Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non" được thực hiện với mục tiêu góp phần phát triển đồng thời bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ một cách có hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN TRƯỜNG MẦM NON BÉ NGOAN SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Đơn vị thực hiện: Trường Mầm non Bé Ngoan. Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Loan. Năm học: 2022 - 2023.
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN ĐỀ tài: “ Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non” NỘI DUNG Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, ngôn ngữ là phương tiện tạo ra những cơ hội để trẻ lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống, là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chương trình giáo dục mầm non. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong cuộc sống, trong học tập, vui chơi… Để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt Tôi áp các biện pháp: Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chuyện. Thông qua Hoạt động làm quen văn học Thông qua Hoạt động làm quen chữ viết. Phối hợp với phụ huynh Phát triển ngôn ngữ thông qua môi trường xung quanh Phát triển ngôn ngữ hoạt động trải ngiệm khám phá - Phạm vi áp dụng: Trường Mầm non Bé Ngoan. - Thời gian áp dụng: Từ tháng 9/2022 đến 5/2023 - Hiệu quả Trẻ phát triển đồng thời bốn kỹ năng: Nghe – nói - đọc - viết một cách có hiệu quả hơn. Có khả năng lắng nghe và được hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Trẻ biết biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau khi kể lại câu chuyện, kể lại một sự việc một hiện tượng. Có khả năng cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi, có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc lưu loát hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của cá nhân mình trong các hoạt động học và chơi, trẻ thường xuyên trò chuyện biết tự đặt câu hỏi và trả lời được câu hỏi của người lớn.
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, ngôn ngữ là phương tiện tạo ra những cơ hội để trẻ lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống, là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chương trình giáo dục mầm non. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong cuộc sống, trong học tập, vui chơi… Hiện nay, vì cuộc sống, công việc làm phụ huynh ít có thời gian trò chuyện với trẻ, ở trường một số giáo viên mới còn ít kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động nhận biết tập nói, làm quen chữ viết, làm quen văn học để dạy trẻ cũng còn mang tính khuôn mẫu, áp đặt, kết hợp nhiều nội dung chưa phù hợp, giáo viên chưa chú ý phong cách ngôn từ ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm của trẻ thơ, chưa phát triển cho trẻ đồng thời cả bốn kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết, chưa chú ý tạo môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết chưa phong phú. Là phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chất lượng chăm sóc giáo dục tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non” nhằm góp phần phát triển đồng thời bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ một cách có hiệu quả hơn. II/. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, nhất là chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Trong đó phát triển ngôn ngữ là mục tiêu quan trọng, yêu cầu đối với trẻ nhà trẻ nghe hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ, sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt, có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ và ngữ điệu của lời nói, hồn nhiên trong giao tiếp, làm quen với bút đẻ vẽ, viết. Đối với trẻ mẫu giáo có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày, có khả ngăng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau lới nói, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, diễn đạt rõ rang và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại
- chuyện, có khả năng cảm nhận vần điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi,có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết. Vì vậy các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đồng thời bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, qua đó giúp trẻ thyam gia tích cực trong mọi hoạt động tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển toàn diện. Chính vì thế, cần nâng cao các biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết cần phải thực hiện. III/. THỰC TRẠNG: Thuận lợi: Hàng năm nhà trường mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc học tập vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên luôn yêu trẻ, yêu nghề, nhiệt tình, năng động, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu đẹp hấp dẫn trẻ để tổ chức cho trẻ hoạt động các giờ học, vui chơi… giúp trẻ phát triển toàn diện. Khó khăn: Năm học 2022-2023 Trường có 16 nhóm lớp (5 nhóm nhà trẻ, 11 lớp mẫu giáo) tổng số học sinh là 550 trẻ, trẻ mới đi học lại sau khi dịch bệnh Covid-19 ổn định, thời gian trẻ ở nhà lâu, một số phụ huynh chưa quan tâm việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ít trò chuyện với trẻ. Qua khảo sát số lượng trẻ nói chưa rõ lời, nói ngọng, một số trẻ thụ động ít giao tiếp với người thân, thích chơi một mình, kỹ năng nghe – nói - đọc - viết của trẻ chưa cao cụ thể như sau: Diễn đạt Kỹ năng viết Nghe hiểu Kỹ năng đọc Trẻ ( nói) ( vẽ) Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ 87/125 79/125 55/125 49/125 Nhà trẻ 69.6 % 63.2 % 44 % 39.2% Trẻ Trẻ Trẻ Trẻ Mẫu 360/425 84.70 335/425 78.82 348/425 81.88 350/42 82.35% giáo Trẻ % Trẻ % Trẻ % 5Trẻ Với số lượng trẻ đạt về 4 kỹ năng nghe – nói - đọc - viết chưa cao đó là điều làm tôi băn khoăn và tìm ra các biện pháp giải quyết.
- IV/. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON: Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng, giáo viên mầm non xây dựng môi trường giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tổ chức các hoạt động dạy trẻ giúp trẻ lĩnh hội về khả năng phát âm, khả năng giao tiếp, nghe hiểu và diễn đạt mạch lạc. Trong tình hình hiện tại trong năm học này kỹ năng nghe – nói - đọc - viết của trẻ chưa cao Tôi hướng dẫn giáo viên tìm ra các biện pháp để dạy trẻ và phối hợp cùng với phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chuyện. Như chúng ta biết hiện nay có không ít số lượng trẻ mắc hội chứng chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ ít giao lưu với mọi người xung quanh, thích chơi một mình, bên cạnh đó vì công việc, vì cuộc sống, phụ huynh cũng ít quan tâm đến trẻ, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay đa số phụ huynh thường xuyên để trẻ chơi một mình, cho trẻ xem tivi, xem điện thoại để có thời gian làm việc…trẻ không có nhiều cơ hội trò chuyện, học hỏi giao tiếp nhiều chính vì thế hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non ngày càng nhiều, đó là hệ quả ảnh hưởng rất lớn cho bản thân trẻ, cho gia đình và xã hội… Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên quan tâm trò chuyện với trẻ để tìm hiểu và tìm các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động đón trả trẻ nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, thường xuyên trò chuyện trong các giờ học, giờ chơi, giờ sinh hoạt...“Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ, nói càng nhiều càng tốt”. Đây là biện pháp đơn giãn nhất nhưng đem lại nhiều hiệu quả nhất. Ông bà ta đã dạy rằng “Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, “Trẻ lên ba cả nhà học nói” đây là những câu thành ngữ nói đến nhu cầu muốn nói và học nói của trẻ. Đối với trẻ mầm non đây là thời kỳ “ phát cảm về ngôn ngữ”, giai đoạn này cần tăng vốn từ cho trẻ vì vậy phải dạy trẻ học nói ở mọi lúc mọi nơi. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhờ sự tương tác giữa trẻ với cô giáo, ba mẹ… trò chuyện thường xuyên với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển và hoàn thiện về ngôn ngữ, có trò chuyện với trẻ mới biết trẻ hiểu như thế nào? trẻ muốn nói gì? trẻ có biết giao tiếp không? có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn của trẻ hay không? để giúp trẻ nói được suy nghĩ của mình, biết mô phỏng một hành động, một sự việc...đó là một trong những yếu tố quan trọng để hình
- thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy người lớn chúng ta tạo nhiều cơ hội để trẻ được nói, được phát biểu để làm giàu vốn từ của trẻ, khi vốn từ phong phú thì khả năng diễn đạt câu từ của trẻ mạch lạc hơn, khả năng hiểu người khác khi giao tiếp cũng dễ dàng hơn. Cô và trẻ trò chuyện cùng nhau Biện pháp 2: Thông qua hoạt động làm quen với văn học: Trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, nhịp điệu của các bài thơ, những câu chuyện cổ tích, chuyện thần thoại...Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học cụ thể là hoạt động đọc thơ, kể chuyện, đọc đồng dao là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Ở trường trong các hoạt động làm quen văn học như kể chuyện, đọc thơ, giáo viên gợi mở cho trẻ phát biểu giúp trẻ khắc sâu lời thoại của nhân vật, hiểu nội dung và kể lại câu chuyện, diễn đạt lại tính cách của nhân vật. Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp trong các giờ học trẻ tiếp thu chậm ít giơ tay phát biểu vì vậy vào các giờ hoạt động góc, giờ sinh hoạt giáo viên cùng chơi với trẻ, cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật để trẻ được khắc sâu và có nhiều cơ hội phát âm, rèn luyện kỹ năng nói cho trẻ.
- Cô và trẻ cùng kể chuyện Khi dạy trẻ học giáo viên diễn đạt lại tính cách lời thoại của từng nhân vật, thể hiện vần điệu của bài thơ… giáo viên phải phát âm chính xác, đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu giúp trẻ học hỏi tương tác cùng cô giúp trẻ khắc sâu hơn. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện Tích Chu lúc bà bị bệnh khát nước bà gọi Tích Chu “Tích Chu ơi tích chu lấy cho bà ngụm nước bà khát nước quá bà sắp biến thành chim rồi” giọng cô kể nhẹ, chậm… gọi tích chu kéo dài để trẻ cảm nhận được bà đang rất mệt mỏi. Tôi thường hướng dẫn giáo viên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học áp dụng những nguyên tắc tích cực hóa trẻ để dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đặt câu hỏi mang tính gợi mở để trẻ tư duy, câu hỏi bắt buộc trẻ suy nghĩ để nhận biết diễn biến tiếp theo của câu chuyện…Ví dụ: Làm thế nào mà con biết cậu bé hiền lành? Cậu bé là người tốt bụng như thế nào ?( chuyện Quả bầu tiên) Bên cạnh đó tôi luôn hướng giáo viên đặt các loại câu hỏi phỏng đoán, suy luận...Ví dụ: “Con thử tưởng tượng xem nếu dê con mở cửa thì chuyện gì xảy ra” ( chuyện Dê con nhanh trí) Ngôn ngữ của trẻ phát triển thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo viên và câu trả lời của trẻ, trẻ biết trả lời bằng ngôn ngữ cá nhân, ngây thơ, hỏm hỉnh. Ví dụ câu hỏi giúp trẻ suy đoán chi tiết tiếp theo của câu chuyện. Con đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra ?
- Con nghĩ sao, liệu chuyện này sẽ ra sao? Ví dụ: Câu hỏi giúp trẻ sáng tạo một chi tiết chính trong câu chuyện Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm như thế nào? Con sẽ làm gì? Con làm như thế nào? Ví dụ: Câu hỏi gợi ý để trẻ sáng tạo lại đoạn kết Con hãy suy nghĩ diễn biến kết thúc của câu chuyện! Cần cho trẻ giao tiếp một cách thoải mái, sử dụng ngôn ngữ của cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ tự nói, tự kể một hiện tượng kèm theo cử chỉ, điệu bộ hay hành động, tạo tình huống và gợi mở trẻ cùng thảo luận, tranh luận về đề tài hoặc câu chuyện để trẻ mạnh dạn nêu ý kiến riêng của trẻ. Giờ hoạt động góc của trẻ Biện pháp 3: Hoạt động làm quen với chữ viết( Mẫu giáo lớn) Để tạo tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 việc cho trẻ làm quen chữ viết là vô cùng cần thiết giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, nhận biết các chữ cái và phát âm các từ, câu rõ ràng mạch lạc. Để cuối tuổi mẫu giáo trẻ nhận dạng đạt các chữ cái, sao chép được một số chữ ký hiệu, chữ cái tên của minh giáo viên tạo môi trường trong và ngoài lớp, các góc chơi có bảng tên hình ảnh cho trẻ quan sát giúp trẻ làm quen và hiểu nội dung câu từ và luyện khả năng đọc, vì môi trường gần gũi thân thiện trẻ sẽ hứng thú tham gia các hoạt động, tất cả các đồ dùng đồ chơi giáo viên đều ghi tên nhằm kích thích trẻ quan sát đọc tên đồ dùng đồ chơi và tìm ra chữ vừa học. Trong các giờ học làm
- quen chữ viết giáo viên không dạy trẻ học chữ cái riêng lẽ mà dạy trẻ học chữ trong các từ, câu. Các từ, câu có hình ảnh giúp trẻ phát âm đúng và khắc sâu hơn về chữ cô dạy, ví dụ cô dạy chữ “d” cô cho trẻ xem tranh “dưa hấu” có từ “dưa hấu” để dạy trẻ, giúp trẻ khắc sâu hơn tiếp thu nhanh hơn trẻ biết được trong từ “dưa hấu” có chữ “d”, (làm quen các từ dưa lê, dê đen, dê trắng). Ngoài ra trong giờ học cô cho trẻ đọc các bài đồng dao ca dao giúp trẻ phát âm các từ láy như “dung dăng dung dẻ” giúp trẻ cảm nhận vần điều nhịp điệu của các bài thơ, đồng dao, ca dao, giáo viên dạy trẻ các cặp từ, từ láy giúp trẻ suy nghĩ đặt câu bằng ngôn ngữ của mình. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển tôi hướng dẫn giáo viên tổ chức được các hoạt động học tập, vui chơi phát triển tư duy cho trẻ, tôi hướng dẫn giáo viên làm giáo án điện tử powerpoint dạy trẻ học nhằm thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia học tập, tôi gợi mở để giáo viên tìm một số phần mềm trò chơi học tập như: ghép hình cho bé Vkids, Edcandy, Icankid...chia sẻ cho phụ huynh để hướng dẫn và cùng chơi với trẻ giúp trẻđược mở rộng thêm kiến thức. Các cô ứng công nghệ thông tin vào hoạt động kể chuyện Biện pháp 4: phối hợp với phụ huynh Để đạt được kết quả mong đợi về phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngoài những kiến thức giáo viên cung cấp cho trẻ ở lớp thì việc phối hợp với phụ huynh để tiếp tục rèn
- cho trẻ thêm ở nhà là rất cần thiết, đây là cơ sở chủ yếu để phụ huynh hổ trợ giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì vậy vào đầu năm học họp ban đại diện cha mẹ học sinh tôi chỉ đạo giáo viên đưa nội dung phối hợp vào buổi họp, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trong của phát triển ngôn ngữ cho trẻ, qua đó phụ huynh có thêm kiến thức quan tâm và hổ trợ giáo viên cùng dạy trẻ. Hằng ngày trong các giờ đón trả trẻ giáo viên thông tin những nội dung cần hổ trợ để phụ huynh tiếp tục dạy trẻ, vận động phụ huynh phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, vì ba mẹ người thân đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ba mẹ hãy thường xuyên quan sát, đánh giá khả năng giao tiếp, trò chuyện của trẻ…ba mẹ giúp trẻ biết sử dụng các từ cho phù hợp với đối tượng mà trẻ giao tiếp, ví dụ ba mẹ trò chuyện với trẻ, thường xuyên giáo dục trẻ biết dạ thưa khi trẻ nói chuyện người lớn, biết cảm ơn khi được cho quà, khi được giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi có lỗi… ngoài ra giáo viên gợi mở cho phụ huynh chọn lựa bài hát, bài thơ, đồng dao, câu đố, chuyện kể... phù hợp lứa tuổi để dạy trẻ. Đặc biệt đối với trẻ nói ngọng, nói không rõ lời, nói ít... giáo viên phối hợp phụ huynh ở nhà dành thời gian trò chuyện với trẻ, hướng dẫn cách phát âm, cho trẻ lặp lại từ khó nhiều lần giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, trẻ được học mọi lúc mọi nơi trong môi trường sống thực của trẻ, trong khi chơi, trong khi học giúp ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tích cực. Ba mẹ tạo cơ hội để trẻ được nói nhiều, nói những gì mà trẻ nhìn thấy, gọi tên sự vật xung quanh trẻ, trò chuyện cùng trẻ, vận động ba mẹ kể chuyện đọc sách cho trẻ nghe trước khi đi ngủ… Mẹ kể chuyện cho con nghe trước khi ngủ
- Giáo viên phối hợp với phụ huynh không dạy trẻ từng chữ cái riêng lẻ, mà dạy chữ trong các từ gần gũi, câu ngắn có ý nghĩ, gợi ý ở nhà phụ huynh chuẩn bị môi trường học tập, chuẩn bị giấy bút cho trẻ tô vẽ chữ mà trẻ biết, những nét vẽ nguệch ngoạc chính là cách trẻ vẽ lại những gì mà trẻ suy nghĩ, theo trí tưởng tượng của trẻ được trải nghiệm từ môi trường xung quanh, ba mẹ hãy cùng chơi với con, khơi gợi khuyến khích trẻ sáng tạo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ vẽ lại chữ đã học Biện pháp 5. Thông qua môi trường xung quanh: Thông qua môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, nếu chỉ quan sát trẻ chưa hiểu về sự vật hiện tượng, vì vậy người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được quan sát. Tùy vào từng lứa tuổi phụ huynh dạy trẻ đọc thông qua hình ảnh mà trẻ nhìn thấy trong môi trường xung quanh trẻ, những hoạt động diễn ra trước trẻ, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Lứa tuổi trẻ nhà trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống, những gì gần gũi xung quanh mà hằng ngày trẻ được tiếp xúc, thường xuyên dạy trẻ gọi tên những đồ vật, con vật, ngoài ra dạy trẻ nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết, khi trò chuyện với trẻ chúng ta phải nói rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt khi dạy trẻ tập nói nhận biết phải có đồ dùng trực quan, sử dụng đồ dùng trực quan gần gũi với trẻ, to rõ, màu chính xác để cung cấp cho trẻ, giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn những gì trẻ được trải nghiệm, trong khi trẻ trả lời hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu. Ví dụ phụ huynh cho
- trẻ gọi tên đồ vật như: xe ô tô, bóng bay… hoặc hành động của con vật như: gà ăn thóc, mèo kêu meo meo... dạy trẻ mọi lúc mọi nơi để tăng nhanh vốn từ và rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo dạy trẻ đọc câu dài có ý nghĩa qua hình ảnh như: bé biết nhận bằng 2 tay( hình trẻ đưa 2 tay ra nhận quà), phụ huynh có thể đọc các bảng biểu ở nơi công cộng cho trẻ nghe, giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của câu từ. Khi được giải thích cặn kẽ trẻ có nhiều kiến thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ tư duy, sáng tạo tích cực học hỏi hơn, vốn từ cho trẻ phong phú hơn. Đọc và giải thích cho trẻ hiểu các bảng biểu ở môi trường xung quang Biện pháp 6. Thông qua các hoạt động trải ngiệm khám phá. Trẻ mầm non rất hiếu động và tò mò, ngay khi trẻ mới chập chững biết đi đã có nhu cầu khám phá về thế giới xung quanh, vì vậy tạo cơ hội cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm khám phá mọi vật xung quanh, đây là biện pháp cơ bản nhất trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua việc đi tham quan giúp trẻ nhận biết, trải nghiệm các hoạt động và học được rất nhiều kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, kể lại những hoạt động mà trẻ được trải nghiệm, trẻ diễn đạt sự việc bằng ngôn ngữ của mình, góp phần phát triển và làm giàu vốn từ cho trẻ, qua đó giúp trẻ hiểu lời nói của người lớn và sử dụng lời nói của mình trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày một cách rõ ràng, mạch lạc. Ví dụ: Trẻ được nhà trường tổ chức tham quan doanh trại bộ đội trẻ được trải nghiệm về môi trường sinh hoạt, làm việc của các chú bộ đội, trẻ được làm quen với
- các vật dụng trang phục của chú bộ đội, trẻ có thêm vốn từ như nón cối, bia tập bắn…trẻ sẽ diễn đạt lại các hoạt động mà trẻ quan sát được ở doanh trại bộ đội như các chú bộ đội tập võ, tập hành quân...với kinh nghiệm trẻ được quan sát, trải nghiệm giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, làm giàu vốn từ cho trẻ. . Các cháu tham quan doanh trại bộ đội Giáo viên trò chuyện với phụ huynh về việc cần thiết cho trẻ được tham quan trải nghiệm, hãy cho trẻ được trải nghiệm càng nhiều càng tốt, trong quá trình trẻ tham quan, trãi nghiệm khám phá sẽ giúp trẻ phát triển tư duy cũng như hoàn thiện kỹ năng nghe nhìn của trẻ. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Về phía Ban giám hiệu: Thực hiện “ Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non” đã giúp cho giáo viên có nhiều biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, cũng cố vững chắc những kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của nhà trường. Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ của lớp mình, có nhiều biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- tốt. Giáo viên biết áp dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức dạy học, thu hút trẻ tham gia học tập và tạo lòng tin cho phụ huynh an tâm để gửi con đến trường. Về phía trẻ: Trẻ phát triển đồng thời về các kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết. Vốn từ của trẻ phát triển phong phú hơn, trẻ nói lưu loát hơn, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của cá nhân mình trong giao tiếp, trẻ thường xuyên trò chuyện với ba mẹ, người thân, biết đặt câu hỏi với cô giáo và trả lời được câu hỏi của cô giáo, kể lại được một hiện tượng, kèm theo cử chỉ, điệu bộ hay hành động riêng của trẻ. Trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp, phong cách ngôn ngữ trẻ thơ ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, vui tươi, nhẹ nhành, tình cảm. Sau khi hướng dẫn giáo viên áp dụng các biện pháp ngôn ngữ của trẻ phát triển kết quả cụ thể: Kết quả: Diễn đạt Kỹ năng viết Nghe hiểu Kỹ năng đọc ( nói) (Vẽ) Trẻ Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Nhà 109/125 87,2 101/125 95/125 89/125 80,8% 76,% 71,2% trẻ Trẻ % Trẻ Trẻ Trẻ Mẫu 403/425 94,82 409/425 401/425 399/425 96,23% 94,35% 93.88% giáo Trẻ % Trẻ Trẻ Trẻ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ những biện pháp đã thực hiện, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt tôi thường xuyên hướng dẫn giáo viên tìm ra các biện pháp tích cực phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý để dạy trẻ, phối hợp với phụ huynh tìm ra các biện pháp giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thường xuyên trao đổi nắm bắt trình độ chuyên môn của từng giáo viên, giúp giáo viên phát huy những ưu điểm, tìm ra các biện pháp sáng tạo trong quá trình giáo dục trẻ và kịp thời góp ý giúp giáo viên khắc phục những vấn đề còn thiếu sót. Phải tin
- tưởng mạnh dạn giao việc cho giáo viên và có sự kiểm tra, giám sát, tham mưu với hiệu trưởng đầu tư kinh phí, tạo môi trường vật chất đa dạng, phù hợp để giáo viên tổ chức hoạt động kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động. VI. KẾT LUẬN: Sau khi thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non” vào thực tiễn. Thì phương pháp giảng dạy của giáo viên linh hoạt sáng tạo hơn, chất lượng giáo dục trẻ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ được nâng cao. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là hành trình được mong đợi, trẻ chủ yếu phát triển ngôn ngữ thông qua giao tiếp, trải nghiệm khám phá, vui chơi học tập hằng ngày. Vì vậy cô giáo, ba mẹ, người thân dành nhiều thời gian hơn để chơi với trẻ, trò chuyện với trẻ, lắng nghe trẻ nói... Bên cạnh đó người quản lý, giáo viên luôn tâm huyết với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, phối hợp linh hoạt các phương pháp quản lý để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, có như vậy mới mang lại kết quả như mong muốn, thực hiện thành công nhiệm vụ năm học./. Bộ phận/Đơn vị áp dụng Người viết HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Loan Nguễn Thị Mỹ Lang
- ,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 161 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn