Ứng dụng về sinh thái môi trường: Phần 2
lượt xem 9
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Ứng dụng về sinh thái môi trường sẽ tiếp tục cung cấp cho người đọc các kiến thức: Một số biểu hiện thoái hóa khác của môi trường như xói mòn, sa mạc hóa, laterit hóa, ảnh hưởng ô nhiễm dầu lên môi trường sinh thái, ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lên sinh thái môi trường,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng về sinh thái môi trường: Phần 2
- Chương 5 MỘT số BIỂU HIỆN THOÁI HÓA KHÁC CỦA MÔI TRƯỜNG NHƯXÓI MÒN. SA MẠC HÓA, LATERITHÓA (Degradation of Environment as Erosion, Deserti/ication, Lateritixatíơn) 5.1. GIỚI THIỆU CHUNG Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhất đà được hình thành và trải qua một quá trình lịch sử láu dài. Đất trở nên ổn định dưới tán che của thảm thực vật và tính chất liên kết của hệ rễ. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình khai thác đất ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nhiều diện tích rừng bị chặt phá để trồng cây lương thực và chỉ qua vài năm do xói mòn và rửa trôi, độ phì của đất trở nên kiệt quệ. Nhiều trung tâm văn hóa cổ của loài người bị tàn phá dần và biến mất để nhường chỗ cho đâ't trồng nhưag nạn đói vân xảy ra thường xuyên. Sự bùng nổ dân số (Population bomb) đòi hỏi ngày càng nhiều ỉương thực và mỏ rộng làng mạc, đô thị, dẫn đến hậu quả diện tích rừng ngày càng thu hẹp và trồ nên kiệt quệ do khai thác quá mức. Tất cả hiện trạng này dẫn đến thay đổi đột ngột bản chất tự nhiên của đất, nạn xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, mất dần tầng canh tác đang xảy ra d nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, nạn sa mạc hóa đang diễn ra ở nhiều trung tâm văn hóa cổ của ioài người, diện tích đất trống, đồi trọc đang tăng mạnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân làm thoái hóa dất có nhiều, nhưng những nguyên nhân chủ yếu phải đề cập đến là ; • Chặt phá rừng bừa băi và khai thác quá mức rừng nhiệt đới và rừng savan. • Do du canh và du cư. • Hệ thống tưới tiêu và sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật dẫn đến chua hóa, mặn hổa thứ sinh trong đâ't. • ĐỔ bỏ các châ't thải rắn. • Ô nhiễm các chất hóa học và thuôc trừ sâu, diệt cỏ. Trong phạm vi chương này, xin được dề cập đến một số khía cạnh của vấn đề thoái hóa, một vấn đề mang tính chất thời sự hiện nay, vì nếu không có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này chúng ta sẽ phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng cho môi trường sinh thắi : Đó là sa mạc hóa, laterit 173
- hóa, mặn hóa, xói mòn và phèn hóa. (Trong chương 3 chúng ta đã dề cập đến hiện tượng mưa acid, cũng ỉà một biểu hiện sự thoái hóa môi trường). 5.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM s.2.1. Thế giới: Theo tài liệu của Liên Hợp Quôc, cho đến nay hàng triệu ha đất canh tác trên Thế giới đã bị sử dụng vào các mục đích khác. ở Nigieria, 270.000 ha rừng nhiệt đới ẩm đâ biến thành đồn diền cao su, sau đó đất bị xói mòn và thoái hóa. Từ 1945 - 1965, 85% rừng của Ghana biến thành rừng ca cao, cà phê, tiêu, điều. Khu rừng ẩm nhiệt đới Nam Mỹ rộng 463 triệu ha, người châu Âu đến Braxin phá hủy 45% khu rừng này làm xa lộ, làm vùng nông nghiệp thuộc lưu vực sông Amazon để trồng cao su, trồng cây lâm nghiệp dùng để làm giấy. - Năm 1990, 3,5 tỷ doỉỉars đă được đầu tư vào mạn Đông Amazon để phá hủy một vùng rộng 324.000 dặm vuông (lớn hơn diện tích Việt Nam) nhằm ichai thác quặng sắt, mangan, bauxit, đồng và niken. - Hàng năm, một diện tích 125.000 dặm vuỏng rừng (bằng vương quô'c Bỉ) bị đô't cháy để gieo trồng và chăn nuôi. Đồi trọc và đất hoang ở Trung Quôc lên đến 300 triệu ha. ở lưu vực sông Hoàng Hà, lượng N,P,K từ diện tích gieo trồng bị rửa trôi nhiều hơn gâ'p 100 lần lượng bón vào. ở Mỹ trong những năm 30, cứ raỗi năm có đến 1,5 - 3 tỷ tấn hạt đất bị cuốn trôi từ ruộng vào sông ngòi và bị mất 40 triệu tấn N,P,K. Trên Thế giới ít nhất là 50% ỉượng phân hóa học bốn vào đất canh tác đã bị rửa trôi. Một số lớn đất đai Thế giới bị bỏ hoang, ở một sô' nước Châu Phi, 50 - 80% đất bị bỏ hoang do thiếụ nước. Sạ mạc hóa xảy ra trên vùng biển Âriaỉ Trung Á, thuộc Lién Xô cũ. Sa Mạc đe dọa Tây Ban Nha, miền Bắc nước Ý, miền Nam nước Pháp và miển Bắc châu ức. Mỗi năm trên Thế giới có 3,2 triệu ha đất hổa sa mạc. Theo một số ảnh vũ trụ nàm 2000 sa mạc sẽ chiếm hơn 1/3 lục địa trái đất. 5.2.2. VIẬt Nam: Quỹ đất Việt Nam có tổng diện tích hcm 33 triệu ha, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 ha, đúng thứ 159 trên Thế giới, bao gổm các loại đất sau : • Đất íeraiit khoảng hơn 16 triệu ha. • Đất phù sa (Âlluvial soil) h
- • Đất xám bạc màu (Grey exhausted soil) hơn 3 triệu ha. • Đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha. • Đất mặn (Saỉine soil) khoảng 1,9 triệu ha. • Đất phèn (acid sulphate soil) khoảng 1,7 triệu ha. • Tổng số có hcfn 13 triệu ha đất trống đồi trọc. Tổng tiềm tàng dự trữ quỹ đất nông nghiệp Việt Nam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu ha được sử dụng vào nông nghiệp (Cultivating soil), 3/4 trong đó là trồng cây hàng năm, cây lâu năm chỉ khoảng 15%. • Đồng bằng sông Hồng đă sử dụng 93% quỹ đâ't. • Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng 82% quỹ đất. • Vùng Đông Nam bộ còn khoảng 34% quỹ đất. • Tây nguyên còn khoảng 76% quỷ đất. Cũng như Thế giới, đất đai Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn. Đâ't đai Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, khoáng hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, độ phi của đất dÍ! bị thoái hóa, môi trường đất rất nhạy cảm với mọi sự biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Thêm vào đó, với phương thức canh tác không điing kỷ thuật, đô't nươiig làm rẫy trên các vùng đâ't dốc (Tây nguyên), tưới tiêu không hợp lý ở vùng đồng bằng làm nảy sinh nhiều quá trình gây thoái hóa đất như : rửa trôi, xói mòn, phèn hóa, mặn hóa... Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên một ha đất trồng trôi mất 173 tấn đất mặt (trong đó có 442 kg đạm, 123 kg lân và 2 kg kaỉi). Nếu có thảm thực vật che phù thì mỗi năm mầ't một tấn. Vì vậy, diện tích dất trống đồi trọc ở nước ta hiện nay đã xấp xỉ 10 - 11 triệu ha. Đặc biệt, nạn sa mạc hóa đang diễn ra khắp dải đất ven biển miền Trung, các tỉnh đồi núi Bắc bộ, các tỉnh thuộc cực Nam Trung bộ như Bình Thuận với các khu vực : Tuỵ Phong, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Bắc Binh... độc biệt là sa mạc hóa ở Tuy Phong. 5 3 . XÓI MÒN ĐẤT (Erosion) 5.3.1. M d d đ u : Đất là tài nguyên cơ bản của mỗi quốc gia. ở bất kỳ quốc gia nào, đất cũng bao gồm nhỉểu loại và giá trị của mỗi loại thường được quy định theơ độ phi của nó. Một troag những quá trình có tính chất đe dọa làm giảm độ phì của đất nhiều nhất là hiện tượng xói mòn. Ngày nay hiện tượng xói mòn đang là nguyên nhán thu hẹp diện tích canh tác ở một số nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có khí hậu nửa 175
- hoang mạc. ô n g cha ta đã khó nhọc khai khẩn trong hàng nghìn năm nay, nhưng hiện nay những diện tích khá rộng lớn của đồi núi trọc và đất bạc màu ở trung du và miền núi đang là hậu quả của sự xối mòn do hoạt động tiêu cực của con người vào thiên nhiên, cụ thể do quá trình sử dụng đất và rừng mà không tính đến địa hình và khí hậu. Ta cần phải hiểu rõ các nhân tố của hoạt động xối mòn, và các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất bảo vệ độ phì của đất. 5.3.2. DỊnh nghia v4 xói mòn (•rosion) Là hiện tượng các ph ẩn tử, mảnh, cục và có khi cả lớp đ ấ t bề m ặt bị bào mòn, cuốn trôi do sức gió và sức nước. Người ta chia xói mòn ra làm hai loại, tùy theo tác nhân gây ra xói mòn: Xối mòn do sức gió và xói mòn do sức nưổc. 5.3.3. Hnh hình XÓI mòn trén thế gidl và à Vl«t Nam : A. Tình hình xói mòn trên th ế giới : Thực trạng xói mòn trên thế giới rất nghiêm trọng. Cho tới nay đồi trọc và đất hoang ở Trung Quốic lên đển 300 triệu ha. Trong luư vực sông Hoàng Hà ỉượng N,P,K, từ diện tích gieo trồng bị rửa trôi nhiều gấp 100 lần luợng được bón vào. Năm 1977, đất đai nước Mỹ bị rửa trôi,ảnh hưởng đến năng suất. 1980, 1981 là 19,2 triệu ha đất. 10% diện tích đất tổng số bị mất 6 tấn đất mặt trên 1 ha/năm. (J.M. Barrett). Phần lớn đất mặt của Mỹ bị cuốn trôi vào sông Mississippi rồi đổ vào vịnh Mexico với nhịp độ trung bình 15 triệu tâWl phút. Thảm họa gần đây nhất (tháng 11 - 12/1999) gây ra cho Venezueỉa khiến hớn 50 ngàn người thiệt mạng do xói mòn tạo thành giòng bùQ, đi đến đâu cuấn trôi, chôn vùi, tiêu diệt sạch xứià cửa, sinh vật và con người ở đấy. ệảng 5.1. Tổng Bố chít lắng đọng hàng nãm bi trôi rửa từ các lụa đỊa vào đại dưđng (Hobman, 1968) Lục đ|a Tín/km* Tổng cộng (x 10^ (2) (3) Bắc Mỹ 634 1.96 Nam Mỹ 413.3 1,2 Châu Phỉ 181,3 0.54 Châu Úc 297,5 0,23 176
- (1) (2) (3) Châu Âu 233 0,32 Châu Á 3.962 15.95 i B) Tinh trạng xói mòn đất ở Việt Nam : Quỹ đất của Việt Nĩun có tổng diện tích 33.168.855 ha, bao gồm đâ't liền và các hải đảo và được phân loại như sau : Bảng 5.2. Diện tích các nhóm dất chính d Việt Nam STT Nhóm đất Diện tích (ha) TI 1$ (%) 01 Đất cát biển 462.000 1,40 02 Đất mặn 1.955.300 5.93 03 Đất phèn 1.702.200 5,16 04 Đất lầy và đất than bùn 182.300 0,56 05 Đất phù sa 3.122.700 9,47 06 Đất xám bạc màu 3.238.000 9.82 07 Đất đen 364.200 1.10 08 Đất xám nâu 194.700 0.59 09 Đất đỏ vàng 16.507700 50,04 10 Đất mùn vàng đò trên núi 3.688.000 11,18 11 Đất mùn trôn núi cao 163.200 0,49 12 Đất xối mòn trơ SÒI đá 440.800 1.35 Về mặt số lượng, đất vùng đồi niii chiểm ổiẹn tích gần 22 triệu ha, tức gần 67% diện tích đất cả nước. Hiện nay 55% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào bôn mục đích cơ bản : nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng và các khu dần cư. Hai vùng có tỳ lệ sử dụng đất cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long (80,15% diện tích đất tự nhiên), và đổng bằng Bắc bộ (77,24%), kế đó là Tây Nguyên (69,85%), Đông Nam bộ (66,89%), thấp nhất là trung du miền núi Bắc bộ (34,13%). Hiện nay, cả nước có 21,13% diện tích tự nhiên được sử dụng vào nông nghiệp (khoảng 7 triệu ha), trong đó để sử dụng trồng cây hàng năm (76,34%), cây làu năm (14,95%), đồng cỏ chăn nuôi (4,9%) và mặt nước có nuôi trồng thủy sản (3,8%). 177
- / ĩ ỉ J A\ Hình 21. Sự phân bố lượng mưa trung bình hàng năm trén trái đất ; 1. 0 - 400 mm ; 2. 4 0 0 - 1.000 mm ; 3. trên 1.000 nim. Hkih 22. Sự biổu hiện cùa xói mồn do nước trên dja cầu. Các vùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của xói mòn do nưởc được chì d in bằng nét chải, cấc vùng mà ỏ đó xói mòn biểu hiện sau khi thực vật bị bóc đi được chỉ dẫn bằng các chẩm. 178
- Đâ't đai của Việt Nam nầm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt dộ không khí cao, khoáng hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, màu mỡ ruộng đất dễ bị thoái hóa, môi trường đất phần lớn có xu thế thoái hóa và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Thêm vào đố, với phương thức canh tác không đúng kỹ thuật, đết nương làm rẫy trên các vùng đất dô'c, tưới tiêu không hợp lý ở vùng đồng bằng iàm nảy sinh nhiều quá trình gây thoái hóa đất như ; rửa trôi, xói mòn, phèn hóa, mặn hóa thứ sinh và chua hóa thứ sinh. ở nước ta, trừ hai vùng đất phù sa trung tính thuộc lưu vực sông Hồng và sông Mêkông có độ phì nhiêu thiên nhiên và tiềm năng năng suất cây trồng cao, những vùng đất còn lại có diện tích rất lớn và có vị trí chiến lược quan trọng đều là loại đất "có vấn đề" (problem soil), cổ tiềm năng năng suất thâ'p, bao gồm : đất dốc với lượng mưa không điều hòa dẫn đến xói mòn và rửa trôi; đất có độ phì nhiêu thấp như đất xám bạc màu, đất cát ven biển; đất có nhiều yếu tô' hạn chế như vùng đất úng trũng, đất phèn, đất mặn. Nhìn chung, các loại đất sau khi được khai phá thì các nhân tố tự nhiên và xã hội đã tác động đồng thời vào đất. Biểu hiện suy thoái môi trường đất lớn nhất ở Việt Nam là có đến hơn 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc, trong đó những diện tích đã bị xói mòn trơ sôi dá, mất tính năng sản xuất, đạt xấp xĩ 1,2 triệu ha. Đất nủi trọc không có rừng ỉà 10.980.000 ha. Nếu kể đất và mặt nước đang bị bỏ hoang, diện tích đâ't trống đồi trọc lên tới 13,4 triệu ha (bảng 5.3). B ổng 5.3. Diện tích đất trống dồi trọc toàn quốc Khu vực Diện tích (ha) Tổng sổ 13.440.494 Trung đu miền núi ph(a Bắc 5.226.493 Đ&ng bằng Bắc bộ 70.653 Duyên hải Bốc Trung bộ 1.824.001 Duyên hải Nam Trung bộ 1.992.670 Tây nguyên 1.641.851 Đông r!am bộ 694.300 Đồng bằng sông Cửu Long 774.705 Núi đá không cỏ cây 1.125.821 179
- Do đó lượng đất xói mòn là rất lớn. ở đất đỏ vàng có độ dốc 20 - 22°, lượng đất xói mòn có thể tới 150 - 170 tấn/ha/nãm. Theo các kết quả điều tra thực nghiệm của chương trình Tây Nguyên trên đất bazan mới trồng chè, lượng đất xói mòn tới 120 tấn/ha/nâm. Tính trung bình, lượng chất dinh dưỡng mỗi năm Riất đi tương đương với ; - Chất hữu cơ 5.600 tấn/ha - Nitơ tổng số 199.2 kg/ha - Lân tổng số 163.2 kg/ha - Ca - Mg 33 - 24 kg/ha 5.3.4. Tác họi của XÓI mòn 5.3.4.1. Tác hại của xói mòn đối với sinh thái nông nghiệp : Tác hại của xói mòn đối với sinh thái nông nghiệp thể hiện chủ yếu ở các mặt sau : a) Đất bị bào mòn, trỏ nên nghèo, xâ"u, bạc màu. Lớp đất màu mỡ trên bề mặt bị bào mòn, đôi khi đến tận lớp đá mẹ. Thực vật không thể phát triển được, đất lâu ngày bị thoái hóa thành sa mạc. Như vậy, xói mòn đất gây ra thiệt hại rất lớn ! Theo một sô' kết quả nghiên cứu gần đây, xói mòn mang đi phần lớn các hạt kích thước nhỏ hơn 1 mm, có chứa các chất phi nhiêu, làm đất trỏ nên nghèo kiệt. Bảng 5.4. Thành phần các h9t b| cuốn trôi vđi các chất dinh dưdng Chi tlAu quan sát SỐ iượng bi trôi (%) - Cấp hạt nhỏ hơn 1 mm 21 • Cấp hạt lớn hơn 1 mm 79 - N tổng s6 0,48 - P2O5 tổng số 0^23 - KỉO tổng SỔ 5.8 - Mùn 11 b) Năng suất cây trỏng giảm nhanh chóng : Đôl với người làm nông nghiệp cũng như người tiêu dùng, điều tai hại nhất do xói mòn mang lại là làm giảm năng suất cây trồng và tăng chi phí sản xuất lương thực. Thứ nhất, xói mòn làm giảm khả năng giữ nước của đất. Điều đó đưa cây trồng vào tinh trạng khủng hoảng nước thường xuyên và nghiêm trọng. 180
- Thứ hai, xổi mòn làm mất các chất dinh dưỡng, các chất này bị rửa trôi cùng với những hạt đất. Bdi vì các lớp "đất cái" ở dơới thường chứa các chất dinh dường ít hcfn lớp đất mặt. Khi lớp đất mặt bị rửa trôi thì cần phải bón nhiều phân để giữ năng suất cây trồng không bị sút gỉảm. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất. Vả lại, việc bổ sung phân bón đcfn thuần không bù lại được toàn bộ chất dinh dưỡng đâ bị mất khi lớp đất mặt bị xói mòn. Thứ ba, xói mòn làm giảm năng suất bằng cách làm thoái hóa cơ cấu của đất, làm tăng khả năng bị xói mòn c ủ a đất, bề mặt bị khô và đóng cứng. Quá trình thoát nước bị giảm và cây con phải trải qua một giai doạn khố khân để làm vỡ lớp đất cứng. Thứ tư, xói mòn làm giảm năng suất vì nó không bóc lớp dất mặt một cách đều đặn trên toàn bộ diện tích cánh đồng. Một bộ phận đất của cánh . đồng còn giữ lại được lớp đất mặt, bộ phận khác lại bị xói mòn đến lớp đất cái. Điều đó làm cho người nông dân không thể xử lý đồng ruộng một cách hữu hiệu, bốn phân đồng đều nhưng không thu được kết quả đồng đều. Người nông dân cũng không thể gieo cấy cùng một lúc khi phần đất bị xói mòn còn quá lầy lội trong lúc phần còn lại khô và đủ điều kiện gieo cấy. >* NGHÈO ĐÓI Hình 23. Hậu quà tiêu cực cùa xói mòn đất {Nguồn ;FAO & HRR (1995) - quản lý tài nguyên vùng cao Đông Nam Á) 181
- 5.3.4.2. Tác hại cửa xói m òn đối với sinh thái m ôi trường : Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, 1 li phá rừng đốt rẫy. Lám sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá đi pha lại, cuối cùng chỉ còn trơ lại đồi núi trọc. Mặt khác, khi rừng cây bị phá hũy sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán, và khí hậu thay đổi rõ rệt. Phù sa các con sông lớn cuốn từ thưựng lưu về bù đắp các dòng sông hạ lưu, nâng mực nước sông, gây trở ngại giao thông thủy, hạn hán, lũ lụt ỉuôn đe dọa. Phù sa bồi làm cho các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, kênh mương v.v... bị thu hẹp dung tích, hiệu suất sử dụng bị hạn chế, công tác tưới tiêu gặp nhiều trở ngại. Việc xói mòn đất gây ô nhiễm nguồn nước. Các hạt đất bị di chuyển bởi dòng chảy trên mặt làm cho nước trử nên đục. Ảnh hưởng của các hạt dất bị rửa trôi thưởng khó biểu hiện vào các phỉ tiêu kinh tế. Ví dụ, các tia m ặt trời khó thâm nhập vào nước đục, điều này hạ thấp khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh. Nước có độ đục cao sẽ cần nhiều hóa chất và phải xây dựng các công trình để xử lý nước. Sự lắng đọng cát, sỏi trên đất phì nhiêu có thể làm sút kém dộ phì của đất. Trong các con sông, phù sa gây nên hàng loạt vấn đề ; bồi nồng các bãi đẻ của cá, làm tắc các iỗ vào và ra của các công trình lấy và tháo nước,... Phù sa cố thể phá vỡ chế độ khá ổn định của sông. Trầm tích sông thường gây ứ bùn ở các hồ chứa. Nước đục sẽ khó thẩm thấu vào trong đất, gây khó khăn cho các công việc tưới tiêu. Lũ lụt miền Trung năm 1999 là một ví dụ. Cổ nơi, cát đá sỏi ỉấp ruộng đồng với độ dầy 10 - 15 cm. Có nơi cả đập aước cuến trôi, công trình dẫn nước bị lấp, bị nghẽn. Do hoạt động xói mòn, diện tích đất nôQg nghiệp bị thu hẹp Sự giảm đổ phì xảy ra do sự di động của các chất dinh dưỡng trong đất sẽ hạ thấp múc thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Các chất dinh di^ng cho thực vật phá vỡ sự cân bằng sinh vật trong các sông hồ. Tinh trạng phú dưỡng hóa tạo điểu kiện cho tảo phát triển nhanh. Khi tẮo chết, sự phân hử> chất hữu cơ bởi các vi sinh vật sẽ làm giảm lượng oxy có trong nguồn nước, gây khó khăn cho sự sinh tồn của cá và các động vật khác sống trong nước. Ngoài ra, loại nước này không dạt yêu cầu làm nguồn để cấp nước cho các nbu cầu ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp. Đất di chuyển do xói mòn thường chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các chất hòa tan dược như nitrat, hoặc hấp phụ trên bề mặt các hạt như photpho sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng nitrat cao cổ thể gây các bệnh về máu cho trẻ sơ sinh như bệnh methemoglobin. Sự ô nhiễm nguồn nước bdỉ thuốc trừ sâu bị hâp thụ vào các hạt đất di chuyển làm cho nước có mùi vị khó chịu và gây tác hại cho sức khỏe con ngưởL 182
- Kgoài ra, xói mòn còn gây nhiều thiệt hại khác nữa như đất đá sụt lở, đất trượt, phá hoại cầu đường, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn. Đất bị gỉố cuôn là kẻ phá hoại do xối mòn đứng thứ hai sau xối mòn nước. Xói mòn gió thường xảy ra ò các sa mạc Sahara và Kalahari của châu Phi, ò Trung Á, đặc biệt là các thảo nguyên thuộc Nga, Ồxtrâylia, và ở Great Plains thuộc Hoa Kỳ. Lớp đất mặt theo gió có thể bị dưa đi xa sau dó đổ bộ xuống chỗ nào đó. Những đồng ruộng, nhà máy, các công trình xây dựng có thể bị hư hại nặng do xói mòn gió, và đôi khi chúng có thể bị lấp hoàn toàn. Chi phí phục hồi lại rất cao, đến mức phải bỏ hoang hoàn toàn. Vào năm 1994, hiện tượng sụp lở đất bờ sông đã xảy ra rất nghiêm trọng tại một số nơi ở Việt Nam, chẳng hạn như sụt lở bờ sông Tiền tại Tân Châu, Hồng Ngự,... Hiện tượng này vẫn đang tiếp diễn với mức độ ngày càng gia tăng, gảy thiệt hại lớn về người và của. ở thị xã Long Xuyên, ven bờ sông Hậu vào mùa lũ cũng thường bị sụp Id đất. Tính chung, từ trước đến nay, xã Mỹ Hòa Hưng thuộc thị xă Long Xuyên đã bị sụp lở mất 69,6 ha, riêng mùa lũ năm 1998 mất 4 ha. Từ năm 1976 đến 1998 dâ có 5.101 căn nhà ở xâ phải di dời, riêng mùa lũ năm 1998 cổ 506 căn phải di dời. 5.3.5. Những yếu tố đnh hưdng dấn xói mòn 5.3.5.1. Yếu tố tự nhiên : a) MtlQ: Mưa là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất Iđn và trực tiếp ảnh hưdng đến xói mòn đất. Lượng mưa hàng năm ở nước ta rất cao (1.300 - 3.000 mm/năm), 85% lượng mưa hàng năm t4p trung từ tháng 6 đến tháng 9, cố nhiều ngày miỉa rất lớn. Chỉ cẩn lượng mưa trêii 10 itihi (ỉẵ êố thể gấy xói mòn cho nơi không thâm phủ. Giọt mưa công phá đất trực tiếp gây xối mòn. Giọt mưa càng lớn súc công phá càng mạnh. Nói chung, đất có tầng dầy thấm nhanh và nhiều, thi xói mòn yếu và thấp hơn đất có tầng mỏng. Thành phần cơ giới củng ảnh hưởng rất rõ đến độ thấm; đất cát thấm nhanh hơn đất sét, những phần tử nhỏ dễ bị xói mòn. b)Đđỉ: Một số yếu tố trong xói mòn đất nữa là đặc tính của bản thân đất. Một vài loại đâ't dễ bị xói mòn dưới tầc dụng của mưa và dòng chảy, một sô' ỉoại 183
- khác lại khá bền vững, thậm chí trong những trận mưa tnit nước nặng nề. Có lẽ yếu tô' quan trọng nhất là khả nâng hấp thụ nước mưa của đất. Một vài loại đất nhiệt đới hâp thụ nước mưa nhanh đến nỗi không xảy ra một chút xói mòn nào, ngay cả trên sườn dốc. Mặt khác, một vài loại đất nhiệt đới dễ xói mòn khi có một tác động nhô của hạt mưa. Một nguyên nhân của sự không bền vững của nhiều ioại đất nhiệt đới là sự chiếm ưu thế của các hạt thô, các hạt này dễ bị tách rời ra dưới tác động va đập của hạt mưa. Những hạt mịn sau đó bị rửa trôi với dòng nước cuốn. Một số đất dễ bị xói mòn nhất của thế giới có lớp đất mặt dày khoảng 10 - 40 cm, rất dễ thấm nước nhưug lớp dất dưới lại thấm nước kém tạo ra sự phân ly 2 tầng đất. Sau khi lớp đất trên bão hòa nước mưa, nó bắt dầu chảy xuông đồi, cho dù độ dốc không lớn iắm. Các nhân tô' chủ yếu đặc trưng cho dất như độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới của đất, tính thấm của đất, dộ dốc gây nên tính xói mòn đất. Để xem xét hiện tượng xói mòn, có thể phân loại như sau : ■ Cấp I : Đây là loại đất tốt, khá dày, có độ phì cao, dễ khai thác và hầu như không có độ dốc. Chúng không bị ngập khi có nước lũ, tuy rằng độ phì có thể giảm sút và hình thành một ỉớp vỏ bùn trên bề mặt cửa chúng. Khi trồng cây trên loại đất này cần phải quan tâm đến việc giữ gìn độ phì và kết cấu của nó. Do dó cần bón phân, bốn vôi, chăm sóc cây bằng phân xanh, thực hiện luân canh có hệ thống. ■ Cáp 2 : Đất bị xổi mòn không nhiều, thường nằm trên những sườn thoai thoải, có độ dày trung bình, có khả năng bị ngập úng và cũng cần phải được tiêu nước. Đây là ỉoạị đất tốt cố thể trồng các giống cây nông nghiệp nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật đặc biệt như luân canh bảo vệ đất, điều chỉnh chế độ nựđc. ■ cổ p 3 : Được phân bố trên các sườn có độ dốc trung binh và được đặc tnmg bởi độ phì tự nhiên thấp. Cần áp dụng chế độ trồng trọt đặc biệt tạo điều kiện hiiứỉ thành lởp phủ thực vật có chức năng bảo vệ đất khỏi bị xối mòn và giữ gìn kết cấu cửa đất. ■ Cđp 4 : Nằm chủ yếu trên các sườn có độ dô'c iớn và bị xói mòn mạnh. Loại đất này có độ dày nhỏ hoặc trung bình, độ phì thấp. Cần phải tiến hành làm đất hết sức thận trọng. ■ Cấp s : Bề mặt của đất gần như bằng phẳng. Đất chỉ bị xối mòn do gió hoặc do nước yếu khi được chăm sốc một cách thích hợp. Phải giữ ỉớp phủ thực vật một cách liên tục cho ỉoại đất này. 184
- ■ cốp 6 : Đ ặ c trư n g bdi độ d à y nhỏ v à p h á n b ố t r ê n sư ờ n dốc, rấ t dễ bị xói mòn do gió. Đất không thích hợp cho việc canh tác, phải được sử dụng làm băi cắt cỏ, bãi chăn thả hay khu trồng rừng. ■ Câp 7 : Đâ*t nằm trên sườn dốc, bị xói mòn, mỏng, khô hoặc sũng nước. Với lư ợ n g mưa đầy đủ nên sử dụng đâ't này để trồng rừng. ■Cốp 8 : Đất k h ô n g t h í c h h ợ p ngay c ả c h o v i ệ c t r ồ n g r ừ n g h o ặ c chăn thá vật nuôi. Có thể dùng dất này làm khu vực để săn bắn, nghỉ ngơi. c) Độ dốc, đ|a hlnh : Địa hình là một yếu tố quan hệ tới xói mòn. Cường độ xói mòn tỷ lệ thuận với độ dô'c; nếu tăng dốc lên 4° thì dòng chảy tàng lên 2 lần, khối lượng vật chất bị cuốn trôi tăng lên 64 lần. Bảng 5.5. c ư ờ n g dộ xói mòn thay đổi theo độ dốc. Độ d ố c c ư ờ n g d ộ XÓI m ò n
- Bảng 5.7. Lượng hạt đất b| bắn lên dưđi tác động của hạt mưa. Tốc độ h«t mưa Đưdng kỉnh hạt cường độ Lượng đất bỊ bin (m/8) (mm) (cm^) lên (g) 5.5 3,5 12,2 223 5.S 5,1 12.2 446 5.5 5,1 20.6 690 4 3.5 12,2 67 Cường độ mưa càng lớn, xói mòn càng mạnh. Sự hình thành dòng chảy thể hiện qua công thức : D = R - (P 1 + P2) R Lượng nước P1 Lượng nước bếc hơi P2 Lượng nước thấm Q u a n h ệ toại n ư ớ c trê n d ấ t d ố c khi rpưa Theo Cổtschiacôp A N. (1972), xói mòn đất sẽ càng mạnh nếu trọng lượng và tốc độ dòng chảy càng lớn, độ nhám mặt phẳng và đường kính hạt đất càng nhỏ, tóc là kết cấu đất càng kém và dộ nát vụn của rễ cây càng lớn. Hình 24. Sơ d ồ q u a n h ệ iượng th ấ m thời gian và c ư ờ n g đ ộ m ưa. 186
- d) Thực vột ch« phủ ành hildng dồn độ xói mòn : Mỗi loại cây ảnh hưởng tới mức độ xói mòn khác nhau, theo tài liệu của Mỹ, ảnh hưởng đó như sau ; Bảng 5.8. Quan hệ giữa cây che phủ với xói mòn ĐỐI tư ợ n g 80 s á n h Lượng xóỉ m òn ( tín /h a ) Rừng 0,004 Trồng cỏ 0,694 Tròng ngô 31.897 Trồng bông 69.932 Đ ất bỏ hoang 148,288 Mật độ che phủ cũng ảnh hưởng rất rõ tới xói mòn. Đất được phủ càng dày thì xói mòn càng yếu, do mưa không trực tiếp rcfi xuống đất mà phân tán trên cành lá, dòng chảy bị ngăn trở rất nhiều, mặt khác xác hữu cơ thực vật rơi xuông che phủ mặt đất. Ảnh hưởng của môi trường đến độ xói mòn; * Rừng giúp bảo vệ đất : Người ta nói rằng nước Nhật Bản đă bị rửa trôi xuông biển từ lâu nếu không có những đồi và núi được rừng che phủ, được gìn giữ qua bao nhiêu th ế kỷ vì mục đích đặc biệt là chống xói mòn nước. Ngay khi một cây bị chặt hạ người nông dán Nhật Bản nhất định phải trồng lại ngay bàng cây dược cung cấp từ những vườn ưcfm. Rừng là lớp che phủ tuyệt vời cho các sườn đồi. Giống như các loài cây trồng khác, cây rừng cẩn được trồng theo những đưỜQg đồng mức hay những ruộng bậc thang nếu đất dốc. Một số rừng có thể khai thác từng thời gian mà khống làm hư hại đất đ a i, n h ư n g ở n h ữ n g c h ỗ k h á c , nơ i m à đ ấ t rừ n g đ ặ c b iệ t n h ẹ , c â y ià c h e p h ủ tô't nhất cho nên muốn chặt cây cần được chặt hạ một cách có chọn lọc. Trên đất hoang hóa, một thảm thực vật gồm cỏ rau, cây bụi, và cây lớn phải được trồng và nuôi dưỡng. Nếu việc khai thác và chăn nuôi bị ngãn cấm, đất có thể phục hồi lại và trở nên màu mỡ. 5.3.5.2. Yếu tố con người : C o n n g ư ờ i GÓ t á c đ ộ n g t r ự c t i ế p to ỉ ớ n đ ế n q u á t r ì n h x ó i m ò n , c ố t h ể c o i con người là thủ phạm chính gây ra xói mòn một cách gián tiếp hoặc trực 187
- tiếp. Con người phá hủy môi trường đất, nhanh chóng qua các con đường xói mòn vì những hoạt động chủ yếu sau : a) Khai thác đất một cách bừa bâi, chưa đúng cách ; chưa có ý thức chọn đâ't khai hoang, bảo vệ cây rừng, khai phá cả những nơi quá dốc, phá cả rừng đầu nguồn, rừng hành lang, khai hoang trắng, không đúng thời vụ... b) Canh tác trên đất dốc chưa hợp lý; cày bừa, làm luống, gieo trồng ít chú ý đến xen canh gô'i vụ. Nhiều nơi chỉ gieo trồng một vụ vào mùa mưa rồi bỏ hoang. Chưa có biện pháp phòng chống xói mòn cụ thế để giữ đất, giữ nước, chưa chú ý đến các giải pháp nhằm cải thiện tính chất của đất, hạn chế xói mòn. Ví dụ : Một cái rãnh bao giờ cũng bắt đầu ở chân dốc và ăn dần lên cao nơi sẽ là đầu của rãnh với một chỗ sụt xuống thành bậc hay không thành bậc. Sự hình thành các rânh thường được người và gia súc tham gia. Nhiều rãnh mòn thường bắt đầu là đường mòn của gia súc, lối đi thường xuyên trên đâ't dô'c. Nhiều rãnh phát triển thành nhánh, đậc biệt những điềm gia súc thường xuyên ra khỏi hẻm núi. C ác rãn h mòn là những kẻ phá hoại tàn nhẫn những cánh đồng màu mỡ. Chúng có thể cắt cánh dồng thành nhiểu mảnh nhỏ, hình dạng kỳ cục, hạn chế hoạt động của gia súc và máy nông nghiệp, những rãnh mòn là mối đe đọa đối vởi gia súc. Rãnh mòn đe dọa nhà cửa các công trình xây dựng gần chúng, các công trình đó cần đi chuyên đi trước khi bị khoét ngầm. Sự sửa chữa rảnh mòn tốn kém nhất trong công việc chống xói mòn, đòi hỏi sự chuyên chở đất xây dựng đập hoặc các biện pháp đắt tiền khác, có thể ngăn ngừa được sự hình thành các rãnh đó bằng cách sử dụng đất một cách hợp lý / 5.3.6. Vâl độc tnmg XÓI mòn của dốt 5.3.6.1. X ói mòn 4ịq chất • Xói mòn đâ't luôn tồn tại và không ngừng hoạt động. Bề mặt trái đâ't luôn biến đổi. T rên nhừng miền núi xuất hiện nhũmg thung lũng ngày càng trở nên sâu và rộng hơn, bờ sông ở chỗ này bị xói lở và ở chỗ khác thì được bồi lấp. Bề mặt trái đất ngày nay được hình thành do những biến đổi chậm chạp diễn ra không ngừng. Xói mòn ỉà một trong những tổc nhán gây nên quá trìn h th ay đổi thường xuyên này. Xói mòn đống vai trò chủ yếu tạo ra đất phù sa và đá trầm tích có nguồn gô'c do nước. H oạt động của con người ít khi làm chậm hoặc ngừng lại quá trình hoạt động thường xuyên này, mà trái lại còn làm cho nó tiến triển nhanh hơn. Loại xói mòn này gọi là xói mòn địa chất, nghĩa là xói mòn xảy ra dưới tác động của cổc lực tự nhiên. 188
- 5.3.6.2. Xói mòn gia tốc : Hoạt dộng của con người cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trìn h xói mòn. Loại xói mòn này gọi là xói mòn gia tốc. Khi khai thác quặng, tuy phải vận chuyển nhiều đâ't đá, song hiện tượng n ày chỉ liên quan đến một phần nhỏ bề mặt trái đât. Đ ất nông nghiệp lại chiếin diện tích lớn và việc canh tác trên loại đất này cũng như hoạt động nông nghiệp nói chung của con người thường dẫn đến sự xói mòn. Việc tước bỏ lớp phủ thực v ật làm tăng cường hoạt động xói mòn do gió, bởi vì không còn cáy cỏ cùng những loại thực vật khác để làm giảm vận tốc của gió. Phần cây cỏ không đáng kế còn lại không thè chống đỡ nổi năng iượng của mưa rơi, vì vậy mà xói mòn do mưa sẽ tăng lên. Trên những diện tích rộng lớn sô' dòng chảy trên mặt tàng lên và hướng vào mạng lưới thủy văn . K h i cày bừa hoặc thực hiện các dạng đất canh tác nông nghiệp khác, đất bị phá hủy và được làm thông thoáng nhanh hơn do tác động của giun. Xói mòn tự nhiên có thể giảm đi chỉ trong các trường hợp như : cải tạo đát bỏ không, khi làm biến đổi một vùng đất khô cằn thành một vùng đất màu mỡ bằng cách tưới nước, khi thực hiện trồng rừng. 5.3.6.3. Những giới hạn xói mòn có thể chấp nhận được : Thường thường người ta cho rằng cần phải loại trừ hiện tượng phá hủy dần dần đất và đảm bảo việc sử dụng đất dài lâu bằng cách bảo vệ dá't. Để làm được việc này, nhịp điệu hao tổn dất không được vượt quá nhịp điệu hình thành đất. Cường độ hình thành đất không thể đo được một cách chính xác, song theo sô" liệu của các chuyên gia thổ nhưỡng, thì trong diều kiện tự nhiên cần khoảng 300 nàm để hình thành một lớp đất dày 25 mm. K hi canh tác đ ất diễn ra các hiện tượng nhào trộn, làm thông thoáng và rửa trôi xói mòn đất, nhờ đó thời hạn hình thành đất rút ngắn lại trong khoảng 30 năm. Cường độ hình thành dất cỡ 25 mm trong 30 nâm tương dương với 1,8 tấn trên một ha trong một năm. Người ta thường thừa nhận đại lượng này làm đại lượng xói mòn đát cho phép. T ấ t nhiên, lượng đất mất đi có thể chấp nhận dược phụ thuộc vào loại đất. Nếu lớp đất mùn khá dày và có độ phì đồng đều như nhau trê n toàn bộ mặt cắt, thì sự mâ't đi một lớp dày 25 mm trong 30 năm ít nguy hiểm hơn so với sự m ất đi cũng như vậy của một lớp đất chỉ có độ dày vài cm v à nằm trên đá gốc. Những con số kiểm tra lượng đất mất đi ít khi vượt quá 2 tấn/ha trong một năm. ở Mỹ lượng đất mất đi thường là 0,4 đến 1,8 tâ'n/ha trong một năm. ở vùng trung tâm châu Phi, đối với đất cát người ta chấp nhận con số 1,5 tấn/ha, còn đôi với đất bùn - 1,8 tâ'n/ha. 189
- s.3.6.4. Các pha của quá trinh xói mòn : Ba pha chử yếu của quá trình xói mòn là : tách các hạt, vận chuyển chúng đi, và lắn g đọng. Các loại đất khắc nhau biểu hiện khác nhau trong các pha này. Thí dụ, các hạt cát nhỏ bị tách ra dễ hơn nhiều so với các hạt đất bùn, song h ạ t bùn dễ vận chuyển hcm so với h ạ t cát. 5.3.7. Các dợng xói mòn dốt 5.3.7.1. Xói mòn do nước : Sự phân loại xói mòn do nước dựa vào sự tập trung dần dần của dòng chảy trên mặt. Đầu tiên ỉà hiện tượng rửa trôi lớp bề m ặt trên đ ất canh tác, tiếp theo ỉà hình thành những suối nhỏ và mương xói hẹp trên các cánh đồng, k ế đến là xói mòn mương rânh v à cuối cùng là xói mòn bờ. 5.3.7.2. Xói mòn dạng bệ : Nếu đất dễ bị xói mòn được bảo vệ bởi một phiến đá h ay rễ cây chống lạ i hoạt động xối mòn của các h ạ t num thì xuất h iện những bệ cô lập đứng trên khoảnh đất bị rửa trôi. D ạng xói mòn này phát triển chậm , trong thời gian nhiều năm và thường xuất hiện trên những khu đ ất trơ trụi của các băi chăn thả. Xói mòn dạng bệ có th ể x ả y ra trên lứiững diện đất cày, những nơi bị xối mòn quá mức trong nhữ&g trận mưã rào iớn. 5.3.7.3. Xói mòn dạng răng cưa : Xói mòn hình răn g cưa m ang tín h chất đặc trưag đấi với các sườn dốc và đáy của các rãnh xói, ở đây hay gặp các^khoảng đất khó xói mòn. Vào thời k ỳ đầu quan sá t th ấy các khe sàu vởi tường th ẳng đúng, về sau là các răng tách rời nhau. Phần trên các răn g thưởng là lớp đá sỏi hay đất bền vững hơn. Đ ất xói mòn răn g cưa được đặc trưng bởi tếc độ hút nước chậm trong trạn g th ái khô, v à hiện tượng m ất tính k ế t dính bùn (chảy lồng như bùn) trong trạn g th ái băo hòa nước. Việc ngăn ngừa hình th ành các răn h xói và việc thực hiện công việc cải tạo đất bao giờ cũng gộp khó khăn ở nơi diễn ra hiện tượng xói mòn răng cưa. Do ch ế độ nước và thức ãn không thuận lợi m à cây cỏ hầu như không phát triển. Hơn nữa việc x â y dựng công trìn h b ằn g gạch ngói h ay bê tông trên đất này rất I ^ y hiểm vì dưới móng các công trình ây cố thể hình thành các khe xói. Õ.3.7.4. Xói mòn ngầm : Xói mòn ngầm, hoặc rửa xói bên troũg đất, dưới dạng các đường hình ống vô tận hoặc các loại kênh n ^ aa đặc trưng với loại đất dễ bị xói mòn răng cưa. 190
- Nước trên mặt ngấm vào đất và di chuyển xuống dưới cho tới khi gặp một lớp đất ít thấm nước hcm. Tiếp đó, khi chuyển động ngang, nước có thể rửa trôi những hạt nhỏ của loại đất đá xốp nhất. Hậu quả của hoạt động rửa xói làm tàng vận tốc và lưu lượng của đòng chảy ngang. Rất may là xói mòn ngầm thường xảy ra trên vùng đất ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. 5.3.7.5. Đ át trượt : Là loại xói mòn địa chất. Đất trượt mạnh mẽ ở những vùng có lượng mưa lớn và lớp đất dày, hoặc do hậu quả của hiện tượng phá hủy bờ sông, bờ biển. Do hiện tượng đâ't trượt mà các rãnh xói phát triển thành nhiều nhánh và kéo dài ra. Hiện tượng này đã gây chết và tàn phá cả một bản làng ở Quảng Nam trong mùa mưa 1999 này. 5.3.7.6. Xói mòn và rửa trôi độ phi : Sự thoái hóa của đất làm giảm sản lưựng cáy trồng. Xói mòn độ phì làm đất mất đi các châ't dinh dưỡag cho cây trồng trong quá trình xói mòn. Phôtpho mất đi chủ yếu cùng các hạt keo mà nó bị hấp phụ vào bề mặt. Nitơ ở dạng nitrit hay rũtrat dễ hòa tan và có thể bị rửa trôi do dòng chảy trên mặt hoặc dòng chảy ngầm. Xói mòn dạng bùn là sự phá hùy đất mang tính vật lý, không ỉàm mất các hạt của nó. Kết cấu của đất bị mưa phá hủy, các hạt đất nhỏ ỉắng lại ở chỗ trũng. Bề mặt đất bị hóa lầy, khô đi nứt nẻ ra, độ phì của đất giảm đi rõ rệt. Xói mòn thẳng đứng là hiện tượng rửa trôi các hạt bùn nhỏ thông qua rát xô'p hay sỏi và tích lắng chúng ở các lớp ít thấm nước hơn. Trong đất cát thô, sự giảm đi rô rệt các thành phần keo và bùn làm hạ thấp độ phì của dất. Việc tích tụ các hạt nhỏ ở dưới sâu và đều không có lợi, bởi vi tính thấm của đâ't đối với nước và rễ cây giảm sút. 5.3.7.7. Xói mòn do gió : Sự phá hủy các phần trồi lên trên bề mặt của đất đá do động năng của gió cũng như sự va đập bào mòn của những hạt đất đá lơ lữttg trong gió. Kết quả của sự phá hủy hình thành những khối đất cứng, đá lớn với hình dạng kỳ lạ ở các hoang mạc. Sự chuyển động của các hạt rất nhổ gây nên sự thổi mòn trên cao, còn hiện tượng làn của các hạt lớn gây nên sự thổi mòn dưới chân. Những điều kiện sau đầy làm tàng độ xói mòn gió : - Đất bị mâ't thảm phủ, khô, và hạt nhỏ. - Mặt đâ't tưcmg đối nhắn, cây cỏ hiếm hoi. - Cánh đồng đủ rộng, và gió đủ mạnh để tạo ra chuyển động khí. 191
- Xói mòn do gió có thể trở thành nghiêm trọng có khi chỉ cần íí dủ hai điều kiện. Thứ nhất, chỉ có đất khô bị gió thổi bay; nghĩa ỉà xói iica io gió bộc iộ trước tiên khi ỉượng mưa ít hơn 300 mm. Thứ hai, việc di ' huyển đất trong phạm vi lớn chỉ có thể xảy ra trên địa hình bằng phẳng củ;. đồng bàng, ncfi thường xuyên cổ gió thổi trên các mực khác nhau từ bề mặt đất Ngoài ra, sụt lở đất ở trên núi cũng là một dạng xói mòn heo nghĩa rộng. Điều này đã xảy ra đến mức báo động ở ven biển của ta như Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang. Sạt lở dọc sông cũng không kém phần nguy hiểm. Theo PTS Bùi Đạt Trâm, phụ trách Trạm Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, nạn sụp lở dất ven sông trước nay chỉ xảy ra nhiều và nghiém trọng ở dọc sông Tiền : bờ phía An Giang khoảng 5 - 1 0 m/năm, phía Đồng Tháp 10 - 20 m/năm... Nhưag những năm gần đây sông Hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều băi bồi ngầm mới hình thành, sụp Id đất ven bờ xảy ra nhiều hơn. Theo đổ, nguyên nhân sụp lô đất trước hết là do dòng chảy. Trong quá trình chảy ra biển Đông, dòng nước đào xới bùn cát chỗ này và bồi đắp lên chỗ khác. Mặt khác, kết quả diều tra của Liên đoàn địa chất 8 cho thấy : trầm tích phù sa ở hạ lưu sông Cửu Long dày tới 59 m, gồm cát mịn bột sét; ở độ sâu 40 - 50 m có nhiều cát thô và sạn sỏi nhỏ đều bất lợi C.10 sự ổn định của bờ và đáy sông. Thêm vào đó, khí hậu cũng là một phần quan trọng. Nước mưa thấm vào nền đất yếu, đến mùa khô theo mạch nước ngầm chảy ra sông làm yếu thêm nền đất dễ gây sụp lở. Ngoài ra, kênh đào có hướng dòng chảy vuông góc với hướng dòng chảy của sông làm giảm tốc độ dòng chảy ở ven bờ sông, phù sa iắng đọng ngay đầu kênh lâu ngày tạo tiành các bãi bồi rộng như ở kênh Vàm Sáng, Vinh Ân, rạch ô n g Chưởng, r&ch Long Xuyên,... làm thay đổi hướng dòng chảy cửa sông. Các công trình nhà ở, kho tàng, nhà máy xây dựng tập tnm g ở sát bờ sông tạo áp lực lớn đè nén đất gây mất thăng bằng nền đất cũng là một nguyên nhân gây sụp ỉở. Hgoài ra, xói mòn bởi gió cũng gảy ô nhiễm không khí do bão bụi. 5.3.8. Cóc biẬn pháp chống xói mòn Có thể thực hiện chống xói mòn bằng các biện pháp sau đây : ■ Xây dựng kênh mương để thoát nước mưa rào và nước lũ đúng kỹ thuật. ■ Xây dựng bậc thang có bờ : Nếu dòng chảy trên mặt đất không gặp vật cản thì iượng mưa và tốc độ nước có thể đạt tới độ lớn làm trôi đất. Để làm thay đổi dòng trên mặt, người ta thiết lập nhĩmg công trình bằng đất được bế trí vuông gốc với độ dô'c lớn nhất. Kềnh phải có độ dốc không lớn lắm để nước chảy chậm và không có tác dụng rửa xói. ■ Xây dựng dòng nhân tạo : Nước chảy trên mặt theo các kênh cúa hệ thông bảo vệ chếng xói mòn dẫn về điểm thu nước. Nếu không cố diểm 192
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sinh thái học nông nghiệp
213 p | 686 | 233
-
Ứng dụng Sinh thái môi trường: Phần 1
319 p | 330 | 84
-
ứng dụng vi sinh vật xử lý môi trường
46 p | 390 | 77
-
Ứng dụng Sinh thái môi trường: Phần 2
20 p | 190 | 72
-
Bài giảng Vi sinh vật ứng dụng trong xử lý phế thải (chương 10)
61 p | 213 | 57
-
Ứng dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề rác thải trong sinh hoạt tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
0 p | 159 | 12
-
Đề cương chi tiết học phần: Sinh thái môi trường
5 p | 75 | 7
-
Bài giảng môn Sinh thái môi trường - TS. Ngô An
84 p | 34 | 6
-
Ứng dụng vi sinh vật trong tái chế chất thải rắn nông nghiệp
4 p | 49 | 6
-
Ứng dụng về sinh thái môi trường: Phần 1
175 p | 65 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần: Sinh thái nhân văn
6 p | 43 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật: Chương 8 - Phạm Tuấn Anh
65 p | 12 | 4
-
Đề cương môn học Sinh thái môi trường ứng dụng - ĐH Thuỷ Lợi
7 p | 48 | 3
-
Bài báo cáo sinh thái Tảo
18 p | 63 | 2
-
Ứng dụng SEM xây dựng mô hình nhận thức môi trường ở học sinh Trung học phổ thông Tỉnh Quảng Trị
8 p | 40 | 2
-
Bài giảng Sinh thái học: Chương 1 - Đào Thanh Sơn
44 p | 9 | 2
-
Giáo trình Sinh thái học và bảo vệ môi trường (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
75 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn