Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1
lượt xem 504
download
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, pháp giải quyết vấn đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1
- A - PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sinh thời, Bác Hồ thường mong muốn, mong muốn đến cháy bỏng là sau này mỗi người dân Việt Nam “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và mong ước của Bác giờ đây đã trở thành hiện thực là: Tất cả trẻ em đã được đến trường để học tập và vui chơi, được giáo dục toàn diện để kế tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, pháp giải quyết vấn đề… nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ýchí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Trong trường tôi, thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình lớp Một, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học toán nói riêng là điều rất cần thiết vì: học sinh lớp Một, năm đầu trẻ mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo tự chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt tư duy của trẻ lớp Một ( 6 tuổi) là tư duy trực quan cụ thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Ở lứa tuổi này, các em rất dễ xúc cảm, thích cái đẹp, cái mới lạ, tích cực ham muốn gần gũi với thiên nhiên, nhạy cảm với các hoạt động văn học nghệ thuật như: sách, truyện, tranh ảnh, vật thật, phim ảnh, kịch, múa… Đồ dùng
- trực quan sinh động góp phần to lớn trong việc hình thành kiến thức , trong việc giáo dục…, nó còn mạnh mẽ hơn nhiều những bài lý thuyết khô khan. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một, qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, tôi có ham muốn giáo viên và học sinh cần có kỹ năng trong việc sử dụng trực quan ở các tiết học nói chung và ở một tiết học Toán nói riêng dẫn đến tiết học đạt hiệu quả cao. Với lý do trên, tôi xin trình bày về việc : “ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy- học toán cho học sinh lớp Một”, năm học 2007-2008. 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRỰC QUAN a. Thuận lợi: - Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số). - Trường đã có 01 bộ máy chiếu đa năng và 01 phòng gồm 15 máy vi tính. - Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy. - Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán. - Có hệ thống bảng chống loá, bảng phụ, chữ viết của giáo viên rõ ràng, cẩn thận, trình bày trên bảng một cách khoa học. - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. - Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng thi sử dụng đồ dùng cấp trường. - Chương trình toán hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lôgic, thuật ngữ Toán học chính xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy trẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp dụng để làm bài tập. b. Khó khăn: + Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. + Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều.
- + Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng. + Đồ dùng dạy học môn Toán Một được trang bị nhiều nhưng chưa phù hợp với từng bài dạy, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Khi sử dụng trực quan trong dạy học toán lớp Một cụ thể ở từng bài dạy phải chọn như thế nào? đưa ra lúc nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao? Điều đó bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu, xác định và lựa chọn cách nào cho phù hợp nhất? 3. KHẢO SÁT ĐIỀU TRA: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành trắc nghiệm ở lớp 1A3. - Mục đích: Tìm hiểu khả năng tiếp thu của học sinh khi dạy bài mới. 1. Không sử dụng trực quan: Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu 1A3 28 4 8 12 (42,8%) 4 (14,3%) (28,6%) (14,3%) Với kết quả thu được như trên, tôi nhận thấy học sinh chưa thích học môn Toán, giờ dạy tẻ nhạt, học sinh gò bó, kết quả đạt thấp. Có sử dụng trực quan nhưng chưa chú trọng: Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu 1A3 28 7 12 8 (28,6%) 1 (3,6%) (25,0%) (42,8%)
- Khi dạy bài mới, việc sử dụng trực quan đã có song chưa được chú trọng, tôi thấy học sinh đã thích học môn Toán nhưng kết quả chưa cao. Điều đó chứng tỏ rằng bản thân các em cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, tự mình sử dụng trực quan để tìm ra kiến thức và củng cố kiến thức. Muốn nâng cao chất lượng dạy học, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt mà không nặng nề đối với học sinh? Tôi tháy việc sử dụng trực quan trong giờ dạy học Toán cần phải có sự chuẩn bị nỗ lực của cả thày và trò, có biện pháp, phương pháp sử dụng hợp lý thì mới đạt được hiệu quả. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 1: Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh: 1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100: về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học( đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn,... 2. Hình thành về rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng toán đơn về
- cộng, trừ: bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá , khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. 3. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán là cơ sở để học tập các môn học khác. II- ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1: - Chuyển từ cách dạy học thụ động( giáo viên giảng, làm mẫu theo tài liệu có sẵn, học sinh lắng nghe rồi làm theo) sang cách dạy học chủ động, tích cực, sáng tạo( giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh; học sinh tham gia tích cực và các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học trong học tập và trong đời sống. - Hoạt động học tập phải phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ tiếng Việt và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi lớp 1. Do đó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập, giáo viên cần giúp học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có các kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học vào trong đời sống. III- SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC HÌNH MINH HOẠ VÀ CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TOÁN LÀ THIẾT THỰC GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1. Do đặc điểm về tâm lý và trình độ học tập của học sinh ở mỗi lớp( Một), việc sử dụng loại hình minh hoạ nào hoặc loại hình dạy học nào, với mức độ trực quan
- nào đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho có thẻ hỗ trợ hcọ sinh đạt được các mục tiêu cơ bản của bài học. đối với các hình minh hoạ và đồ dùng dạy học ở lớp Một, giáo viên cũng phải sử dụng đúng mức, không được coi nhẹ nhưng cũng phải tránh “ lạm dụng”. Vì vậy giáo viên nên tìm hiểu kĩ, cân nhắc sử dụng hình minh hoạ, các đồ dùng dạy học ở mỗi dạng bài, ở mỗi giai đoạn học tập. IV- MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRỰC QUAN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN: 1. Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh Ở lớp Một, các đồ dùng học toán là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua,...), các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh( cây, hoa, lá,...) các mô hình, vật tượng trưng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, chấm tròn, que tính, ...). Mỗi học sinh lớp 1 đều được trang bị một bộ đồ dùng học toán. Ngoài ra sách giáo khoa còn có các kênh hình rất đẹp, màu sắc phong phú gây hứng thú cho học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp Một Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh phải huy động mọi giác quan( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...)và đặc biệt là phải hoạt động trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức mới. * Ví dụ 1: Ở lớp 1, khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3” thầy cùng trò cần có các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 con bướm, 3 hình tròn, ..., 3 tờ bìa. Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm tròn, 2 chấm
- tròn, 3 chấm tròn. Giáo viên cần giới htiệu từng số 1( 2, 3) theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử( từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát), chẳng hạn: bức ảnh(mô hình) có một con hcim, bức tranh có một cô gái, tờ bìa vẽ một chấm tròn, bàn tính có một con tính, ... Mỗi lần cho học sinh quan sát một nhóm đồ vật, học sinh nêu, chẳng hạn: học sinh chỉ vào bức tranh và nói: “ Có một bạn gái, có một con chim, có một chấm tròn, ...” Bước 2: Học sinh quan sát – Giáo viên hỏi: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hỏi: Có mấy con chim? - Có một con chim. Hỏi: Có mấy bạn gái? - Có một bạn gái. Hỏi: Tờ bìa vẽ mấy chấm - Tờ bìa vẽ một chấm tròn. tròn? Hỏi: Bàn tính có mấy con - Bàn tính có một con tính. tính? - Học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một. Sau đó giáo viên chốt( chỉ vào từng nhóm đồ vật và nói): Một con chim bồ câu, một bạn gái, một chấm tròn, một con tính, ... đều có số lượng là một. Ta dùng số một để chỉ số lượng mỗi nhóm đồ vật đó; số một viết bằng chữ số một, viết như sau: - Giáo viên viết mẫu: 1 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh
- chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: Một - Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1. Bước 3: Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu hình, rồi đếm từ 1 --> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một). * Ví dụ 2: Khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3, 4, 5” - Mục tiêu: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4 và số 5. Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1--> 5 và đọc các số từ 5--> 1. Nhận biết số lượng câc nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. - Chuẩn bị đồ dùng: + Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cần viết trên một tờ bìa. +Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán. Ngoài việc kiểm tra bài cũ, sang bài mới giáo viên cần: . Giới thiệu từng số 4, 5. . Tương tự giới thiệu số 1, 2, 3. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ghi số đồ vật trong tranh đếm được vào ô trống. - Có 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa. Giáo viên treo tranh Học sinh quan sát tranh và trả lời Hỏi: Có bao nhiêu bạn - Có 4 bạn. đang cười? Hỏi: Có bao nhiêu cái kèn? - Có 4 cái kèn.
- Hỏi: Có bao nhiêu chấm - Có 4 chấm tròn. tròn? Hỏi: Có bao nhiêu que - Có 4 que tính. tính? - Giáo viên chỉ từng tranh và nói: Có 4 bạn, 4 cái kèn, 4 chấm tròn, 4 que tính, đều có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó; số bốn viết bằng chữ số bốn: viết như sau: - Giáo viên ghi: 4 - Học sinh quan sát chữ số 4 in, chữ số 4 viết. Học sinh chỉ vào từng chữ số 4 và đều đọc là: Bốn - Bằng đồ dùng trực quan, các em nhận ra các nhóm đồ vật có số lượng là 4. Tiếp đó học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa Toán 1/ trang 14 tương tự giới thiệu số 4; bằng trực quan giáo viên giới thiệu số 5. - Đếm số ô vuông trong từng cột( từ trái sang phải hình 1, 3 rồi nêu số ô vuông). - Học sinh chỉ vào các số viết dưới dạng cột các ô vuông và đọc: + Một, hai, ba, bốn, năm. + Năm, bốn, ba, hai, một. - Học sinh viết số còn thiếu vào ô tróng của hai nhóm ô vuông dòng dưới, rồi đọc các số ghi trong từng nhóm ô vuông. - Học sinh được củng cố các kiến thức về số 4( 5) bằng hệ thống bài tập thực hành. Bài 1/15 SGK . Học sinh đọc yêu cầu của bài: Viết số . Giáo viên hướng dẫn quy trình viết số 4, 5
- . Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát, học sinh viết bảng con. Bài 2/ 15 SGK * Thực hành nhận biết số lượng - Nhìn vào hình vẽ rõ ràng, đẹp trong sách giáo khoa, học sinh có thể ghi ngay số ứng với hình vẽ mà các em đếm được. ( Học sinh quan sát từng hình, đếm từng nhóm đồ vật rồi ghi kết quả đếm được vào ô trống). Hỏi: Có bao nhiêu quả táo? - Có 5 quả táo, ghi ô trống (5 ) - Dưới tranh nhóm cây dừa ghi - Ghi số 3 vì em đếm được số mấy? 3 cây dừa - Hãy ghi số đồ vật em đếm - Ô tô ghi 5 được vào ô trống của từng - áo ghi 2 hình. - Quả cà ghi 1 - Chậu hoa ghi 4 => Tại sao ở hình 3 em lại ghi - Vì em đếm được 5 cái ô tô số 5? - Ở hình 4 em điền số mấy? - Em ghi số 2 vì có 2 chiếc áo. Bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát tranh trả lời để các em khắc sâu kiến thức bằng trực quan. 3. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn
- * Ví dụ 3: Chẳng hạn khi dạy bài số 6, giáo viên cần xác định rõ: + Mục tiêu: - Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. - Xác định được mục tiêu chính của bài rồi, giáo viên cần: + Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại. - Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa. - Sách giáo khoa, que tính, bộ đồ dùng học toán. Bước 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh Hỏi: Trong tranh có mấy bạn - Có 5 bạn đang chơi. đang chơi? - Thêm mấy bạn đang đi tới? - Thêm một bạn đi tới. - Tất cả có mấy bạn? - 5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn. Tất cả có 6 bạn. - HS nhắc lại: có 6 bạn. Qua việc sử dụng trực quan là tranh vẽ, học sinh hình thành số 6( là 5 thêm 1) - Học sinh lấy 5 hình tròn, lấy - Học sinh thực hiện và nói: thêm 1 năm hình tròn thêm một hình hình tròn. tròn là sáu hình tròn.
- - Học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức. - Học sinh quan sát tranh vẽ - Năm chấm tròn thêm một sách giáo khoa. chấm tròn là sáu chấm tròn. - Năm con tính thêm một con tính là sáu con tính. - Giáo viên chỉ vào các tranh vẽ, - Có sáu bạn, sáu chấm tròn, các nhóm đồ vật. sáu con tính. => Tất cả các tranh vẽ, các nhóm đồ vật đều có số lượng là sáu Bước 2: - Giáo viên giới thiệu: chữ số 6 in, chữ số 6 viết. - Giáo viên viét mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Học sinh đọc: Sáu. - Học sinh viết bảng con: 6 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6: - Học sinh được thực hành trên trực quan để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học sinh dùng que tính đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông( không dùng que tính đếm). Học sinh nhìn vào dãy số nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5. Như vậy, việc sử dụng trực quan trong việc hình thành số 6 được tiến hành theo từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ được nâng dần lên ở từng mức độ cụ thể( trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng), tránh dùng trực quan không cần thiết. 4. Không lạm dụng phương pháp trực quan:
- Phương pháp trực quan hỗ trợ cho học sinh nắm vững kiến thức mới và hỗ trợ cho sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng lúc, không đúng mức độ, không nâng cao dần mức độ trừu tượng thì sẽ lạm dụng phương pháp trực quan, do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của học sinh, tạo đièu kiện cho học sinh ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng, làm việc máy móc, thiếu linh hoạt. * Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Phép cộng trong phạm vi 7”. + Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7. Biết làm tính cộng trong phạm vi 7. + Đồ dùng: Sử dụng đồ dùng học toán lớp một. Bằng đồ dùng trực quan( que tính, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) hướng dẫn cho học sinh lập và ghi nhớ bảng cộng. + Phép cộng: 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ nêu thành vấn đề cần giải quyết “ Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi tất cả có mấy hình tam giác?”. - Giáo viên chốt Bước 2: - Giáo viên chỉ vào hình vẽ và nêu: “ Sáu cộng một bằng mấy?” - “Sáu cộng một bằng bảy”. Giáo viên ghi: 6 + 1 = 7 - Đọc: “Sáu cộng một bằng bảy”. Học sinh đọc lại, học sinh tự điền kết quả (7) vào phép tính. Bước 3: - Giáo viên nêu: “ Một cộng sáu bằng mấy?” (Bảy) - Giáo viên ghi: 1 + 6 = 7. Học sinh đọc cả hai phép tính.
- - Học sinh nhận xét: “ Lấy 1 cộng 6 cũng như lấy 6 cộng 1” + Phép cộng: 5 + 2 = 7 và 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 và 3 + 4 = 7 theo 3 bước tương tự như với 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 + Học sinh quan sát tranh hình vuông, chấm tròn, tự nêu bài toán và ghi phép tính. + Sau khi bằng đồ dùng trực quan, học sinh đã lập được công thức cộng trong phạm vi 7 rồi, yêu cầu học sinh đọc và học thuộc. + Giáo viên xoá bảng, học sinh nhớ và đọc thuộc lại phép cộng trong phạm vi 7, vận dụng bảng cộng vừa được học vào việc thực hành các phép tính trong bài tập thực hành. Trong khi làm bài tập, học sinh không càn sử dụng các mẫu vật( que tính, hình tròn, hình vuông, ...) mà ghi nhớ việc lập bảng cộng để thực hiện các bài tập, ghi ngay kết quả phép tính. 5. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: * Ví dụ 5: Tiết 81- Bài toán có lời văn Khi sử dụng ĐDDH( bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động cho mỗi bài: - Bài 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đang đi tới. - Bài 2: Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới. - Bài 3: Minh hoạ cho đàn gà tôi đã thêm âm thanh của gà con. - Bài 4: Hình ảnh 4 con chim đậu trên cành, có 2 con chim nữa bay đến... Qua các hiình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt hơn... Trên đây là một số biện pháp, phương pháp sử dụng trực quan để nâng cao chất
- lượng dạy và học môn toán. Tiết 81: Bài toán có lời văn I. Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có: - Các số( gắn với các thông tin đã biết) - Câu hỏi( chỉ thông tin cần tìm) II. Đồ dùng dạy học : - Các tranh vẽ, hình vẽ giống SGK/ 15, 16. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Viét phép tính thích hợp: - HS thực hiện bảng con. HS có thể viết: 6 + 2 = 8 hoặc 2 + 6 = 8
- --> Vì sao em điền được phép tính này? Hoạt động 2: Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu bài toán: * Bài 1: - Nêu yêu cầu - 2- 3 HS - Đọc thầm bài toán - Đọc bài toán - Muốn viét số thích hợp vào chỗ chấm cần quan sát hình ảnh? + Có mấy bạn đang đứng? - Có 1 bạn đang đứng. + Thêm mấy bạn chạy tới? - Thêm 3 bạn chạy tới. - HS thực hiện bài 1 vào sách - Đọc bài toán em vừa điền số. - HS đọc. => Đây là bài toán có lời văn - Bài toán cho biết gì? - HS tự nêu. - Bài toán hỏi gì? --> Vậy bài toán có lời văn thường - 2 phần có mấy phần? * Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS đọc bài toán - Bài toán này đã hoàn chỉnh - Chưa.
- chưa? - Em vừa điền số vào phần nào - HS trả lời của bài toán? - Bài toán cho biết gì? - HS nêu - Bài toán hỏi gì? - HS nêu - Bài toán này có được gọi là bài - HS trả lời toán có lời văn không? Vì sao? => Chú ý: Phần bài toán cho biết thường đứng trước phần bài toán hỏi. * Bài 3: - HS nêu yêu cầu - Bài toán còn thiếu phần nào? - Câu hỏi của bài toán - HS làm bài - Đọc câu hỏi em vừa làm. -HS nêu => Câu hỏi của bài toán có thể khác nhau nhưng câu hỏi thường có từ “ Hỏi” ở đầu câu và dấu chấm hỏi ở cuối câu. Câu hỏi cần phù hợp với nội dung bài toán cho biết. * Bài 4: - HS nêu yêu cầu. - HS đọc bài toán. - HS làm bài.
- - Đây có phải là bài toán lời văn - Có. không? --> Bài toán có lời văn thường có - 2 phần: mấy phần? + Phần bài toán cho biết. + Phần câu hỏi của bài toán. * Dự kiến sai lầm: HS có thể viết câu hỏi chưa hoàn chỉnh Hoạt động 3: Củng cố - Để củng cố lại bài hôm nay, các em hãy cùng quan sát màn hình thi làm bài toán có lời văn. - Ai có thể tự nghĩ ra bài toán có - HS tự nêu lời văn? ( Em hãy đọc phần bài toán cho biết? Em hãy đọc phần câu hỏi của bài toán em vừa nêu ) * Nhận xét, dặn dò. C- KẾT LUẬN “ Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp
- Một- năm học 2007- 2008”, tôi đã thu được kết quả nhất định. Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng mức độ, kịp thời thì hiệu quả cao. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học nói chung và dạy học toán nói riêng rất hiệu quả, nhất là phần sử dụng trực quan cho học sinh trong giờ dạy học toán. Kết quả thu được từ việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán: Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu 1A3 28 19( 67,8%) 8(28,6%) 1(3,6%) 0 Đây là kết quả hết sức khả quan, tôi tin rằng với phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, với một số biện pháp phù hợp, việc sử dụng trực quan chắc chắn sẽ góp phần thẩm mỹ, tính kinh tế và được sử dụng một cách thuận lợi. 2. Bài học: a. Đồ dùng trực quan cần đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính thẩm mỹ, tính kinh tế và được sử dụng một cách thuận lợi. b. Đối với giáo viên: - Cần nắm vững nội dung, yêu cầu của bài dạy để chuẩn bị đồ dùng trực quan cho hợp lý. - Ngôn ngữ truyền đạt cho học sinh cần ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác. - Việc sử dụng đồ dùng trong một tiết dạy cần được cân nhắc, tính toán cụ thể( cất lúc nào, sử dụng lúc nào, như thế nào cho hợp lý?) - Người giáo viên cần phải sử dụng trực quan thường xuyên, sử dụng máy tính thành thạo. - Khi sử dụng trực quan, mọi học sinh phải được nhìn thấy. Các hình ảnh, nội dung đưa lên màn hình phải đẹp , chuẩn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2107 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lớp 1 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
34 p | 816 | 137
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh một số bài tập Vật lý cấp THPT
12 p | 371 | 73
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
22 p | 248 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 325 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý lớp 9
28 p | 349 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài về chất lớp 11 nâng cao theo hướng tích cực ở trường trung học phổ thông
18 p | 194 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
20 p | 398 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường thpt
10 p | 258 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 - Cơ bản
19 p | 329 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy bài Các hiện tượng bề mặt chất lỏng
21 p | 210 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
19 p | 173 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính đơn điệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số để khảo sát nghiệm của phương trình và bất phương trình
38 p | 152 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 158 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng giản đồ Vectơ quay trong giải bài tập dao động Vật lý 12
22 p | 169 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng véctơ và tọa độ để giải phương trình hệ phương trình và bất phương trình
28 p | 187 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính chất hình học trong bài toán toạ độ
29 p | 118 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn