intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó cho học sinh lớp 4A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là tìm ra biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học toán có lời văn lớp 4 dạng bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó cho học sinh lớp 4A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ  LỜI VĂN  DẠNG “TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU  CỦA HAI SỐ ĐÓ” CHO HỌC SINH LỚP 4A1  TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG   Tác giả: Nguyễn Thị Hiền + Nguyễn Công Trứ Trình độ chuyên môn: Đại học + Cao đẳng Chức vụ:  Giáo viên + Phó hiệu trưởng Nơi công tác:  Trương Ti ̀ ểu học Thị Trấn Tam Đường  
  2. CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̣ ̀ ̃ ̣ ̉ ̃ ̣ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                                                          Tam Đường, ngày  20 tháng 3  năm 2018                                                 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến các cấp.   Tỷ lệ  (%)  Trình  Nơi công tác đóng  Số  Ngày tháng  Chức  độ  Ghi  Họ và tên (hoặc nơi  góp vào  TT năm sinh danh chuyên  chú thường trú) việc tạo  môn ra sáng  kiến 1 Nguyễn Thị  07/03/1980 Trương Ti ̀ ểu  Giaó   Đại  60% Hiền học Thị Trấn viên học Trương Ti ̀ ểu  Cao 2 Nguyễn Công  29/7/1960 Phó HT học Thị Trấn Đẳng 40% Trứ 2
  3. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao  chất lượng giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số  khi biết tổng và hiệu  của hai số   đó" cho học sinh lớp 4A1 trường tiểu học Thị  trấn Tam   Đường. ­ Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường:::             ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học.            ­ Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  tháng 10/   2017          ­ Mô tả bản chất của sáng kiến:           Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên và học sinh khắc phục những  khó khăn trong quá trình dạy và học giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi   biết tổng và hiệu của hai số đó". Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đồ dùng  học tập, sĩ số học sinh, sự chỉ đạo của  BGH nhà trường, cùng với cha mẹ  học sinh.   Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng   sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Khi áp dụng sáng kiến nâng cao chất lượng   cho học sinh, đem lại hiệu quả thiết thực cho việc dạy và học. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng   sáng kiến theo ý kiến của tổ  chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý   kiến của tác giả  sáng kiến: Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài  toán, tóm tắt được bài toán, lập được kế hoạch giải, biết lựa chọn phương pháp  giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán. Không còn tình trạng nhầm lẫn   giữa các yếu tố  trong bài,  lúng túng trong cách giải, cũng như  trình bày các  3
  4. bước giải. Học sinh hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo trong giờ học nhằm   nâng cao chất lượng giáo dục. Chung tôi xin cam đoan m ́ ọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng  sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.   NGƯỜI ĐĂNG Kí         Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Công Trứ BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Trình độ văn hóa: 12/12.  Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên­ Trường tiểu học thị trấn Tam  Đường Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy lớp 4A1, phụ trách chuyên môn  khối 4 +5. 2. Nguyễn Công Trứ Trình độ văn hóa: 12/12.  Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Nhiệm vụ phân công: Phụ trách chuyên môn khối 4+5 4
  5. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời   văn dạng "Tìm hai số  khi biết tổng và hiệu của hai số  đó" cho học sinh lớp  4A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường. 3. Tính mới Giải pháp cũ Giải pháp mới ­ Học sinh đọc bài toán, giáo viên  ­ Học sinh đọc kĩ đề  bài, xác định các  hướng dẫn và yêu cầu học sinh  yếu tố trong bài ( tổng, hiệu, số lớn, số  giải bài toán. bé). Xác định xem tổng, hiệu đã tường  minh hay chưa. Giáo viên hướng dẫn  bằng lời nói và thao tác vẽ  sơ  đồ  cho  học sinh dễ quan sát, nắm bắt được dễ  dàng. Cuối cùng cho học sinh thảo luận  theo nhóm và giải bài toán. ­ Giáo viên chủ  động trong việc  ­ Học sinh chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh  truyền   thụ   kiến   thức   cho   học  kiến thức. Tự  kiểm tra trao  đổi kiến  sinh. thức với nhau. ­   Giáo   viên   đưa   ra   các   dạng   bài   có  ­ Giáo dạy  dàn trải nội dung kiến  mạch     kiên th ́ ưc liên quan gi ́ ữa cu va ̃ ̀  thức chưa xác định rõ, đầy đủ kiến  mơi trong ch ́ ương trinh. T ̀ ừ đo hoc sinh ́ ̣   thức   trọng   tâm   và   chưa   có   điểm  hiêu ro nh ̉ ̃ ưng ban chât chinh cua t ̃ ̉ ́ ́ ̉ ưng ̀   nhấn cho nội dung dẫn đến học sinh  dang bai cu thê, do vây hoc sinh luôn ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣   hiểu   bài   còn   chưa   sâu,   nhầm   lẫn  hưng thu tim toi, th ́ ́ ̀ ̀ ực hanh t ̀ ốt va có ̀   giữa các dạng toán. nhiều ưu điểm nổi bật. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, tóm tắt được bài  toán, lập được kế hoạch giải, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng  bài toán thuộc dạng toán này. Không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các yếu tố  5
  6. trong bài, lúng túng trong cách giải, cũng như  trình bày các bước giải. .. Kết  quả cụ thể như sau: Kết quả khảo sát đầu năm học ( Môn Toán) Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành 2017 ­ 2018 30 20 10 Kết quả cuối học kì I ( Môn Toán) Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành 2017 ­ 2018 30 28 2       5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến  Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho học sinh lớp 4A1 của trường  Tiểu học thị trấn Tam Đường và có thể áp dụng rộng rãi đến tất cả các lớp 4  trường Tiểu học trong toàn huyện Tam Đường có thực trạng như  lớp chung ́   tôi. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời  văn dạng "Tìm hai số  khi biết tổng và hiệu của hai số  đó" cho học sinh lớp  4A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường. 2. Tác giả: *Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền   Năm sinh: 07/3/1980 6
  7. Nơi thường trú: Xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học  Chức vụ công tác: Giáo viên, Phụ trách chuyên môn tổ 4+5 Nơi làm việc: Trương Ti ̀ ểu học thị trấn Tam Đường. Điện thoại: 0989 937 933 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 60%  *Họ và tên: Nguyễn Công Trứ   Năm sinh: 29/7/1960 Nơi thường trú: Xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng  Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng, Phụ trách chuyên môn khối 4+5 Nơi làm việc: Trương Ti ̀ ểu học thị trấn Tam Đường. Điện thoại: 0976 785 837 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%  3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Chuyên môn Tiêu hoc. ̉ ̣ 4. Thời gian áp dụng sáng kiến:  Từ  tháng  10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:  Tên đơn vị: Trương Tiêu hoc th ̀ ̉ ̣ ị trấn Tam Đường Địa chỉ: Phong Giao duc va Đao tao huy ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ện Tam Đường Điện thoại:   II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Mục đích và sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiêt  Toán học có vị  trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó  cũng là công cụ  cần thiết cho các môn học khác và để  giúp học sinh nhận  thức thế  giới xung quanh, để  hoạt động có hiệu quả  trong thực tiễn. Khả  7
  8. năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả  năng phát triển   tư  duy lôgic, phát  triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện  phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn  đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển  trí thông minh, tư  duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo dục ý trí   nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của  môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để  giờ  dạy ­ học toán  có hiệu quả  cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ  động sáng tạo   trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học.   Từ  đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ  nhớ  nhưng mau quê,   sự  tập trung chú ý trong giờ  học toán chưa cao, trí nhớ  chưa bền vững thích  học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế  nào để  khắc sâu kiến  thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ  động tích cực  trong việc tiếp thu kiến thức. Để  đáp  ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy   nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các   phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy ­ học.  Đối với môn toán lớp 4 cón hiều dạng toán khác nhau mà lại phức tạp.   Làm thế nào để cho học sinh tiếp thu được tất cả các dạng toán trong chương  trình và vận dụng được thành thạo. Đặc biệt là dạng toán “Tìm hai số  khi  biết tổng và hiệu của hai số  đó”. Một số  bài toán còn  ẩn hiệu,  ẩn tổng nên   học sinh còn lúng túng, xác định tổng hoặc hiệu chưa đúng dẫn đến giải toán   bị sai.  Vậy làm thế  nào để  học sinh tiếp kiến thức được sâu, phát huy được  tính tích cực, chủ động, tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên đem lại  hiệu quả cao. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất  lượng giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số  đó" cho học sinh lớp 4A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường. 1.2. Mục đích 8
  9. Tìm ra biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học toán có  lời  văn lớp 4 dạng bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Thời gian: Từ tháng 10  năm 2017 đến hết tháng 3 năm 2018 Phạm vi: 30 học sinh lớp 4A1 ­ Trường Tiểu học thị tr ấn Tam Đường  – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến  Vơi th ́ ực tê, h ́ ọc sinh bước từ lớp 3 lên với lượng kiến thức còn đơn giản,   tình huống trong bài toán nhẹ nhàng, dễ hiểu. Sang lớp 4, kiến thức nhiều hơn, cao  hơn. Đặc biệt là nội dung kiến thức toán nhiều lại đa dạng, nhiều dạng toán điển  hình nhất cấp tiểu học. Đối với dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của   hai số đó” có một số bài chưa cho biết tổng, còn một số bài chưa cho biết hiệu, tức   là tổng và hiệu còn chưa tường minh. Dẫn đến học sinh khi giải toán còn lúng túng,  chưa xác định được tổng và hiệu. Do vậy, khi dạy phần kiến thức toán ở dạng này   gặp khá nhiều khó khăn.    Trong thực tế giảng dạy nhiều năm lớp 4 cũng như tham gia bồi dưỡng   học sinh giao lưu môn toán tôi nhận thấy: ­ Học sinh chưa ham mê học toán. ­ Học sinh chưa biết cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sáng  tạo khi giải toán. Các em còn nhầm lẫn các yếu tố trong bài toán như sau: Trường hợp 1 : Hiệu không tường minh. VD: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là số  tự nhiên bé nhất có   hai chữ số. Tìm hai số đó ? Trong trường hợp này học sinh nhầm lẫn không biết hiệu của hai số.  Trường hợp 2 : Tổng không tường minh. VD: Trong một phép trừ  có tổng của số  bị  trừ, số  trừ  và hiệu là 102,   hiệu 9
  10. hai số là 22. Tìm hai số đó ? Ở bài toán này học sinh cứ tưởng tổng là 102 nhưng thực chất tổng là  80. Trường hợp 3 : Học sinh nhầm lẫn giữa số lớn với số bé. VD: Trong buổi lao động cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp   4A trồng được ít hơn lớp 4B 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? Ở dạng bài này có một số ít học sinh khi chưa đọc kĩ đề bài nên giải ra  kết quả là lớp 4A lại trồng được nhiều hơn lớp 4B 50 cây. ­ Học sinh chưa biết cách trình bày bài toán. ­ Học sinh không có phương pháp giải phù hợp. Qua đó tôi nhận thấy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nâng cao  chất lượng dạy học toán có lời văn lớp 4 dạng bài: Tìm hai số khi biết tổng   và hiệu của 2 số đó" để học sinh nắm được cách làm toán, giải các dạng toán  có lời văn đã có trong chương trình và  áp dụng cho chương trình lớp 5 tiếp  theo. * Nguyên nhân Nguyên nhân từ phía giáo viên: Một số ít giáo viên còn dạy dàn trải nội dung  kiến thức chưa xác định rõ, đầy đủ kiến thức trọng tâm và chưa có điểm nhấn cho  nội dung này, dẫn đến học sinh hiểu bài còn chưa sâu, nhầm lẫn giữa các dạng   toán.   Việc suy nghĩ, sáng tạo trong phần hình thành kiến thức vê giai toan co ̀ ̉ ́ ́  lơi văn còn ít và ch ̀ ưa thường xuyên.  Nguyên nhân từ  phía học sinh:  Trình độ  nhận thức của các em còn  nhiều hạn chế, không đồng đều. Các em bước đầu chuyển từ  tư  duy cụ  thể  sang tư duy trừu tượng cho việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít   khó khăn, chưa mang lại kết quả như chương trình đề ra. Một số học sinh tư  duy chưa cao, hiểu bài chưa sâu, còn chủ quan. Chưa cẩn thận khi làm bài.    Nguyên nhân khác: Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự  đổi  mới, khoa học hơn song ở chương trình cũ kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản,   10
  11. đến lớp 4 học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá   nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Viêc̣   ap d ́ ụng giải pháp mới bằng cách hướng dẫn sinh đọc kĩ đề  bài,  xác định các yếu tố  trong bài (tổng, hiệu, số  lớn, số  bé). Xác định xem tổng,  hiệu đã tường minh hay chưa. Giáo viên hướng dẫn bằng lời nói và thao tác  vẽ sơ đồ cho học sinh dễ quan sát, nắm bắt được dễ dàng. Cuối cùng cho học   sinh thảo luận theo nhóm và giải bài toán đã có nhiều ưu điểm nổi bật. Học  sinh hiểu bài sâu hơn, ít quên cách giải và không nhầm lẫn giữa các dang toán ̣   trong chương trình. Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết  lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, không   còn tình trạng nhầm lẫn giữa các yếu tố trong bài. Viêc̣   ap d ́ ụng giải pháp mơi khi rut kinh nghiêm nh ́ ́ ̣ ững măt con han chê ̣ ̀ ̣ ́  ̉ ̉ ́ ươc va trên c cua cac giai phap tr ́ ́ ̀ ơ sở cũng đã vân dung linh hoat cac giai phap ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ́  ̃ ực hiên.  đa th ̣ Ở môi giai phap co s ̃ ̉ ́ ́ ự suy nghi tim toi bô sung cach lam cho phu ̃ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̀  hợp vơi s ́ ự nhân th ̣ ưc cua hoc sinh l ́ ̉ ̣ ơp 4. Đăc biêt, môi dang bai đêu chu y đên ́ ̣ ̣ ̃ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ́  ́ ưc liên quan cu va m cac kiên th ́ ́ ̃ ̀ ơi trong ch ́ ương trinh. T ̀ ừ đo hoc sinh hiêu ro ́ ̣ ̉ ̃  nhưng ban chât chinh cua t ̃ ̉ ́ ́ ̉ ưng dang bai cu thê, do vây hoc sinh luôn h ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ứng thú  ̀ ̀ ực hanh t tim toi, th ̀ ốt va có nhi ̀ ều ưu điểm nổi bật. Học sinh hiểu bài sâu hơn,   ít quên cách giải và không nhầm lẫn giữa các dang toán trong ch ̣ ương trình. * Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới Biện pháp 1: Phát hiện khả năng,  bồi dưỡng niềm say mê học toán ở học   sinh Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tổ chức dạy và phân loại học sinh   theo đối tượng. Sau 1 tháng học đầu tiên: Thông qua các bài ôn ở lớp 3, chương   trình toán 4 đầu năm, bằng kiểm tra phần thực tế trên lớp ( kiểm tra miệng và bằng  giấy). Qua đó nắm bắt chính xác khả năng giải toán của từng em cụ thể đạt đến   mức nào. 11
  12. Cho các em tìm hiểu một số bài toán vui, lý thú ở tiểu học. Kể cho các  em thấy những tấm gương học toán ở trường, ở huyện, tỉnh... để các em thấy   Toán không phải là thứ xa vời mà nó rất gần gũi với các em. Chỉ cần các em  có niềm say mê, lòng kiên trì là có thể chiếm lĩnh được nó. Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh cách tiếp cận và giải quyết  vấn đề một cách sáng tạo khi giải toán Tổ chức thực hành giảng dạy bằng phương pháp dạy học tích cực, phát  huy tính tích cực của học sinh trong giải toán. Kích thích, huy động học tập cá   nhân và hợp tác theo nhóm nhỏ ở học sinh. Kích thích học sinh tự phát hiện, tự  giải quyết vấn đề của bài toán một cách sáng tạo, nhanh nhất trong từng trường  hợp: Trường hợp 1: Hiệu không tường minh Khi đưa ra một bài toán, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Hướng dẫn  học sinh phân tích, tìm hiểu đề bài bằng những câu hỏi gợi mở. VD: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là số  tự nhiên bé nhất có   hai chữ số. Tìm hai số đó ? + Đầu tiên đọc kĩ bài toán để tìm hiểu kĩ đề và tóm tắt bài toán bằng sơ  đồ đoạn thẳng kết hợp hướng dẫn bằng lời nói và thao tác vẽ sơ đồ  cho học  dễ quan sát và nắm bắt được dễ dàng. + Đưa ra một số câu hỏi gợi mở: Bài toán cho biết hiệu của hai số chưa?   Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Học sinh nêu được số bé nhất có hai chữ số là   10 và đó cũng chính là hiệu của hai số. Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh giải bài  toán. Tóm tắt : Vì số bé nhất có hai chữ số là 10 nên hiệu của hai số bằng 10  Số lớn:                     Số bé:                          10           70 Bài giải 12
  13. Số lớn là: (70 + 10) : 2 = 40 Số bé là: 70 – 40 = 30  Đáp số : Số lớn: 40               Số bé: 10 Giáo viên đưa ra bài tập tương tự đề cho học sinh luyện tập thêm Bài 1: Tổng của hai số lẻ bằng 180. Tìm hai số đó? Bài 2: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 99 và hiệu của chúng bằng   tích của hai chữ số đó. Trường hợp 2 : Tổng không tường minh VD: Trong một phép trừ  có tổng của số  bị  trừ, số  trừ  và hiệu là 102,   hiệu hai số là 22. Tìm hai số đó ? ­ Khi dạy dạng bài này tôi thấy học sinh thường mắc những sai lầm   sau: Học sinh đọc không kĩ bài toán nên cứ tưởng rằng tổng đã cho là 102 và  hiệu đã cho là 22. Tưởng như bài toán thông thường nên chỉ việc giải. Nhưng  thực chất tổng là 80. Do vậy học sinh thường giải sai.   ­ Hướng dẫn học sinh: Để  giải lại bài toán này cần lưu ý. Thoạt đầu   thì cứ tưởng là đúng nhưng khi xem kĩ lại đề bài thì trong đề bài cho như sau:  Trong một phép trừ  có tổng của số  bị  trừ, số  trừ  và hiệu là 102. Vậy  ở  đây   mới tìm được số bị trừ và số trừ mà đã bằng 102 vậy còn  hiệu nữa? Vậy học   sinh đã giải sai. Vì vậy giáo viên cần nhấn mạnh  ở  ví dụ  này là ( Đề  bài đã  cho là lấy cả số bị trừ cộng số trừ và cộng cả với hiệu nữa mới được 102. Vì   vậy trong tổng bao gồm cả hiệu. Như vậy tổng của bài toán này chưa rõ ràng  nên cần chú ý đến tổng của bài toán này phải là: 102 – 22 = 80.                                                   Tóm tắt         ? Số bị trừ: Số trừ:                               22                 80        ?                               Bài giải 13
  14.                        Tổng của số bị trừ và số trừ là:                                   102 – 22 = 80                        Số bị trừ của phép trừ đó là:                                (80 + 22) : 2 = 51                        Số trừ của phép trừ đó là:                                      80 – 51 = 29                                   Đáp số:  Số bị trừ: 51                                                  Số trừ: 29    Qua các ví dụ trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm giúp học sinh có   kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” như sau:  Bước 1: Đọc kĩ đề bài: ­ Trong bất kì một bài toán nào học sinh cũng phải đọc kĩ đề  bài để  tìm  hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Tìm hiểu xem bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu  gì? ­ Những yếu tố đã cho đã cụ thể (tường minh) hay chưa. ­ Với những bài toán khi cho biết tổng, hiệu chưa cụ thể cần bám sát  vào yếu tố đã cho. Vận dụng các kiến thức lôgic của các dạng toán liên quan  để tìm ra cách giải ngắn gọn nhất. Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. ­ Dạng toán này bắt buộc học sinh phải vẽ  được sơ  đồ  đoạn thẳng.  Vậy khi tóm tắt học sinh phải xác định được đâu là số lớn, đâu là số bé. Bước 3: Giải bài toán. ­ Học sinh tìm lời giải phù hợp với yêu cầu của đề  bài và tiến hành  giải bài toán. Sau khi học sinh giải xong giáo viên yêu cầu học sinh thử  lại  kết quả đã đúng với yêu cầu của bài chưa. Biện pháp 3: Rèn luyện học sinh trình bày bài giải ­ Hướng dẫn học sinh dựa vào bài toán phân tích để  trình bày bài giải  theo thứ tự hợp lý. 14
  15. ­ Rèn học sinh làm thành thạo 4 phép tính để tránh sai sót khi tính toán. ­ Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu và điều kiện đã cho của  đầu  bài để tìm câu lời giải đầy đủ ngắn gọn hợp lý. Sau mỗi bước giải yêu cầu học sinh kiểm tra xem đã đúng chưa? Câu lời  giải hợp lý chưa? Giải xong kiểm tra đáp số xem có phù hợp với yêu cầu bài tập  không? Ví dụ 1: Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là: 121.                                            Bài  giải Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, vậy hiệu 2 số là 1: Số lớn là:  (121 + 1) : 2 = 61 Số bé là:  121 ­ 76 = 60 Đáp số: Số lớn : 61; Số bé : 60 Thử lại: 61 + 60 = 121          61 ­ 60 = 1 Ví dụ  2: Cho mảnh đất hình chữ  nhật có chu vi 160 m. Tính diện tích  thửa ruộng biết chiều dài hơn chiều rộng 14 m.   Bài giải Nửa chu vi của mảnh đất là: 160 : 2 = 80 (m) Chiều dài của mảnh đất là: (80 + 14): 2 = 47 (m) Chiều rộng của mảnh đất là: 80 ­ 47 = 33 (m) Diện tích của mảnh đất là: 47 x 33 =1551 (m2) Đáp số: 1551 m2 15
  16. Chú ý: Trong ví dụ này ẩn tổng, học sinh phải đi tìm tổng, nếu câu lời  giải chỉ là: "chiều dài là" "chiều rộng là" "diện tích là" là chưa đầy đủ. Ví dụ  3:  Hải có ít hơn Long 28 viên bi. Tìm số  bi của mỗi bạn biết   trung bình cộng mỗi bạn có 56 viên bi. Bài giải Tổng số bi của Hải và Long là: 56 x 2 = 112 (viên bi) Hải có số viên bi là: (112 ­ 28): 2 = 42 (viên bi ) Long có số viên bi là: 112 – 42 = 70 (viên bi).                       Đáp số: Hải:   42 viên bi.                          Long: 70 viên bi. Biện pháp 4: Tổ  chức kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên,  trong mỗi bài kiểm tra thường lồng ghép bài toán có lời văn Trong từng tiết dạy và từng phần kiến thức, tổ chức đánh giá học sinh   bằng nhiều hình thức: + Kiểm tra kiến thức lí thuyết: Cách tính, công thức. + Qua làm bài tập vào giấy dưới dạng: trắc nghiệm hoặc tự luận bằng   các bài toán có lời văn từ  đơn giản đến phức tạp hơn một chút. Đặc biệt  ở  đối tượng học sinh giỏi cho thêm bài có nội dung cần phải suy luận... + Trong các bài kiểm tra thường xuyên, chú trọng lồng ghép từ 2 đến 3  bài toán có lời văn ­ tuỳ từng thời gian của chương trình học để ra đề cho phù  hợp và củng cố kiến thức về giải toán cho học sinh. + Qua các kì kiểm tra ­ tổng hợp kết quả ­ đánh giá, nhận xét các mặt  ưu điểm và nhược điểm để bồi dưỡng thêm cho học sinh. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 16
  17. a. Hiệu quả kinh tế Giáo viên không mất thời gian trong quá trình giảng dạy.   Với các kĩ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi giải toán học  sinh có thể vận dụng vào giải các dạng toán khác trong chương trình vào các  năm học tiếp theo mà không cần phải luyện tập lại. b. Hiệu quả kỹ thuật Qua việc áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào dạy học tôi nhận thấy   học sinh có kỹ  năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương  pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, không còn tình trạng  nhầm lẫn giữa các yếu tố trong bài, lúng túng trong cách giải, cũng như  trình  bày các bước giải. c. Hiệu quả về mặt xã hội Quá trình nghiên cứu rút ra các kinh nghiệm của bản thân để đưa vào áp  dụng giảng dạy  cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị  Trấn Tam  Đường, năm học 2017 ­ 2018 về  dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu   của 2 số  đó”.  Đã  phát triển năng lực tư  duy lô gic, óc sáng tạo, chủ  động   trong gải toán cho các em.  Các em đều biết vận dụng cac bi ́ ện phap đó m ́ ột   cách linh hoạt, cụ thể và đạt được kết quả đáng khích lệ. Các em có kĩ năng  trình bày cách giải một  cách khoa học. Đó cũng là bước khởi đầu để các năm  học sau phát huy hơn nữa. Kết quả  học tập của học sinh có nhiều tiến bộ  hơn so với đầu năm   học cụ thể như: Kết quả khảo sát đầu năm học ( Môn Toán) Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành 2017 ­ 2018 30 20 10 Kết quả cuối học kì I ( Môn Toán) Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành 2017 ­ 2018 30 28 2 17
  18. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho học sinh lớp 4A 1 của trường  Tiểu học thị trấn Tam Đường và có thể áp dụng rộng rãi đến tất cả các lớp 4  trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường và các lớp 4 trong toàn huyện có thực  trạng như lớp chung tôi. ́ 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất a)   Về   danh   sách   cá   nhân   được   công   nhận   đồng   tác   giả   sáng   kiến:  Không  b) Kiến nghị khác:  + Đối với giáo viên: Tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh, quan   tâm   sát   sao   tới   từng   học   sinh.   Thường   xuyên   học   hỏi   chuyên   môn   đồng  nghiệp, tìm tòi nghiên cứu các phương pháp mới trong dạy học. + Đối với nhà trường: Quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên  đổi   mới   phương   pháp   dạy   học.  Thường xuyên tổ  chức các buổi sinh hoạt  chuyên môn chuyên sâu. Tư vấn trao đổi kinh nghiệm thực tế giảng dạy. 8. Tài liệu kèm:  Không Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không  sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ  NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN      ÁP DỤNG SÁNG KIẾN                      (Ký tên, đóng dấu)                 Nguyễn Thị Hiền              Nguyễn Công Trứ  18
  19. PGD& ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc Số:      /XN Tam Đường,  ngày  20  tháng 3  năm 2018 19
  20. Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp huyện Đơn vị trường tiểu học Thị Trấn  xác nhận: Một số biện pháp  giúp học sinh làm tốt dạng toán có lời văn lới: "Tìm hai số khi biết tổng   và hiệu của 2 số đó" cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn  Tam Đường Đã   được   áp  dụng   tại   trường  tiểu   học   Thị   Trấn  thời  gian   từ     ngày  01/9/2017 đến ngày  25/3/2018 Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:       Tôi thấy đa số  các học sinh đều biết vận dụng cac bi ́ ện phap đó m ́ ột   cách linh hoạt, cụ  thể  và đạt được kết quả  đáng khích lệ. Đó cũng là bước   khởi đầu để  các năm học sau phát huy hơn nữa.  Gop phân nâng cao chât ́ ̀ ́  lượng hoc cua hoc sinh. ̣ ̉ ̣           Kết quả cụ thể như sau: Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành 2017 ­ 2018 30 28 2 Vậy đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả  trên./. HIỆU TRƯỞNG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2