Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình<br />
giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn<br />
diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩ<br />
năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng là<br />
môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương<br />
pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sáng<br />
tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chính<br />
xác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên,<br />
môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của<br />
5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê mô<br />
tả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơ<br />
bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của<br />
các mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thức<br />
đã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng.<br />
Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về số<br />
học, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học...<br />
Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng<br />
tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành<br />
phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giải<br />
toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lời<br />
văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn là<br />
cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trong<br />
khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em<br />
thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán.<br />
Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mới<br />
đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điều<br />
chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Phương pháp dạy<br />
dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2 . Đề tài này<br />
không phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồng<br />
nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh dân tộc thiểu số không<br />
nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu<br />
hiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ở<br />
những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp<br />
giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù<br />
hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải<br />
thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương–<br />
Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Phương pháp giải các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2<br />
- Khả năng đọc hiểu đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán có lời văn của học<br />
sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp điều tra, phân loại, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thực<br />
nghiệm,...<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1.Cơ sở lí luận<br />
Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục<br />
đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trong<br />
nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.<br />
Chính vì vậy, muốn học sinh giải quyết tốt những bài toán có lời văn thì việc<br />
giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quan<br />
trọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải.<br />
Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khả<br />
năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi - khó khăn<br />
*Thuận lợi:<br />
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền<br />
địa phương.<br />
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của<br />
hội cha mẹ học sinh.<br />
-Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên<br />
cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình,<br />
giảng dạy các môn học theo vùng miền, giảng dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn,...<br />
- Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo<br />
dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.<br />
- Tài liệu tham khảo khá phong phú<br />
* Khó khăn:<br />
- Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn<br />
khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.<br />
- Học sinh dân tộc thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.<br />
- Giáo viên và học sinh, phụ huynh bất đồng về ngôn ngữ.<br />
b.Thành công - hạn chế<br />
* Thành công:<br />
- Học sinh có thói quen giải toán theo đúng quy trình .<br />
2<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br />
<br />
- Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo,<br />
khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.<br />
* Hạn chế:<br />
- Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ toán học của học<br />
sinh hạn chế.<br />
- Học sinh chưa biết cách tự học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập khuôn,<br />
máy móc.<br />
c. Mặt mạnh - mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới<br />
phương pháp trong dạy học.<br />
- Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .<br />
* Mặt yếu:<br />
- Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.<br />
- Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.<br />
d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động…<br />
*Nguyên nhân của thành công:<br />
+ Giáo viên:<br />
- Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có<br />
lòng kiên trì, quyết tâm cao.<br />
- Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức<br />
phục vụ cho công tác giảng dạy.<br />
- Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin.<br />
+ Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập<br />
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém<br />
- Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.<br />
- Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.<br />
- Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.<br />
- Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
- Về phía học sinh: Các em học tập bằng ngôn ngữ thứ 2, đây là lí do ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến quá trình tiếp cận tri thức trong sách vở cũng như tri thức trong cuộc<br />
sống. Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với khả năng<br />
ghi nhớ hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Cụ thể<br />
là khả năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học sinh không biết tóm tắt,<br />
không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và xác định sai dạng toán. Một<br />
số học sinh thiếu tự tin khi giải toán, có em làm được phép tính nhưng chưa hiểu được<br />
cách ghi lời giải, ghi sai đơn vị …Mặt khác, học sinh dân tộc thường nhút nhát, khả năng<br />
tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi áp dụng đổi mới phương<br />
pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối tượng học sinh.<br />
Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br />
<br />
- Về phía phụ huynh: Phần lớn các gia đình học sinh chưa nhận thức được đầy đủ<br />
về lợi ích của việc học; đời sống của đa số gia đình các em còn nghèo, họ chưa thể đầu<br />
tư cho việc học hành của con em một cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian của các bậc phụ<br />
huynh ở rẫy nhiều hơn ở nhà nên việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các<br />
em cũng rất khó khăn.<br />
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, lúng túng trong<br />
vận dụng các phương pháp dạy học. Còn chủ quan trong việc nắm bắt nội dung chương<br />
trình và các mạch kiến thức của môn toán, không để ý đến mối liên quan giữa các bài<br />
trong môn học. Chưa quan tâm đúng mức đến mạch kiến thức giải toán có lời văn.<br />
Trong dạy học còn quá chú ý đến hình thức và thời gian tiết dạy, chưa chú ý đến khả<br />
năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic,<br />
chưa phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa kiên trì<br />
trong hướng dẫn, giảng giải.<br />
II. 3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Đề tài chúng tôi đưa ra không ngoài mục tiêu là giúp người giáo viên phải xác<br />
định rõ mục tiêu của việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán, tìm cách giải các bài toán<br />
có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau :<br />
- Học sinh nhận biết “cái đã cho”, “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ<br />
giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, biết lập luận để đưa ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất<br />
- Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại<br />
lượng thông dụng.<br />
- Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
*. Nắm bắt nội dung chương trình<br />
Để dạy tốt môn Toán nói chung, giải bài toán có lời văn nói riêng, điều đầu<br />
tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1<br />
đến lớp 5. Ở tiểu học thường có các dạng toán sau đây :<br />
- Những dạng toán thuộc loại toán đơn : thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, tìm số bị<br />
trừ, tìm số hạng chưa biết, tìm tích, chia thành nhiều phần bằng nhau, chia thành nhóm,<br />
gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu<br />
đơn vị, tìm một phần mấy của một số, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé<br />
bằng một phần mấy số lớn, tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số,<br />
tìm một số biết một số phần trăm của nó, tìm vận tốc, tìm thời gian, tìm quãng đường,...<br />
- Những dạng toán thuộc loại toán hợp : loại giải bằng 2 phép tính chia, nhân có<br />
liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : b c ; loại giải bằng 2 phép tính chia có liên<br />
quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : (b : c).<br />
- Những dạng thuộc loại toán điển hình : tìm trung bình cộng của nhiều số, tìm<br />
hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của<br />
chúng, bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ,...<br />
- Tuyến kiến thức về giải toán ở tiểu học:<br />
4<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br />
<br />
+ Lớp 1 : giới thiệu bài toán có lời văn ; giải các bài toán bằng một phép tính (một<br />
phép cộng hoặc một phép trừ) ; chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.<br />
+ Lớp 2: giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ ; các bài toán về nhiều<br />
hơn, ít hơn một số đơn vị ; phép nhân và phép chia; bước đầu làm quen giải bài toán có<br />
nội dung hình học (tính chu vi các hình đã học), các bài toán liên quan đến các phép<br />
tính với các đơn vị đo đã học (km, m, dm, cm, mm, kg, lít).<br />
+ Lớp 3: giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và<br />
đơn giản ; giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.<br />
+ Lớp 4: giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số ; giải<br />
các bài toán liên quan đến : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi<br />
biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, tìm số trung bình cộng, các bài toán có nội dung<br />
hình học đã học) ; giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để giải quyết các<br />
vấn đề của thực tế.<br />
+ Lớp 5: giải các bài toán có đến ba bước tính là chủ yếu. Đó là các bài toán đơn<br />
giản về tỉ số phần trăm : tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số, tìm<br />
một số biết một số phần trăm của nó; các bài toán đơn giản về chuyển động đều,<br />
chuyển động ngược chiều và cùng chiều : tìm vận tốc khi biết thời gian chuyển động và<br />
độ dài quãng đường, tìm thời gian chuyển động khi biết vận tốc chuyển động và độ dài<br />
quãng đường, tìm độ dài quãng đường khi biết thời gian chuyển động và vận tốc<br />
chuyển động ; các bài toán về quy tắc tam suất đơn (thuận, nghịch) ; các bài toán có nội<br />
dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học ; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã<br />
học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.<br />
- Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo<br />
quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5:<br />
+ Câu lời giải.<br />
+ Phép tính giải.<br />
+ Đáp số.<br />
- Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt (so với chương trình<br />
trước đây) để dành thời gian cho học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu để, tóm tắt và trình<br />
bày bài giải (Chưa kể ở một số bài, giáo viên có thể chủ động giảm bớt một số bài<br />
tập khó cho phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn điều<br />
chỉnh nội dung dạy học số 5842 của Bộ GD&ĐT).<br />
*. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở lớp 2<br />
Quá trình giải toán thường theo 4 bước sau:<br />
- Tìm hiểu nội dung bài toán<br />
- Tìm cách giải bài toán<br />
- Thực hiện cách giải toán<br />
- Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.<br />
Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của 4 bước giải toán nói<br />
trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần kiên<br />
trì hướng dẫn thường xuyên, lặp đi lặp lại qua các tiết học để hình thành cho các em<br />
thói quen thực hiện giải toán theo 4 bước đó.<br />
Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br />
<br />
5<br />
<br />