Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện chất lượng giảng dạy thực hành tin học lớp 7
lượt xem 28
download
Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm là thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp, đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện chất lượng giảng dạy thực hành tin học lớp 7
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIN HỌC LỚP 7
- NĂM 2017 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. I. MỞ ĐẦU. Với mục tiêu đổi mới dục đào tạo trong thời gian tới cần thiết phải đầu tư phát triển về mọi mặt, trong đó, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là phải đào tạo ra một thế hệ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường học với vai trò là môn học độc lập. Môn học Tin học ở trường hiện nay có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Từ những năm học qua, môn Tin học ở THCS là môn học cho những trường có điều kiện với thời lượng 2 tiết/tuần với tất cả các lớp ở cấp học. Là môn học mới đưa vào trường và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết 2
- đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng chúng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá và tự học. II. CƠ SỞ KHOA HỌC. Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như: Chủ trương của Đảng, công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá là: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”. 3
- Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin như: Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,... Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến th ức khoa h ọc v ề Tin h ọc, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học hiện hành ở các trường học đã đáp ứng được những yêu cầu trên. B/ NỘI DUNG . I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. 1. Thuận lợi: 4
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng chuyên đề hàng năm. Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học. 2. Khó khăn: Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. Trường THCS Hòa Tân hiện có một phòng máy thực hành với cơ sở vật chất còn hạn chế cho việc dạy và học theo phương pháp mới hiện nay. Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ, phòng máy vi tính chưa đủ số lượng máy cho mỗi học sinh thực hành trên một máy, phần là máy cũ nên thường hay hư hỏng, thiết bị chiếu sáng thường bị hư hao, không khí trong phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng ... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nông dân, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh 5
- chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn: Qua khảo sát chất lượng học sinh, tôi thấy giờ thực hành học sinh còn ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, một số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì chưa thực hành được. 2. Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh: Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học m à bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến tr ình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Trong đó, bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì cần phải làm được những việc sau: Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết. Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. 6
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đ ã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu. 3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện Phòng máy vi tính của trường, với một giờ thực h ành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp. Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh (có thể chia nhóm 2 học sinh/máy). Các bước tiến hành: Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. 7
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm : Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần. Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm. Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng. Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác. Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt. 8
- III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, giờ thực h ành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau: Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh: Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp: Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành. Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc. C/ KẾT LUẬN. Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. 9
- Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm ph ù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giờ học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học n ày trong những giờ thực hành của các khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá tr ình dạy học. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hòa Tân, ngày 17 tháng 01 năm 2017 Người viết 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 3
21 p | 1395 | 302
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
19 p | 339 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe chuyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp - GV: V.Phương Thảo
29 p | 365 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển chạy việt dã
15 p | 276 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hệ thức vi - ét và ứng dụng
17 p | 285 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá
24 p | 59 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo
31 p | 45 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án
20 p | 70 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
26 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn
19 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
7 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 6
20 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 Trường tiểu học Thái Thủy
9 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bài tập bổ trợ giúp học sinh khối 4, 5 nâng cao thành tích bật xa và giúp cải thiện chiều cao
16 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi đối với học sinh dân tộc thiểu số
18 p | 75 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
5 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn