Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa" với mong muốn giúp trẻ hiểu về một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ; Trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông; Trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông; Trẻ có kỹ năng khi tham gia giao thông. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn giao thông là điều mong muốn của bất kỳ ai, nó giúp con người sống yên bình và hạnh phúc hơn. Do vậy khi tham gia giao thông chúng ta luôn tự biết bảo vệ mình và nhiều người khác cùng tham gia. Bởi vì điều đó mà đâu đâu trên mọi nẻo đường ta đều bắt gặp những biển báo an toàn, những câu khẩu hiệu tuyên truyền, khẩu ngữ hay và ý nghĩa nhắc mọi người cùng tham gia giao thông một cách an toàn nhất. "Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước đi". Đó chính là câu khẩu hiệu mà tất cả chúng ta những người giáo viên nói riêng và tất cả mọi người trong xã hội nói chung phải luôn khắc ghi, để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bản thân mình. Câu khẩu hiệu này lại càng có ý nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đất nước chúng ta ngày càng phát triển đổi mới về kinh tế, chính trị, đặc biệt là Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân được cải thiện, các phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển theo ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần suy nghĩ đó là : An toàn giao thông. Tai nạn giao thông là một vấn đề mà xã hội bức bách gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, nên các vụ tai nạn giao thông vẫn sảy ra ở mức báo động mà nạn nhân là trẻ em chiếm một phần không nhỏ. Trẻ em là nền tảng, là tương lai của đất nước vì vậy giáo dục cho trẻ biết luật lệ giao thông đường bộ, có hành vi đúng khi tham gia giao thông, có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông… là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong giao tiếp, ứng sử của mình để các em có thói quen có trách nhiệm với hành vi của mình với cộng đồng và xã hội. Để đến khi trưởng thành chính các em là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường bộ và hình thành văn hóa giao thông. Giúp cho xã hội phát triển ngày càng vững mạnh. Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mầm non. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa". II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/10
- 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay An toàn giao thông là mối quan tâm nóng bỏng cấp thiết của toàn xã hội. Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác, hòa chung với các nước tiên tiến trên thế giới. Trẻ em được giáo dục luật lệ an toàn giao thông ngay từ nhỏ " Mưa dầm thấm lâu". Hình thành cho trẻ có kiến thức về pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một thói quen tốt cho trẻ sau này , thì vấn đề tai nạn giao thông không còn là nổi lo cho toàn xã hội. Cùng với việc dạy cho trẻ hoat động học, chơi hoạt động góc, chơi hoạt động ngoài trời….. Vẫn còn một hoạt động khác cũng rất quan trọng đó là Giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 2. Thực trạng vấn đề: 2.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Nhà trường có một khuôn viên rộng rãi, xanh, sạch ,đẹp, thoáng mát cho trẻ hoạt động học và vui chơi. Có đủ phòng học, phòng chức năng, có các loại đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng học kiên cố, có đủ các giá góc, có một số đồ chơi theo danh mục. - Bản thân tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân trau dồi kiến thức, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn được sự yêu mến, gần gũi của các cháu học sinh và phụ huynh tin cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp. Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của lớp cũng như do nhà trường tổ chức. Được sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em mình, luôn ủng hộ các hoạt động của nhà trường cũng như của lớp. Luôn phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn: - Khi xây dựng kế hoạch giáo viên có lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo nhưng nội dung chưa có tính sáng tạo hay chọn đề tài không phù hợp với lồng ghép. Kiến thức về an toàn giao thông của trẻ chưa sâu, trẻ chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông, trẻ chưa biết luật lệ giao thông, chưa biết các nguyên tắc khi tham gia giao thông…. - Một số đồ dùng, đồ chơi, mô hình giao thông, môi trường cho trẻ hoạt động để giáo viên tổ chức dạy luật lệ an toàn giao thông cho trẻ và đồ dùng của trẻ thực hiện số lượng còn hạn chế, chưa phong phú… 2/10
- - Chủ yếu đồ dùng do cô giáo tự làm là chính nên độ bền, đẹp chưa cao. Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham gia giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì thế khi tham gia giao thông chưa chấp hành luật lệ giao thông đã quy định như: Các bậc phụ huynh chở con em đến trường còn chở 3 - 4 cháu trên một xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm, đưa đón các cháu khi trong người có bia rượu, phóng nhanh vượt ẩu, dắt trẻ đi ở giữa lòng đường, khi rẽ ở ngã ba, ngã tư không xinh nhan….. - Nhận thức chung của người dân địa phương nơi đây chưa thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ nói riêng, họ còn cho rằng giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ không quan trọng trẻ đang còn nhỏ cần gì phải biết đi đâu có người lớn đưa đi rồi . Vì thế giáo dục luật lệ an toàn giao thông chưa phải là mối quan tâm của các bậc cha mẹ và địa phương. 3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắt khả năng bảo vệ môi trường của trẻ từ đó có các phương pháp biện pháp phù hợp. Số lượng trẻ khảo sát : 37 trẻ Nội Kết quả Ghi chú dung khảo sát Chư STT Đạt % % a đạt 1 Trẻ hiểu về một số luật lệ an toàn 14 38% 23 62% giao thông đường bộ 2 Trẻ có hành vi đúng khi tham gia 13 35% 24 65% giao thông 3 Trẻ nắm được một số nguyên tắc 18 47% 19 53% khi tham gia giao thông 4 Trẻ có kỹ năng khi tham gia giao 20 52 % 17 48% thông Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng đa số trẻ chưa hiểu biết luật lệ an toàn giao thông, chưa có hành vi đúng khi tham gia giao thông, chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông…. Để khắc phục và giải quyết thực trạng và hạn 3/10
- chế trên và để nâng cao sự hiểu biết của trẻ về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và để bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ và cho mọi người trong xã hội. Tôi đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa" như sau: 4. Các biện pháp đã tiến hành: 4.1. Biện pháp 1:.Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông đường bộ. - Thực hiện theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Trẻ phải là chủ thể của hoạt động bằng việc phát huy tính tích cực, chủ động tự giác khi giải quyết các nhiệm vụ 10/30 dạy học. Đối với trẻ mầm non để thực hiện được điều này cần tạo hứng thú, động cơ cho trẻ đối với việc học. quá trình dạy học. Cô chỉ là người hướng dẫn để trẻ thực hiện như vậy sẽ phát huy tính tích cực, hứng thú của trẻ. Để xây dựng được một môi trường học tập thu hút sự chú ý và hứng thú cho trẻ. Tôi đã lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các phương tiện, điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ để việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có hiệu quả. Do đặc điểm của trẻ là trẻ học thông qua cuộc sống thực hằng ngày, học qua bắt chước....Vì vậy để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng và hình thành thói quen về chấp hành luật lệ an toàn giao thông phù hợp với khả năng của trẻ. - Bản thân tôi luôn gương mẫu, có ý thức, thái độ và hành vi đúng khi tham gia giao thông và luôn là tấm gương cho trẻ học tập. Tôi lên kế hoạch, lựa chọn bài cho từng chủ đề nhánh phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách để ban giám hiệu phê duyệt như: Chủ đề nhánh "Luật lệ giao thông". Tôi chọn bài "Trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao thông đường bộ", để phù hợp với tình hình thực tế của lớp tại địa phương mình. Vì các cháu lớp mình đều ở nông thôn nên chỉ biết và tham gia giao thông chủ yếu là đường bộ ở nông thôn. Từ đó giáo viên dựa vào tình hình thực tết để thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mầm non trẻ rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ. Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh và an toàn. Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện, an toàn với trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. - Ví dụ : Ở chủ đề : "Giao thông" tôi trang trí mảng chủ đề chính và các góc bằng những hình ảnh các phương tiện giao thông, hình ảnh người đang tham gia giao thông trên đường nông thôn và đường thành phố….để tạo điểm nhấn thu hút sự chú ý của trẻ và tạo ra góc mở cho trẻ hoạt động. Hằng ngày trẻ được 4/10
- nhìn được trò chuyện cùng cô được tri giác thực tế như vậy giúp trẻ dễ nhớ, nhớ lâu về luật lệ an toàn giao thông . Sắp xếp đồ dùng, nguyên học liệu theo hướng 11/30 mở, theo chủ đề, để trẻ dễ thấy, dễ lấy…để khơi gợi cho trẻ những ý tưởng sáng tạo khi hoạt động. - Để việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đạt hiệu quả không thể thiếu đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy tôi huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải như: vỏ sữa, hộp sữa chua, vỏ chai nước ngọt, hộp thuốc, bìa lịch cũ …..Từ những nguyên liệu đó , tôi cùng trẻ làm các đồ dùng để học và chơi. Ví dụ: Tận dụng các loại nguyên vật liệu phế thải như: Hộp bánh kẹo, chai, hộp nhựa, xốp màu, nắp chai, khối gỗ, bìa…. làm các phương tiện giao thông, biển báo, đèn tín hiệu, biển báo….. - Ngoài ra tôi còn sưu tầm các loại phương tiện giao thông trong sách, báo, tạp chí đóng thành sách về phương tiện giao thông. Cho trẻ sưu tầm cắt các tranh ảnh về phương tiện giao thông trong báo, tạp chí để làm lô tô về phương tiện giao thông. 4.2. Biện pháp 2: Giáo dục luật lệ an toàn giao thông thông đường bộ qua hoạt động học. - Như chúng ta đã biết đặc điểm Trẻ mầm non "Học bằng chơi, chơi mà học” nên việc giáo dục an toàn giao thông không thể tách ra thành một hoạt động riêng biệt mà cần lồng ghép một cách hợp lý vào các hoạt động có chủ đích của trẻ. Việc làm này giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Từ đó trẻ sẽ tiếp tục được kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. * Hoạt động làm quen với Môi trường xung quanh, việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ được lồng ghép khéo léo vào các chủ đề. Giáo viên trò chuyện đàm thoại để trẻ nắm được nguyên tắc khi tham gia giao thông. Thông qua hình ảnh trực quan trên tiết học sẽ kích thích trẻ học tập, giúp trẻ hiểu sâu về nội dung giáo dục luật lệ an toàn giao thông và cũng là động cơ để củng cố kiến thức của trẻ đã được tiếp nhận ở mọi lúc, mọi nơi, phân biệt được hành vi đúng sai khi tham gia giao thông. - Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề nhánh ở chủ điểm “Nghề nghiệp”. Hoạt động trò chuyện về nghề lái xe tôi đã giảng giải giúp trẻ hiểu được công việc của người lái xe, trẻ được trực tiếp tri giác qua các mô hình các loại xe . Ví dụ : Khi thực hiện chủ đề "Giao thông" Hoạt động có chủ đích: "Trò chuyện về một số luật lệ giao thông đường bộ" Cô trò chuyện với trẻ về một số hình ảnh người tham gia giao thông đường nông thôn và đường thành phố… Qua đó cô giúp trẻ nắm được một số nguyên tắc khi tham giao giao thông như: Khi đi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi bộ đi đi sát lề đường bên phải phải theo chiều đi của mình. 5/10
- Ví dụ: Khi dạy hoạt động : " Cho trẻ làm quen một số biển báo giao thông đơn giản" cuối giờ học tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi " Ghép tranh các biển báo giao thông" Tôi cho các con chọn cho mình hình ảnh mà mình thích, sau đó các con hãy nhìn thật kỹ tranh mẫu mà mình cần ghép. Đầu tiên trẻ sẽ ghi nhớ 14/30 biển báo, cột đèn tín hiệu và để trẻ hiểu ý nghĩa của biển báo và cột đèn tín hiệu thì cô đưa những câu hỏi cho trẻ: - Các con có biết biển báo này có ý nghĩa gì không? Các con ghép hình giống tranh mẫu của cô chưa? Gặp đèn xanh thì các con phải làm gì? Gặp đèn đỏ thì các con phải làm gì?.... Sau đó cô nói ý nghĩa của từng biển báo cho trẻ nhớ như vậy trẻ dễ nhớ hơn và trẻ tích cực, hứng thú hơn trong hoạt động. Ngoài những hoạt động khám phá , những lúc trò chuyện về luật lệ an toàn giao thông đường bộ, tôi còn tổ chức những buổi thực hành củng cố kiến thức về luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ. Trẻ được chơi trên sa bàn giao thông, hay cho trẻ thực hành đi bộ đi về phía tay phải theo chiều đi của mình. ….Hay tôi cho trẻ đi tham quan thực tế ở đường nông thôn để trẻ được quan sát thực tế trên đường và biết được mọi người tham gia giao thông trên đường như thế nào? Khi tham gia mọi người tuân thủ theo nguyên tắc gì? Như vậy sẽ khắc sâu trong trí nhớ của trẻ giúp trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông. * Hoạt động làm quen với văn học: Thông qua chủ đề giao thông, giáo viên có thể hệ thống chọn lựa từng bài thơ, câu chuyện phù hợp để nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức về luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Thông qua câu chuyện: " Kiến con đi ô tô” giúp trẻ hiểu được khi đi ô tô phải biết giúp đỡ người đúng chỗ. Khi ngồi trên xe ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa . Ngoài ra còn giúp trẻ nhận biết đặc điểm của ô tô và nơi hoạt động của chúng. Ví dụ: Ở chủ điểm" Giao thông" Để thu hút sự chú ý của trẻ khi dạy trẻ bài thơ: “Đèn giao thông” tôi đã chuẩn bị mô hình ngã tư để dạy trẻ nhìn vào mô hình trẻ sẽ thuộc bài thơ một cách nhanh chóng. Trẻ được lên vừa đọc thơ vừa sử dụng và điều khiển các phương tiện giao thông trên sa bàn…. Thông qua bài thơ này giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng lại ,đèn xanh được đi giúp trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. * Hoạt động âm nhạc: Những bài hát đã góp phần giúp cho nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ không bị khô cứng mà rất sinh động phù hợp với lứa tuổi như bài: "Em đi qua ngã tư đường phố", " Em đi qua ngã tư đường phố", “Đi đường em nhớ”….Tôi đã lựa chọn các bài sao cho phù hợp có thể đưa các nội dung nhằm giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ sao cho hiệu quả nhất. 16/30 4.3. Biện pháp 3:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ 6/10
- 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường: Bảng so sánh kết quả *. Trước khi áp dụng các giải pháp Nội Kết quả Ghi chú STT dung khảo sát Chư Đạt % % a đạt 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 14 38% 23 62% 1 Trẻ hiểu về một số luật lệ an 14 38% 23 62% toàn giao thông đường bộ 2 Trẻ có hành vi đúng khi tham gia 13 35% 24 65% giao thông 3 Trẻ nắm được một số nguyên tắc 18 47% 19 53% khi tham gia giao thông 4 Trẻ có kỹ năng khi tham gia giao 20 52 % 17 48% thông * Sau khi áp dụng các giải pháp. Nội Kết quả Ghi chú STT dung khảo sát Chư Đạt % % a đạt 1 Trẻ hiểu về một số luật lệ an toàn 36 97% 1 3% giao thông đường bộ 2 Trẻ có hành vi đúng khi tham gia 37 100% 0 0% giao thông 3 Trẻ nắm được một số nguyên tắc 36 97% 1 3% khi tham gia giao thông 7/10
- 4 Trẻ có kỹ năng khi tham gia giao 37 97 % 0 0% thông Nhìn vào bảng thống kê,tuy kết quả chưa đạt được tuyệt đối nhưng cũng đã có những thay đổi đáng kể, đây là niềm động viên khích lệ để tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo. III. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: 2. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. Say mê chưa đủ mà đòi hỏi phải phát huy hết khả năng của mình để dẫn dắt gợi mở trẻ tích cực vào hoạt động. 3. Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc tích cực cho trẻ học tập. 4. Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham gia vào môi trường hoạt động. 5. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 6. Tận dụng dạy trẻ qua các hoạt động khác nhau, mọi hình thức khác nhau. 7. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống cho các đối tượng trẻ ở tất cả các thời điểm trong ngày. 8. Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ. 9. Việc giáo dục tham gia giao thông đường bộ an toàn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm. 10. Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới “ Chân – Thiện – Mỹ”. 8/10
- 11. Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Ngoài ra còn là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm lý trẻ. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp và cán bộ ngành mong được sự đóng góp ý kiến. Mong muốn lớn nhất của tôi làm sao để mỗi tiết học trẻ được vui chơi và thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được bắt nguồn, nảy nở. Mặt khác bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức hướng dẫn trẻ biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ đạt kết quả tốt. 2. Khuyến nghị: * Đối với trường : Hằng năm tổ chức cho giáo viên đi giao lưu học tập chuyên môn tại các trường mầm non đạt chất lượng cao trong Quận Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, mở lớp chuyên đề về an toàn khi tham gia giao thông để giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm. * Đối với Phòng : - Cung cấp thêm tài liệu để giáo viên nghiên cứu, học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng trẻ. - Tổ chức : + Các cuộc thi có sự tham gia của giáo viên, phụ huynh và trẻ cùng làm từ nguyên vật liệu phế thải. + Các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông để có sự lan tỏa của công tác giáo dục ý thức tham gia giao thông đường bộ. +Tăng cường giao lưu chuyên môn giữa các trường học trong quận, tỉnh và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi lẫn nhau và có cơ hội trao đổi kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non (Nhà xuất bản Việt Nam) 2. Tham khảo trên sách báo và internet 9/10
- 3. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. - Thạc sĩ: Lê Thị Ánh Tuyêt- Vụ giáo dục MN 4. Sách đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo chủ đề. - Thạc sĩ: Lê Thị Ánh Tuyêt- Vụ giáo dục MN 5. Các thông tư, chỉ thị về giáo dục. MỤC LỤC I. Đặt vấn đề…………………………………………………Trang 1/10 II. Giải quyết vấn dề. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm………………..Trang 2/10 2. Thực trạng vấn đề............................................................Trang 2/10 3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát..........................Trang 3/10 4. Các biện pháp đã tiến hành. 4.1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông đường bộ……………………………………..Trang 4/10 4.2. Biện pháp 2: Giáo dục luật lệ an toàn giao thông thông đường bộ qua hoạt động học……………………………………………………..Trang 5/10 4.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ……………………………………. Trang 7/10 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường…………………………………Trang 7/10 III. Kết luận và khuyến nghị.......................................................Trang 8/10 10/10
- 11/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1796 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 24 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 26 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 54 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn