lại các XN một lần nữa vào ngày khác. Định nghĩa biến kết cục: đo Lipid máu lúc bụng đói gồm Cholesterol, triglycerid, LDL, HDL. RLLM theo NCEP ATR III – 2001 là khi rối loạn một trong các thành phần lipid máu: tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL, giảm HDL. Trị số (bình thường) mg/dl mmol/l Cholesterol
- 102 nhân tăng cholesterol là 45/154, tỉ lệ 29,2%). LDL C: 3,53 mmol/l ( số bệnh nhân tăng LDL.c là 29/154, tỉ lệ 18,8%). HDL: 1,46 mmol/l (117/154 tỉ lệ 75,9% có HDL.c thấp ) Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới N % Tuổi (năm) =60 98 63,7 Trung bình: 63.8 Giới Nữ 100 64,9 Nam 54 35,1 Nhận xét: Có 56 BN 60 tuổi (63,7%), nữ 100 BN (64,9%) nam 54 BN (35,1%). Bảng 2: đặc điểm RLLPM N % Cholesterol Không tăng 109 70,8 mmol/l Tăng 45 29,2 TG mmol/l Không tăng 51 33,3 Tăng 103 66,7 HDLc mmol/l Không giảm 37 24,1 Giảm 117 75,9 LDLc mmol/l Không tăng 125 81,2 Tăng 29 18,8 RLLPM 67 Không RLLPM 23 Nhận xét: Tỉ lệ tăng Cholesterol, TG, giảm HDL, tăng LDL lần lượt là:29,2%; 66,7%; 75,9% và 18,8%.
- 103 BÀN LUẬN ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose nhưng kéo theo các rối loạn chuyển hóa khác do nhiều nguyên nhân như: kháng insulin, stress oxy hóa… trong đó thường gặp nhất là rối loại chuyển hóa lipid (4,5,6,7). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid nói chung là 67%. Trong đó tăng cholesterol là 29,2%, tăng TG: 66,8%, giảm HDLc 75,9%, tăng LDLc là 18,8%. Theo nghiên cứu của PROCAM, nếu tăng TG lên 1mmol/l, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 14-32%. Bệnh nhân ĐTĐ chưa được dùng insulin hoặc thuốc hạ glucose máu thường tăng TG và có mức HDLc thấp. LDLc có vai trò trong bệnh lý tim mạch, làm tăng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Cholesterol toàn phần được dùng để đánh giá nguy cơ nhưng không phải là mục tiêu điều trị, mục tiêu điều trị chính là LDLc (1,2,3). RLLPM nói chung không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, việc chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm. Ở BN ĐTĐ 1 nếu kiểm soát đường huyết tốt thường ít khi gây RLLPM, nếu kiểm soát đường huyết kém thường tăng TG, giảm HDL, tăng cholesterol. Ở BN ĐTĐ 2 thường kèm RLLPM mặc dù đã được kiểm soát tốt đường huyết (2,3,4). Theo nghiên cứu của Văn, Thanh Hương (2) tỉ lệ RLLPM là 65,3%, cholesterol tăng 40%, tăng TG 53%, giảm HDL 20%, tăng LDL 42,9 %. Nghiên cứu của Toàn (3) tăng cholesterol 21,1%, tăng TG 18,4%, giảm HDL 10,6%, tăng LDL 14,8% so với chúng tôi là 29,2%; 66,8%; 75,9% và 18,8%. KẾT LUẬN RLLPM thường không có triệu chứng đặc trưng, hầu hết là những triệu chứng mượn của các cơ quan khác vì xơ vữa động mạch là một bệnh toàn thân. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng của bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch cảnh. Khi TG tăng cao > 11,3mmol/l ( > 1000 mg/dl) có thể gây viêm tụy cấp. Do đó tất cả các đối tượng lớn hơn 20 tuổi cần xét nghiệm bilan lipid máu và lặp lại mỗi 5 năm một lần nếu bình thường. Tất cả bệnh nhân đái tháo đường phải điều trị RLLPM theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Thế giới tùy theo lứa tuổi và bệnh nhân có nguy cơ bệnh TMXV hay bệnh lý tim mạch (4,5,6,7,8). Bệnh nhân ĐTĐ ở mọi lứa tuổi có bệnh BTMXV cần sử dụng liệu pháp statin cường độ cao phối hợp với thay đổi lối sống. Đối với bệnh nhân ĐTĐ < 40 tuổi có các yếu tố nguy cơ BTMXV, xem xét sử dụng liệu pháp statin cường độ trung bình hoặc cường độ cao phối hợp với thay đổi lối sống. Đối với bệnh nhân ĐTĐ độ tuổi 40 -75 không có yếu tố nguy cơ BTMXV, xem xét sử dụng liệu pháp statin cường độ cao phối hợp với thay đổi lối sống. Đối với bệnh nhân ĐTĐ >75 tuổi không có yếu tố nguy cơ BTMXV, xem xét sử dụng liệu pháp statin cường độ cao phối hợp với thay đổi lối sống.
- 104 Đối với bệnh nhân ĐTĐ ở tuổi >75 năm có các yếu tố nguy cơ BTMXV, xem xét sử dụng liệu pháp statin cường độ trung bình hoặc cao phối hợp với thay đổi lối sống (4,5,6,7,8). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Thủy (2008): Rối loạn chuyển hóa lipid máu, chuyên ngành Nội tiết và chuyển hòa, Nhà xuất bản Đại học Huế. 2. Nguyễn Khoa Biện Văn, Nguyễn Thanh Hương (2009), nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai, báo cáo nghiên cứu Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam lần V. 3. Trần Kế Toàn (2012), nghiên cứu lilan lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có béo phì và không béo phì, Đại học Y Dược Huế. 4. Dyslipidemia in Type 2 Diabetes: Joe M. Chehade, Margaret Gladysz, Arshag D Mooradian, Prevalence, Pathophysiology, and Management, Published 2013 in Drugs. 5. HJ Warraich, Haiher, JS Rana, Dyslipidemia in diabetes mellitus and cardiovascular disease, Cardiovascular Endocrinology, 2017 - ingentaconnect.com 6. National lipid association recommendations for patient-centered management of dyslipidemia: part 1-full report. Journal of Clinical Lipidoligy, Vol-, No-, -2015. 7. Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults. 2013 ACC/AHA Journal of the American College of Cardiology. 8. The IDF consensus worldwide definition of the metabolic syndrome, International Diabetes Federation, 2006.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 17
8 p | 368 | 36
-
Bài giảng Cập nhật điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường: Vai trò của statin ADA 2018 - Bs. Trần Quang Khánh
25 p | 28 | 6
-
Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
7 p | 51 | 5
-
Nghiên cứu tính phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 8 | 5
-
Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 21 | 4
-
Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
11 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu tình hình sử dung thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
12 p | 7 | 3
-
Rối loạn lipid máu trên người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2022
6 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022
9 p | 16 | 3
-
Hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu
6 p | 33 | 3
-
Thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu
6 p | 38 | 2
-
Hình ảnh siêu âm gan và hoạt độ AST, ALT, GGT huyết thanh của một số bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, năm 2020
5 p | 29 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện Nhân Ái năm 2019
8 p | 42 | 2
-
Rối loạn lipid máu trên bệnh nhi mắc hội chứng thận hư kháng steroid
5 p | 42 | 2
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
6 p | 5 | 2
-
Đánh giá tỷ lệ và phân loại rối loạn lipid máu trên bệnh nhân hội chứng thận hư không đơn thuần
7 p | 4 | 2
-
Mô tả thực trạng người bệnh rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Tây Ninh năm 2022
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn