Sáng kiến kinh nghiệm: Các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
lượt xem 40
download
Khảo sát nghệ thuật thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy yếu tố thời gian được nhà văn sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng cũng như các giá trị cơ bản của tác phẩm. Từ việc khảo sát trên, ứng dụng để tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong các tác phẩm truyện kể nói chung và các tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Chuyên đề: CÁC LỚP THỜI GIAN TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI 1
- Lời giới thiệu Đây là chuyên đề nghiên cứu về thời gian như một công cụ nghệ thuật hữu hiệu được Tô Hoài sử dụng khi viết Vợ chồng A Phủ. Có thể vận dụng chuyên đề trong việc tìm hiểu nghệ thuật sử dụng thời gian trong các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ để hoàn thành chuyên đề này ! Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn ! Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng Phần mở đầu 1. Lý do chon đề tài: Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian, thời gian khác nhau. Hội hoạ, điêu khắc tái hiện sự vật trong sự tĩnh tại, chớp lấy một 2
- khoảnh khắc nhất định của đối tượng và biểu hiện nó trong tương quan với không gian. Còn văn học chủ yếu diễn tả quá trình đời sống diễn ra trong thời gian. Như vậy, so với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc thì văn học có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Thực chất việc tái hiện thời gian trong văn học là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm lý của con người trước các sự kiện, biến cố đời sống. Từ xa xưa thời gian đã đi vào tác phẩm văn chương để miêu tả nỗi lòng người con gái phải lấy chồng xa xứ: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (Ca dao) Lúc nhớ nhung khắc khoải, một phút đợi chờ có thể dài bàng mấy năm: “Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Còn về sau, Xuân Diệu cũng rất tinh tế khi dùng thời gian quá khứ để chỉ hiện tại: “Đã nghe rét mướt luồn trong gió, Đã vắng người sang những chuyến đò” (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu) Rõ ràng thời gian trong tác phẩm văn học được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật. Trong tác phẩm truyện kể, các sự kiện, biến cố được sắp xếp theo một trật tự thời gian nhất định đều nhằm phục vụ một ý đồ tư tưởng nào đó của nhà văn. Thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Tuy nhiên, việc khám phá tác phẩm văn chương từ việc tìm hiểu thời 3
- gian nghệ thuật hoặc là chưa được để ý hoặc là có để ý thì đó cũng là một công việc không hề đơn giản. Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài viết năm 1953, thời gian của câu truyện xảy ra vào trước cách mạng tháng Tám. Bối cảnh câu chuyện là cuộc sống của những người dân vùng cao, nhân vật trung tâm là những con người bị áp bức, chà đạp, phải trở thành kiếp ngựa trâu cho bọn thống trị. Khi Vợ chồng A Phủ được viết ra thì mọi sự kiện, mọi số phận trong tác phẩm đã lùi về quá khứ. Thời điểm năm 1953 đủ để Tô Hoài có độ lùi cần thiết khi mang đến cho tác phẩm một nguồn cảm hứng mới: cảm hứng về sự đổi thay cho số phận của nhân vật; cảm hứng về sự hồi sinh, con người có thể lấy lại những gì tưởng như đã mất. Sức mạnh tiềm tàng mãnh liệt trong con người ngay khi tưởng như họ đã mất hết sức sống chính là ám ảnh lớn nhất mà tác phẩm đã đem lại. Như thế, Vợ chồng A Phủ đã trở thành một trong những tác phẩm thành công nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam viết về cuộc sống những người dân vùng cao. Trong nhà trường, Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm “kinh điển” đã được giảng dạy trong suốt mấy chục năm qua. Rất nhiều kỳ thi từ nhỏ đến lớn đã sử dụng câu hỏi liên quan tới tác phẩm này. Tác phẩm đã được dựng thành phim. Cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu của giới phê bình về Vợ chồng A Phủ. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thời gian trong tác phẩm này một cách trọn vẹn. Trong khuôn khổ hạn hẹp, bài viết sẽ khảo cứu, nhìn nhận tác phẩm dưới góc độ nghệ thuật sử dụng thời gian với mong muốn mang đến một hướng khám phá mới cho tác phẩm. 4
- Nhà văn Tô Hoài 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát nghệ thuật thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy yếu tố thời gian được nhà văn sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng cũng như các giá trị cơ bản của tác phẩm. Từ việc khảo sát trên, ứng dụng để tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong các tác phẩm truyện kể nói chung và các tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu Để hoàn thành công trình này, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng sau: 3.1. Một số vấn đề lý thuyết về thời gian. 3.2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” 4. Phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích, thông kê, sơ đồ hóa, ứng dụng thực tiễn 5. Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chuyên đề sẽ gồm ba phần chính: 5
- - Tìm hiểu trật tự của truyên kể - So sánh độ lâu của các sự kiện, biến cố với độ dài văn bản. - Những hiện tượng xảy lặp. Phần nội dung Bài viết sẽ tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Phần I: Chuyện xảy ra ở Hồng Ngài. Nội dung văn bản lấy từ sách giáo khoa Văn học 12, tập I, NXBGD, Sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 – Trong sách này văn bản tác phẩm không bị lược bớt) dưới các bình diện sau: 1.Tìm hiểu trật tự của truyên kể: là so sánh trật tự các biến cố thời gian trong diễn ngôn trần thuật với trật tự kế tiếp nhau trong các biến cố thời gian trong cốt truyện, tức là so sánh trật tự truyện kể (của việc kể chuyện) với trật tự niên biểu của câu chuyện. 2. Tìm hiểu độ lâu của các sự kiện, biến cố và độ dài văn bản. 3. Nghiên cứu những hiện tượng xảy lặp nhằm nâng cao hiệu quả của nghệ thuật thời gian trong tác phẩm. Đương nhiên mỗi cấp độ nêu trên sẽ có các cấp nhỏ hơn. Bài viết sẽ đi vào những cấp độ được coi là quan trọng và thể hiện rõ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Các cấp độ thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được cụ thể như sau: 1. Trật tự truyện kể Trong truyện cổ tích, không có sự đảo lộn về thời gian, sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau. Chúng ta vẫn quen gọi là thời gian tuyến tính.Ở đây bài viết nghiên cứu về sự sai trật niên biểu (thời gian phi tuyến tính) của các biến cố xảy ra trong câu chuyện với việc xắp xếp thời gian để kể lại chúng của Tô Hoài. 6
- Ta tạm thời quy ước mỗi lớp truyện được ghi bằng một chữ cái in hoa: A, B, C, D...Sau mỗi lớp truyện, bài viết sẽ tính số trang, số dòng chính xác tương đối và tóm tắt những nội dung chính. Tác phẩm sẽ gồm những lớp truyện sau: - A: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, hay cõng nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi... Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.( Khoảng 1/4 trang) - B: Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào cô không nhớ, cũng không ai nhớ…. Đến Tết năm ấy,… Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc… Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa… Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm, cả ngày.( khoảng hơn 1,5 trang) - C: Mỗi ngày Mị càng không nóí, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của. Ở cái buồng mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.(khoảng 5 dòng) - D: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho…Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.( Khoảng 3/4 trang) - E: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu… Có biết bao nguời mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.(khoảng gần 1/4 trang) - F: Rượu đã tan từ lúc nào… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.(khoảng gần 2 trang) 7
- - G: Có tiếng xôn xao phía ngoài rồi một đám đông vào nhà…. Trong khi vào rừng tìm lá thuốc, Mị nghe chị dâu nói lại mới biết chuyện A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu.(khoảng 3/4 trang) - H: Nửa đêm qua, A Sử vào làng tìm đến đám chơi có tiếng sáo, tiếng khè... Chúng nó xọc ngang cái gậy, khiêng A Phủ mang về ném xuống giữa nhà thống lý.( khoảng 3/4 trang) - I: Mị đi hái thuốc lá về, thấy trong nhà còn đông hơn lúc nãy.... Nhưng A Phủ cũng chẳng muốn trở về làm gì bên ấy nữa.(khoảng hơn 2 trang) - K: A Phủ cũng không phải người làng bên ấy... Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.(khoảng nửa trang) - M: Khi đó đang đói rừng.... A Phủ chỉ đứng nhắm mắt, cho tới đêm khuya ( khoảng gần 2 trang) - N: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn,.. Mỗi đêm Mị đã dậy ra thổi lửa, hơ tay, hơ lửa không biết bao nhiêu lần.( gần 3 dòng) - P: Thường khi dến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô... Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước.( khoảng 1/3 trang) - Q: Lúc ấy đã khuya.(...). Và hai người lẳng lặng đỡ nhau bỏ chạy xuống dốc núi.( khoảng hơn 1 trang) Từ việc phân chia lớp chuyện ở trên ta có nội dung và niên biểu của từng lớp chuyện như sau: A-2: Cuộc sống hàng ngày của Mị. B-1: Lai lịch Mị và con đường dẫn tới kiếp làm dâu gạt nợ, là quá khứ xa nhất tương đương với quá khứ kể về lai lịch A Phủ. . C-3: Quãng ngưng: khẳng định thêm tính bi đát cho số phận Mị. D-4: Không khí ngày Tết. E-5: Không khí ngày Tết bắt đầu tác động đến tâm hồn Mị của. 8
- F-6: Mị nhớ về ngày trước và nảy ra ý định muốn đi chơi song ý muốn của Mị đã bị A Sử phá hoại. G-8: A Sử bị đánh. H-7: xảy ra vụ ẩu đả giữa A Sử và A Phủ, A Phủ bị bắt. I-9: A Phủ bị phạt vạ, trở thành trâu ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. K-1: Kể lai lịch A Phủ, là quá khứ xa nhất tương đương với quá khứ kể về lai lịch Mị. M-10: Xảy ra sự kiện A Phủ làm mất bò.A Phủ bị trói N-11: Quãng ngưng: miêu tả cảnh sinh họat hàng ngày của Mị. P-12: Thái độ vô cảm của Mị trước cảnh ngộ của A Phủ. Q-13: Mị cởi trói và chạy theo A Phủ Chú thích: - A, B, C...: Ký hiệu đoạn văn. - 1, 2, 3...: Thứ tự thời gian sự kiện. Ta có sơ đồ về trật tự niên biểu như sau: A B C D E F G H I K M N P Q 2 1 3 4 5 6 8 7 9 1 10 11 12 13 Qua sự phân chia lớp truyện và sơ đồ trật tự niên biêu trên, ta có nhận xét như sau: - Câu chuyện thực chất là kể về cuộc đời và số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, có thể tách ra thành hai câu chuyện nhỏ. Đoạn B và K cùng một trât tự thời gian vì đó là hai đoạn kể về lai lịch của Mị và A Phủ. - Lớp truyện A: Mở đầu bằng việc đưa thời gian hiện tại lên trước khi giới thiệu nhân vật Mị: Mị luôn tồn tại trong một tư thế bất biến, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Đó là hiện thực vĩnh hằng. Cách vào truyện bằng cách đưa hiện 9
- tại lên đầu tác phẩm đầy dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài nhằm gây ấn tượng mạnh, sâu sắc với người đọc ngay từ ban đầu. Đó là ấn tượng về cô Mị mang thân phận éo le, đau khổ chứ không phải ấn tượng về cô Mị trong quá khứ: Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rươu bên bếp lửa và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị - Lớp truyện B: Quay ngược: Thực chất là tạo ra truyện kể thứ hai. Đó là câu chuyện về bố mẹ Mị: Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà vẫn chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. Sự quay ngược thời gian đã lý giải kiếp làm dâu gạt nợ của Mị là do gánh chịu hậu quả từ đời cha mẹ để lại. Mặt khác ta thấy thân phận éo le của Mị là thân phận éo le truyền kiếp. Từ đó, người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của tác phẩm. - Lớp truyện E: Ngoái lại, tìm thời gian đã mất.Cụ thể: Tết đến sớm ở Hồng Ngài. Không khí ngày Tết đã tác động đến tâm hồn Mị. Mị uống rượu. Mị nhớ về quá khứ xa xưa. Ý đồ sử dụng thời gian của Tô Hoài đã đạt tơi mức tinh tế khi để cái Tết năm nay đến sớm hơn mọi năm: Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào... Nhưng trong các làng Mèo đỏ những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè ra như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ đợi Tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sao vọng lại, thiết tha bổi hổi... Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới... Cùng với tiếng sáo, men rượu thì cái Tết đến sớm là một tác nhân dẫn đến sự hồi sinh và trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị. Điều này lý giải tại sao qua biết bao mùa xuân mà mùa xuân này mới đủ sức tác động đến tâm hồn vô cảm của Mị. 10
- - Lớp truyện G: Đón trước: Các đoạn văn đón trước mang chức năng dự báo sự kiên. Mặc dù ý muốn của Mị không thực hiện được nhưng ta đã thấy được lòng ham sống, khao khát tự do, sức mạnh tiềm tàng trong nhân vật Mị. Nó dự báo chắc chắn sẽ có một biến cố lớn xảy ra trong một con người nô lệ mà vẫn ham sống mãnh liệt như Mị. Đó là cơ sở để chúng ta lý giải hành động cởi trói cho A Phủ và tự giải thoát cho mình sau này của Mị. Lòng Mị đang hướng về ngày trước (Cảnh trong phim “Vợ chồng A Phủ”) Quay ngược: Tạo ra chuyện kể thứ hai: Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước ở nhà thống lý Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Sự quay ngược này đã khẳng định thêm số phận cơ cực của những người phụ nữ trong nhà Pá Tra. Mị không phải trường hợp ngoại lệ. Ta càng thấy được tội ác dã man thuộc về bản chất của giai cấp phong kiến thống trị miền núi 11
- Như vậy ta thấy, văn học có khả năng miêu tả mối liên hệ thời gian đa dạng, nhiều chiều, nhiều lớp. Nhà văn có thể miêu tả thời gian thuận chiều, đồng nhịp với thời gian tư nhiên nhưng nhiều khi nhà văn lại miêu tả thời gian ngược chiều từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ đi tới tương lại. Đây cũng chính là ưu thê trong khả năng chiếm lĩnh đời sống của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. 2. Tìm hiểu độ lâu của sự kiện và độ dài văn bản Vì miêu tả thời gian trong ý thức, trong sự cảm thụ của con người mà văn học có thể “kéo căng” thời gian bằng cách miêu tả hàng loạt sự kiện dồn dập trong một khoảnh khắc nhất định và ngược lại có thẻ “dồn nén”thời gian hàng trăm năm trong một dòng trần thuật ngắn. 2.1. Thời gian cốt truyện: Một điều đặc biệt trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ là thời gian cốt truyện khó có thể xác định cụ thể. Chúng ta có những dấu hiệu xác định thời gian như: …Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào cô không nhớ, cũng không ai nhớ…. Đến Tết năm ấy,… Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc… Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau,… Thì cũng đã mấy ngày A Phủ phải trói đứng trong góc nhà… Cách thể hiện thời gian của Tô Hoài rõ ràng đầy dụng ý nghệ thuật. Thời gian không xác định tạo cho người đọc cảm giác dài đẵng đẵng. Không thể biết được Mị và A Phủ đã làm tôi tớ cho nhà Pá Tra bao lâu, chỉ biết là đã lâu lắm, lâu đến mức chính bản thân Mị cũng không thể nhớ nổi nữa. Do đó tính bi đát cho số phận của nhân vật được tô đậm thêm rất nhiều. 2.2. Thời gian, độ dài của tác phẩm Tác phẩm chủ yếu tập trung miêu tả cảnh đời của Mị và A Phủ (11/12 trang tác phẩm). Thực chất đó la hai câu chuyện về cuộc đời hai nhân vật Mị và A Phủ 12
- Chi tiết Mị cởi trói và chạy theo A Phủ cũng chính là tình huống gặp gỡ đầu tiên của hai nhân vật này. Từ suy nghĩ đến hành động được diễn ra rất nhanh, hầu như chỉ trong một khoảnh khắc, cũng chỉ chiếm một trang văn bản. Điều đó cho thấy quyết định của Mị diễn ra nhanh chóng, có phần tự phát, mở ra bước ngoặt cho tác phẩm, khép lại câu chuyện xảy ra ở Hồng Ngài, chuẩn bị cho những câu chuyện xảy ra tiếp theo ở Phiềng Sa. Mị cởi trói cho A Phủ (Cảnh trong phim”Vợ chồng A Phủ”) 2.3. Quãng ngưng: Quãng ngưng là những đoạn tác giả hay dừng lại để miêu tả hay nhấn mạnh một vấn đề nào đó nhằm phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của mình. Ở những quãng ngưng thời gian truyện kể bao giờ cũng lớn hơn thời gian sự kiện. Ví dụ: 13
- Lớp truyện C: Quãng ngưng khẳng định thêm sự bi đát cho số phận Mị, không chỉ vô cảm về thời gian, Mị còn vô cảm về không gian: . Ở cái buồng mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Lớp truyện E: Quãng ngưng báo hiệu những đổi thay trong tâm trạng của Mị khi mùa xuân về: ...nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cúng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Đó là những thay đổi đầu tiên trong tâm lý của Mị, chuẩn bị cho một chuỗi những thay đổi tâm lý tiếp theo của cô. Lớp truyện N: Quãng ngưng miêu tả thói quen sinh hoạt hàng ngày của Mị: thói quen trở dậy hơ tay sưởi lửa vào ban đêm của Mị nhằm nhấn mạnh sự vô cảm của Mị trước cảnh ngộ của A Phủ: Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi. Để từ đó Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một bất ngờ lớn cho hành đông tiếp theo là cắt dây trói cứu A Phủ của Mị. 3 . Những hiện tượng xảy lặp: 3.1. Những sự kiện ngày Tết lặp đi lặp lại: Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong,... Ăn Tết như thể cho kịp lúc mưa xuân... Hồng Ngài năm ấy ăn Tết... …Đám trẻ đợi Tết,... Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết… Cả nhà thống lý Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma… Ngày Tết, Mị cũng uống rượu… …. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết... Đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.... Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. 14
- Rất nhiều sự kiện nhằm tô đậm thời gian: Tết. Tô Hoài muốn đem đến cho mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài có một sự khác biệt. Nó vừa là sự đối lập với cuộc sống nô lệ của Mị vừa là tác nhân đưa đến những thay đổi trong tâm hồn Mị. 3.2. Chi tiết tiếng sáo cũng được trở đi trở lại: ... Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi... ...Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. ...Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi... ...Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”.... Mị không nghe tiếng sáo nữa... ...Lúc lại nồng nàn thiết tha nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo... Đó là tiếng sáo thời gian. Tiếng sáo của mùa xuân hiện tại đã đưa Mị về với tiếng sáo của những mùa xuân trong quá khứ. Tiếng sáo hay chính là tiếng lòng, là nỗi ám ảnh không nguôi về quá khứ của Mị? Mị nhớ về tiếng sáo hay chính là hành trình đi tìm thời gian đã mất ? 3.3. Kể một lần cái điều xảy ra nhiều lần Tô Hoài kể về thói quen trở dậy hơ tay sưởi lửa về đêm của Mị: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng chết héo. Mỗi đêm Mị đã dậy ra thổi lửa, hơ tay, hơ lửa không biết bao nhiêu lần. 15
- Tô Hoài muốn khẳng định việc dậy sưởi lửa mỗi đêm của Mị là thói quen thường ngày và đêm Mị cởi trói cho A Phủ ban đầu Mị cũng chỉ trở dậy như mọi đêm, chưa hề có ý định cứu A Phủ. Từ đó, nhà văn lý giải hành động cởi trói cho A Phủ là tự nhiên, bất ngờ, không có chủ ý trước của Mị. 3.4. Lặp lại thái độ: Thái độ vô cảm của Mị được lặp đi lặp lại: Sự vô cảm của Mị (Cảnh trong phim”Vợ chồng A Phủ”) Vô cảm về thời gian: Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào cô không nhớ, cũng không ai nhớ… Vô cảm về thời gian: Ở cái buồng mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Vô cảm trước số phận của A phủ: Mỗi đêm khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác đứng đấy, cũng thế thôi. 16
- Sự vô cảm của Mị được Tô Hoài khắc hoạ đậm nét bằng cách lặp đi lặp lại. Đều đó càng nhấn mạnh thêm không chỉ là cuộc sống cơ cực mà thời gian Mị về làm dâu nhà Pá Tra đẫ rất lâu rồi, “cô không nhớ, cũng không ai nhớ”. Nhà văn đã cho ta thấy một triết lý ám ảnh về thời gian: thời gian qua đi với người nghèo khổ chỉ là phép cộng của những khó khăn chồng chất và nan giải, là sự mất dần đi những điều êm đẹp, những kỷ niệm. Do vậy người đọc càng thấy rõ hơn tính đột biến trong suy nghĩ và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ và tự giải phóng cho mình. Kết luận 1. Thời gian cốt truyện và thời gian sự kiện trong Vợ chồng A Phủ đều không xác định được rõ. Cũng như chúng ta không thể biết được khi nào chúng ta mới thôi đọc nó. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua mà tác phẩm vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị. Nó đem lại cho ngươi đọc những ám ảnh về nỗi đau của kiếp ngưòi nô lệ. Nó còn ám ảnh chúng ta bởi sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khả năng đứng lên tự giải pháng cho mình của con người ngay trong những hoàn cảnh hà khắc, phi nhân tính nhất. Hơn hết, nó giúp chúng ta hiểu ra một chân lý vững bền của cuộc sống: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.( Nguyễn Khải). 2. Từ việc nghiên cứu trên, chúng tôi đã áp dụng để giảng dạy thử nghiệm tại các lớp ban C, D của trường THPT Yên Lạc và đem lại kết quả tốt: học sinh hứng thú, hiểu tác phẩm sâu hơn, hiểu ý đồ của nhà văn khi sáng tác… 3. Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, chuyên đề đã mở ra một hướng tiếp cận khá mới mẻ và khoa học khi tìm hiểu thời gian trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Từ đó có thể vận dụng các bình diện thời gian như đã phân tích ở trên để khảo sát các tác phẩm văn học đặc biệt là văn xuôi khác, khi mà việc tìm hiểu tác phẩm văn 17
- chương đi từ khám phá nghệ thuật nói chung và thời gian nghệ thuật nói riêng vẫn là một thách thức không nhỏ đối với người đọc nhất là học sinh phổ thông. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Văn học 12, tập 1, NXBGD, năm 2000. 2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 12, NXBGD, năm 2010 3. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXBGD, năm 2001. 4. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXBGD, năm 2003. 5. Đào Duy Hiệp Thơ và truyện và cuộc đời, NXBHNV. 6. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXBĐHQG, năm 2011 7. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, NXBGD, năm 2008. 8. Một số tài liệu tham khảo khác. ________________________________________________________ Tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng (Phòng CTHSSV-Sở GD&ĐT) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1
13 p | 4045 | 1176
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2103 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2175 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu Toán lớp 5
8 p | 1349 | 367
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - GV. Lê Văn Dõng
6 p | 1581 | 186
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5
18 p | 431 | 92
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm lớp 1D - Nguyễn Thị Bé Chính
6 p | 402 | 82
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7
14 p | 442 | 81
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 1
17 p | 620 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
19 p | 339 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
20 p | 277 | 55
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém - môn Toán lớp 4
19 p | 324 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các giải pháp dạy học sinh lớp 7 viết văn biểu cảm
15 p | 984 | 40
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả
18 p | 138 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn