Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong Trường Mầm non
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là khảo sát việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non từ đó tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong Trường Mầm non
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thành những cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến hoạt động âm nhạc. Một nhà soạn nhạc người Đức Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng “Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơi… của bà, của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình dung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Những nốt nhạc trầm bổng, giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc là không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở nơi đây âm nhạc được coi như là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm...Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu 1
- biết của trẻ. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu hòa âm, tiết tấu nhịp nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian thu hút hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Nếu cuộc sống thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Qua nghiên cứu giảng dạy môn âm nhạc tôi nhận thấy giáo dục âm nhạc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non. Âm nhạc còn được coi như là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Do đó việc nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ 5 6 tuổi. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non”. Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non Hồng Thái Tây. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Khảo sát việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi ở trường Mầm non từ đó tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường Mầm non Hồng Thái Tây Thị xã Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: 2
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở trường Mầm non Hồng Thái Tây Thị xã Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã lựa chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau a. Phương pháp điều tra: + Điều tra số trẻ trên lớp, độ tuổi 5 6 tuổi. Tổng số học sinh lớp 5A4 do tôi chủ nhiệm là 37 trẻ. + Điều tra năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. b. Phương pháp quan sát: + Quan sát lắng nghe trẻ trò chuyện với nhau thông qua hoạt động vui chơi. + Quan sát trao đổi với đồng nghiệp về tổ chức các hoạt động âm nhạc. Quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ và ghi chép lại các hoạt động đó. Quan sát trẻ vận động theo nhạc, trẻ thực hiện bài tập cô yêu cầu để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ . c. Phương pháp trực quan: + Sử dụng hình ảnh đồ chơi... giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc. d. Phương pháp đàm thoại: + Đàm thoại cùng đồng nghiệp, phụ huynh để lĩnh hội kinh nghiệm về môn âm nhạc. đ. Phương pháp thực hành trải nghiệm: + Sử dụng các trò chơi, hoạt động lao động cho trẻ trải nghiệm. Ngoài ra tôi còn sử dụng: . Phương pháp nêu gương, đánh giá. 3
- Phương pháp toán học thống kê. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̉ Giao duc âm nhac la hoat đông nghê thuât co tac dung giao duc thâm my ̃ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ngoai ra no con giup tre phat triên tri tuê, tre co kha năng trai nghiêm nh ̀ ́ ̀ ́ ững cam ̉ ̉ ̣ ̀ ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ xuc trong qua trinh cam thu va thê hiên âm nhac: Khi nghe nhac, tre cam nhân ́ ́ ̀ được tinh chât, tinh cam cua âm nhac, anh h ́ ́ ̀ ̉ ̉ ̣ ̉ ưởng những trang thai cam xuc co ̣ ́ ̉ ́ ́ ̉ trong tac phâm. Đông th ́ ̀ ơi âm nhac cung dân dăt tre đên v ̀ ̣ ̃ ̃ ́ ̉ ́ ơi nh ́ ững hiên t ̣ ượng ̣ ̉ ời sông, giup tre hinh thanh s sông đông cua đ ́ ́ ́ ̉ ̀ ̀ ự liên tưởng. Nhip điêu hào hùng cua ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ợi cho tre niêm vui, hao h ban hanh khuc g ̀ ̉ ̀ ̀ ứng phân kh ́ ởi. Bai hat êm diu đ ̀ ́ ̣ ưa tre ̉ ̉ ̣ đên tinh cam nhe nhang, sâu l ́ ̀ ̀ ắng. ́ ̣ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ư, đâp tay vao đui, vô tay, nhún nhay Vi du: Nghe ban nhac vui ve tre lăc l ̣ ̀ ̀ ̃ ̉ ̣ ̀ ̉ ́ ̣ Nghe nhac buôn tre lăng đong, ngôi đung đ ̀ ưa nhe nhe. Trên c ̀ ̣ ơ sở đo, tre dân ́ ̉ ̀ ̉ ̉ nay sinh tinh cam v ̀ ơi âm nhac, h ́ ̣ ứng thu va nhu câu hoat đông v ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ới âm nhac. ̣ ̉ Kha năng nắm bắt hoat đông âm nhac nh ̣ ̣ ̣ ư chăm chu lăng nghe, biêt so ́ ́ ́ ́ ững khai niêm âm nhac đ sanh va đanh gia nh ́ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ơn gian va dê hiêu nhât. (Phân biêt ̉ ̀ ̃ ̉ ́ ̣ nhưng ph ̃ ương tiên diên ta c ̣ ̃ ̉ ơ ban cua âm nhac: Nh ̉ ̉ ̣ ư âm thanh cao thâp, to nho, ́ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ̉ ́ ̀ ượng âm âm săc cua cac giong hat, nhac cu, phân biêt tinh biêu cam cua cac hinh t ́ ́ ̣ ̣ ̉ ường net, giai điêu, tinh sôi nôi linh nhac khac nhau, tinh êm diu ngân nga cua đ ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ược câu truc âm nhac đ hoat cua cac nhip điêu, nhân biêt đ ́ ́ ́ ̣ ơn gian nhât. ̉ ́ Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở lớp 5 6 tuổi một cách lôgic, có hiệu quả. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội 4
- ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là : Phương pháp trực quan thính giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu. Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra các phương pháp trên còn giáo dục cho trẻ kha năng thê hiên nhac ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ môt cach đôc lâp va sang tao nh ̀ ́ ư: Tre t ̉ ự biêu diên, t ̉ ̃ ự tô ch ̉ ức chơi ở goc âm ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̉ ự sang tac, nhac, giao duc y chi: Tre t ́ ́ ưng tac môt bai hat, t ́ ́ ̣ ̀ ́ ự sang tao vân đông ́ ̣ ̣ ̣ theo cac bai hat. ́ ̀ ́ ̉ ̉ ự do sang tao vân đông cũng là tao điêu kiên cho tre thê hiên y Cho nên đê tre t ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ản thân. thich cua b ́ ̣ ́ ̃ ưng khai niêm đ Viêc tich luy nh ̃ ́ ̣ ơn gian va riêng le vê âm nhac, cung nh ̉ ̀ ̉ ̀ ̣ ̃ ư sô ́ lượng tac phâm ma tre nghe đ ́ ̉ ̀ ̉ ược, hoc thuôc long bai hat se đăt c ̣ ̣ ̀ ̀ ́ ̃ ̣ ơ sở đâu tiên cua ̀ ̉ ̣ qua trinh tiêp nhân tri th ́ ̀ ́ ưc m ́ ơi. ́ Bởi vậy tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường Mầm non”. 2. Thực trạng: * Thuận lợi: Thuận lợi đầu tiên là được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cũng như Phòng giáo dục Thị xã Đông Triều về các mặt phát triển giáo 5
- dục trong đó có lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện tốt nhất cho lớp, lớp có đồ dùng, đồ chơi, phương tiện phục vụ cho môn âm nhạc đặc biệt là đàn, đầu đĩa, ti vi, máy vi tính có nội dung của các bài hát rất hấp dẫn trẻ. Ngoài ra nhà trường còn chỉ đạo mỗi lớp xây dựng một thư viện âm nhạc nhỏ, việc cho trẻ tiếp cận với góc thư viện ở lớp tương đối có hiệu quả. Một phần trẻ đã học qua các nhóm lớp và trẻ trong độ tuổi nên việc tiếp thu nội dung các bài hát có phần dễ dàng, trẻ đã biết hát theo cô, vận động cùng cô và biết kết hợp các điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, sử dụng nhịp điệu, giọng điệu để thể hiện các tác phẩm âm nhạc được thuận lợi. Cô có trình độ chuyện môn nghiệp vụ, bản thân cũng có năng khiếu về giọng hát nắm vững yêu cầu của hình thức đổi mới tổ chức giảng dạy trong trường mầm non. Đặc biệt là chuyên đề âm nhạc đã được thể hiện thường xuyên trong giáo án, lên lớp một cách thuần thục. Cô thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc trong các hoạt động, cô chú ý đến cử chỉ, điệu bộ khi hát. Phần lớn các phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình nên sau khi tôi trao đổi về phương pháp giúp trẻ nâng cao năng khiếu âm nhạc họ nhiệt tình ủng hộ đóng góp những nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ dạy học và vui chơi cho trẻ. * Khó khăn: Ngoài thuận lợi trên tôi cũng gặp không ít khó khăn do trình độ nhận thức không đều, gần 50% trẻ lớp tôi mới lần đầu tiên đến lớp nên chưa có nề nếp, thói quen tốt, trẻ còn thiếu hụt kiến thức âm nhạc do đó gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều hạn chế, số trẻ ra lớp đông nhà trường còn thiếu lớp học nên phòng nghệ thuật vẫn mượn để học nhờ nên chưa phát huy được tác dụng nhiều. Mặt khác đồ dùng trực quan còn ít chưa phong phú, đa phần là cô tự làm nên màu sắc, kích thước… chưa đẹp, chưa thu hút được hứng thú của trẻ vào việc học. 6
- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng của các âm tiếp thu cũng như trật tự của các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ khi hát. Hơn nữa đa số phụ huynh trong thời đại công nghiệp hóa còn vướng bận nhiều với công việc ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ hát nên thời gian ở nhà của trẻ chỉ tập trung vào xem hoạt hình, chơi game. Bên cạnh đó vẫn còn một số bậc phụ huynh còn chưa nhận thức được sâu sắc về bậc học mầm non, họ vẫn còn mang nặng tư tưởng các cháu đến lớp là chỉ để chơi, để sạch sẽ, an toàn chứ không học cái gì. Trẻ còn nhút nhát, hát còn ngọng, nhỏ, thiếu tự tin, ngại giao tiếp. Với những khó khăn như thế tôi phải dần khắc phục sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển kỹ năng âm nhạc cho trẻ. Trên thực tế được tham quan dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, các buổi chuyên đề thao giảng do trường, Phòng giáo dục tổ chức tôi đều nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 6 tuổi nói riêng thì việc rèn luyện kỹ năng âm nhạc cho trẻ còn nhiều hạn chế. Đa số trẻ chỉ thuộc bài hát chứ chưa biết thể hiện giai điệu, nội dung của tác phẩm âm nhạc. Từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng việc đưa ra: “ Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc” cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Là một người giáo viên mầm non tôi mong muốn trẻ sẽ có được một cái gốc một nền tảng tốt nhất để trẻ có thể phát huy hết khả năng tưởng tượng, tư duy tích cực. Từ đó tôi đã lựa chọn cách học tốt nhất phù hợp với trẻ để làm giàu khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ từ đó trẻ có thể hát và biểu diễn tự tin, hồn nhiên, mạnh dạn. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu ra những biện pháp tốt nhất phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là hết sức cần thiết của người giáo viên mầm non. * Khảo sát ban đầu: Khảo sát thực trạng về giáo viên đối với hoạt động âm nhạc: 7
- Trong năm học 2017 2018 tổng số giáo viên toàn trường là 44 đồng chí. Trong đó giáo viên đứng lớp toàn trường là 32 đồng chí. Đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ chuẩn, trên chuẩn luôn yêu nghề mến trẻ nhiệt tình, năng động trong công tác. Trong đó về trình độ: Đại học: 23 đồng chí Cao đẳng: 6 đồng chí ; Trung cấp: 3 đồng chí Bắt đầu vào tháng 9 năm 2017 tôi đã tiến hành một cuộc điều tra đầu vào và thu được kết quả như sau: Qua hoạt động dự giờ thăm lớp tôi có tham khảo ý kiến của toàn thể giáo viên trong trường tôi thấy nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động âm nhạc như sau: Tổng số giáo viên 5 6 tuổi được khảo sát là 8 đồng chí. * Nội dung khảo sát: Tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc. + Rất quan trọng: 5/8 đồng chí =62,5% + Ít quan trọng: 3/8 đồng chí =37,5% + Mức độ tổ chức hoạt động âm nhạc: + Thường xuyên: 5/8 đồng chí =62,5% + Thỉnh thoảng: 3/8 đồng chí =37,5% + Chưa bao giờ: Không có * Đánh giá thực trạng: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy rằng việc tổ chức các hoạt động âm nhạc chưa thực sự được chú trọng trong các giờ hoạt động trên lớp. Như vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non chưa cao.Trẻ chưa có kỹ năng trong việc thực hiện hoạt động âm nhạc, trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin . 8
- * Nguyên nhân: Giáo viên chưa thực sự được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc, chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung giáo dục cao đã đưa vào dạy trẻ.Trong công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ chưa thực sự tích cực. Phần lớn phụ huynh đã rất quan tâm tới việc cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc. Nhưng vẫn còn một số ít phụ huynh còn chưa nhận thức đúng mực về ý nghĩa của các hoạt động âm nhạc đối với con em mình.Vì vậy tôi chưa nhận được sự ủng hộ của 100% phụ huynh ở lớp. *. Khảo sát thực trạng của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc: Trong năm học 2017 2018 tôi được BGH nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 5 6 tuổi phụ trách 37 cháu, do đa phần trẻ là con em nhà nông nên ở độ tuổi này trẻ vẫn còn ít ra lớp. Trước tình hình đó tôi không quản ngại khó khăn đến từng nhà làm công tác phổ cập, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ ra lớp đúng độ tuổi. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ để có phương pháp cho chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học. Qua điều tra thực trạng hoạt động âm nhạc đầu năm của trẻ tôi thấy: Stt Tổng số Đạt Chưa đạt Mục tiêu trẻ cần đạt Số Tỷ Số Tỷ lượn lệ lượn lệ g % g % 9
- 1 Trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ , tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc. 37 28/37 76% 9/37 24% 2 Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau(Nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển) 37 28/37 76% 9/37 24% 3 Nghe và nhận ra sắc thái: Vui tươi, tình cảm, thu hút của các bài hát 37 28/37 76% 9/37 24% bản nhạc. 4 Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và 37 24/37 65% 13/37 35% thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc 5 Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái 37 24/37 65% 13/37 35% phù hợp với các bài hát, bản nhạc. 6 Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu nhanh, chậm phối 37 24/37 65% 13/37 35% hợp… * §¸nh gi¸: Dựa vào khảo sát tôi đã đánh giá được sự tồn tại của thực trạng là: Đa số trẻ chưa biết sử dụng đồ dùng linh hoạt qua môn âm nhạc, qua môn học khác cũng như qua các lễ hội nhìn chung chưa được cao. Một số trẻ sử dụng đồ dùng còn lóng ngóng không biết sử dụng và kết hợp với lời bài hát như thế nào cho hợp lý, dẫn đến tình trạng khi cho trẻ thực hành trẻ không biết mình sẽ vào nhịp nào của bài hát dẫn đến tình trạng vận động tự do không đều nhau. Qua đánh giá tôi thấy còn rất nhiều những tồn tại mà trẻ chưa thực hiện được. Nhận thức 10
- được điều đó tôi càng thấy trách nhiệm của mình cần phải tìm ra được các giải pháp giúp trẻ sử dụng đồ dùng nâng cao chất lượng âm nhạc. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: Phần lớn trẻ trong lớp đều là con em nông thôn chưa được tiếp xúc với nhiều môi trường âm nhạc nên việc nhận thức và cảm nhận âm nhạc còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát, rụt rè nên trẻ không thực sự tích cực trong hoạt động âm nhạc. Cùng với sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh, nhận thức của các bậc phụ huynh việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ chưa cao. Vì vậy tôi mong muốn giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc một cách thông minh, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động. Khơi dậy ở trẻ sự yêu thích âm nhạc và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. * Mặt mạnh, mặt yếu: + Do đặc thù của môn âm nhạc là những bài hát, trò chơi với những nội dung phong phú đầy màu sắc bay bổng, nhân vật trong các tác phẩm rất gần gũi, các con vật rất sinh động nên trẻ hứng thú và chăm chú lắng nghe. Nhưng bên cạnh đó do chương trình giáo dục đổi mới nên nhiều bài hát còn mới khó hiểu nên rất khó cho người giáo viên trong quá trình chuẩn bị đồ dùng trực quan để dạy trẻ. Năng khiếu âm nhạc của cô còn hạn chế cô nói còn ngọng, hát còn sai nhạc, trẻ còn nhút nhát chưa dám biểu diễn tự tin theo ý của mình. *Nguyên nhân Do điều kiện kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp, đa số trẻ đều là con em nông thôn nên việc phối hợp với nhà trường để đầu tư mua sắm trang thiết đồ dùng cho trẻ còn hạn chế. 11
- Giáo viên không được đào tạo chuyên về nhạc nên việc giáo viên biết sử dụng những phương tiện âm nhạc còn hạn chế như các loại đàn trong đó có đàn organ… * Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Trẻ chưa ra lớp qua các độ tuổi đã tạo ra sự không đồng đều về nhận thức và kỹ năng, trẻ chưa quen với môi trường học tập ở trường mầm non, nền nếp học chơi chưa ổn định. Cô chưa có kinh nghiệm tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc cho trẻ trong từng thời điểm sinh hoạt ở trường. Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng trong thực tế hiện nay ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trẻ hát và biểu diễn mạnh dạn tự nhiên chưa cao. Trong quá trình giảng dạy, việc tổ chức cho trẻ làm quen với âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn, bất cập đó là: + Trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc của mình vào với giai điệu của bài hát. + Giáo viên chưa nghiên cứu sâu tài liệu để nâng cao chất lượng chuyên đề. + Khả năng đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời chưa cao chưa kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, chưa thu hút được trẻ vào những ca từ trầm bổng của bài hát. Qua quá trình điều tra thực trạng, khảo sát đánh giá trẻ đầu năm, để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nâng cao hơn các kỹ năng âm nhạc. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc xung quanh trẻ 12
- Nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất đảm bảo kiến thức, kỹ năng tính vừa sức cho trẻ. Kế hoạch của giáo viên phù hợp với đặc điểm của trẻ ở lớp mình và phát huy được tối đa khả năng của trẻ mang lại tâm thế phấn khởi, hứng thú cho trẻ khi tham gia học tập, đưa trẻ vào hoạt động âm nhạc nghệ thuật. Nhằm giúp trẻ có được một số kỹ năng hát và biểu diễn mạnh dạn hồn nhiên. Trẻ có được sự tưởng tượng phong phú học được những điều hay lẽ phải, yêu thích các tác phẩm âm nhạc. Giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi, từ đó có ý thức tự học, bồi dưỡng rèn luyện khả năng âm nhạc của bản thân. Đổi mới, sáng tạo khi thực hiện các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, phát triển tính tích cực của trẻ, giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của những tác phẩm nghệ thuật. Phát triển kỹ năng hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc. Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Bổ sung thêm đồ dùng, phương tiện giáo dục âm nhạc, tạo môi trường phong phú giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động. 3.2. Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới thành công trong việc dạy hát, vận động, dạy trẻ nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc trẻ. Bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành động trải nghiệm, 13
- sáng tạo và tình huống có vấn đề. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình thì trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó một mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác. Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp giáo viên tự xây dựng kế hoạch cho lớp của mình. Vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động âm nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động với nghỉ ngơi. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng nhận ra trạng thái của nhóm và có sẵn có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn. Để thực hiện đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 3.2.1. Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc và năng khiếu âm nhạc trong trường mầm non: Qua việc tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc và năng khiếu âm nhạc, tôi sẽ có nhiều kiến thức và kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ .Và qua đó tôi sẽ truyền tải tới trẻ kiến thức âm nhạc có tính chính xác cao hơn như việc dạy trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát … Tận dụng đặc điểm của trẻ mẫu giáo đó là tính bắt chước người lớn và tận dụng năng khiếu sẵn có của mình mà từ đó tôi lôi cuốn, kích thích được trẻ tham gia hoạt động âm nhạc và tham gia tích cực sôi nổi. Tích cực trong việc tìm tòi học hỏi kỹ năng âm nhạc qua việc xem băng đĩa, ti vi, nghe đài… thấy có động tác nào đẹp tôi học theo và làm theo. Có bài hát hay phù hợp với chương trình mầm non tôi ghi chép lại để hướng dẫn thêm cho trẻ. 14
- Trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe, tôi tập đi tập lại nhiều lần, hát cho thuộc lời, đúng giai điệu. Tôi còn tập hát, đánh đàn, cho trẻ nghe. Tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thể hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để trẻ phát huy được năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở nên năng động hơn. Vào những buổi sinh hoạt văn nghệ cuối ngày, cuối tuần, sinh hoạt văn nghệ cuối chủ điểm. Tôi luôn cùng trẻ thể hiện năng khiếu, giọng hát của mình cho trẻ nghe, không những thế tôi còn khuyến khích trẻ tham gia cùng với tôi như múa cùng cô, hoặc cô hát trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc phụ họa theo… Để thực hiện tốt việc tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc và năng khiếu âm nhạc trong trường Mầm non, giáo viên phải chịu khó sưu tầm, tìm tòi , học hỏi những bài hát hay những động tác múa đẹp để có thể tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Có đầy đủ những trang thiết bị phục vụ cho việc tự học, bồi dưỡng của giáo viên như: Hệ thống ti vi, đầu đĩa, đàn nhạc và mạng công nghệ thông tin để qua đó giáo viên có thể sưu tầm, tự học bồi dưỡng để nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. 3.2.2. Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường Mầm non. Giờ đón trẻ : Trong trường mầm non trẻ được tham gia khám phá nhiều chủ đề khác nhau nên các ca khúc của các chủ đề cũng khác nhau, khi sắp kết thúc một chủ đề đang học vào tuần cuối của chủ đề đó, tôi chọn những ca khúc của chủ đề mới để khi trẻ bước vào khám phá chủ đề mới trẻ đã có một vấn kiến thức âm nhạc nhất định. Chính vì vậy tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường sử dụng hệ thống truyền thanh của nhà trường để mở những bài hát của trẻ mầm 15
- non vào mỗi buổi sáng. Nhưng để tổ chức hoạt động này không nhàm chán đối với trẻ thì việc lựa chọn những ca khúc phù hợp với chủ đề, ngày hội, ngày lễ không phải là việc dễ dàng. Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các con chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Bởi vậy tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như ca khúc “Em đi mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi mẫu giáo... ..mừng vui đón em vào trường...” Rồi những bài: “Cháu đi mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hòa với khung cảnh thiên nhiên niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát: “Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.Thông qua những ca khúc này trẻ yêu thích đến lớp cũng như giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ... Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. 16
- Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi như: Trong hoạt động ngủ tôi sử dụng những ca khúc hát ru nhẹ nhàng, sâu lắng, trong hoạt động ăn, hoạt động ngày hội ngày lễ…Có sự tham gia của giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn. 3.2.3. Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động học: Âm nhạc tạo cho trẻ sự phấn khởi, hứng thú hơn khi tham gia vào mọi hoạt động. Chính vì vậy khi tổ chức một hoạt động nào đó giáo viên sử dụng âm nhạc để ổn định tổ chức, giới thiệu bài hoặc thay đổi hình thái tiết học.Thông qua đó mà khả năng diễn xuất, kỹ năng hoạt động âm nhạc của trẻ được củng cố phát triển. Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động học tùy vào từng môn học, chủ đề mà tôi lựa chọn những bài hát cho phù hợp. Ví dụ: + Trong giờ học: Làm quen chữ cái: Trong giờ làm quen với chữ cái yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : ôn nhóm chữ cái o, ô,ơ ; a, ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” sáng tác của Trần Ngọc. Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các chữ cái đó. + Trong giờ: Làm quen văn học : Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. 17
- Thông qua việc dạy bài thơ :“Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát: “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như : Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện Cô có thể cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “Bông hoa mừng cô”.(Trần Thị Duyên) Sau đó trò chuyện về nội dung bài hát: Các bạn nhỏ đi đâu? Các bạn nhỏ hái hoa tặng ai? Ngày lễ nào mà các bạn mang hoa đi tặng cô giáo nhỉ? Các bạn có yêu quý cô giáo của mình không? Các con có yêu quý cô giáo của mình không? Các con sẽ làm gì để cô giáo vui lòng? Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “ Quà 8/3” (Trương Quang Lục) giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó. Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý. Ngoài ra còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn... Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó 18
- chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát như: “Gánh gánh gồng gồng”, “Chi chi chành chành” ,”Rềnh rềnh ràng ràng”, giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. + Trong giờ: Khám phá khoa học: Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. Khi dạy đến nhánh “Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12” cô cho trẻ nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng canh gác để giữ cho Tổ quốc thân yêu được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”.Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy đó. + Trong giờ tạo hình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần 19
- hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại . Ví dụ như : Xé dán: “ Đàn gà con” cô cho trẻ hát bài: “Đàn gà trong sân” của tác giả Nguyễn Văn Hiên. Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát : + Bài hát các con vừa hát nhắc tới con vật gì? + Con gà con có màu sắc như thế nào? + Đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi như thế nào? Qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của cô trẻ có thêm hình tượng về đàn gà con như thế nào và qua trí tưởng tượng của trẻ, trẻ có thể tạo ra sản phẩm của mình đẹp hơn, sinh động hơn. Ví dụ: Trẻ vẽ đề tài: + “Mưa” Cô cho trẻ nghe nhạc kết hợp bài: “Mưa bóng mây”( Tô Đông Hải) + Vẽ “ đàn cá bơi” cho trẻ nghe nhạc kết hợp “Cá vàng bơi” sáng tác của Hà Hải. + Vẽ “cô giáo em” Nghe nhạc kết hợp hát bài “Cô giáo em” của Trần Kiết Tường. +Trong giờ: Làm quen với toán: Trước khi vào bài cho cho trẻ nghe giai điệu bài hát:“ Bé đi thăm quan” Sau đó cho trẻ đi thăm quan, trò chuyện về mô hình để củng cố nội dung đã học. Sau đó cô có thể sử dụng nhạc cổ vũ trong phần trò chơi luyện tập.Qua đó trẻ sẽ hứng thú tham gia vào bài học một cách nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng trong giờ toán với đặc thù là khô khan và trìu tượng. + Trong giờ: Thể dục: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1805 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 83 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 28 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 63 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn