Sa mạc hóa
lượt xem 236
download
Sa m c ạ hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sa mạc hóa
- Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi. Nguyên do Một số nguyên do gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay (Thế Holocen). Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm (soil salinity) và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. Đất sa mạc thường có biên giới rõ rệt với miền kế cận nhưng cũng có khi vùng sa mạc tiếp giáp một vùng chuyển tiếp rồi mới đến vùng đất ẩm nên miền ven sa mạc khó ấn định hơn. Vùng chuyển tiếp ở ven sa mạc này thường có hệ sinh thái mong manh. Đây cũng là nơi có nhiều tiểu khí hậu. Thí dụ như: cồn cát cao có thể che khuất gió cho một thửa đất trũng, và từ đó tạo điều kiện cho cây cỏ mọc xen vào. Đến khi có mưa thì vùng có thảo mộc sẽ có nhiệt độ mát hơn. Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị giao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa soi mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh. Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung lên trên không rồi rơi xuống. Chính động tác tung lên sẽ làm giao động thêm, khuếch đại lượng cát bị xô đẩy. Kết quả là lũ cát khi cả một cồn cát trườn vào. Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét tương tự như hiện tượng tuyết truồi (avalanche). Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuồng triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên. Hạn hán có khi bị ngộ nhận là nguyên do của tiến trình sa mạc hóa. Hạn hán phải nói là góp phần trong tiến trình đó nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạt con người trên môi trường thiên nhiên. Theo địa chất học thì trước thời kỳ văn minh nhân loại, không có bằng chứng khoa học nào để nói rằng diện tích sa mạc đang lan rộng thêm. Chỉ sau khi con người thay đổi môi sinh ta mới thấy hiện tượng sa mạc hóa.
- Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng. Chính là nạn lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất như trong trường hợp chăn nuôi mục súc quá tải và nạn nhân mãn đã tăng cường tốc độ sa mạc hóa ở vùng ven sa mạc. Dân du mục khi muốn thoát vùng sa mạc khô cằn thường đưa đàn mục súc đến vùng ven để sinh sống nhưng chính động tác đó đã làm sa mạc thêm rộng lớn và họ đã vô tình mang cái khô cằn của sa mạc theo với họ. Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi. Thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ thổ diêm (soil salinity). Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi. Thời lịch sử Những sa mạc lớn trên thế giới hình thành một cách tự nhiên qua hàng nghìn năm, không do sinh hoạt con người. Diện tích sa mạc khi rộng, khi hẹp nhưng đã ổn định vì khí hậu và thảm thực vật. Sa mạc Sahara theo khảo cổ học thì từng là một bình nguyên cỏ mọc (savanna) rồi biến thành sa mạc tùy theo vũ lượng. Tuy nhiên từ khi con người có mặt và thay đổi môi trường thiên nhiên, các vùng sa mạc ngày càng lớn rộng với tốc độ nhanh chưa từng có. Hiện trạng Vào thập niên 1930 tại Hoa Kỳ, vì quá tải chăn nuôi mục súc và canh nông ở vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ cùng với cơn hạn hán dài hạn, kết quả là trận "Dust Bowl" vĩ đại làm hư hại đất canh nông và hàng chục nghìn người phải xiêu tán. Sau đó với nhiều cải tiến về lối canh tác đất và sử dụng nước con người đã phản ứng kịp thời nên vấn nạn Dust Bowl không còn tái diễn. Tuy vậy ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người. Nạn nhân mãn và phép hỏa canh làm rẫy ở vùng nhiệt đới là nguyên do chính của nạn phá rừng. Khi đã mất thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị soi mòn, mất chất màu và cuối cùng là biến thành sa mạc. Hiện tượng này rõ nhất ở vùng cao nguyên Madagascar nơi 7% diện tích là đất cằn đồi trọc, không còn khả năng trồng cấy được nữa.
- Nạn quá tải mục súc là vấn nạn ở Phi châu như vùng núi Waterberg ở Nam Phi và dải Sahel. Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía nam với tốc độ 45 km/năm. Các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan, Turkmenistan, Iran và Uzbekistan cũng bị ảnh hưởng nặng. Riêng Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa. Tàu mắc cạn vì biển Aral ở Trung Á cạn nước Biện pháp Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái (Biodiversity Action Plans). Các biện pháp ứng dụng thường nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được. Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. Vùng Sahel ở Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi. Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao (high efficiency). Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển. Sa mạc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Ốc đảo tại Texas Để biết về hình thức hát, xem hát sa mạc. Sa mạc là vùng có lượng mưa rất ít, môi trường hết sức khắc nghiệt. Lượng mưa thường 0-25 mm/năm do vậy nước ở sa mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước. Khí hậu thường nóng có thể tới 58°C như ở sa mạc Mexico, Turfan (Thổ Nhĩ Kỳ) nhiệt độ ban ngày mùa hạ lên tới 82,3°C, có nơi lại lạnh đến –45°C như ở sa mạc Gobi thuộc Châu Á. Ở vùng sa mạc Sinai, biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80°C, đất đai cằn cỗi. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích trái đất (lục địa) là sa mạc. Người ta thường dùng lạc đà làm phương tiện di chuyển trong sa mạc. Các loại sa mạc Vào năm 1953 Peveril Meigs đã chia những sa mạc trên Trái Đất thành ba loại dựa theo lượng mưa mà chúng nhận được. Trong hệ thống đã được chấp nhận rộng rãi này, các hoang mạc có tối thiểu 12 tháng liên tiếp không mưa, những vùng sa mạc có lượng mưa trung bình năm ít hơn 250mm. Những bán hoang mạc có lượng mưa vào khoảng 250mm đến 500mm. Các bán hoang mạc thương được coi như những đồng cỏ khô. Phương pháp đo chỉ đơn giản dựa vào lượng mưa không thể cung cấp một định nghĩa rõ ràng về việc một sa mạc là gì vì việc khô hạn cũng phụ thuộc vào sự bay hơi, một phần phụ thuộc vào thời tiết Các sa mạc lớn trên thế giới • Great Victoria - tây nam Châu Úc 390.500 km² • Gibson, Great Victoria, Simpson - trung tâm Châu Úc • Tanami - Bắc Châu Úc • Chihuahua, Mexico/tây nam nước Mỹ 360.000 km² • Takla Makan Bắc Trung Quốc 360.000 km² • Sonoran Mexico/tây nam nước Mỹ 310.000 km² • Kalahari tây nam Châu Phi 260.000 km²
- • Kyzyl Kum Uzbekistan 260.000 km² • Thar Ấn Độ/Pakistan 260.000 km² • Simpson Châu Úc 100.000 km² • Mohave tây nam nước Mỹ 52.000 km² • Atacama (Chile). • Libyan, (Châu Phi). • Al-Dahna, Ả Rập • Nefud, Bắc Ả Rập • Judean - Đông Israel và Khu Bờ Tây • Negev - Nam Israel • Kavir-e Lut, Đông Nam Iran. • Dasht-e Kavir (Iran). • Kara Kum (trung tâm Châu Á) • Kyzyl Kum ( Kazakhstan và Uzbekistan.) • Taklamakan - Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc) • Tabernas, Almería, Tây Ban Nha Việt Nam đối mặt với sa mạc hoá cục bộ (Theo An ninh thủ đô ) Theo đó, Việt Nam hiện còn khoảng hơn 9 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát có liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc. Cũng theo trung tâm này, hiện Việt Nam đã xuất hiện sa mạc hoá cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích sa mạc hoá lớn nhất cả nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn đối với nền nông nghiệp của nước ta hiện nay. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có ít đất nông nghiệp, đứng thứ 159 trên thế giới. Làm gì khi Việt Nam bị sa mạc hóa Sa mạc hóa tác động ảnh hưởng đến 9,3 triệu ha đất và 22 triệu người Việt Nam. Việt Nam được nhận định là một trong năm nước chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc biến đổi khí hậu toàn cầu. Bất cứ ai khi nghe, đọc những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng đều không khỏi ...giật mình lo lắng; và sự lo lắng càng tăng theo chiều hướng bất lợi khi cuộc họp giữa 100 nước về vấn đề cắt giảm khí thải toàn cầu tại Copenhaghen - Đan Mạch vừa qua đã không đi tới thỏa hiệp chung nhất. An nguy cho bình yên xã hội
- Biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy những ngày này khi miền Bắc đang phải đứng trước nguy cơ hạn hán kéo dài khi thước đo mực nước dự trữ tại thuỷ điện Hòa Bình đã xuống ở mức “chạm đáy”, những vùng đất được coi là “đồng chiêm trũng” phải chịu cảnh phơi mình nứt nẻ thì miền Nam lại đang phải hứng chịu cảnh triều cường, ngập lụt. Còn miền Trung thì sao? khi theo con số thống kê những cơn bão càng ngày càng ở mức năm sau ....mạnh hơn năm trước. Thiên tai, bão lụt đã phần nào làm đảo lộn sự phát triển bình thường của xã hội bởi sự di dân của những cư dân vùng bão rời làng quê đến làm ăn, sinh sống tại các đô thị lớn, các khu công nghiệp.... Sự phình to của các đô thị quá tải, các khu công nghiệp đã làm nảy sinh những vấn đề tất yếu như : ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp....cùng nhiều vấn đề an sinh xã hội khác. Bình yên xã hội đang trở thành điều quý giá hơn vàng trong một thế giới đầy biến động khi mà loài người hàng ngày vẫn bị ám ảnh bởi chiến tranh, bạo lực bất công và nghèo đói. Và như một quy luật tất yếu đã xảy ra từ khi hình thành xã hội loài người cho đến nay những người nông dân cổ cày vai bừa, một nắng hai sương. những người dân nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc biến đổi khí hậu này. Người ta cứ mải miết đi tìm những giải pháp mang tính vĩ mô, tầm nhìn chiến lược để làm thay đổi diện mạo xù xì, gai góc, cái thân thể với những vết thương đang mưng mủ, nứt toác của một thế giới cũ vốn đáng ghét mà người ta không chịu dừng lại để quán chiếu bằng một tinh thần thực tiễn, bằng một ý niệm thiết thực hiện tại nghĩa là không chịu dừng lại để giải phẫu chính thân thể của mình. Cái này Đức Phật đã chĩ rõ từ cách đây trên 2500 năm rằng do Khái ái – Tanha đã dẫn con người đến những nỗi khổ, nhưng sự khổ đau này thật trớ trêu và cũng thật nghiệt ngã lại chụp lên đầu những người nông dân, những người dân lương thiện. Bản chất khái ái có năng lực biến một con người bình thường trở thành loài quỷ đói luôn luôn chạy theo những xu hướng tiện nghi vật chất : xe hơi, máy lạnh, nhà cao tầng, nhà máy điện nguyên tử, khai thác khoáng sản và mạch nước ngầm...
- Việc xây dựng những khu công nghiệp, những tập đoàn kinh tế lớn... sẽ dẫn đến tình trạng phải giải phóng một phần lớn diện tích đất đai, hệ sinh thái môi trường và như thế việc mất cân bằng hệ sinh thái đương nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường mà sự biến đổi khí hậu toàn cầu là cái chết đã được báo trước qua thảm họa sóng thần năm 2004. Thế nhưng bất cứ quốc gia nào cũng đều biện hộ rằng nghành công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ sản xuất để thụ hưởng mà còn xem đó như một cứu cánh cho việc tăng trưởng GDP cho quốc gia của mình. Năm 2007 Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng mười năm trở lại đây đạt 8,4% tổng thu nhập quốc dân, GDP 1144 tỷ đồng tương đương 71,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 835 USD cao hơn kế hoạch 15 USD, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam lên tới 20 tỷ USD. Cần lắm những đại sứ thiện chí cho môi trường Phải thừa nhận rằng con người có một đời sống cao hơn xã hội thời xưa về hai phương diện chính: Công cụ lao động và sở hữu vật chất. Hai thành quả to lớn này đạt được do kết quả lao động sáng tạo của những bộ óc thông minh siêu tuyệt, những bộ óc siêu truyệt ấy hy vọng rằng những phát minh, phát kiến của họ sẽ dập tắt những nỗi thống khổ của nhân loại. Tuy nhiên, ngày nay con người vẫn chưa hết những nỗi khổ về sinh, già, bệnh, chết... mà càng ngày con người càng phải oằn mình lên, vắt kiệt sức mình để chống chọi với những thảm họa mới: Siêu vi trùng gây ung thư gan, H5N1, HIV/AIDS ở người và bệnh dịch lở mồm, long móng ở hàng đàn gia súc trâu, bò, lợn, gà ...trên thế giới. Nỗi đau khổ của con người còn bị chồng chất bởi các cơ sở sản suất chế biến thực phẩm, đồ gia dụng đã lạm dụng các chất hóa học trong quá trình sản suất đưa đến tình trạng người tiêu dùng phải mang nhiều mầm bệnh ung thư. Ô nhiễm môi sinh bởi chất thải công nghiệp, khiến sức khỏe con người bị đe dọa và chất lượng cuộc sống bị giảm thiểu một cách tiêu cực. Diện tích đất sạch, đất canh tác bị thu hẹp dẫn đến tình trạng một bộ phận lao động không có nguồn thu nhập ổn định bị cuốn theo những cám dỗ vật chất và luôn phải đứng trước những nguy cơ tội phạm như mại dâm, ma túy, cướp của, giết người....Như vậy thì việc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP không phải là thước đo chính xác cho sự phát triển của xã hội; khi mà chiếc vòng kim cô luôn siết chặt sự phát triển đó bằng một vòng luẩn quẩn bởi thiên tai, dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái, động đất, sóng thần, hay băng tan ở Bắc cực... Nhưng xem ra lời cảnh báo đó chưa đủ giúp con người dừng lại tham vọng – Khát ái của mình, khi mà nước nào cũng muốn mình là một “tiểu vũ trụ”, khi mà chính những quần chúng trong nước đó luôn bị khuấy đảo và kích động bởi lòng
- khao khát, nhưng thực tế không ai có thể đạt được điều mình khao khát một cách toàn vẹn vì thế những hành động vi phạm xảy ra, công đức thiện pháp bị mất đi để đạt cho bằng được cái cuối cùng được khao khát và cứ thế con người bị kéo theo cơn lốc khát ái một cách điên cuồng trong vòng xoáy bản ngã bất tận và từ đó mọi thảm họa cá nhân và xã hội từ đó phát sinh. Đến đây chúng ta có thể nhận thức được rằng: Không xây thêm những lò phản ứng hạt nhân - giảm bớt khí thải, hạn chế việc khai thác khoáng sản - giảm bớt động đất, sóng thần, tiết kiệm nước - tránh nguy cơ hạn hán, mở rộng diện tích đất canh tác, trồng rừng - tránh thảm họa bão lụt, lũ quét, xử lý chất thải công nghiệp độc hại theo quy trình khép kín - đảm bảo nguồn không khí môi sinh trong lành... là những việc làm thiết thực hiện tại mà bất cứ một quốc gia nào, một công dân nào cũng có thể thực hành một cách tích cực bằng chính ý thức tự giác của mình. Thiết nghĩ, đã đến lúc không chỉ các nhà lãnh đạo mà tất cả mọi công dân chúng ta đều phải tự biến mình trở thành những nhà “đại sứ” thiện chí cho hòa bình và môi trường nhằm hạn chế tối đa quá trình “sa mạc hóa” tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Myanmar tổn thất do cơn bão Nargis gây ra đã khiến 77.738 người chết, 19.359 người bị thương, 55.917 người mất tích Chắc hẳn trong chúng ta không ai mong muốn lịch sử sẽ lặp lại như thế với con dân đất Việt. Sa mạc hóa tác động ảnh hưởng đến 9,3 triệu ha đất và 22 triệu người Việt Nam. Việt Nam được nhận định là một trong năm nước chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc biến đổi khí hậu toàn cầu. Bất cứ ai khi nghe, đọc những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng đều không khỏi ...giật mình lo lắng và sự lo lắng càng tăng theo chiều hướng bất lợi khi cuộc họp giữa 100 nước về vấn đề cắt giảm khí thải t oàn cầu tại Copenhaghen - Đan Mạch vừa qua đã không đi tới thỏa hiệp chung nhất. Sa mạc hoá đe doạ đẩy hàng triệu người ra khỏi nhà của họ vào những thập kỷ tới trong khi các cơn bão bụi lớn ở lục địa này có thể gây hại cho con người tại lục địa khác. Thông tin trên được công bố hôm 16/6 trong một báo cáo quốc tế của 1.360 nhà khoa học ở 95 quốc gia.
- Theo Zafar Adeel, PGĐ Viện nước của ĐH LHQ đồng thời là tác giả chính của báo cáo, sa mạc hoá là một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả mọi nguời. Có hai tỷ người đang sống tại các vùng đất khô, có nguy cơ bị sa mạc hoá. Những vùng này trải dài từ Bắc Phi tới những dải đất ở Trung Á. Ngoài ra, các cơn bão có thể cuốn bụi từ sa mạc Sahara và gây bệnh hô hấp cho những người dân ở tận Bắc Mỹ. Chăn thả quá nhiều gia súc và canh tác quá nhiều cây trồng, bùng nổ dân số và tưới tiêu không hợp lý đang góp phần gây sa mạc hoá. Ước tính 10-20% đất khô trên thế giới đã bị thoái hoá. Ấm hóa toàn cầu, do khí thải từ xe cộ, nhà máy và nhà máy điện, chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề nêu trên ngày càng trầm trọng trong những thập kỷ tới do gây ra nhiều lũ lụt hơn, hạn hán và các đợt nóng. Sa mạc hoá ngày cũng làm cho hàng triệu người nghèo buộc phải tìm nơi ở và kế sinh nhai mới. Báo cáo có đoạn: ""Sa mạc hoá là sự thay đổi sinh thái nguy hiểm nhất, tác động tới kế sinh nhai của người nghèo"". Sa mạc hoá còn đồng nghĩa với sự gia tăng bệnh tật, đói nghèo và sản lượng lương thực giảm. Tỷ lệ tử vong trung bình của trẻ em tại vùng đất khô ở các quốc gia đang phát triển là 54/1.000 ca sinh trong năm 2.000, gấp đôi so với các vùng nghèo khác và gấp 10 tỷ lệ ở các nước công nghiệp. Sự gia tăng các cơn bão bụi liên quan tới sa mạc hoá được coi là nguyên nhân gây bệnh: sốt, ho, đau mắt trong mùa khô. Bụi từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ có thể ảnh hưởng tới người dân ở Nhật Bản hoặc Hawaii. Một số nhà khoa học ước tính 1 tỷ tấn bụi có thể được mang từ vùng Sahara vào khí quyển mỗi năm. Các hạt bụi cũng mang vi khuẩn và nấm. Các chuyên gia cho rằng vi sinh vật có trong bụi từ châu Phi phá huỷ các rặng san hô ở Caribbean. Các cơn bão bụi ở châu Phi có thể làm giảm khả năng sinh trưởng của cây tại Florida bằng cách che khuất ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bụi cũng có thể mang theo chất dinh dưỡng, giúp các cánh rừng sống sót ở Amazon. Báo cáo cho rằng quản lý cây trồng tốt hơn, tưới tiêu hợp lý và các chiến lược tạo việc làm phi nông nghiệp cho người dân ở vùng đất khô có thể giúp ngăn chặn sa mạc hoá. Sa mạc hóa tác động ảnh hưởng đến 9,3 triệu ha đất và 22 triệu người Việt Nam. Việt Nam được nhận định là một trong năm nước chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc biến đổi khí hậu toàn cầu. Bất cứ ai khi nghe, đọc những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng đều không khỏi ...giật mình lo lắng; và sự lo lắng càng tăng theo chiều hướng bất lợi khi cuộc họp giữa 100 nước về vấn đề cắt giảm khí thải toàn cầu tại Copenhaghen - Đan Mạch vừa qua đã không đi tới thỏa hiệp chung nhất. Việt Nam đối mặt với sa mạc hóa cục bộ ANTĐ
- (ANTĐ) - Theo dự báo từ Trung tâm Tư vấn môi trường - Tài nguyên và giảm nghèo nông thôn, hoang mạc hóa đang là vấn đề rất phức tạp của Việt Nam hiện nay. Theo đó, Việt Nam hiện còn khoảng hơn 9 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát có liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc. Cũng theo trung tâm này, hiện Việt Nam đã xuất hiện sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích sa mạc hóa lớn nhất cả nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn đối với nền nông nghiệp của nước ta hiện nay. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có ít đất nông nghiệp, đứng thứ 159 trên thế giới. Sa mạc hoá - thuận lợi và thách thức đối với chúng ta Cộng đồng quốc tế từ lâu đã nhận thấy sa mạc hoá là một vấn đề rất rộng liên quan đến cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1977, Hội nghị về Sa mạc hoá của Liên hợp quốc (UNCOD) đã thông qua một Kế hoạch hành động chống sa mạc hoá (PACD). Tuy nhiên, theo đánh giá của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) vào năm 1991, thoái hoá đất vẫn gia tăng ở các khu vực khô hạn, bán khô hạn và vùng ẩm nửa khô hạn, dù đã có một số "thành công mang tính cục bộ". Vì vậy chống sa mạc hoá vẫn là một vấn đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) tại Rio de Janeiro - Brazil năm 1992. Hội nghị đã nhất trí thông qua một phương pháp tiếp cận đa ngành mới, tập trung vào các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở cấp cộng đồng. Hội nghị cũng yêu cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập một Uỷ ban đàm phán liên chính phủ (INCD) để chuẩn bị văn kiện Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD). Tháng 12 năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất thông qua Nghị quyết 47/188 về UNCCD và sau 5 cuộc họp của Uỷ ban đàm phán liên chính phủ, Công ước UNCCD đã được phê chuẩn tại Paris ngày 17 tháng 6 năm 1994 và để các bên ký kết vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994. Công ước có hiệu lực vào ngày 26 tháng 12 năm 1996. Đây là một trong 3 công ước Rio về môi trường quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UNCCD, UNFCCC, UNCBD). Cho đến nay, Công ước đã tròn 10 năm tuổi, với gần 200 thành viên. Hội nghị các bên tham gia Công ước lần thứ 5, tháng 10 năm 2001 tại Geneva, Thuỵ Sỹ đã quyết định lấy Ngày 17/6 hàng năm là ngày quốc tế chống sa mạc hoá. Chủ đề của ngày quốc tế chống sa mạc hóa năm nay, 17/6/2007, là “Sa mạc hóa và biến đổi khí hậu - Một thách thức toàn cầu ”. Thông điệp này nhắc nhở chúng ta rằng biến đổi khí hậu và sa mạc hóa có mối
- quan hệ chặt chẽ với nhau ở rất nhiều cấp độ. Đây là hai khía cạnh của cùng một vấn đề. Sa mạc hóa cùng với biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến khả năng hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc vào năm 2015. Sa mạc hóa không chỉ là một thách thức lớn về môi trường của thế giới mà còn là một trong những trở ngại chính trong việc đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của con người tại những vùng khô hạn. Sa mạc hóa đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của khoảng 1,2 tỷ người ở trên 100 quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của Công ước, Việt Nam đã ký kết tham gia UNCCD ngày 25/8/1998 và chính thức trở thành thành viên thứ 134 của UNCCD, vào ngày 23/11/1998. Đối với Việt Nam, khái niệm "chống sa mạc hóa” có nghĩa là "chống hoang mạc hóa, chống thoái hóa đất và hạn chế ảnh hưởng của hạn hán". Khái niệm này cần được hiểu một cách nhất quán trong quá trình thực hiện UNCCD tại Việt Nam. Theo cách hiểu này, tất cả các hoạt động chống thoái hóa đất và hạn chế ảnh hưởng của hạn hán như chống xói mòn đất, ngăn mặn, ngăn phèn, bảo vệ và phát triển rừng, chống cát di động, quản lý nguồn nước... cần được gắn kết chặt chẽ với xóa đói giảm nghèo trong một chương trình hành động quốc gia chung thông qua các chương trình/dự án đa mục tiêu với các giải pháp cụ thể, có sự tham gia tích cực của nhân dân. Đó là lý do cho sự ra đời của Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa 2006-2010 và định hướng tới 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 2/9/2006 (tên tiếng Anh gọi tắt là NAP 2006). Hiện nay, Việt Nam vẫn còn khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Độ phì nhiêu của đất đang bị giảm xuống do xói mòn, rửa trôi, đá ong hoá, chua mặn hoá. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Số liệu công bố tháng 12/2006). Rừng bị tàn phá đặc biệt nghiêm trọng vào hai thời kỳ: 1960 - 1970 và 1976- 1990. Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hoá, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Bên cạnh đó, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng do tình trạng lạm dụng hoá chất trong nông nghiệp, do quản lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh môi trường. Tài nguyên nước ngầm đang bị cạn kiệt dần về số lượng, suy giảm về chất lượng. Nguy cơ thiếu nước trong những thập kỷ tới rất cao. Trong 10 năm gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và khô hạn, nạn hạn hán đã hoành hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt, đợt hạn hán kéo dài 9 tháng liền trong năm 2004-2005 trên diện rộng đã gây ra hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, trong đó địa bàn bị ảnh hưởng nhiều nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền Trung. Các kết quả khảo sát đã ghi lại 51 điểm sụt lở làm mất hàng năm 350 ha đất với thiệt hại ước tính
- hàng ngàn tỷ đồng. Theo dự báo thì số lượng sụt lở còn tiếp tục gia tăng và tổng diện tích đất bị mất có thể lên tới 10.000 ha. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên biển, phát triển nuôi trồng thuỷ sản không có sự kiểm soát chặt chẽ ở một số địa phương cũng là yếu tố gây mất rừng phòng hộ ven biển, làm suy thoái đất đai và nguồn nước. Nước và đất ven biển đã bắt đầu bị ô nhiễm với mức độ ngày càng tăng. Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (như Ninh Thuận và Bình Thuận). Những nhiệm vụ chính của Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006-2010 và Định hướng tới 2020 được chia làm năm nhóm, cụ thể là: a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước để phòng, chống sa mạc hóa, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới. b) Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa. c) Điều tra, đánh giá thực trạng sa mạc hóa và nghiên cứu xác định nguyên nhân chủ yếu gây sa mạc hóa, đề xuất giải pháp phòng, chống sa mạc hóa tại Việt Nam. d) Tổ chức các hoạt động kinh tế, chuyển giao công nghệ để bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. đ) Hợp tác quốc tế để thực hiện Công ước chống sa mạc hóa. Việt Nam đã và đang tiến hành hai chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất liên quan tới chống hoang mạc hóa giai đoạn 2000-2010, đó là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình quốc gia về tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo. Cả hai chương trình mục tiêu này đều đang hướng tới bốn vùng ưu tiên chống sa mạc hóa, đó là Duyên hải miền Trung, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tứ giác Long Xuyên. Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể về xóa đói giảm nghèo. GDP tăng bình quân 7-8%/năm, xuất khẩu gạo luôn đứng thứ hai thế giới trong vòng 5 năm qua. Sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc về đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển nông thôn. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã có những kết quả đáng khích lệ. Bình quân mỗi năm Việt Nam đã đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng cho Dự án này. Hàng năm trồng được khoảng 200.000 ha rừng. Độ che phủ rừng đã tăng từ 28,3% năm 1995 lên 37,6% năm 2006, giúp tăng cường đáng kể năng lực phòng hộ quốc
- gia, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường và góp phần phát triển bền vững đất nước. Hoạt động lâm nghiệp đang chuyển từ nền lâm nghiệp nhà nước sang nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng tăng của khu vực tư nhân. Việt Nam đang xây dựng Chương trình đối tác quản lý đất lâm nghiệp bền vững - đối tác đầu tiên dành cho việc thực hiện NAP 2006, do Ngân hàng thế giới - Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Uỷ thác ngành lâm nghiệp (TFF) đồng tài trợ. Đây được coi là mốc quan trọng để tăng cường sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Quỹ Môi trường toàn cầu, trong các hoạt động chống hoang mạc hóa tại Việt Nam. Kể từ năm 2003, GEF đã chính thức coi chống thoái hoá đất và mất rừng là một trong 6 lĩnh vực ưu tiên của GEF và trở thành cơ chế tài chính chủ yếu của UNCCD thông qua OP12 và OP15 . Các dự án chính đang được triển khai liên quan tới chống sa mạc hóa có thể kể đến là: Dự án Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng dải đất ven bờ vùng Khu bốn cũ (gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), Dự án Điều tra đánh giá nước dưới đất một số vùng thuộc 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn), Dự án Điều tra đánh giá nước dưới đất một số vùng trọng điểm thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên, Dự án cải tạo rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền bắc Việt Nam, Dự án trồng rừng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, Dự án trồng rừng chống cát bay ven biển miền trung, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, Các dự án nhỏ do UNDP-GEF tài trợ để chống sa mạc hóa, và hàng loạt các dự án nghiên cứu KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia và của các cơ quan nghiên cứu khác. Nhân dịp kỷ niệm Ngày quốc tế chống sa mạc hoá, hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp cùng các Ban Ngành, địa phương và các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức mít tinh. Trong hai năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức phổ biến chủ trương của Liên hợp quốc về phát động kỷ niệm Năm quốc tế chống sa mạc hóa 2006 (17/6/2005), tổ chức Hội nghị quốc gia chống sa mạc hóa tại Hà Nội với sự tham dự đông đảo của đại diện các tổ chức trong và ngoài nước, đại diện các Bộ/ngành và các địa phương, với các thông điệp khác nhau như "Đừng từ bỏ những vùng đất khô cằn", "Nếu không hành động, hoang mạc hóa sẽ tấn công chúng ta", "Hãy làm tất cả để trả lại màu xanh cho vùng đất trắng"... (l7/6/2006), phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn cho cán bộ và người dân địa phương về chống hoang mạc hóa tại Quảng Trị (5/2006). Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua Cục Lâm nghiệp - Văn phòng Công ước UNCCD cũng đã phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Thuỵ Điển (SIDA), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), xây dựng tờ rơi "Chống hoang mạc hóa ở Việt Nam", phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng một số bộ phim tài liệu về chống hoang mạc hóa ở Việt Nam và phối hợp cùng các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền về thực trạng sa mạc hóa-hoang mạc hóa tại Việt Nam, phổ biến
- các mô hình chống hoang mạc hóa thành công tại một số địa phương thuộc bốn địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa. Về hợp tác quốc tế và khu vực, Việt Nam đã đề cử các cơ quan khoa học kỹ thuật tham gia các mạng lưới chuyên đề khu vực Châu Á như Mạng lưới chuyên đề về điều hành đánh giá quá trình hoang mạc hóa, Mạng lưới nông lâm kết hợp và chống thoái hoá đất, Mạng lưới về thảo nguyên và chống cát bay, Mạng lưới về tăng cường năng lực dự báo hạn hán và chống sa mạc hóa và Mạng lưới về các chương trình phát triển lồng ghép tại địa phương. Việt Nam cũng là nước tích cực trong việc xây dựng Chương trình hành động chống sa mạc hóa khu vực Đông Nam Á (viết tắt là SEA-SRAP) và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị khởi động SEA-SRAP tại Bình Thuận tháng 12/2005. Việt Nam cũng là nước tham gia tích cực các hội nghị và hội thảo khu vực và quốc tế về chống sa mạc hoá. Chống sa mạc hóa là quá trình phức tạp và lâu dài, đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực của các Bộ/ngành, địa phương, và sự ủng hộ quý báu của các tổ chức trong nước và quốc tế. Khó khăn, thách thức còn nhiều, sự phối hợp giữa các Bộ/ngành và địa phương còn thiếu chặt chẽ, nguồn lực cả về vật chất và kỹ thuật còn rất hạn chế; nhận thức của các cấp các ngành và người dân địa phương về hoang mạc hóa tại Việt Nam chưa thật đầy đủ... Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều cơ hội, đó là sự cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hợp tác toàn diện của chính phủ Việt Nam; hệ thống pháp luật đã và đang tiếp tục được tăng cường; kinh nghiệm và thành quả của công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn đã và đang được phát huy; chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên bền vững gắn với giảm nghèo đang được nhân dân hết sức hoan nghênh. Để triển khai thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa - một chương trình mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước chống sa mạc hóa đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Nắm chắc tình hình sa mạc hoá ở Việt Nam, bao gồm: a) Điều tra đánh giá hiện trạng và nguyên nhân sa mạc hóa; b) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và cơ chế quản lý cơ sở dữ liệu về chống sa mạc hóa; c) Cải tiến chế độ báo cáo. 2. Rà soát lại các cơ chế, chính sách liên quan đến sa mạc hoá, nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với NAP 2006 và chủ trương, chiến lược khác 3. Xây dựng bộ sổ tay hướng dẫn kỹ thuật cho từng vùng ưu tiên chống sa mạc hóa, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước và rừng đồng thời góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân địa bàn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. 4. Từng địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể, để xuất nhu cầu đầu tư cho các chương trình/dự án mang tính đa ngành, đa lĩnh vực (lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường); 5. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động - kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, của Ban điều phối quốc gia, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục và phải được xã hội hoá.
- 6. Lồng ghép các nhiệm vụ/dự án chống sa mạc hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác có liên quan trên cùng một địa bàn. 7. Trình ngay các dự án đã xây dựng để huy động nguồn kinh phí triển khai. 8. Tiếp tục xây dựng các chương trình dự án cho từng vùng và cho cấp quốc gia, lập danh mục chương trình/dự án và lên kế hoạch cân đối, bố trí vốn để thực hiện.
- Sa mạc hoá và các vùng đất khô cằn là chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay QUẢNG TRỊ, ngày 2 tháng 6 năm 2006 Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nói: “Đất khô cằn có ở tất cả các khu vực trên thế giới, chiếm hơn 40% diện tích bề mặt trái đất và là nơi sinh sống của gần hai tỷ người một phần ba dân số thế giới. Đối với hầu hết người dân sống ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống rất vất vả và tương lai thường rất bấp bênh. Điều quan trọng là chúng ta không bỏ rơi họ hay môi trường sống mỏng manh của họ”. “Đừng bỏ rơi đất khô cằn” là khẩu hiệu của Ngày Môi trường Thế giới năm nay. Hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới với chủ đề “sa mạc và sa mạc hoá”. Ông Kooes Neefjes, Trưởng Phòng Môi trường của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), cho biết: “Theo ước tính, có tới 9,34 triệu hecta đất đai ở Việt Nam bị thoái hoá, rộng hơn 5 lần Nghệ An tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hơn một phần ba diện tích đất đai sẽ bị sa mạc hoá nếu không tiến hành các giải pháp sau đây: sống chung với hạn hán; áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông và bảo tồn tài nguyên nước; chuyển sang các hệ sinh thái nông nghiệp mang tính lồng ghép; và cải thiện việc cấp nước, đặc biệt cho người nghèo nông thôn”. Quảng Trị được chọn là nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới năm nay để thu hút sự quan tâm của các cơ quan Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam tới vùng duyên hải miền Trung, vì người dân nơi đây đang phải vật lộn với các vấn đề như hạn hán, sự di chuyển của các đụn cát, thoái hoá đất và nghèo đói. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực nói: “Việc quản lý đất đai bất hợp lý và không phù hợp đã dẫn đến tình trạng thoái hoá và sa mạc hoá ở nhiều vùng của Việt Nam. Hậu quả là khoảng 50% trong tổng diện tích 33 triệu hecta đất tự nhiên của Việt Nam đã nảy sinh vấn đề. Chúng ta cần đề ra các biện pháp cụ thể để đảm bảo quản lý đất bền vững, trước hết bằng việc triển khai và thực thi đầy đủ Luật Đất đai. Tôi đề nghị tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, các doanh nghiệp và mọi cá nhân có các hoạt động thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng thoái hoá đất và sa mạc hoá”. Hàng năm, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới vào mồng 5 tháng 6 nhằm khẳng định lại cam kết của thế giới đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển công bằng và bền vững về môi trường. Đây là cơ hội cho mỗi người trong chúng ta tiến hành những hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức về môi trường trong bối cảnh và điều kiện cụ thể của mình. Năm nay, Angiơ, Thủ đô của Angiêri được chọn là nơi đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm của thế giới. Đây là sự lựa chọn đúng đắn để nêu bật mọi khía cạnh của vấn đề môi trường phức tạp này, vì các đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hoá của Angiêri gắn liền với vùng đất Sahara, sa mạc lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới.
- LHQ: 50 triệu người mất chỗ ở do sa mạc hóa Theo một báo cáo mới đây của Liên hiệp quốc, hàng chục triệu người có thể bị mất chỗ ở do quá trình sa mạc hóa, đặc biệt tại vùng hạ Sahara và Trung Á. Báo cáo cho biết thay đổi khí hậu đang biến vấn đề sa mạc hóa thành “thách thức môi trường lớn nhất trong thời đại chúng ta”, và nếu không có những hành động thích hợp, khoảng 50 triệu người có thể bị mất chỗ ở trong vòng 10 năm tới. Cũng theo báo cáo, được thực hiện dưới sự hợp tác của hơn 200 chuyên gia đến từ 25 nước trên thế giới, “sa mạc hóa hiện đang ảnh hưởng đến 100-200 triệu người, và đe dọa đến cuộc sống và kế sinh nhai của hàng trăm triệu người khác”. Trong khi đó, việc khai thác quá mức đất trồng và tưới tiêu không phù hợp đang làm cho vấn đề tồi tệ thêm. Các thay đổi khí hậu cũng là nhân tố chính dẫn đến suy giảm chất lượng đất. “Sẽ có một phản ứng dây chuyền, dẫn đến bất ổn trong xã hội”, Zafaar Adeel, tác giả đứng đầu nghiên cứu, chuyên gia về y tế, nguồn nước và môi trường của LHQ nhận xét. Những người bị mất chỗ ở do sa mạc hóa sẽ đặt gánh nặng mới lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các cộng đồng xã hội khác, đe dọa đến sự bền vững quốc tế. Theo báo cáo, việc thực hiện các biện pháp canh tác mới như khuyến khích trồng rừng ở những khu vực khô hạn có thể giúp loại bỏ carbon ra khỏi bầu khí quyển, cũng như ngăn ngừa sự mở rộng các sa mạc. (Tin VietNamNet) - Mất rừng ở Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoang mạc hoá, gây suy thoái môi trường, lũ lụt và hạn hán. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hứa Đức Nhị cho biết như vậy tại Hội thảo thực hiện Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD) khai mạc sáng nay (8/9) tại Hà Nội. Theo Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, mặc dù một loạt chương trình như Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, và Dự án trồng mới năm triệu hecta rừng đã nâng độ che phủ lên 36% song việc phục hồi rừng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân địa phương, yêu cầu phòng hộ và chưa hạn chế tích cực quá trình hoang mạc hoá. Sa mạc hoá có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu và hoạt động của con người. Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc cục bộ. Trong tổng số khoảng
- 9,34 triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000ha đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước tính quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm. Chống sa mạc hoá: Thiếu đồng bộ! Việc chống sa mạc hoá ở Việt Nam đã được tiến hành trước khi tham gia UNCCD năm 1998, chẳng hạn thông qua việc kết hợp xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Bình - cục trưởng Cục Lâm nghiệp, còn nhiều kết quả nghiên cứu chống sa mạc hoá chưa được áp dụng trong thực tiễn vì nghiên cứu chưa đi liền với chuyển giao công nghệ, thiếu truyền bá kiến thức và thông tin, hoặc không gắn với yêu cầu đời sống xã hội. Hiện tại còn tình trạng thiếu sự liên kết giữa cơ quan ban hành chính sách và người thực hiện ở địa phương. Sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan nhà nước các cấp và chương trình dự án cũng chưa chặt chẽ. Diện Hiện chúng ta để sa mạc hoá xảy ra rồi Loại đất tích Phân bố mới... chống. Do vậy, các nhà hoạch định (ha) chính sách phải hạn chế và ngăn chặn trước, không để hiện tượng này xảy ra. Đây là vấn đề Đất trống do ông Sâm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp bị thoái 7 triệu Toàn quốc nêu lên và được nhiều đại biểu quan tâm. Ông hoá mạnh nói: Trước đây, khi cà phê lên giá, chúng ta Đụn và bãi Ven biển miền chặt nhiều khu rừng tốt ở Tây Nguyên để mở 400.000 cát di động Trung rộng diện tích. Hậu quả hiện giờ là hạn hán Đất bị xói Tây Bắc, Tây nghiêm trọng. Phá rừng ngập mặn nuôi tôm 120.000 mòn Nguyên diễn ra trong nhiều năm tại miền Nam và hiện Đất nhiễm Đồng bằng tượng này vẫn còn tiếp diễn ở miền Bắc. Như 30.000 vậy, chúng ta chỉ chống mà không phòng. mặn, phèn sông Cửu Long Đất khô Nam Trung bộ Ông Pak Sum Low, đại diện Uỷ ban Kinh tế-Xã hạn theo (Bình Thuận, 300.000 hội LHQ tại châu Á (UNESCAP), hoàn toàn mùa hoặc Ninh Thuận và đồng ý với ý kiến trên: Chúng ta đã rút ra nhiều vĩnh viễn Khánh Hoà) bài học kinh nghiệm và thấy được tầm quan trọng của quy hoạch kinh tế. Khi lập quy hoạch kinh tế, chúng ta phải đánh giá tác động của nó, chẳng hạn xem xét lợi ích của việc mở rộng diện tích cà phê có bù đắp được hậu quả nó gây ra hay không. Tôi cho rằng vấn đề ở đây là cần có phương thức tiếp cận tổng hợp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đối với bảo vệ môi trường. Liên quan tới vấn đề này, bà Lê Bích Thắng thuộc Cục Bảo vệ Môi trường cho rằng chống sa mạc hoá cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành. Sẽ chẳng có hiệu quả nếu một ngành cứ chống sa mạc hoá trong khi ngành khác cứ tiếp
- tục thu hẹp diện tích rừng để nuôi tôm hoặc trồng cà phê. Phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng. Một trong các biện pháp chống sa mạc hoá là quy hoạch hợp lý việc sử dụng tài nguyên đất và rừng. Nếu không có rừng, sẽ không giữ được nước cũng như chắn cát. Thách thức và cơ hội Tham gia UNCCD là một cơ hội để Việt Nam liên kết chặt chẽ với các quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, các giống cây chịu hạn tốt cũng như thu hút được nguồn tài trợ để thực hiện các dự án chống sa mạc hoá. Bà Nguyễn Ngọc Lý, trưởng Phòng Phát triển Bền vững thuộc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam, lưu ý rằng xây dựng những dự án xin tài trợ như vậy hoàn toàn khác dự án ODA, đòi hỏi Việt Nam phải hiểu và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà tài trợ, cụ thể là Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) - một trong những cơ chế tài chính quốc tế chính của UNCCD. Bà nói: Việt Nam đi chậm hơn so với các nước khác trong việc đưa ra cơ chế khung để huy động nguồn tài chính quốc tế, so với Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị năng lực trình bày cũng như dự án thuyết phục với dữ liệu chính xác để cạnh tranh. Cũng theo bà Lý, thông tin kỹ thuật của chúng ta thì nhiều song không chính xác, gây khó khăn cho việc huy động vốn và để các nước khác cạnh tranh mất. Do vậy, Ban điều phối quốc gia thực hiện UNCCD nên hợp tác với Ban điều phối quốc gia GEF để tìm hiểu rõ quy định của các nhà tài trợ trong việc xây dựng dự án chống sa mạc hoá. Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu cũng nên tập trung vào những nghiên cứu mang tính phát triển, không nên thiên quá về kỹ thuật. Hiện có nhiều nghiên cứu song chưa đi sâu vào vấn đề tại sao lại xảy ra sa mạc hoá ngay trong những vùng đất màu mỡ. Một thách thức nữa trong công tác phòng và chống sa mạc hoá ở Việt Nam là nâng cao năng lực quản lý tài nguyên bền vững của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã. Trình độ nhận thức của cả cấp Trung ương và địa phương về vai trò của quản lý bền vững tài nguyên trong bảo vệ môi trường và giảm nghèo còn hạn chế. Sa mạc hoá diễn ra bởi còn tồn tại nạn chặt phá rừng trái phép, canh tác không bền vững, di cư bất hợp pháp, cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên nước... Nhận thức và trình độ dân trí thấp cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới thoái hoá đất. Vì thiếu nhận thức, hiểu biết nên người dân địa phương còn phá rừng bừa bãi, canh tác không hợp lý, tham gia thiếu nhiệt tình các hoạt động quản lý tài nguyên, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, quên mất mục tiêu lâu dài. Đó không chỉ là nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường mà còn dẫn tới đói nghèo.
- Theo bà Lý, Việt Nam cần tổ chức các hội thảo quốc gia về chống sa mạc hoá để tổng kết những việc đã làm và tìm cách giải quyết các tồn tại cũng như thách thức trong tương lai. Ưu tiên chống sa mạc hóa ở 4 vùng Từ hàng thập kỷ nay, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng, những đồi cát trùng điệp, sa mạc mênh mông và mặt trời rực lửa là những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, “hút hồn” du khách, nhưng đồng thời cũng là những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự suy thoái môi trường. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đầu tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu của Chương trình hành động là đến năm 2010 hoàn thành những nhiệm vụ chống sa mạc hóa cấp bách, trước hết ở 4 vùng ưu tiên là Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và tứ giác Long Xuyên. Đến năm 2020, khắc phục được về cơ bản các nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra, phục hồi tối đa các vùng đất đã bị sa mạc hóa trước đây, hoàn thành vững chắc nhiệm vụ định canh định cư ở các vùng đất đã được phục hóa bằng việc đổi mới phương thức sử dụng đất, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha đất bị hoang hóa, trong đó có 7,3 triệu ha đất trống, đồi núi trọc và 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng. 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây Nguyên. Sự cố nứt đất, trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền Trung. Các tổ chức quốc tế FAO và UNESCO cũng có một con số: Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động! Trên thực tế, ngay từ trước khi trở thành thành viên của Công ước quốc tế về chống sa mạc hóa (UNCCD), Việt Nam đã có nhiều chương trình kế hoạch chống sa mạc hóa được thực hiện. Đó là Tết trồng cây hàng năm do Bác Hồ phát động và hiện vẫn được duy trì, phong trào khai hoang phục hóa, Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, Chương trình trồng rừng chắn cát... Hàng loạt văn bản pháp luật liên quan tới chống sa mạc hóa cũng đã được xây dựng và điều chỉnh như Luật Tài nguyên nước 1999, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệ môi trường 2005; gần đây nhất là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
vấn đề sa mạc hóa ở Việt Nam hiện nay
47 p | 631 | 162
-
Bài học về phát triển: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
7 p | 314 | 113
-
Sa mạc hóa - Nguyễn Trường Ngân
15 p | 333 | 99
-
Bài thuyết trình: Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
64 p | 725 | 77
-
HOANG MẠC HOÁ
6 p | 242 | 58
-
Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 1
6 p | 238 | 49
-
Vai trò của khoa học trong quản lý toàn cầu hóa về sa mạc
23 p | 115 | 17
-
Khí quyển Sao Hỏa
8 p | 109 | 13
-
Ứng dụng về sinh thái môi trường: Phần 2
164 p | 53 | 9
-
Xanh hóa sa mạc bằng công nghệ
3 p | 80 | 7
-
Tài nguyên nước mùa cạn Nam Trung bộ (Phú Yên – Bình Thuận) và nguy cơ hạn hán, sa mạc hóa
6 p | 69 | 7
-
Thoái hóa đất và quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ
8 p | 68 | 6
-
Biện pháp ngăn chặn sự nóng lên của trái đất: Phần 1
112 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nhằm phục vụ sử dụng đất bền vững
7 p | 49 | 2
-
Đa dạng thực vật có hoa vùng đất cát huyện Triệu Phong và Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
11 p | 35 | 2
-
Quản lý hạn hán, sa mạc hóa vùng Nam Trung Bộ: Phần 1
133 p | 18 | 2
-
Quản lý hạn hán, sa mạc hoá vùng Nam Trung Bộ: Phần 2
155 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn