Giáo viên: Trần Bảo Hùng<br />
<br />
Trường THPT Long Thành<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ<br />
Phƣơng Pháp Giải Một Số Bài Toán Mở Rộng Kiến Thức<br />
Phần Dao Động Cơ ( Con Lắc Lò Xo ) & Dòng Điện Xoay Chiều<br />
PHẦN I:<br />
<br />
MỞ ĐẦU.<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Môn Vật lý là một bộ môn khoa học, nghiên cứu về các hiện tượng xảy ra<br />
trong tự nhiên. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất<br />
và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy<br />
dạy và học vật lý không chỉ đơn thuần với lý thuyết vật lý mà người thầy cần phải<br />
rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo, phải rèn luyện khả năng<br />
phân tích, các thao tác tư duy, so sánh…để từ đó xác định được bản chất các hiện<br />
tượng vật lý nên sẽ càng hoàn thiện hơn về mặt nhận thức, tích lũy được vốn kiến<br />
thức riêng… hầu giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.<br />
Bài tập vật lý là hình thức củng cố, ôn tập mở rộng hoặc đi sâu vào các<br />
trường hợp riêng lẻ của định luật mà nhiều khi lặp lại nhiều lần ở phần lý thuyết dễ<br />
làm cho học sinh nhàm chán, học thụ động... Thông qua việc giải tốt các bài tập<br />
vật lý, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ<br />
góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Khi làm bài tập vật lý<br />
học sinh sẽ phải tư duy với các kiến thức lý thuyết và các yêu cầu của đề bài nên<br />
sẽ đào sâu thêm kiến thức. Trong quá trình giải bài tập nếu học sinh tự giác, say<br />
mê tìm tòi thì nó còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như<br />
tinh thần vượt khó, tính nhẫn nại, và cẩn thận hơn …nếu lỡ bị sai ?!<br />
Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng<br />
dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ<br />
thể là kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm<br />
khách quan đã trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng<br />
dạy và học môn vật lý trong nhà trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến<br />
thức kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến<br />
thức của chương trình, tránh học tủ, học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc<br />
kiểm tra, thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi<br />
Trang 1<br />
<br />
Giáo viên: Trần Bảo Hùng<br />
<br />
Trường THPT Long Thành<br />
<br />
học sinh phải có khả năng thích ứng nhanh đối với các dạng toán trắc nghiệm. Vì<br />
vậy những trải nghiệm mà học sinh tích lũy được trong quá trình giải các dạng bài<br />
toán là yếu tố không thể thiếu để giúp các em tự tin chinh phục đỉnh cao mới…<br />
Với mong muốn giúp các em học sinh tự tin, hứng thú hơn với môn học vật lý<br />
và nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy, học tập nên tôi xin trình bày một số kinh<br />
nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy với chuyên đề:<br />
<br />
“Phƣơng Pháp Giải Một Số Bài Toán Mở Rộng Kiến Thức Trong<br />
Phần Dao Động Cơ (Con Lắc Lò Xo ) & Dòng Điện Xoay Chiều”<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.<br />
- Tìm cho mình một phương pháp để tạo được không khí hứng thú và lôi cuốn<br />
nhiều học sinh tham gia giải các bài tập vật lý, đồng thời giúp các em đạt được kết<br />
quả cao hơn trong các kỳ thi.<br />
- Nghiên cứu phương pháp dạy học vật lý với yêu cầu mới:<br />
”Phương pháp trắc nghiệm khách quan”<br />
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.<br />
Trong chuyên đề lần này tôi lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau:<br />
- Trình bày cách tiếp cận đa dạng các bài toán vật lý, phân loại các dạng bài tập<br />
vật lý.<br />
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của bài tập vật lý và phương pháp giải.<br />
- Vận dụng lý thuyết trên để giải một số dạng toán và một số (mẹo) áp dụng giải<br />
cho kết quả nhanh hơn.<br />
- Khắc phục một số nhận định sai của học sinh khi giải bài tập phần Dao động cơ<br />
& Điện xoay chiều.<br />
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Nghiên cứu lý thuyết.<br />
- Giải các bài tập vận dụng.<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Giáo viên: Trần Bảo Hùng<br />
<br />
Trường THPT Long Thành<br />
<br />
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC<br />
Thông thường khi giải các bài tập về “ Dao động cơ hoặc mạch điện xoay<br />
chiều” học sinh sẽ gặp phải một số các bài tập mang tính chất khảo sát mối liên hệ<br />
giữa các đại lượng, các thông số đặc trưng.... Trên tinh thần trắc nghiệm khách<br />
quan, nếu phải giải bài toán này trong thời gian ngắn thì quả là rất khó đối với học<br />
sinh.<br />
Do đó tôi xin hệ thống lại các dạng bài toán thường gặp trong các đề thi tuyển<br />
sinh nhằm giúp các em dễ dàng tiếp cận để giải quyết hiệu quả hơn bài làm của<br />
mình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI<br />
- Trong đề tài lần này, chúng tôi xin giới hạn lại việc phân loại các dạng toán<br />
“nâng cao” trong phần dao động cơ (con lắc lò xo) & Dòng điện xoay chiều mà<br />
chúng thường xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh.... Đồng thời nêu lên một số<br />
nhận định sai thường mắc phải của học sinh khi làm các dạng bài toán này, cũng<br />
như kết hợp thêm một vài thủ thuật “ Mẹo” để tính toán được nhanh chóng và<br />
chính xác hơn.<br />
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các học sinh tham dự tuyển sinh.<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Giáo viên: Trần Bảo Hùng<br />
<br />
Trường THPT Long Thành<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
<br />
A. BÀI TẬP VẬT LÝ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở<br />
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.<br />
1.1 Vai trò của bài tập vật lý trong việc giảng dạy bộ môn.<br />
Việc giải bài tập vật lý trong nhà trường không chỉ giúp học sinh hiểu được<br />
một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức theo quy định trong chương trình học<br />
mà còn giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ của<br />
học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra.<br />
Muốn đạt được điều đó, chúng ta phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh<br />
những kỹ năng, kỹ xảo …vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.<br />
Kỹ năng vận dụng kiến thức trong bài tập và trong thực tiễn đời sống chính<br />
là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà học sinh đã thu<br />
nhận được. Bài tập vật lý với chức năng rèn luyện tư duy, phân tích, quan sát… có<br />
một vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông.<br />
Trước hết, vật lý là một môn khoa học giúp học sinh nắm được qui luật vận<br />
động của thế giới vật chất và bài tập vật lý giúp học sinh hiểu rõ những qui luật ấy,<br />
biết phân tích và vận dụng những qui luật ấy vào thực tiễn. Trong nhiều trường<br />
hợp mặt dù thầy,cô có trình bày tài liệu một cách mạch lạc, hợp lôgích, phát biểu<br />
định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng yêu cầu và cho kết quả chính xác thì đó<br />
cũng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải đủ để học sinh hiểu và nắm vững kiến<br />
thức. Chỉ thông qua việc giải các bài tập vật lý dưới hình thức này hay hình thức<br />
khác sẽ tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các<br />
tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện.<br />
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập vật lý đặt ra,<br />
học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái<br />
quát hóa, trừu tượng hóa …để giải quyết vấn đề. Do đó tư duy của học sinh có<br />
điều kiện để phát triển. Vì vậy có thể nói bài tập vật lý là một phương tiện rất tốt<br />
để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành<br />
động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của học<br />
sinh.<br />
Bài tập vật lý là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà trong<br />
giờ học lý thuyết chưa có điều kiện để đề cập và qua đó nhằm bổ sung thêm kiến<br />
thức cho học sinh.<br />
Đặc biệt, để giải được các bài tập vật lý dưới hình thức trắc nghiệm khách<br />
quan. Học sinh ngoài việc nhớ lại các kiến thức một cách tổng hợp, chính xác ở<br />
nhiều phần, nhiều chương, nhiều cấp học thì học sinh cần phải rèn luyện cho mình<br />
tính phản ứng nhanh trong từng tình huống cụ thể, bên cạnh đó học sinh phải giải<br />
thật nhiều các dạng bài tập khác nhau để có được kiến thức tổng hợp, chính xác và<br />
khoa học .<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Giáo viên: Trần Bảo Hùng<br />
<br />
Trường THPT Long Thành<br />
<br />
1.2. Phân loại bài tập vật lý.<br />
1.2.1. Bài tập vật lý định tính hay bài tập câu hỏi lý thuyết:<br />
- Là bài tập mà học sinh không cần phải tính toán (hay chỉ có các phép toán<br />
đơn giản) mà chỉ vận dụng các định luật, định lý, qui luật để giải thích hiện<br />
tượng thông qua các lập luận có căn cứ, có lôgich.<br />
- Nội dung của các câu hỏi khá phong phú, và đòi hỏi phải vận dụng rất<br />
nhiều các kiến thức vật lý.<br />
- Thông thường để giải các bài toán này cần tiến hành theo các bước:<br />
* Phân tích câu hỏi<br />
* Phân tích hiện tượng vật lý có đề cập đến trong câu hỏi để từ đó xác định<br />
các định luật, khái niệm vật lý hay một qui tắc vật lý nào đó để giải quyết<br />
câu hỏi.<br />
* Tổng hợp các điều kiện đã cho với các kiến thức tương ứng để trả lời câu<br />
hỏi.<br />
1.2.2. Bài tập vật lý định lượng: Đó là loại bài tập vật lý mà muốn giải quyết nó ta<br />
phải thực hiện một loạt các phép tính. Dựa vào mục đích dạy học ta có thể<br />
phân loại bài tập dạng này thành 2 loại:<br />
a. Bài tập tập dượt: Là bài tập đơn giản được sử dụng ngay khi nghiên cứu<br />
một khái niệm hay một qui tắc vật lý nào dó để học sinh vật dụng kiến thức<br />
vừa mới tiếp thu.<br />
b. Bài tập tổng hợp: Là những bài tập phức tạp mà muốn giải nó học sinh<br />
vận dụng nhiều kiến thức ở nhiều phần, nhiều chương, nhiều cấp học và<br />
thuộc nhiều lĩnh vực<br />
Đặc biệt, khi các câu hỏi loại này được nêu dưới dạng trắc nghiệm khách<br />
quan thì yêu cầu học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng đã dược chứng minh<br />
trước đó để giải nó một cách nhanh chóng. Vì vậy yêu cầu học sinh phải<br />
hiểu bài một cách sâu sắc để vận dụng kiến thức ở mức độ cao .<br />
1.2.3.Bài tập đồ thị: Đó là bài tập mà dữ kiện bài cho dưới dạng đồ thị hay trong<br />
quá trình giải ta phải sử dụng ñồ thị, nên dạng câu hỏi naøy phaân thành các<br />
loại sau:<br />
a. Đọc và khai thác đồ thị đã cho: Bài tập loại này có tác dụng rèn luyện<br />
cho học sinh kỹ năng đọc đồ thị, biết cách đoán nhận sự thay đổi trạng thái<br />
của vật thể, hệ vật lý, của một hiện tượng hay một quá trình vật lý nào đó.<br />
Biết cách khai thác từ đồ thị những dữ kiện để giải quyết một vấn đề cụ thể.<br />
b. Vẽ đồ thị theo những dữ liệu đã cho: bài tập này rèn luyện cho học sinh<br />
kỹ năng vẽ đồ thị, nhất là biết cách chọn hệ tọa độ và tỉ lệ xích thích hợp để<br />
vẽ ...<br />
1.2.4. Bài tập thí nghiệm: Là loại bài tập cần phải tiến hành các thí nghiệm hoặc<br />
để kiểm chứng cho lời giải lý thuyết, hoặc để tìm những số liệu, dữ kiện<br />
dùng trong việc giải các bài tập.Tác dụng cụ thể của loại bài tập này là giáo<br />
dục kỹ năng tổng hợp. Đây là loại bài tập thường gây cho học sinh cảm giác<br />
lí thú và đặc biệt cần có ít nhiều tính sáng tạo ở học sinh.<br />
1.2.5. Bài tập coù noäi dung thöïc teá: Laø loaïi baøi taäp coù lieân quan tröïc<br />
tieáp tôùi ñôøi soáng, kyõ thuaät, ñaëc bieät laø thöïc teá lao ñoäng cuûa<br />
hoïc sinh. Nhöõng baøi taäp naøy coù taùc duïng raát lôùn veà maët giaùo<br />
duïc kyõ thuaät toång hôïp.<br />
Trang 5<br />
<br />