Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc:<br />
Động lực kinh tế thay đổi hành vi<br />
<br />
Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1, Bùi Văn Quang1,<br />
Stephen Ives2<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội<br />
2<br />
Đại học Tasmania, Australia<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
cuongtranthe@gmail.com<br />
<br />
Từ khóa<br />
Sản xuất bò thịt, phân tích chi phí lợi ích, thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua, động<br />
lực kinh tế<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Vùng miền núi Tây Bắc vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của Việt<br />
Nam với 80% số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nông 135<br />
nghiệp và lâm nghiệp (Trần và cộng sự, 2010). Mặc dù chăn nuôi bò thịt là<br />
một phần quan trọng của hệ thống canh tác và có thể đóng vai trò giảm<br />
nghèo nhưng sản xuất vẫn còn manh mún và quy mô nhỏ lẻ, và hầu hết<br />
gia súc chăn được chăn thả trên các bãi chăn thả chung. Nhiều nông hộ<br />
nhỏ nuôi bò thịt để xây dựng cơ nghiệp và coi bò thịt như tài sản để bán<br />
khi cần tiền, chứ không coi đây là một hoạt động sản xuất để tạo thu nhập<br />
(Dương và cộng sự, 2014).<br />
<br />
Một số giải pháp chăn nuôi và quản lý chăn nuôi bò thịt đã được xác định<br />
trong dự án của ACIAR LPS/2008/049 mặc dù mỗi kỹ thuật quản lý chăn<br />
nuôi này đều có chi phí cơ hội. Phân tích chi phí-lợi ích của việc áp dụng<br />
các kỹ thuật quản lý thức ăn chăn nuôi mới đã được tiến hành để đánh giá<br />
tiềm năng áp dụng của các biện pháp đó.<br />
<br />
Biện pháp tiếp cận nghiên cứu<br />
Một cuộc khảo sát những nông dân chăn nuôi bò thịt đã được tiến hành<br />
tại các điểm nghiên cứu của dự án, các xã Long Hẹ (Nông Cốc), Tỏa Tình<br />
(Hua Sạ A), Quài Cang (Khá), Quài Nưa (Thẳm và Quang Vinh) ở Điện Biên<br />
và Sơn La. Cuộc khảo sát bao gồm cả những nông dân tham gia vào các<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
hoạt động của dự án thử nghiệm và những nông dân không tham gia vào<br />
dự án. Chi phí và lợi ích dự kiến của việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi<br />
đã được tính toán. Chi phí cơ hội của các chiến lược quản lý thức ăn chăn<br />
nuôi mới cũng đã được tính toán nhằm đánh giá tác động của các chi phí<br />
này lên quá trình áp dụng.<br />
<br />
Kết quả<br />
Ba chiến lược chăn nuôi đã được phân tích: S1 – Biện pháp truyền thống<br />
(chăn thả gia súc có kiểm soát); S2 - Chăn thả gia súc có kiểm soát với thức<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ăn thô xanh bổ sung; và S3 - Chăn thả gia súc có kiểm soát với thức ăn thô<br />
xanh bổ sung và thức ăn ủ chua (lá, thân, củ sắn và rơm rạ). Chi phí và lợi<br />
ích của ba chiến lược chăn nuôi khác nhau được tính bằng tỷ lệ chiết khấu<br />
là 7,8% (Tanaka và cộng sự, 2010).<br />
<br />
Giá trị hiện tại thuần (NPV) của việc nuôi một con bò thịt được ước tính<br />
nhằm so sánh lợi nhuận giữa các cách thức chăn nuôi khác nhau xét về<br />
giá trị thời gian của tiền tệ. NPV của biện pháp S1 là khoảng 11.898 đồng<br />
trong khi NPV của biện pháp S2 và S3 lần lượt là 12.706 và 14.382 đồng.<br />
<br />
136 Để nông dân nuôi vỗ béo một con gia súc đủ trọng lượng đem bán thì phải<br />
mất năm năm nếu sử dụng biện pháp S1, bốn năm nếu sử dụng biện pháp<br />
S2 và ba năm nếu sử dụng biện pháp S3. Dựa vào giá vật liệu và chi phí cơ<br />
hội của sắn (tức là bán trực tiếp ra thị trường thay vì ủ chua) thì tính toán<br />
của NPV cho thấy chăn thả có kiểm soát, kết hợp với thức ăn thô xanh và<br />
thức ăn ủ chua có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi và rút ngắn<br />
thời gian sản xuất.<br />
<br />
Thảo luận và Kết luận<br />
Phân tích chi phí-lợi ích cho thấy các chiến lược chăn nuôi theo hướng<br />
thâm canh có lợi nhuận ròng cao hơn so với các biện pháp truyền thống.<br />
Ngoài ra, các biện pháp truyền thống còn phải đối mặt với nhiều thách<br />
thức như thời tiết khắc nghiệt, thay đổi khí hậu và sự hạn chế về các các<br />
đồng cỏ chăn thả do các quy định về bảo vệ rừng. Những thách thức này<br />
làm cho sản xuất bò thịt truyền thống tương đối tốn kém và rủi ro hơn và<br />
điều này dẫn đến việc tăng cường các biện pháp sản xuất. Để tăng cường<br />
thâm canh chăn nuôi bò thịt trong bối cảnh hệ thống canh tác ở vùng Tây<br />
Bắc thì cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để phát triển các chiến lược đa<br />
dạng cho mô hình kết hợp chăn nuôi gia súc và trồng trọt.<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Kế hoạch tương lai của nông dân cho sản xuất bò thịt (% nông hộ)<br />
<br />
Người tham gia Người không tham<br />
Kế hoạch Tổng cộng<br />
thử nghiệm gia thử nghiệm<br />
<br />
Tăng số lượng bò thịt 66.7 66.7 66.7<br />
<br />
Tăng diện tích đồng<br />
cỏ và giữ nguyên số 13.3 20.8 17.9<br />
lượng bò thịt<br />
Giữ nguyên số lượng<br />
bò thịt và diện tích 20 12.5 15.4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
đồng cỏ<br />
Nguồn: Khảo sát, 2015<br />
<br />
Hầu hết nông dân (kể cả những người không tham gia thử nghiệm) vẫn có<br />
kế hoạch mở rộng chăn nuôi bò thịt áp dụng các biện pháp mới với thức<br />
ăn thô xanh và thức ăn ủ chua. Nông dân vẫn quan tâm đến việc áp dụng<br />
các biện pháp mới mặc dù họ sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn và tìm hiểu các<br />
kỹ thuật mới sản xuất thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua.<br />
<br />
Các thử nghiệm thâm canh chăn nuôi bò thịt không chỉ cung cấp cho 137<br />
nông dân một phương pháp để giảm thiểu việc thiếu thức ăn cho gia súc<br />
trong thời tiết lạnh mà còn cho thấy một biện pháp sản xuất gia súc có<br />
lợi nhuận, và đây có thể là động lực chính cho nông dân để mở rộng chăn<br />
nuôi bò thịt. Hỗ trợ tín dụng và đào tạo kỹ thuật sản xuất thức ăn thô xanh<br />
và thức ăn ủ chua là cần thiết nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi từ chăn nuôi<br />
gia súc truyền thống sang chăn nuôi thâm canh.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Duong Nam Ha ., Pham Van Hung, Nguyen Thi Thu Huyen, Bonney, L. B. and<br />
Ives, S. W. (2014). Tác động của các yếu tố văn hoá xã hội lên chuỗi giá trị bò thịt:<br />
nghiên cứu trường hợp của các nhà sản xuất ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí<br />
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc Châu Á-Australia lần thứ 16, Yogyakarta, Indonesia.<br />
2. Tanaka, T., Camerer, C. and Nguyen Quang (2010). Tùy chọn rủi ro và thời gian:<br />
Thử nghiệm Liên kết và Số liệu Kháo sát Hộ gia đình từ Việt Nam. Tạp chí Kinh tế<br />
Hoa Kỳ, 100(1), pp.557-571.<br />
3. Tran Quang Tuyen, Nguyen Hong Son, Vu Van Huong and Nguyen, Quoc Viet<br />
(2014). Lưu ý về đói nghèo ở các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp<br />
chí Post-Communist Economies, 27(2): 268-281.<br />
4. VNUA (2015). Report of Intervention Response for Project LPS/2008/049 Báo<br />
cáo về Đánh giá Can thiệp của Dự án LPS/2008/049 Vượt qua những hạn chế về<br />
mặt kỹ thuật và thị trường đối với sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất bò<br />
thịt có lợi nhuận ở Tây Bắc Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.<br />