intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm cung cấp một số biện pháp để giáo viên củng cố kinh nghiệm và thực hiện tốt công tác làm và sử dụng tốt đồ chơi tự tạo tại lớp mình phụ trách thông qua tất cả các hoạt động theo quy định của trường lớp mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na

  1.                 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON EA NA    TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG  ĐỒ CHƠI TẠI TRƯỜNG MẦM NON EA NA Thuộc lĩnh vực: Quản lý Họ và tên tác giả : Trịnh Thị Mến Chức danh : P. Hiệu trưởng Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học Sư phạm Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Mầm non
  2.                 I. PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài. Đối với trẻ  mầm non vui chơi là hoạt động chủ  đạo, là cuộc sống hàng  ngày của trẻ, từ những hoạt động vui chơi ấy giúp trẻ phát triển tâm sinh lí hài   hoà cả thể chất lẫn trí tuệ, trẻ năng động và sáng tạo trong các hoạt động, sau   này lớn lên trẻ sẽ trở thành những con người xã hội chủ nghĩa, phát triển tốt các   mặt: Đức, trí, thể, mĩ, lao động. Để có được những hoạt động vui chơi hữu ích   như  vậy yêu cầu phải có những đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ, đồ  dùng đồ  chơi là   một phần quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động vui chơi, đồ dùng đồ  chơi được ví như  người bạn đồng hành cùng trẻ, chúng mang lại niềm vui cho   trẻ, óc sáng tạo, khởi nguồn cảm xúc. Từ những bộ  đồ  dùng đồ  chơi đẹp mắt,   phong phú, đa dạng giúp trẻ tích cực trong các hoạt động hàng ngày. Để có được  những bộ  đồ  dùng đồ  chơi đạt yêu cầu tôi cũng như  tập thể  giáo viên trường  Mầm non Ea Na cần có nhiều cố gắng trong năm học 2016­2017 này. Tập thể CBGV trường Mầm non Ea Na Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi   luôn trăn trở  để  tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị,  xứng đáng là một trường trọng điểm về  chất lượng giáo dục, đáp ứng với yêu   2
  3.                 cầu, tiêu chuẩn của trường Chuẩn Quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Và  một trong những yếu tố giúp việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao đó là   giáo viên phải tạo ra những bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tham các hoạt động tích  cực hứng thú hơn, để trẻ vui chơi một cách có ích đó là dùng phương pháp dạy   học cho trẻ “Học mà chơi, chơi mà học ” việc học tập thông qua các trò chơi thì  những đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết, giúp trẻ có cảm giác hào hứng, tích cực,   thích khám phá tìm tòi và không nhàm chán trong các hoạt động. Ngoài ra đồ  dùng, đồ  chơi còn giúp tăng vốn từ   ở  trẻ, đặc biệt là trẻ  nhà trẻ, trẻ  3­ 4 tuổi,   trẻ thuộc trẻ dân tộc thiểu số. Với tầm quan trọng như vậy, đồ dùng đồ chơi đã   trở  thành nhiệm vụ  tất yếu không thể  thiếu được trong các trường mầm non,  thế nhưng trên thực tế tại trường Mầm non Ea Na giáo viên chủ nhiệm các lớp  cũng đã có sự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, nhưng về số lượng còn hạn chế, chưa  đầy đủ, phần lớn các cô chưa tự  làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo mà đi mua sẵn,  những đồ dùng đồ chơi mua sẵn không được phù hợp về kích thước và màu sắc,  một số đồ dùng, đồ chơi không gây được sự chú ý cho trẻ, không mang lại hiệu  quả  khi sử  dụng chúng, trong khi đó để  tạo ra những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi tự  tạo, đẹp mắt, phù hợp quả  là không mấy khó khăn, vì những vật liệu có sẵn  thường ngày, là những đồ dùng phế liệu không dùng đến bị loại bỏ, chúng ta có  thể  thu gom hoặc vận động phụ  huynh gom lại nộp cho giáo viên chủ  nhiệm,  việc còn lại đó là sự tỉ mỉ kiên trì của các cô. Với những đồ chơi tự tạo thường   xuyên được thay đổi và phong phú, đa dạng, nó có ưu điểm lớn là dễ  kiếm, dễ  làm mà không tốn tiền mua. Chính vì lẽ đó mà đồ  dùng, đồ  chơi có tác dụng kích thích mọi hoạt động  của trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu về sự tò mò khám phá, ham hiểu biết của trẻ, tạo  điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra đồ  chơi còn giúp cho  các cơ quan nhạy cảm của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, quá trình tâm lý được  phát triển như  trí nhớ, tư  duy, tưởng tượng, tập trung chú ý của trẻ  dần dần   được nâng cao. Đồ  chơi đẹp, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng ngộ  nghĩnh đáng  3
  4.                 yêu sẽ  thu hút trẻ  từ  đó tạo tiền đề  phát triển về  mặt tình cảm, đạo đức cho  trẻ,...  Để  có được những bộ  đồ  dùng đồ  chơi như  ý yêu cầu các cô giáo mầm   non chúng ta có sự cần cù, khéo léo mới tạo ra những đồ dùng đồ chơi đa dạng,  bền, đẹp để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ  tầm quan trọng đó của đồ  chơi mà bản thân tôi chọn đề  tài:  “Một số  biện pháp chỉ  đạo giáo viên làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo  ở  trường   mầm non Ea Na”. Mong rằng kết quả đề tài có tác dụng góp phần tích cực vào   các hoạt động học và chơi  ở  các góc của trẻ, nhằm đáp  ứng nhu cầu đổi mói   hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ như hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Muc tiêu:  ̣ Áp dụng  một số  biện pháp giúp giáo viên làm ra những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi tự tạo để thực hiện chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả, luôn tạo   động lực thúc đấy giáo viên trong trường thường xuyên làm đồ  dùng, đồ  chơi  giúp ích cho các hoạt động dạy và học. Khi có những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi đẹp   mắt, phù hợp sẽ gây sự chú chú ý của trẻ, tránh được tình trạng chán nản, mệt   mỏi trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động cùng cô. Giải quyết được vấn đề  dạy chay, dạy không có đồ dùng trực quan, bắt trẻ cố hình dung ra những thứ có  thể trẻ chưa gặp bao giờ. Ngoài ra trong quá trình tạo ra những đồ dùng đồ chơi   tự  tạo sẽ  giúp giáo viên chia sẻ  kinh nghiệm về chuyên môn, về  kỹ  năng nuôi   dạy trẻ, giáo viên có cơ  hội hiểu nhau hơn, sống gần gũi và có trách nhiệm   chung về công tác chủ nhiệm lớp, không những vậy mà ở đây còn tạo được sự  gắn kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, bằng cách huy động cha mẹ học  sinh gom phế  liệu  ở  gia đình và nộp cho các cô, thậm chí một số  cha mẹ  học   sinh  nhiệt tình còn làm cùng giáo viên chủ nhiệm, qua đây sẽ là cơ hội giữa cha   mẹ học sinh và giáo viên trao đổi với nhau về khâu chăm sóc nuôi dạy trẻ. Với   những bộ  đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo, giáo viên tiết kiệm được một khoản tiền,   4
  5.                 không phải mua đồ  dùng sẵn có mà vẫn có được những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi  sinh động, bền, đẹp, cuốn hút trẻ.  Qua những bộ  đồ  dùng đồ  chơi giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ  mọi lúc  mọi nơi, nhắc nhở trẻ phải biết bảo quản, đồ dùng, đồ chơi, biết giữ gìn thành  quả lao động của người khác.  Tôi sẽ là người gợi ý cho giáo viên của mình tạo ra những bộ đồ  dùng, đồ  chơi không những bền, đẹp, an toàn mà còn thích hợp cho từng hoạt động giảng  dạy, giúp giáo viên sử dụng những đồ dùng đó một cách hiệu quả.  ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ột số  biện pháp để  giáo viên   Nhiêm vu ma đê tai đăt ra nhăm cung câp m ̀ ̉ ̣ cung cô kinh nghiêm và th ́ ực hiện tốt công tác  làm và sử dụng tốt đồ chơi tự tạo   tại lớp mình phụ trách thông qua tất cả các hoạt động theo quy định của trường   lớp mầm non. ̉ ̣ ́ ể  tạo được hứng thú, sáng  Giúp giáo viên tim ra cac giai phap, biên phap đ ̀ ́ ́ tạo nhằm giúp cho trẻ thích đến trường lớp.   Giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ thế giới  xung quanh qua những bộ đồ dùng, đồ chơi. * Nhiệm vụ:  Giúp giáo viên hiểu được vai trò quan trọng của đồ  dùng, đồ  chơi, đồng  thời đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo viên tạo ra đồ dùng, đồ chơi và sử  dụng hiệu quả. Sau khi vận dụng đề  tài sẽ  góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá  trình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, từ những bộ đồ dùng, đồ chơi đó giúp trẻ phat́  triển một cách toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số  biện pháp  giúp giáo viên thực hiện tốt công tác làm đồ  dùng đồ  chơi tự tạo. 4. Giới hạn của đề tài 5
  6.                 * Khuôn khổ nghiên cứu:  Một số biện pháp nhằm giúp giáo viên làm tốt đồ chơi tự tạo. * Đối tượng khảo sát:  Giáo viên và học sinh trường mầm non Ea Na * Thời gian nghiên cứu:  Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017 5. Phương pháp nghiên cứu Để  áp dụng tốt một số  biện pháp chỉ  đạo giúp giáo viên làm tốt đồ  dùng,  đồ chơi tự tạo tôi đã sử dụng nhóm phương pháp sau: a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương   pháp   phân   tích­   Tổng   hợp   tài   liệu.   Nghiên   cứu   tài   liệu   trong  chương trình giáo dục trẻ, các Modul Mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. b) Nhom ph ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, thực nghiệm, quan sát đàm thoại, thực hành cùng  giáo viên, thực hành trên trẻ, điều tra, khảo sát. c) Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG  1. Cơ sở lý luận. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để  chỉ ra tầm quan trọng của  ngành giáo dục, giáo dục là nghề trồng người, muốn có những cây xanh cao lớn  phát triển tốt thì chúng ta nên chọn những hạt giống tốt để ươm mầm, chăm sóc   chúng từ nhỏ, làm những công việc như tưới nước, bón phân, nhổ cỏ... Sau này  cây xanh mới phát triển tốt được. Trong giáo dục cũng vậy, muốn đào tạo ra  6
  7.                 những con người toàn diện, có tri thức, có lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm   mỹ  đầu tiên chúng ta phải xây vững nền móng giáo dục vì “Mẫu giáo tốt mở  đầu cho nền giáo dục tốt ” trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy   trẻ tốt sau này cháu sẽ làm người tốt, Ngoài ra, Bác còn khẳng định rằng “Ngủ  thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ  dữ, hiền, dữ  đâu phải là tính sẵn,  phần nhiều do giáo dục mà nên ”. Đối với trẻ  chúng ta phải dạy trẻ  biết đoàn   kết, giàu lòng nhân ái, ham học hỏi, trẻ  sống vui vẻ, hoạt bát chứ  không thụ  động trong các hoạt động học tập và vui chơi.  Để  việc chăm sóc giáo dục trẻ mang lại kết quả tốt nhất, đó là những bộ  đồ dùng đồ chơi, vì đồ dùng đồ chơi là những nhu cầu tất yếu không thể  thiếu   được trong thế giới trẻ thơ, giống như việc “Đi cày cần phải có trâu ”. Vì quan   điểm của việc dạy và học  ở  trường mầm non thông qua việc “Học mà chơi,  chơi mà học ”. Để mang lại hiệu quả cao cho đề tài nghiên cứu, tôi đã đọc thông qua một  số tài liệu sau: Qua Modul 29 ta hiểu thêm về hướng dẫn bảo quản, sửa chữa một số thiết   bị đồ dùng giáo dục và dạy học đơn giản. Modul 30 làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ( Nhà xuất bản Hà Nội ­ 2005) Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh ) Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi   mới giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt mai   sau vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm  đến hoạt động giảng dạy trẻ. Hàng ngày trẻ  tham gia các hoạt động đạt hiệu   quả như thế nào phần lớn tùy thuộc vào đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị, trong thời   buổi ngành công nghiệp phát triển mạnh như hiện nay, đã sản xuất ra hàng loạt   những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi. Nhưng không phải bộ  đồ  dùng đồ  chơi nào cũng  mang lại hiệu quả trong các hoạt động vì màu sắc không chính xác, kích thước  7
  8.                 không hợp lý, bên cạnh đó còn một số đồ dùng, đồ chơi có tiền nhưng mua cũng  không được như  ý. Chính vì vậy, để  có được những bộ  đồ  dùng, đồ  chơi bền,   đẹp, đảm bảo độ chính xác về màu sắc, khích thước thì phải cần đến những đôi  bàn tay khéo léo của các cô giáo, sự  nhiệt tình, tỉ  mỉ, đầu óc sáng tạo để  tạo ra   những bộ đồ dùng đồ chơi như ý, mang lại kết quả cao trong công tác chăm sóc   giáo dục trẻ.   2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:   * Khái quát:  Tổng số CBVC  :  34 đồng chí  Ban giám hiệu : 03 đồng chí  Giáo viên  : 26 đồng chí + Nhân viên: 05 đồng chí ̉  Đang viên : 11 đồng chí   Giáo viên dân tộc: 10 đồng chí   Tổng số học sinh: 404 trẻ/ 14 lớp ; Nữ: 193 tr ẻ; Dân tộc: 172 trẻ; Nữ dân   tộc: 80 trẻ  Đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra vệ sinh, trang trí, nề nếp, sĩ số, tiết  học trên trẻ của 14/ 14 lớp, trong đó tôi chú ý khâu trang trí và dự giờ thao giảng   các lớp. Qua đợt kiểm tra cho thấy hầu hết các lớp có sự đầu tư vào trang trí lớp  học, có chuẩn bị  đồ  dùng đồ  chơi cho các hoạt động dạy và học, nhưng bên   cạnh đó sự  chuẩn bị về đồ dùng, đồ  chơi còn hạn chế, chưa có độ  bền đẹp và   đa dạng, lẽ ra trong dịp hè các cô tranh thủ thời gian làm đồ dùng, đồ chơi, trang   trí các góc và làm những đồ  dùng cần thiết, thì giáo viên bỏ  lại ra một khoản  tiền khá lớn để mua  đồ dùng công nghiệp có sẵn, một số đồ  dùng có hình ảnh   minh họa quá mờ nhạt về màu sắc, khiến trẻ khó phân biệt màu sắc, hay một số  đồ dùng của cô có kích thước quá nhỏ dẫn đến không cuốn hút được trẻ, không  mang lại kết quả cao trong quá trình dạy học, chỉ có năm đến sáu lớp có sự đầu  tư  về  làm đồ  dùng đồ  chơi nhưng số  lượng đồ  chơi còn hạn hẹp, sự  sáng tạo  chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.  8
  9.                 * Khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 – 2017 + Giáo viên (Phụ lục 1, kèm theo) Đạt Chưa đạt Stt Tiêu chí Số giáo Tỉ lệ Số giáo Tỉ lệ viên % viên % Giáo viên hiểu tầm quan trọng  1 13/26 50% 13/26 50% của đồ dùng đồ chơi tự tạo Giáo viên biết cách làm đồ dùng  2 12/26 46% 14/26 54% đồ chơi Sử dụng đồ dùng đồ chơi đạt  3 12/26 46% 14/26 54% hiệu quả cao + Học sinh  (Phụ lục 2, kèm theo) Đạt Chưa đạt Stt Tiêu chí Số trẻ Tỉ lệ  % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ đủ đồ dùng đồ chơi 167/ 404 41,3 % 237/ 404 58,7 % Trẻ biết sử dụng đồ dùng  2 172/ 404 42,5 % 232/ 404 57,4 % đồ chơi Trẻ tích cực trong các  3 177/ 404 43,8 % 227/ 404 56,2 % hoạt động Bước đầu sự  chỉ  đạo công tác hướng dẫn giáo viên làm đồ  dùng, đồ  chơi  tôi nhận thấy có những mặt như sau: * Ưu điểm: Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban   Nhân dân huyện, Đảng  ủy,  Ủy ban Nhân dân xã Ea Na, đặc biệt là sự  chỉ  đạo  sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo trong các hoạt động  của nhà trường. Hàng năm nhà trường tổ chức từ 1­ 2 lần hội thi “Giáo viên Mầm non làm  đồ  dùng, đồ  chơi tự tạo” để  giáo viên có cơ  hội học hỏi kinh nghiệm, sau mỗi   cuộc thi sẽ tạo ra một số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. 9
  10.                 Cơ  sở  vật chất tương đối đảm bảo, có đầy đủ  phòng học, có sân chơi   rộng, thoáng mát, an toàn, lớp học an toàn, trong lớp có tủ để  đồ  dùng đồ  chơi,  ngoài ra một số lớp đã có kệ để đồ dùng đồ chơi cho các cháu. Các lớp được sự  quan tâm của lãnh đạo nhà trường, phân công 2 giáo viên   trên một lớp, sự giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo   viên tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường  tổ chức hội thi chấm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường, tuyển chọn những bộ  đồ dùng, đồ chơi xuất sắc đi huyện. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề,   các cô luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nên hầu hết chuyên môn  nghiệp vụ vững vàng, có tới 84,6% số giáo viên có bằng trên chuẩn trở lên, giáo   viên trong trường luôn đoàn kết và có tinh thần vượt khó vượt khổ, đặc biệt là   các cô ở phân hiệu buôn Tơ lơ và buôn Cuah thuộc vùng 3. Đa số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến vấn đề chăm sóc giáo dục con em   mình, thể hiện qua các buổi đón và trả trẻ, ch mẹ học sinh luôn gần gũi với giáo   viên chủ nhiệm để trao đổi chuyện học tập và các hoạt động của con họ  khi ở  trường, nhiệt tình với các hoạt động của lớp khi được giáo viên chủ nhiệm cần   sự giúp đỡ, cha mẹ học cũng ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ từ 3  đến 5 tuổi đi học là cần thiết, nên tỷ lệ chuyên cần hàng tháng luôn được duy trì  ở tỷ lệ 95% ­ 98% (Trừ một số cháu đau ốm nên nghỉ học ). Các cháu đến lớp đa phần vệ sinh sạch sẽ, ngoan hiền, lễ phép với cô giáo,   sự tiếp thu kiến thức của trẻ ngày càng cao, các cháu đến lớp gần gũi cô giáo và   hòa đồng với các bạn. Bản thân tôi là một Phó Hiệu trưởng được phân công mảng chuyên môn,  nên ngay từ  đầu năm học tôi rất quan tâm đến công việc chuyên môn của nhà   trường, tôi thường lên kế hoạch cụ thể, và thường xuyên giám sát kiểm tra xem  giáo viên của mình thực hiện như thế vào, có hướng điều chỉnh kịp thời, để  có  những kết quả tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi cũng không   10
  11.                 ngừng học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong chuyên môn  nghiệp vụ từ cấp trên triển khai, cũng như những kinh nghiệm từ đồng nghiệp.  * Hạn chế: Nhưng bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế như sau: Có 2 phòng học thuộc phân hiệu Quỳnh ngọc diện tích hẹp, phòng học đã  cũ và xuống cấp, cần được xây mới. Một số giáo viên chưa biết cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, khi sử dụng   còn chưa đạt hiệu quả, phần đông giáo viên chưa có sự  tìm tòi, sáng tạo trong  quá trình làm đồ  dùng, đồ  chơi cho trẻ, chưa có sự  phối hợp giữa cha mẹ  học   sinh và giáo viên chủ  nhiệm, trong khi cha mẹ  học sinh nhiệt tình nhiệt tình,  nguyên vật liệu dễ kiếm. Trong trường tỷ lệ trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 42,7%, có  tới 38,5% trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, vì bố mẹ bận đi làm nên một số  trẻ ít được bố mẹ quan tâm, có tới 11% trẻ chưa học qua lớp Mầm, và 4,3% trẻ  em chưa học qua lớp Chồi. Công việc giảng dạy trên lớp bận rộn và liên tục từ  sáng đến chiều nên  giáo viên không có nhiều thời gian để đầu tư cho việc làm đồ dùng đồ chơi cho  trẻ. Từ  tình hình thực tế  trên thấy được những điểm thuận lợi, khó khăn, mặt   mạnh mặt yếu của nhà trường trước khi bản thân tôi áp dụng nghiên cứu đề tài,  và nổi trội hơn hẳn đó là những mặt thuận lợi ví dụ như: Thuận lợi về được sự  quan tâm của nhà trường, của chuyên môn, cha mẹ học sinh nhiệt tình quan tâm   lớp,   học   sinh   chăm   ngoan,   nguyên   vật   liệu   tạo   đồ   dùng,   đò   chơi   dễ   kiếm.  Nhưng giáo viên chủ  nhiệm chưa biết cách phối hợp với phụ  huynh tận dụng   những vật liệu xung quanh để  tạo ra những đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo phù hợp   trong công tác giảng dạy, mà các cô lại đi mua những đồ dùng trên thị trường, số  lượng đồ dùng đồ chơi tự làm còn rất ít, chưa đủ về số lượng, chưa đạt về chất   11
  12.                 lượng, chưa phong phú, đa dạng, các góc trang trí chưa được đẹp, chưa phù hợp,  đặc biệt là một số  lớp mầm số lượng đồ  dùng đồ  chơi còn ít, trang trí các góc  còn sơ sài.  Nói chung,  ở  thời điểm ban đầu các cô có chuẩn bị  đồ  dùng, đồ  chơi cho   các hoạt động trước khi lên lớp, nhưng số  lượng đồ  chơi còn ít và sơ  sài, hầu  hết số  đồ  chơi mua sẵn trên thị  trường, chưa có độ  bền, độ  chính xác về  màu   sắc và kích thước, chỉ  có một số  lớp có đồ  dùng tự  tạo nhưng số  lượng cũng  hạn chế, chưa có sự sáng tạo cao, đồ chơi các cô tạo ra còn thô, chưa có sự tinh  tế. Với những hạn chế về tình hình đồ  dùng đồ  chơi tại trường như  vậy, dẫn  đến các cháu tiếp thu bài chưa cao, không tích cực, hứng thú trong các hoạt  động, vì ở trường Mầm non đồ dùng đồ chơi là quan trọng, cần phải có đồ dùng  để  trẻ  quan sát và liên tưởng đến thực tế, thế  nhưng đồ  dùng trực quan không  có độ  chính xác, không đẹp mắt, không đa dạng phong phú, dẫn đến không thu   hút sự  tập trung của trẻ, một số  tiết thao giảng dự giờ đầu năm chưa đạt kết  quả  cao, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của nhà trường. Xuất phát từ  tình hình thực tế trên, bản thân tôi cần đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo  12
  13.                 viên tạo ra những đồ dùng đồ chơi tự tạo, đa dạng, phong phú, giúp cho các hoạt  động hàng ngày của trẻ  tích cực, sinh động hơn. Để  tạo ra được những bộ  đồ  dùng,  đồ  chơi  đẹp mắt, phù  hợp với các hoạt  động trước tiên bản thân tôi  hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ trong các   hoạt động họa và chơi, tiếp theo tôi tiến hành soạn giáo án và lên kế  hoạch  chuẩn bị làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ  tại trường. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp Để khắc phục được thực trạng nêu trên bản thân tôi đã đưa ra một số biện   pháp giúp giáo viên tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi phù hợp, đẹp mắt áp dụng   có hiệu quả trong công tác giảng dạy ta cần sử dụng đầy đủ, linh hoạt các biện  pháp cơ bản sau: Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động chung, hoạt động vui chơi rõ ràng,   cụ thể (Lên chương trình soạn giảng ). Thiết kế mẫu đồ dùng, đồ chơi, chọn nguyên vật liệu phù hợp. Hướng dẫn giáo viên tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh tìm kiếm  nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên phải cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm nguyên vật  liệu. Phương pháp hướng dẫn tạo đồ dùng, đồ chơi Tổ chức thi làm đồ dùng, đồ chơi. a ) Mục tiêu của giải pháp Hướng dẫn giáo viên lựa chọn xây dựng được kế  hoạch bám sát với kế  hoạch của nhà trường, phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của địa phương. 13
  14.                 Đưa ra một số  giải pháp, biện pháp giúp giáo viên làm ra những bộ  đồ  dùng, đồ chơi tự tạo bền, đẹp và sử dụng hiệu quả trong các hoạt động vui chơi  và học tập, giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong các hoạt động cô tổ chức. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp   Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động chung, hoạt động   vui chơi rõ ràng, cụ thể( Lên chương trình, soạn giảng tích hợp một ngày ). Để mang lại kết quả cao cho các hoạt động chung, hoạt động tiết dạy điều  đầu tiên chúng ta cần làm là lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động đó, khi lên   kế hoạch chúng ta biết mình sẽ phải chuẩn bị những đồ  dùng gì, tiến hành các   hoạt động ra làm sao để hôm sau ta tiến hành dạy. Khi lên kế hoạch chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau: + Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, của lớp học. + Dựa vào mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề lớp đang thực hiện. + Chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung, chủ đề, chủ đề  nhánh mình đang dạy.  + Dựa vào sự tiếp thu của trẻ. Ví dụ: Chủ đề:  “Trường Mầm non” Chủ đề nhánh: “Lớp bé yêu thương” 14
  15.          Ngày       Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu                     7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 Hoạt đ ộng ương trình cụ thể một tuần thế này ta cần lưu ý, tất cả các hoạt   Khi lên ch ̉ ơi phu huynh vê sinh hoat cua tre  ­ Trao đôi v ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ở nha,  ̀ ở trường. 1. Đón trẻ,  ̉ ̉ ̀ ̉ ề, chủ đề nhánh. ­ Cho tre xem tranh anh vê chu đ thể dục ­ Cô hướng dẫn cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy đinh. buổi sáng ­ Cho trẻ xếp hàng theo tổ và tập TD buổi sáng kết hợp với các  bài hát theo chủ đề. ­ Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớp của bé. Hỏi thăm tình hình  2. Trò  của trẻ khi ở nhà, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin. chuyện ­ Trò chuyện với trẻ về chủ đề, Cô giáo, các bạn trong lớp ­ Dạo chơi, trò chuyện với trẻ về ngày tựu trường, ngày khai  3. Hoạt  giảng, về lớp của bé. động ngoài  ­ Trò chơi vận động: Thi đi nhanh trời ­ Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ  ­  Chơi tự do 1.Thể dục:  KPKH TẠO  Âm nhạc:  LQVH: Lăn bóng  :  HÌNH: Hát kết hợp  Thơ:   4. Hoạt  bằng hai tay  Lớp lá  Vẽ cô  vận động bài  Hương cốm  động có  và đi theo  có gì giáo  hát:  đến trường chủ đích bóng của bé Cô và mẹ LQCC:  2.Toán:  Nghe Cô giáo  Làm quen  Trẻ ôn số  miền xuôi chữ cái  lượng 3,  Trò chơi Tai ai  o,ô.ơ. nhận biết số  tinh 3, ôn so sánh  chiều rộng. ­ Góc xây dựng: Xây trường mầm non. ­ Góc phân vai: Bé làm cô giáo. ­ Góc nghệ thuật : Múa hát vận động cơ thể theo nhạc, trẻ tập  5. Hoạt  vận động lắc các bộ phận, uốn lượn tạo dáng theo nhạc động góc ­ Góc học tập: Chơi lô tô các đ 15 ồ dùng, đồ chơi, tô màu đồ chơi ở  trường mầm non, trẻ đọc chữ cái, chữ số. Trẻ kể chuyện theo 
  16.                 Từ chương trình kế hoạch tuần như trên, ta tiến hành soạn giảng theo từng   ngày cụ thể, Ví dụ như ngày thứ 2 hoạt động ngoài trời gồm những hoạt động  nào? Cần những đồ dùng gì cho hoạt động này? Hoạt động tiết dạy ta dạy môn  gì? Cần sử  dụng những đồ  dùng đồ  chơi gì? Hoạt động góc, gồm những góc   nào? Cần đồ chơi gì cho phù hợp với từng góc? Sau đó soạn rõ ràng từng phần,   chuẩn bị, tiến hành hoạt động chủ đích. Bắt nguồn từ những yêu của bài soạn ta  tiến hành làm những việc tiếp theo: Biện pháp 2: Thiết kế mẫu đồ  dùng, đồ  chơi và chọn nguyên vật liệu   phù hợp: Khi thiết kế những mẫu đồ dùng đồ chơi, và chọn nguyên vật liệu cần chú  ý những yếu tố sau:  + Đảm bảo tính phổ  biến: Là những nguyên vật liệu có sẵn, dễ  kiếm tại   địa phương. + Đảm bảo tính phù hợp, an toàn: Phải phù hợp về  màu sắc, kích thước,  hình dáng, đảm bảo an toàn khi trẻ  sử  dụng, tránh sắc nhọn, tránh những đồ  dùng có kích thước quá nhỏ, trẻ lớp mầm dễ bỏ vào mũi, vào tai các bạn trong   lớp, cần vệ sinh sạch sẽ những vật liệu trước khi tạo thành những đồ  dùng, đồ  chơi, tránh những vật liệu gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. + Đảm bảo tính sư phạm: Mục đích của những đồ dùng đồ chơi này nhằm   củng cố những khái niệm, thực tế hóa các vấn đề trong cuộc sống đi vào giảng  dạy trẻ, từ những đồ  dùng, đồ  chơi, mô hình cụ thể  này giúp trẻ  hứng thú hơn   trong các hoạt động ở trường mầm non, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở trẻ. + Đảm bảo tính sáng tạo: Đòi hỏi giáo viên phải tạo ra những đồ dùng, đồ  chơi đẹp mắt, ngộ  nghĩnh, một loại đồ  dùng đồ  chơi có thể  sử  dụng được  nhiều mục đích với các hoạt động khác nhau. + Đảm bảo về số lượng: Tất cả các bộ đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm  16
  17.                 bảo về  số  lượng, tránh tình trạng trẻ  có, trẻ  không có, vd: Môn: toán, đề  tài:   Đếm đến 3, nhận biết số 3, thì yêu cầu 30/30 trẻ đều phải có đồ dùng, mỗi trẻ  phải có 3 đồ để phục vụ trẻ khi trẻ thực hiện luyện tập cả lớp. + Đảm bảo tính dễ sử dụng: Khi đưa những đồ dùng, đồ chơi vào các hoạt  động làm sao trẻ  dễ  dàng sử  dụng, mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt  động. Tránh tình trạng chuẩn bị  nhiều  đồ  dùng đồ  chơi nhưng trẻ  sử  dụng   không hiệu quá, xảy ra sự cố trong giảng dạy. Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ   học sinh tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi:  Muốn có được những bộ  đồ  dùng đồ  chơi đẹp thì yêu cầu phải có những   nguyên vật liệu, tôi luôn nhắc nhở giáo viên nên sử dũng những vật liệu có sẵn,  dễ kiếm tại địa phương, là những vật dụng hàng ngày không dùng nữa đã bỏ đi,  ta tận dụng thu gom lại và biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi có ích trong   các hoạt động  ở  trường mầm non như: Lá cây, vỏ  ốc, vỏ  con chai, vỏ  hến, vỏ  nắp bia, lon bia, chai, lọ, lốp xe... Nhưng để  việc tìm kiếm dễ  dàng, hiệu quả  hơn thì chúng ta nên cần sự  trợ  giúp của cha mẹ  học sinh trong trường. Trong   cuộc họp  cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã nêu ra kế  hoạch tổ chức thi làm đồ  dùng chơi giữa các lớp, và yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng đồ chơi khi  lên lớp phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Trong cuộc họp tôi đã nêu ra   tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và tuyên truyền ch mẹ học  sinh nên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp. 17
  18.                 Từ  đó giáo viên nên vận động cha mẹ  học sinh đóng góp nguyên vật liệu   sẵn có để giúp giáo viên chủ nhiệm tạo ra những bộ đồ  dùng, đồ  chơi hữu ích.  Và giáo viên trường tôi đã tuyên truyền tích cực đến cha mẹ học sinh thông qua  các buổi sáng đón trẻ, giờ trả  trẻ, thông qua bảng tuyên truyền của lớp, các cô   đã khéo léo gợi ý cho cha mẹ học sinh đóng góp những vật liệu mà các cô cần.   Tuy nhiên ở một số phân hiệu như phân hiệu buôn Tơ lơ, phân hiệu buôn Cua h  thuộc vùng III, việc tuyên truyền, vận động cha mẹ  học sinh gặp phải một số  khó khăn, nhưng bằng sự  gần gũi, nhiệt tình của giáo viên chủ  nhiệm đã vận  động được cha mẹ  học sinh thu gom những vật liệu có sẵn tại buôn làng, tuy  không nhiều và phong phú nhưng cũng đủ  số  lượng mà giáo viên yêu cầu. Qua   đây cho thấy tôi đã hướng cho giáo viên một cách thành công trong công tác  tuyên truyền, vận động cha mẹ  học sinh   đóng góp vật liệu làm đồ  dùng đồ  chơi. Bắt đầu từ ý tưởng thiết kế đồ dùng đồ chơi, rồi đến chọn những vật liệu   để  tạo ra đồ  dùng đồ  chơi đó có dễ  kiếm  ở  địa phương không? Nếu là những   vật dụng dễ kiếm ta tuyên truyền, phối hợp cùng cha mẹ học sinh thu gom lại,  sau đó vệ  sinh sạch sẽ  phơi ngoài trời nắng ráo sau đó bằng đầu óc sáng tạo,   tính cần cù tỉ mỉ chúng ta sẽ tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi như ý. 18
  19.                 Biện pháp 4: Giáo viên phải cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và   tìm kiếm nguyên vật liệu Để làm ra một bộ đồ dùng đồ chơi giành cho trẻ mầm non cần có khoảng  thời gian dài, vì những kích thước của những bộ  đồ  chơi nhỏ  bé, một số  đồ  dùng đồ  chơi ta phải dùng keo gắn các bộ  phận nhỏ lại với nhau để  tạo thành,   đòi hỏi các cô cần có sự tỉ mỉ, cần cù. Muốn có những bộ  đồ  dùng đồ  chơi của lớp trở  nên phong phú, đa dạng,  phù hợp, bản thân tôi nhắc nhở giáo viên cần học hỏi thêm từ đồng nghiệp, sách   báo, internet từ đó giáo viên có thêm kiến thức làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho   các hoạt động. Công việc thu gom vật liệu sẽ diễn ra dễ dàng nếu như  ta biết huy động  thu gom từ người thân, như bạn bè, hàng xóm, người thân trong gia đình để xin:   Vỏ chai lọ, lịch treo tường, vải vụn,  ống trẻ, hộp xốp, khung  ảnh, băng đĩa cũ,  vải vụn.. Qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cô quan sát xem trẻ thích sử dụng đồ  dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu nào nhất, ví dụ như các cháu rất thích những  đồ dùng, đồ chơi làm từ vật liệu bằng: Lá cây, người hay con vật làm rối... Biện pháp 5: Phương pháp hướng dẫn, tạo đồ dùng, đồ chơi. Sau thời gian ngắn đã thu gom được rất nhiều các loại nguyên vật liệu  phong phú, đa dạng, nhiều thể loại và đã được vệ sinh sạch sẽ, tiếp theo chúng   ta sẽ biến những đống nguyên liệu này thành những đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tôi   sẽ là người gợi ý cho giáo viên, nhằm kích thích sự sáng tạo ở giáo viên, tôi hỏi:   Với nguyên vật liệu này cô sẽ tạo ra đồ dùng, đồ  chơi gì? Đồ  dùng đồ  chơi ấy   giúp cho việc giảng dạy sắp tới, cho giáo viên tự nếu ý tưởng. Tuần tới lớp cô   sẽ học chủ đề gì? Chủ đề đó gồm những hoạt động nào? Vậy cô sẽ sáng tạo ra   những đồ  dùng, đồ  chơi nào để  phục vụ  cho các hoạt động của trẻ  trong tuần   19
  20.                 tới? Sau đó tôi gợi ý cách làm từng loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhằm phục vụ  cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Ví dụ:  Ở đây có rất nhiều thùng bìa carton, miếng xốp màu, que kem, nắp  bia... Từ  những vật liệu này chúng ta sẽ  tạo ra mô hình trường mầm non, bìa  carton sẽ  cắt và tạo ra thành những lớp học, xốp màu cắt dán thành cây xanh,  các bé đi học, que kem sẽ làm hàng rào tạo khuôn viên trường, và tạo ra xích đu,  cầu trượt, nắp bia làm đường đi. Với mô hình trường mầm non này các cô cho  trẻ  quan sát trò chuyện vào lúc hoạt động ngoài trời, vào tiết thơ  với bài “  Hương cốm đến trường ”. + Môn thể  dục: Ta dùng sơn màu, trang trang trí lên những lốp xe máy cũ   này để tạo thành những vòng thể dục cho trẻ bật qua, lấy chai nhựa numberone   dùng keo 502 dính lại tạo thành đường zic dắc cho trẻ  đi qua đường  zic dắc,  dùng lon bia tạo thành cổng thể dục cho trẻ chui qua...   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2