SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />
-----------MÃ SỐ ………….<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU<br />
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT<br />
------------<br />
<br />
Họ tên: Phan Văn Dũng<br />
Tổ: Sử - Địa<br />
Chuyên môn: Lịch sử<br />
<br />
Trảng Bom 5/2012<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
I. Các hình thức so sánh, đối chiếu<br />
1. So sánh đối lập<br />
2. So sánh theo nội dung lịch sử<br />
3. So sánh đối chiếu theo các mốc thời gian<br />
4. So sánh bằng hình thức trắc nghiệm<br />
II. Các biện pháp thực hiện<br />
1. Tiến hành trong giờ dạy<br />
2. Giao bài tập về nhà<br />
3. Ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh<br />
III. Một số phƣơng tiện hỗ trợ và những lƣu ý khi so sánh, đối chiếu<br />
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC<br />
1. Đối với học sinh<br />
2. Đối với giáo viên<br />
V. KẾT LUẬN<br />
<br />
2<br />
<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong dạy học, để đạt được mục đích giáo dục, người giáo viên cần phải có<br />
một hệ thống các phương pháp day học sao cho phù hợp với từng đối tượng,<br />
đảm bảo kiến thức cơ bản, có tác động tích cực đến tư duy, tình cảm của học<br />
sinh. Song để sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả không phải là việc<br />
làm đơn giản, nó đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của người giáo viên.<br />
Trước thực tế trên, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo luôn quan<br />
tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực<br />
chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của môn học, lớp<br />
học.<br />
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải có một cuộc<br />
cách mạng về tư duy: Thay đổi tư duy đơn tuyến chuyển kiến thức của thầy sang<br />
trò theo một chiều thành tư duy đa tuyến là chuyển kiến thức của thầy sang trò<br />
bằng nhiều các hoạt động làm sao để có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng<br />
tạo của học sinh, từ đó học sinh nắm bắt được bản chất cụ thể của vấn đề.<br />
Đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới phương pháp<br />
giảng dạy cũng đang là một vấn đề được các nhà sử học và thầy cô giáo viên<br />
giảng dạy đặc biệt quan tâm. Do đặc trưng của môn học thuộc về quá khứ, vì vậy<br />
việc tái hiện lịch sử đòi hỏi trình độ, năng kiếu của giáo viên phải thực sự tốt,<br />
phải có một hệ thống các phương pháp để sử dụng một cách linh hoạt trong các<br />
phần dạy, bài dạy, tiết dạy. Hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp dạy hcọ<br />
tích cực như đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận…và<br />
trong đề tài của minh tôi cũng xin đưa ra một phương pháp so sánh đối chiếu<br />
trong giảng dạy.<br />
Phương pháp đối chiếu trong dạy học lịch sử là phương pháp sử dụng sự kiện<br />
lịch sử để so sánh sự khác nhau và nhau của vấn đề lịch sử, đối chiếu các sự kiện<br />
trong cùng một thời điểm, các sự kiện xảy ra, từ đó giúp học sinh rút ra được bản<br />
chất của sự kiện, phát huy tư duy, so sánh, phân tích, tìm ra các mối liên hệ giữa<br />
các sự kiện với nhau, làm cho học sinh hiểu bài và nhớ lâu hơn. Với những ưu<br />
điểm của phương pháp qua một số năm công tác tôi đã quyết định chọn đề tài:<br />
“Sử sụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường THPT<br />
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp<br />
từ phía bạn bè và đồng nghiệp.<br />
B. NỘI DUNG ĐÈ TÀI<br />
I. CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU<br />
1. So sánh đối lập:<br />
Là hình thức chọn hai vấn đề có nội dung, bản chất đối lập nhau, mâu<br />
thuẫn nhau, hình thức này thường được sử dụng bằng các kí hiệu toán học dấu<br />
lớn, dấu bé :> < như nghĩa > < phi nghĩa; so sánh giữa hai giai cấp này > < nô lệ<br />
Xã hội cổ đại phương đông :<br />
Quý tộc > < nô tỳ<br />
Xã hội phong kiến phương tây:<br />
Lãnh chúa > < nông nô<br />
Xã hội phong kiến phương đông:<br />
Địa chủ > < tá điền<br />
3<br />
<br />
Đây là những mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp gắn liền với các hình<br />
thái đi lên của xã hội loài người, sự đối lập giữa các giai cấp thống trị với giai<br />
cấp bị trị, giữ giầu và nghèo, từ đó họ sinh thấy được sự bất công trong xã hội<br />
căm ghét kẻ áp bức bóc lột, cảm thương chia sẻ với những thân phận nghèo cực<br />
khổ.<br />
Khi dạy bài “Các nước Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –<br />
1939)” phần I Trung Quốc và Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 –<br />
1939. Vào đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc xuất hiện hai thế lực cách mạng đối lập<br />
nhau một bên là Quốc Dân Đảng và một bên là Đảng Cộng Sản giáo viên có thể<br />
trình bày theo kiểu so sánh đối lập như sau:<br />
Quốc Dân Đảng > < Đảng Cộng Sản<br />
( Tư sản)<br />
(Vô sản )<br />
1926 – 1927 : Hợp tác<br />
+<br />
1927 – 1938 :Nội chiến lần thứ nhất<br />
><<br />
1937 – 1945 : Hợp tác<br />
+<br />
1945 – 1949: Nội chiến lần thứ hai<br />
><<br />
Giáo viên kết hợp giảng và trình bày trên bảng thông qua các ký hiệu để<br />
học sinh thấy được ở Trung Quốc hai thế lực này đại diện cho quyền lợi của hai<br />
giai cấp khác nhau: Tư sản và Vô sản, mối quan hệ giữa hai đảng phái qua các<br />
thời kỳ liên tục có sự thay đổi hợp tác rồi nội chiến rồi lại hợp tác rồi lại nội<br />
chiến, cuối cùng sự thắng thế đã thuộc về những người cộng sản do Mao Trạch<br />
Đông đứng đầu, kết quả đó phù hợp với nguyện vọng mong muốn của nhân dân<br />
Trung Quốc. Với cách trình bày trên sẽ giúp học sinh dễ nhớ, ngắn gọn hiệu quả<br />
lại cao.<br />
Khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)” sách giáo khoa<br />
lớp 11 giáo viên cũng có thể sử dụng hình thức so sánh đối lập giữa hai phe đế<br />
quốc như sau:<br />
Phe liên minh<br />
><<br />
Phe hiệp ước<br />
( Đức, Áo, Hung)<br />
( Anh, Pháp, Nga)<br />
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu cả hai khối nước trên đều là hai khối đế<br />
quốc, về bản chất là như sau: Mang bản chất xâm lược nhung lại mâu thuẫn với<br />
nhau do phân chia quyền lợi không đồng đều về vấn đề thuộc địa, mâu thuẫn này<br />
chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc chiến tranh.<br />
3.So sánh theo nội dung lịch sử:<br />
Là hình thức so sánh hai vấn đề lịch sử có nội dung tương đương nhau,<br />
diễn ra ở những thời gian, địa điểm khác nhau. Mục đích của hình thức so sánh<br />
này là rút ra những nét giống và kkhác nhau giữa hai vấn đề từ đó tìm hiểu hoàn<br />
cảnh lịch sử, vì sao có sự khác nhau đó, sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào?<br />
Cái khác nhau có thể là tiến bộ, nhưng có thể là hạn chế. Khi sử dụng phương<br />
pháp này giáo viên nên lập bảng so sánh để trình bày nội dung so sánh được rõ<br />
ràng. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể: Khi dạy bài “Phong trào dân chủ 1936 –<br />
1939” SGK lịch sử lớp 12 để hiểu rõ chủ trương của Đảng ta trong thời kỳ nay,<br />
giáo viên so sánh chủ trương của Đảng thời kỳ 1930 – 1931 bằng cách lập bảng<br />
sau:<br />
Thời gian<br />
1930 – 1931<br />
1936 – 1939<br />
Nội dung<br />
Kẻ thù<br />
4<br />
<br />
Đế quốc, phong kiến<br />
<br />
Phản động Pháp và tay<br />
sai<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
<br />
Chống đế quốc giành độc<br />
lập dân tộc; chống phong<br />
kiến giành ruộng đất cho<br />
dân cày<br />
<br />
Hình thức mặt trận<br />
<br />
Hình thức, phương pháp - Bí mật bất hợp pháp<br />
cách mạng<br />
- Bạo động võ trang<br />
<br />
Chống phát xít, chống<br />
chiến tranh đế quốc;<br />
chống phản động tay sai;<br />
đòi tự do dân chủ cơm áo<br />
và hòa bình<br />
Mặt trận nhân dân phản<br />
đế<br />
Đông<br />
Dương<br />
(3/1938)đổi: Mặt trận dân<br />
chủ<br />
Công khai, bán công<br />
khai, hợp pháp, nửa hợp<br />
pháp<br />
<br />
Ví dụ<br />
Khi dạy về nội dung “chính cương vắn tắt”, “sách lược vắn tắt” bài<br />
“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” lớp 12. Tôi cho học sinh so sánh với luận<br />
cương tháng 10/1930 về các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng tham gia,<br />
vị trí của cách mạng theo bảng so sánh sau.<br />
Nội dung<br />
Chính cương vắn Luận cương tháng Giống nhau, khác<br />
So sánh<br />
tắt, sách lược vắn 10 – 1930<br />
nhau<br />
tắt<br />
(1)<br />
(2)<br />
( 3)<br />
( 4)<br />
1. Mục tiêu<br />
- Cách mạng Việt - Cách mạng Việt Giống nhau<br />
Nam trải qua 2 Nam trải qua 2<br />
giai đọan TSDQ giai đọan TSDQ<br />
CNXH<br />
CNXH<br />
2. Nhiệm vụ<br />
Đánh đổ đế quốc, Đánh đổ đế quốc Khác nhau<br />
phong kiến tay sai và phong kiến ( 2<br />
phản động<br />
nhiệm vụ khăng<br />
khít với nhau)<br />
3. Lực lượng tham Công nông, tiểu tư Công nông<br />
Khác nhau<br />
gia<br />
sản, trí thức lợi<br />
dụng trung lập<br />
phú nông, trung<br />
nông, trung tiểu<br />
địa chủ và tư sản.<br />
4. vị trí của cách Cách mạng Việt Cách mạng Việt Giống nhau<br />
mạng<br />
Nam là một bộ Nam là một bộ<br />
phận của cách phận của cách<br />
mạng thế giới<br />
mạng thế giới<br />
Nhìn vào bảng so sánh giữa các cột 1,2,3 giáo viên cho học sinh rút ra<br />
nhận xét giống và khác nhau vào cột 4. Từ đó rút ra những hạn chế của luận<br />
cương tháng 10 – 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo.Qua so sánh trên giáo<br />
viên khẳng định cho học sinh thấy tính đúng đắn sáng tạo của “Chính cương vắn<br />
tắt”, “ Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.<br />
3. So sánh đối chiếu theo mốc thời gian<br />
Là phương pháp so sánh đối chiếu giữa hai vấn đề lịch sử cùng diễn ra<br />
trong một thời gian nhưng có địa điểm, không gian tiến hành khác nhau, phương<br />
5<br />
<br />