Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn
lượt xem 6
download
Mục tiêu của sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về kĩ năng viết và thực tiễn dạy và học kĩ năng viết của sinh viên không chuyên năm thứ nhất: những thuận lợi, khó khăn của người học khi viết tiếng Anh, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn
- MỤC LỤC I – MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1 1. Lí do chọn sáng kiến ........................................................................................................................................... 2 2. Mục tiêu của sáng kiến ...................................................................................................................................... 2 3. Phạm vi của sáng kiến……………………………………………………………………………………………........................... II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................................3 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................................................... 3 1.1.Các kỹ năng viết ........................................................................................................................................... 3 1.2.Những khó khăn của người học ngoại ngữ khi học kỹ năng viết ................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................................................... 6 2.1.Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn ................................................................................................................................................... 6 2.2.Thuận lơi, khó khăn trong dạy và học kỹ năng viết đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất .................................................................................................................................................................... 7 III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN ..............................................................................................................................9 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến ...................................................................................... 9 1.1.Sử dụng nhật ký học tập và hồ sơ học tập để dánh giá quá trình của sinh viên ......................................... 9 1.2 Dạy học sinh cách xây dựng ý tưởng và chọn ý phù hợp cho bài viết ...................................................... 11 2. Đánh giá kết quả thu được .............................................................................................................................. 11 2.1 Tính mới, tính sáng tạo .............................................................................................................................. 11 2.2.Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực ........................................................................................ 12 IV - KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 13 1
- I – MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ 4.0, thế kỉ kết nối, nơi mà thế giới và con người trở nên gần gũi hơn với nền kinh tế toàn cầu hóa trong thế giới hội nhập. Ở thế kỉ này, Tin học và Ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh là chiếc chìa khóa giúp con người mở cửa bước ra thế giới kết nối đó. Chính vì lẽ đó Nghị quyết 29 NQ-TW xác định “Dạy Ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực bảo đảm năng lực sử dụng của người học”, cùng với đó Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, Quyết định số 1400/ QĐTTg ngày 30/9/2008 với mục tiêu: Đổi mới toàn diện việc dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp cao đẳng và đại học có đủ năng lực Ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp học tập và làm việc trong môi trường hội nhập đa ngôn ngữ đa văn hóa. Bộ môn tiếng Anh được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên ngay từ đầu năm học với mục tiêu phát triển 4 kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết cho sinh viên. Kĩ năng viết là kĩ năng quan trọng hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập và công việc sau này của sinh viên. Tuy nhiên kĩ năng viết luôn là kĩ năng được đánh giá là khó đối với sinh viên do đó là kĩ năng sản sinh, sinh viên phải có khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, kiến thức văn hóa, xã hội, tư duy logic để hoàn thành bài viết của mình. Trên thực tế dù đã học nhiều năm ở phổ thông kĩ năng viết của sinh viên còn kém, nhiều sinh viên còn viết sai những câu đơn giản, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ý. Để giúp việc dạy và học kĩ năng viết cho sinh viên được hiệu quả hơn tôi đưa ra sáng kiến “Cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Nghiên cứu cơ sở lý luận về kĩ năng viết và thực tiễn dạy và học kĩ năng viết của sinh viên không chuyên năm thứ nhất: những thuận lợi, khó khăn của người học khi viết tiếng Anh, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên. 2
- 3. Phạm vi của sáng kiến, thời gian áp dụng Kĩ năng viết cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học 2019- 2020 tại trường CĐSP Lạng Sơn. II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về kỹ năng viết Theo Davies (2001) kỹ năng viết bao gồm các kỹ năng cơ bản như viết chính tả, viết câu theo cấu trúc ngữ pháp, cách chấm câu và kỹ năng viết cao hơn là viết đoạn văn theo chủ đề. Đối với sinh viên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn kỹ năng viết cơ bản không khó vì sinh viên đã có một số năm học tiếng Anh ở trường phổ thông và tiếng Việt có cùng hệ thống chữ Latinh với tiếng Anh. Sinh viên thực sự cần là kỹ năng viết đoạn văn. Kỹ năng viết đoạn văn Theo Ur (1996), Pincas (1982) và Davies (2000) kỹ năng viết đoạn văn bao gồm các kỹ năng nhỏ như kỹ năng thu thập thông tin và ý liên quan đến chủ đề, loại bỏ những thông tin thừa, sắp xếp các thông tin và ý thành trình tự có logic, cách biểu đạt thông tin và ý tưởng vào bài viết, cách chỉnh sửa bản nháp và viết bài hoàn chỉnh. Cũng theo Davies (2000) để phát triển kỹ năng viết, người học phải viết nhiều loại đoạn văn: văn miêu tả, trần thuật, so sánh…để phát triển các kỹ năng viết này. 1.2. Đặc điểm của kỹ năng viết Viết một cách mạch lạc và tường minh là một cái gì đó mà nhiều người không bao giờ viết được ngay cả bằng tiếng mẹ đẻ. Đối với người học ngoại ngữ, kỹ năng viết không phải là kỹ năng đễ đạt được. Vậy tại sao kỹ năng viết lại khó như vậy? Có vài lý do, tuy nhiên các nhà nghiên cứu Byrne (1988), Ur (1990), Harmer (1991), Hedge (2008) và Brown (2001) chỉ ra chính sự khác nhau giữa kỹ năng nói và viết cho thấy kỹ năng viết khó hơn kỹ năng nói như sau: Khi nói người nói có nhiều cách để thể hiện ý: ví dụ người ta có thể sử dụng biểu cảm của gương mặt, cử chỉ, nói chung là cả cơ thể để truyền tải ý tưởng. Họ có thể cao giọng và sử dụng ngữ điệu giọng nói để truyền tải thái độ với những gì họ đang nói hoặc thể hiện họ đang giận dữ hoặc họ đang quan tâm. Họ có thể nhấn mạnh những điều họ cho là quan trọng. Người nói có thể nói lại, diễn đạt lại 3
- cho dễ hiểu hơn hoặc nói to hơn, chậm hơn. Khi viết thì khác, viết là hoạt động độc lập, người viết phải tự viết, không có sự tương tác và phản hồi trực tiếp. Những nhân tố này khiến hoạt động viết trở nên khó hơn. Thứ hai, khi nói những lỗi về cấu trúc ngữ pháp không quan trọng, nhưng trong văn viết, cụ thể là viết đoạn, viết bài luận thì không chấp nhận lỗi hoặc câu không hoàn chỉnh. Harmer (1991) cho rằng “luôn có sự áp lực của việc viết đúng ngữ pháp hơn là đúng ngữ pháp trong khi nói. Điều đó làm người học lưỡng lự và lười viết” 1.3. Khó khăn của người học ngoại ngữ khi học kỹ năng viết tiếng Anh Thứ nhất, sự khác nhau giữa viết và nói cho thấy cần phải có cấu trúc mạch lạc và suy nghĩ logic khi viết. Cấu trúc mạch lạc là cách kết hợp câu với câu, đoạn với đoạn để thể hiện ý tưởng. Đó là một trở ngại đối với người học ngoại ngữ. Thứ hai, Byrne (1998) chỉ ra rằng đối với người học ngoại ngữ, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kỹ năng viết của người học là sự hạn chế về ngôn ngữ. Do sự hạn chế này mà một số người học ngoại ngữ dường như không thể viết được một đoạn văn đúng. Cũng chính vì sự hạn chế về ngôn ngữ, người học gặp khó khăn trong thể hiện ý. Cách thể hiện ý bằng tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng đến cấu trúc người học sử dụng. Nguyên nhân thứ ba là nhiều sinh viên học tiếng Anh không biết cách tổng hợp ý, sắp xếp ý để tạo thành đoạn văn có ý nghĩa. Nhiều sinh viên thường bỏ bài phần viết trong bài kiểm tra vì họ thiếu kỹ năng viết. 1.4. Những hoạt động giúp cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh 1.4.1 Nhật ký học tập Khái niệm Nhật ký là kiểu bài viết phản ánh suy nghĩ và cảm nhận cá nhân và thường không theo cấu trúc nào. Nhật ký gồm nhiều dạng như logs, diaries, professional journals và reflective journals. Log là hình thức ghi chép một cách khách quan các sự việc diễn ra. Diary bao gồm cả việc ghi chép các sự việc xảy ra, có kèm theo cảm nhận, suy nghĩ của người viết. Professional journal bao gồm các mục đích cụ thể để phát triển chuyên môn. 4
- Reflective journal tập trung vào các phân tích và các ý kiến mang tính thảo luận. Nhật ký phục vụ mục đích nâng cao sự tiến bộ của người học thì được gọi là Nhật ký học tập (Learning journal). Holly (1989) cho rằng với việc sử dụng Nhật ký học tập, người học cùng lúc đóng vai trò là giáo viên và học sinh. Học sinh chủ động hoàn thiện nhật ký học tập theo ý tưởng riêng, có sự liên kết giữa kiến thức và trải nghiệm của bản thân (Bolton, 2001). Peyton (1990) cho rằng nhật ký học tập giúp học sinh tự tin hơn bởi vì học sinh được khuyến khích thể hiện ý kiến cá nhân và những dự định trong tương lai. Brown (1998) cho rằng viết nhật ký là một hình thức của việc học sinh tự đánh giá. Thông quá sổ nhật ký, học sinh tự nhận xét những điều mình đã làm được/ học được và những hạn chế của bản thân để từ đó giáo viên giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của từng em. Khi đề cập đến Sổ nhật ký học tập, Peyton và Reed (1990) cũng cho rằng đây là một hình thức tự đánh giá hiệu quả bởi vì giáo viên luôn khuyến khích học sinh tự chiêm nghiệm và đánh giá việc học tập của mình không theo một hình thức mang tính gò bó nào. Giáo viên có thể thu thập thông tin từ nhật ký học tập của các em để biết học sinh đang cần luyện tập kỹ năng gì? thái độ học tập của các em ra sao? … để có những cải tiến hoặc đề xuất phù hợp cho chương trình và quá trình dạy học. Theo Nguyễn Công Khanh và cộng sự (2014), tự đánh giá giúp người học nhận thức sâu sắc hơn về những gì mình đã học, đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự chiêm nghiệm những gì cần cố gắng, nâng cao tính tự giác và tự chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của mình, tự tin hơn về những gì các em có thể làm được, rèn luyện được cách tự học cho học sinh. 1.4.2 Hồ sơ học tập Khái niệm Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động của người học trong thời gian liên tục. Bộ sưu tập này giúp người học và giáo viên đánh giá sự phát triển và trưởng thành của người học. Thông qua hồ sơ học tập, người học hình thành một số ý thức sở hữu về hồ sơ của mình để các em biết bản thân đã tiến bộ đến đâu và cần cải thiện ở mặt nào. Berry (2008) cho rằng hồ sơ học tập thể hiện được cả quá trình học tập của học sinh. Tùy vào mục đích dạy học mà Hồ sơ học tập có thể là bộ sưu tập các bài viết mẫu, các sản phẩm, hoặc các bài tự nhận xét của học sinh. Hồ sơ học tập cũng có thể được xem như một hình thức đánh giá kết quả khi giáo viên chỉ nhìn vào 5
- kết quả cuối cùng và đánh giá hồ sơ học tập đó, bỏ qua sự tiến triển trong từng giai đoạn của người học. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng hồ sơ học tập như một hình thức đánh giá quá trình của học sinh. Giáo viên thường xuyên kiểm tra hồ sơ học tập và ghi nhận xét để giúp người học tiến bộ hơn. Thông qua đó giáo viên có thể đánh giá sự tiến triển về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học trong một quá trình nhất định. Giáo viên thường được khuyến khích sử dụng hồ sơ học tập như một hình thức đánh giá quá trình. Hồ sơ học tập thường bao gồm cả bản thảo đầu tiên và thứ hai của các bài viết/bài tập. Qua đó, giáo viên và học sinh có thể xem lại và thấy được sự tiến bộ của học sinh theo từng giai đoạn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn Sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất học tiếng Anh theo 2 giáo trình cơ bản: New English File dành cho sinh viên khối không chuyên của ngành đào tạo giáo viên và giáo trình Solutions Elementary dành cho sinh viên khối ngành đào tạo nghề nghiệp. Trong sáng kiến này tác giả tập trung vào thực trạng dạy và học tiếng Anh của sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp. Sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất học tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2 với thời lượng 80 tiết (kì 1: 40 tiết, kì 2: 40 tiết), giáo trình Solution là cuốn giáo trình mới được Bộ Lao động và Thương binh xã hội đưa vào làm giáo trình chính trong giảng dạy cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2019- 2020. Là một người trực tiếp giảng dạy bản thân tôi và đồng nghiệp nhận thấy cuốn giáo trình Solutions là một cuốn sách khá hay: chủ đề các bài học thú vị, kiến thức văn hóa trong các bài học cập nhật với cuộc sống đương đại, bố cục chặt chẽ khoa học. Một đơn vị bài học được dạy trong 9 tiết: - Tiết 1: Từ vựng: Sinh viên được học và làm bài tập (Vocabulary builder) liên quan đến chủ đề bài học. - Tiết 2: Ngữ pháp: Sinh viên học về cấu trúc ngữ pháp và làm bài tập (Grammar builder). - Tiết 3: Kỹ năng nghe (Sinh viên nghe và đọc, làm bài tập về kiến thức văn hóa của các đất nước nói tiếng Anh trên thế giới) - Tiết 5: Tiết ngữ pháp: Sinh viên học về cấu trúc ngữ pháp và làm bài tập (Grammar builder). 6
- - Tiết 6,7: Đọc hiểu: Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên - Tiết 8: Kỹ năng nói: Phát triển kỹ năng nói cho sinh viên qua các hội thoại hàng ngày (Everyday English) - Tiết 9: Kỹ năng viết: Sinh viên viết một đoạn theo chủ đề của bài. Sinh viên không chuyên sử dụng kỹ năng viết trong các bài tập như điền từ vào chỗ trống khi học về từ vựng, làm bài tập ngữ pháp trong các tiết ngữ pháp và viết các đoạn văn ngắn gắn với chủ đề bài học như viết tin giới thiệu về bản thân cho tạp chí của trường, viết thư chào đón bạn tới trường, viết lời mời đi dự tiệc, viết về cách sống khỏe mạnh của bản thân, viết email miêu tả về ngày nghỉ cuối tuần…Ngoài ra sinh viên còn sử dụng kỹ năng viết để chuẩn bị các bài nói theo chủ đề của bài học như bạn bè và gia đình (Family and friends), hoạt động trong thời gian rảnh rỗi (free time activities), trường học (At school), ngày lễ đặc biệt (Special occasions), cuộc sống khỏe mạnh (Healthy life), nơi chốn (Going to places), sự nổi tiếng (Fame)… 2.2. Thuận lơi, khó khăn trong dạy và học kỹ năng viết đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất Thuận lợi: Sinh viên có đầy đủ giáo trình, nguồn học liệu phong phú. Giáo trình Solutions là cuốn giáo trình mới với nội dung kiến thức hay, cập nhật với sự kiện mang tính thời đại. Tiết học kỹ năng viết được thiết kế ở tiết cuối của bài khi sinh viên được học về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cần thiết để viết ở các tiết trước. Tiết học viết luôn có bài mẫu: sinh viên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài viết, sinh viên được làm quen với cấu trúc của bài viết mẫu, có chiến thuật viết (writing strategies) và đề bài viết rất chi tiết, rõ ràng. Ví dụ Unit 2 At School Ở tiết viết nhiệm vụ của sinh viên: Write a letter (90 – 120 words) to welcome an exchange students at your school. Give information about: - Break time and the number of lessons - Where and what time lunch is and where you can buy some? - Sports and games: What, where and when they are? Một thuận lợi nữa trong giảng dạy tiếng Anh đối với sinh viên của trường là cơ sở vật chất của trường cơ bản đáp ứng được điều kiện giảng dạy. Phần lớn các 7
- phòng học đều có máy chiếu giúp giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy khá thuận lợi. Khó khăn: Giảng dạy tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên giáo viên gặp một số khó khăn như sau: Thứ nhất là nền tảng kiến thức ngôn ngữ của sinh viên thấp. Tuy sinh viên đã học tiếng Anh ở trường phổ thông nhưng sinh viên chỉ tập trung vào các môn sinh viên thi đại học và không chú tâm vào môn tiếng Anh nên khi vào trường cao đảng trình độ tiếng Anh của sinh viên gần như ở vạch xuất phát. Sinh viên thiếu vốn từ, cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt kiến thức về văn hóa, xã hội còn hạn chế. Thứ hai, cũng giống như sinh viên ở khu vực miền núi khác sinh viên năm 1 tại trường CĐSP Lạng Sơn còn dụt dè, kỹ năng lập luận, tạo ý tưởng, diễn đạt ý còn hạn chế. Thứ ba, sự ảnh hưởng của mặt trái của sự phát triển công nghệ: điện thoại thông minh, Internet làm cho sinh viên lười biếng, ý thức tự giác, tự học tự nghiên cứu còn thấp. Sinh viên ngại viết bài nếu giáo viên không yêu cầu. Cuối cùng , một số giáo viên do thời gian lên lớp còn hạn chế nên chưa thật sự chú trọng vào phát triển kỹ năng viết cho sinh viên, giáo viên thường giao về cho sinh viên viết và không có sự kiểm tra đôn đốc nên phần lớn bài tập viết thường bị bỏ qua. Trong phần I. Cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã trình bày khái niệm, đặc điểm của kỹ năng viết, những khó khăn của người học ngoại ngữ đối với kỹ năng viết tiếng Anh, những hoạt động giúp hình thành và cải thiện kỹ năng viết cho người học như: Nhật ký học tập và hồ sơ học tập. Trong cơ sở thực tiễn tác giả đã trình bày về thực trạng dạy và học tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất với những thuận lợi và khó khăn trong dạy và học kỹ năng viết như cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, nguồn tài liệu khá phong phú thì có những khó khăn trong giảng dạy kỹ năng viết cho sinh viên như: thời gian lên lớp hạn chế, trình độ tiếng Anh và động cơ thái độ học tập của sinh viên còn thấp. 8
- II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến Với thực trạng dạy và học tiếng Anh của sinh viên không chuyên năm thứ nhất, cụ thể là kỹ năng viết như trên, tác giả đã thực hiên một số biện pháp để cải thiện kỹ năng viết đối với sinh viên khối không chuyên, gỡ những khó khăn sinh viên gặp phải như hạn chế về từ ngữ, cấu trúc, sử dụng kỹ thuật “khiến “ sinh viên chịu khó viết bài hơn. 1.1. Sử dụng nhật ký học tập để dánh giá quá trình của sinh viên Mục đích: Tạo cho sinh viên có thói quen viết hàng ngày, từ đó củng cố vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cần thiết cho bài viết của sinh viên.Thông qua nhật ký học tập, giáo viên có thể tìm hiểu ý kiến của sinh viên để điều chỉnh cách giảng dạy và giúp đỡ sinh viên hiệu quả hơn. Cách tiến hành: Sau mỗi buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh viết các thông tin: thời gian (day, date), bài học (Unit, lesson), nội dung học sinh đã luyện tập trong giờ học (write an email, listen to a conversation between in a shopping centre, …). Những thông tin này có thể viết vào cuối tiết học hoặc giao về nhà cho học sinh. Giáo viên khuyến khích sinh viên ghi ý kiến, trải nghiệm của bản thân về kiến thức các em được học. Sau 1 tháng giáo viên thu nhật ký của sinh viên theo tổ (1 tổ hoặc 2 tổ) nhận xét và đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Tiêu chí đánh giá nhật ký học tập 1. Viết đều đặn, đủ nội dung bài học, nộp đúng hạn: 2 điểm 2. Chất lượng bài tập: làm đúng, sử dụng ngôn ngữ tốt: 2 điểm 3. Khả năng tự nhận thức, đánh giá: 2 điểm 4. Mở rộng kiến thức và trải nghiệm của bản thân: 2 điểm 5. Khả năng rút ra bài học kinh nghiệm và lập kế hoạch cho bản thân: 2 điểm Ví dụ: Bài 2 (Solutions – Elementary) Ví dụ bài 2A: Free time activities Yêu cầu sinh viên viết các từ mới về môn thể thao, giải trí đã học trên lớp: athletics, basketball, board games, cycling, dancing, drama, drawing, fashion…. + Đặt 5 câu về môn thể thao, hoặc hoạt động sinh viên ưa thích. Eg: I like watching football I’m into listening to music. We like playing volleyball. 9
- 2B: Adverbs of frequency How often do you do these activities? 1. Cook dinner? 2. Do homework? 3. Meet friends? 4. Do the washing up? 5. Listen to music? 2C: Culture: It’s fun but is it a sport? Sinh viên được học về cheerleading- hoạt động cổ vũ các phong trào thể thao các nước. giáo viên yêu cầu sinh viên viết ý kiến. + Do you think cheerleading is a sport? Why or why not? + Do you think it’s useful for sport events? Why or why not? 2D: Can and adverbs Write 5 sentences about the activities you and your friend can do well Eg: I can play football well I can sing quite well My friend Tuan can play the guitar beautifully. 1.2. Sử dụng Hồ sơ học tập Mục đích: Là biện pháp bắt buộc sinh viên hoàn thành bài viết của mình và giúp giáo viên đánh giá sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng viết và thái độ của người học trong quá trình học tập của mình. Cách thức tiến hành: Ngay từ đầu năm học giáo viên hướng dẫn sinh viên hiểu về hồ sơ học tập và lý do cần thực hiện hồ sơ học tập. Sinh viên có thể kết hợp hồ sơ học tập (các bài viết) vào quyển nhật ký học tập. Sinh viên có thể cá nhân hóa hồ sơ học tập, nhật kí học tập bằng việc thêm thông tin cá nhân, ảnh, trang trí bìa theo phong cách cá nhân. Cứ mỗi một tháng giáo viên thu nhật kí học tập, hồ sơ học tập của 1 nhóm về đánh giá. Giáo viên ghi nhận xét chi tiết sự hoàn thành các phần ghi nhật ký, ghi lại ý kiến của sinh viên, những vấn đề của sinh viên để điều chỉnh quá trình giảng dạy. Chấm điểm bài viết để cộng điểm thưởng cho sinh viên vào bài kiểm tra định kỳ. (Điểm 7 +1 điểm; điểm 8 + 1,5 điểm; điểm 9,10 + 2 điểm) Tiêu chí đánh giá hồ sơ học tập: 1. Về bố cục: 1điểm 10
- 2. Sự hoàn chỉnh: 1.5 điểm 3. Tính đa dạng: 1 điểm 4. Chất lượng: 2 điểm 5. Sự tự nhận thức và tự đánh giá: 1 điểm 6. Phù hợp: 1 điểm 7. Nhận thức theo chủ đề: 1 điểm 8. Nhận thức về năng lực và trải nghiệm: 1.5 điểm Tiêu chí đánh giá bài viết 1. Bài viết đủ lượng từ, sử dụng dấu chấm câu đúng: 1,5 điểm 2. Cấu trúc bài viết mạch lạc, logic 3. Nội dung hướng tới chủ đề, thể hiện ý, phát triển ý tường minh, phù hợp: 2,5 điểm 4. Sử dụng, viết đúng từ, văn phong, giọng điệu phù hợp: 2 điểm 5. Sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp: 2 điểm 1.3. Dạy học sinh cách xây dựng ý tưởng và chọn ý phù hợp cho bài viết Mục đích: Giúp sinh viên xây dựng ý tưởng và viết đúng chủ đề bài viết Cách tiến hành: Do kiến thức ngôn ngữ và kiến thức nền còn hạn chế nên một số sinh viên không có ý để viết, hoặc có sinh viên viết nhiều nhưng lan man không vào chủ đề bài viết, do vậy giáo viên cần dạy sinh viên cách xây dựng ý tưởng và kiểm soát ý bằng cách ban đầu viết bất kì từ, cụm từ xuất hiện trong đầu về chủ đề viết theo sơ đồ hình tròn hoặc word map, sau đó chọn 3 ý liên quan nhất tới chủ đề hoặc ý mà họ sinh viên hiểu hơn và có nhiều ngữ liệu để viết. Ví dụ: Why do more and more people want to live in cities? What are the disadvantages of living in cities? The focus of the paragraph is the reason and disadvantages of living in the cities. Reasons: convenient, interesting, better facilities, good education, good medical care, a lot of entertainment, a lot of jobs… Disadvantages: noise, pollution, shortage of clean water, crime, not friendly… 2. Đánh giá kết quả thu được 2.1 Tính mới, tính sáng tạo Đây là lần đầu tiên nhật kí học tập kết hợp với hồ sơ học tập và dạy sinh viên cách xây dựng ý tưởng, lựa chọn ý tưởng cho bài viết để cải thiện kỹ năng viết được thực hiện cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường 11
- CĐSP Lạng Sơn. Tác giả không tách riêng hồ sơ học tập và nhật kí học tập tránh sinh viên phải dùng nhiều quyển vở và tiết kiệm thời gian và công sức của sinh viên mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực Sử dụng nhật kí học tập kết hợp với hồ sơ học tập không khó thực hiện chỉ cần người giáo viên có kế hoạch và dành thời gian kiểm tra đánh giá hồ sơ học tập, nhật kí học tập của sinh viên, Động viên khuyến khích khen thưởng sinh viên kịp thời. Sáng kiến này có thể áp dụng với các kỹ năng khác của tiếng Anh các hệ Trung cấp và cao đẳng, trong giảng dạy tiếng Anh ở trường phổ thông và các môn học lý thuyết khác. Qua một kì thực hiện sáng kiến bằng việc theo dõi tác giả nhận thấy có sự chuyển biến của sinh viên đối với môn viết: Về thái độ: Sinh viên chịu khó hoàn thành bài viết, nhật kí học tập và hồ sơ học tập hơn. Tháng đầu khi thu sổ nhật kí học tập chỉ có 70 % sinh viên trong nhóm nộp bài, nhưng tới tháng sau số sinh viên hoàn thành là 80 % và tháng cuối cùng là 100 % hoàn thành nhật ký và hồ sơ học tập. Về động cơ: Sinh viên thấy tự tin hơn, tích cực làm bài không còn ngại và bỏ bài viết như trước. Kết quả điểm của bài viết số 1 và số 2(40 sinh viên K16TV3) Theo phân phối chương trình năm thứ nhất sinh viên chưa có kì kiểm tra hết môn, ở đây tác giả lấy kết quả của 2 bài viết để so sánh về chất lượng bài viết của sinh viên. Bài Điểm viết Điểm 2-3 Điểm 4 Điểm 5- 6 Điểm 7-8 Điểm 9- 10 SL % SL % SL % SL % SL % Số 1 10 25 % 5 12.5 % 15 37.5 10 25 % 0 0 % Số 2 5 12.5 % 6 15 % 10 25 % 16 40 % 3 7.5 % Qua kết quả 2 bài viết ở trên chúng ta có thể thấy sự tiến bộ của sinh viên khi viết bài. Ở bài viết thứ nhất, có 37,5 % sinh viên bị điểm dưới trung bình, điểm 5-6 là 37,5 %, điểm 7-8 chiếm 25 % và không có sinh viên nào đạt điểm 9. Tới bài viết thứ 2 số sinh viên đạt điểm dưới trung bình giảm còn 27,5 %, số sinh viên đạt điểm trung bình giảm còn 25 % và số sinh viên đạt điểm 7,8 tăng lên là 40 % so với bài viết số 1 là 25 %. Bài viết số 2 đã có 3 sinh viên (7,5 %) đạt điểm 9. 12
- IV. KẾT LUẬN Trong SKKN tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về khái niệm, đặc điểm của kỹ năng viết, những khó khăn của người học ngoại ngữ khi học kỹ năng viết, những hoạt động giúp cải thiện kỹ năng viết cho người học và trình bày rõ kỹ năng viết cần thiết cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn đó là kỹ năng viết đoạn theo chủ đề (viết thư, viết thông báo, lời nhắn…). Trong sáng kiến tác giả cũng trình bày những khó khăn của người học ngoại ngữ khi viết: đó là sự thiếu hụt về kiến thức ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, kiến thức nền về văn hóa xã hội, sự thiếu kĩ năng tổng hợp, sắp xếp ý. Từ những khó khăn đó sinh viên trở nên sợ viết, ngại viết và bỏ qua bài viết. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã thực hiện ba biện pháp giúp sinh viên vượt qua những trở ngại của sự sợ viết, ngại viết đó là sử dụng nhật ký học tập và hồ sơ học tập để rèn sinh viên thói quen viết hàng ngày, tích lũy từ vựng, cấu trúc sau mỗi giờ học cho bài viết và cách xây dựng ý tưởng và chọn ý cho bài viết để có thể viết bài một cách mạch lạc, đủ ý. Trong thời gian thực hiện các biện pháp đó đã cho thấy hiệu quả của sáng kiến: sinh viên cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi viết. Sinh viên không còn ngại, sợ viết như đầu học kỳ. Điểm số của sinh viên cũng được cải thiện. Để thực hiện những biện pháp này giáo viên cần phải hướng dẫn sinh viên tỉ mỉ chi tiết, có những tiêu chí đánh giá rõ ràng và yêu cầu sinh viên thực hiện từ đầu năm và duy trì trong quá trình học. Giáo viên phải kiên trì, dành thời gian nhận xét, đánh giá nhật ký học tập và hồ sơ học tập của sinh viên một cách thỏa đáng để sinh viên thấy được sự tiến bộ cũng như sự hạn chế của bản thân, từ đó sinh viên có động lực phấn đấu. Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện ở phạm vi nhỏ (kỹ năng viết đoạn) và đối tượng là sinh viên lớp K16TV3 trong khoảng thời gian một học kỳ nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các em sinh viên để sáng kiến được thực hiện hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng của việc dạy và học tiếng Anh của trường. 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brown. D (2001). Teaching by Principles. New York. Longman 2. Byrne. D (1998). Teaching Writing Skills. London. Longman. 3. Davies. P (2000). Success in English Teaching. Cambridge. CUP 4. Grondlund. N.E (1998). Assessment of Student Achievement. Boston Allyn and Bacon. 5. Linn. R.L & Gronlund. N.E (1998) Measument and Assessment in Teaching. Copper. Saddle River. NJ: Merill 6. Harmer. J (2001) The Practice of English Language Teaching. England. Longman 7. Hedge. T (2001). Teaching and Learning in the Language Classroom. Hong Kong. OUP. 8. Popham, W.J (1998). Classroom Assessment: What Teachers Need to Know. Boston: Allyn and Bacon. 9. William Wiersma & Stephen G. Jurs (1990). Educational measurement and Testing. Boston: Allyn and Bacon. 10. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014). Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. PHỤ LỤC Một số hình ảnh về nhật ký học tập và hồ sơ học tập của sinh viên lớp K16TV3. 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- MỤC LỤC I – MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1.Lí do chọn sáng kiến ....................................................................................................2 2. Mục tiêu của sáng kiến ................................................................................................ 2 3. Phạm vi của sáng kiến, thời gian áp dụng ...................................................................3 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................................3 1.1. Khái niệm về kỹ năng viết ....................................................................................3 1.2. Đặc điểm của kỹ năng viết....................................................................................3 1.3. Khó khăn của người học ngoại ngữ khi học kỹ năng viết tiếng Anh ...................4 1.4. Những hoạt động giúp cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh ......................................4 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................6 2.1. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn ..................................................................................6 2.2. Thuận lơi, khó khăn trong dạy và học kỹ năng viết đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất ....................................................................................................7 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN ........................................................................................... 9 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến ...............................................9 1.1. Sử dụng nhật ký học tập để dánh giá quá trình của sinh viên .............................. 9 1.2. Sử dụng Hồ sơ học tập ........................................................................................10 1.3. Dạy học sinh cách xây dựng ý tưởng và chọn ý phù hợp cho bài viết ..............11 2. Đánh giá kết quả thu được ........................................................................................11 2.1 Tính mới, tính sáng tạo ........................................................................................11 2.2.Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực .................................................12 IV. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 14 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 3
21 p | 1395 | 302
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng
28 p | 1329 | 254
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài tập thực tiễn về môi trường chương Nitơ - Photpho Hoá học 11 nâng cao
23 p | 254 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
19 p | 341 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe chuyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp - GV: V.Phương Thảo
29 p | 368 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cải thiện chất lượng giảng dạy thực hành tin học lớp 7
10 p | 254 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hệ thức vi - ét và ứng dụng
17 p | 286 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi
26 p | 64 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo
31 p | 47 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1
29 p | 47 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
7 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi đối với học sinh dân tộc thiểu số
18 p | 83 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng xé, cắt, dán môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 4 (Bộ sách Chân trời sáng tạo. Bản 1)
22 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn