Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại Miền Trung Việt Nam<br />
<br />
Thu-Ba Huỳnh1, Hoàng Huy Tuấn2, Lê Thu Hà2, Rodney Keenan1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Trường Lâm nghiệp và Khoa học hệ sinh thái, Đại học Melbourne, Australia.<br />
2<br />
Đại Học Nông Lâm Huế.<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
huynht@unimelb.edu.au<br />
<br />
Từ khóa<br />
Rừng trồng quy mô hộ gia đình, sinh kế, tác động của rừng trồng<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Việt Nam đã nổi lên từ một trong số các nước nghèo nhất trên thế giới<br />
thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình đang phát triển nhanh<br />
chóng. Trong khi các chính sách giảm nghèo đã thành công từ thế kỷ trước,<br />
dự báo đến năm 2020, bản chất của thách thức giảm nghèo đang thay đổi<br />
126 với các hộ nghèo còn lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Ngân hàng Thế<br />
giới năm 2017). Tại Việt Nam, sản xuất lâm nghiệp dựa vào trồng rừng sản<br />
xuất (trồng rừng kinh tế) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế<br />
và xóa đói giảm nghèo (Bộ NN&PTNT, 2015). Thách thức chính của Việt<br />
nam và các quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á là tối đa hóa lợi ích từ<br />
trồng rừng cho các hộ gia đình, cho bảo vệ môi trường và toàn bộ nền<br />
kinh tế. Đại học Melbourne và các đối tác nghiên cứu tại Australia, Lào và<br />
Việt Nam đang triển khai dự án nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách rừng<br />
trồng nhằm cân bằng nhu cầu giữa hộ gia đình, công nghiệp chế biến gỗ<br />
và môi trường ở Lào và Việt Nam” do ACIAR tài trợ. Dự án có ba mục tiêu:<br />
(1) xây dựng chính sách và thể chế đối với phát triển rừng trồng; (2) phân<br />
tích các tác động tích cực và tiêu cực đối với xã hội, kinh tế và môi trường<br />
với các cách tiếp cận phát triển rừng trồng khác nhau và (3) tạo ra mạng<br />
lưới nghiên cứu chính sách nhằm xây dựng năng lực phân tích chính sách<br />
rừng trồng, cũng như năng lực xây dựng và thực hiện chính sách.<br />
<br />
Tiếp cận nghiên cứu<br />
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, tỉnh Thừa Thiên Huế có 70.830,8<br />
ha rừng trồng, trong đó có 24.170,9 ha được quản lý bởi hộ gia đình1; tỉnh<br />
<br />
1<br />
UBND tỉnh Quảng Tri. (2017). Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 về<br />
việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Trị.<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Quảng Trị có 91.431,0 ha rừng trồng, trong đó có 32.391.4 ha được quản<br />
lý bởi hộ gia đình2. Hầu hết các hộ gia đình trồng các loài Keo (chủ yếu là<br />
Keo lai) với chu kỳ kinh doanh ngắn (4-5 năm) để cung cấp nguyên liệu<br />
cho sản xuất dăm, giấy. Khung sinh kế bền vững (Scoones, 1998) được áp<br />
dụng để thực hiện nghiên cứu này. Để giải quyết mục tiêu thứ hai, chúng<br />
tôi đã tiến hành điều tra hộ gia đìnhvà thảo luận nhóm. Tổng số 150 hộ gia<br />
đình được chọn ngẫu nhiên ở 6 thôn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (100 hộ) và<br />
Quảng Trị (50 hộ) để điều tra. Một cuộc thảo luận nhóm (với đại diện từ<br />
15-20 hộ gia đình) đã được tổ chức tại mỗi thôn. Mục đích là định lượng<br />
các “nguồn vốn” sinh kế và sự đóng góp của rừng trồng cho kinh tế hộ<br />
gia đình, phúc lợi cộng đồng và môi trường. Dữ liệu ở cấp độ hộ gia đình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
được phân tích và kết hợp với dữ liệu từ các hợp phần khác của dự án<br />
(như chính sách, chuỗi cung ứng và phân tích trên toàn nền kinh tế) nhằm<br />
hỗ trợ xây dựng các lựa chọn chính sách và các khuyến nghị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
127<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Thành phần sinh kế hộ gia đình Hình 2: Khảo sát/Phỏng vấn hộ gia đình tại<br />
huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
Kết quả<br />
Rừng trồng đem lại những đóng góp đáng kể về kinh tế, xã hội và phúc<br />
lợi cho sinh kế của các hộ gia đình được khảo sát. Tính bình quân, hầu<br />
hết các hộ gia đình có 3-4 ha đất rừng. Rừng trồng và tiền công lao động<br />
từ trồng rừng là hai nguồn thu nhập chính. Tính trung bình, bán gỗ tạo<br />
nguồn thu hơn 5 triệu VND/năm/hộ (chiếm 25% tổng thu nhập hộ gia<br />
đình hàng năm, Hình 1). Thu nhập tăng lên với những hộ được giao đất<br />
để trồng rừng. Do đó nguồn thu nhập chính của hộ nghèo vàhộ có ít đất<br />
hoặc không có đất để trồng rừng là nguồn tiền làm thuê từ trồng rừng,<br />
<br />
2<br />
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2016). Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày<br />
18/10/2016 về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên<br />
Huế.<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
chăm sóc rừng trồng, và khai thác rừng trồng. Xấp xỉ 90% những người<br />
được hỏi cho rằng cuộc sống của họ được cải thiện hơn 5 năm trước đây,<br />
với 82% thu nhập từ rừng trồng, đây cũng là nguồn thu nhập chính để cải<br />
thiện sinh kế.. Khoảng 26% hộ gia đình được phỏng vấn chưa hài lòng với<br />
quá trình giao đất lâm nghiệp và mong muốn có nhiều đất hơn nữa để<br />
trồng rừng.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Rừng trồng nói chung có tác động tích cực đối với sinh kế và cuộc sống<br />
của các hộ gia đình được khảo sát. Ngoài nguồn vốn tài chính, các lợi<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ích có được bao gồm nguồn vốn vật chất (tức là tài sản hộ gia đình) và<br />
nguồn vốn xã hội (thông qua sự hợp tác, và trao đổi giữa các thành viên<br />
cộng đồng liên quan đến trồng, chăm sóc rừng…) . Các hộ gia đình có<br />
mức độ an toàn tài chính tốt hơn và được sở hữu đất (được trao quyền<br />
sử dụng đất), cho phép dễ tiếp cận hơn với các khoản vay vốn ngân hàng<br />
và tiếp cận đất đai trong tương lai của con cái họ. Điều thú vị là, những<br />
người trả lời phỏng vấn đề cập đến nhiều tác động tâm lý tích cực từ việc<br />
trồng rừng. Hy vọng tương lai tốt đẹp hơn thường được đề cập đến như<br />
là nguồn cảm hứng từ việc trồng rừng và nâng cao sự tự tin và tự trọng,<br />
vị thế xã hội và khả năng ảnh hưởng tích cực đến các thành viên khác ở<br />
128 cộng đồng.<br />
<br />
Khuyến nghị chính sách3<br />
- Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển trồng rừng bằng cách cung cấp diễn<br />
đàn đối thoại chính sách liên quan đến rừng trồng, giao đất giao rừng<br />
giữa các , các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Chính quyền địa<br />
phương và các hộ gia đình .<br />
<br />
- Các chính sách trồng rừng thuận lợi cho hộ nghèo cần phải vượt ra khỏi<br />
mục tiêu cải thiện thu nhập và bao gồm các giải pháp nhằm cải thiện các<br />
nguồn vốn sinh kế, đặc biệt là năng lực ra quyết định tốt hơn ở cấp độ hộ<br />
gia đình.<br />
<br />
Nghiên cứu này sẽ tạo khuôn khổ đánh giá lợi ích và các tác động khác<br />
nhau của trồng rừng đối với sinh kế địa phương, nắm bắt được những<br />
chính sách về quyền sở hữu tài sản. Khuôn khổ này cũng được sử dụng tại<br />
các khu vực khác ở Việt Nam, bao gồm Tây Bắc, nơi đói nghèo và các vấn<br />
đề về tài sản vẫn còn tồn tại, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
<br />
3<br />
Danh sách đầy đủ các đáp ứng chính sách có trong Tài liệu Dự án “Trồng rừng tại Việt nam: Khuôn khổ<br />
chính sách”. Có thể tải xuống từ trang web dự án tại http://lao-vietplantation.org/<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bộ NN& PTNT. (2015). Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp, 2014. Hà nội,<br />
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.<br />
2. Ngân Hàng Thế giới (2017). Duy trì bền vững thành công: Những ưu tiên cho<br />
phát triển bao trùm và bền vững, Hà nội, Việt Nam, Ngân Hàng Thế giới<br />
3. Scoones, I. (1998). Khuôn khổ sinh kế nông nghiệp bền vững cho phân tích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
129<br />