intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

255
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông là thông qua các giờ dạy kiến thức trên lớp, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các giờ sinh hoạt cuối tuần, và có thể cả lúc ra chơi,… để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em nhằm giúp các em có những hành trang tốt nhất bước vào đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh, thiếu niên  và học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ngày càng có xu hướng  gia tăng, các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra  ở  nhiều góc độ  như: vi phạm pháp luật, đánh nhau bằng vũ khí, uống rượu bia, chơi lô đề, cá  độ bóng đá, cờ bạc, trộm cắp…Một số hành vi “lệch chuẩn” về mặt đạo đức  như không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô lễ với thầy cô giáo, thiếu kính trên  nhường dưới, sống hưởng thụ, lười học và lao động, thiếu ý thức rèn luyện,   thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức thực tế, thiếu sự mạnh dạn trong học tập  và trong các hoạt động tập thể …Những vấn đề trên đặt ra cho gia đình, nhà   trường và toàn xã hội vấn đề  cấp bách về  giáo dục đạo đức, kỹ  năng sống   cho học sinh.   Trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói   chung và trong trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 nói riêng tình trạng vi  phạm đạo đức trong học sinh không phải là hiếm. Một số  năm gần đây còn  xảy   ra   trường   hợp   học   sinh   nữ   đánh   nhau,   xé   áo   nhau,   chửi   thề,   chửi  tục…,Học sinh nam đánh nhau hội đồng, tình trạng học sinh yêu nhau rủ nhau   bỏ học đi chơi, tệ hơn là rủ nhau vào nhà nghỉ, Tình trạng học sinh dùng điện  thoại nhắn tin, gọi điện đe doạ  giáo viên chủ  nhiệm. Đặc biệt hơn cách đây  chưa đầy một năm một học sinh lớp 11 đã chém một phụ  nữ đang mang thai  chết tại chỗ, sự việc xảy ra ngay tại xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn. Bản thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường tôi  thật sự  băn khoăn và trăn trở  về  tình hình xuống cấp về  đạo đức, lối sống   của một số  học sinh hiện nay. Tôi tự  nghĩ công việc quan trọng của tôi là  giảng dạy môn Vật lý truyền thụ cho các em những kiến thức để  các em thi  vào các trường đại học, cao đẳng. Song công tác giáo dục đạo đức, kỹ  năng  sống cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Bởi giáo dục và giáo  dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo   dục mới. Chính vì vậy tôi chọn đề  tài “  Một số  biện pháp giáo dục đạo  đức, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”. Mục tiêu của đề tài  là thông qua các giờ dạy kiến thức trên lớp, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ,   các giờ sinh hoạt cuối tuần, và có thể cả lúc ra chơi… để giáo dục đạo đức,  kỹ  năng sống cho các em nhằm giúp các em có những hành trang tốt nhất  bước vào đời.    1
  2.       B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận  1. Nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức lối sống: Nguyên nhân xuất hiện vi phạm đạo đức lối sống  ở  học sinh xuất phát  từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội. ­ Về  phía gia đình: Một bộ  phân học sinh thiếu sự  quan tâm, chăm sóc   giáo dục đầy đủ của cha mẹ, gia đình. Một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn  cả bố mẹ vào miền nam kiếm tiền để con sống với ông bà, chú bác hoặc có  những gia đình  ở  nhà chỉ  có hai chị  em các em phải sống trong cảnh thiếu   vắng bố hoặc mẹ. Một số gia đình khá giả thì Các bậc phụ huynh thiếu kiến   thức không chú ý đến sự  phát triển tâm, sinh lý của con cái, nuông chiều thái  quá, không nghiêm khắc, mãi lo kiếm tiền hoặc bố cờ bạc rượư chè, bồ bịch,   đánh đập vợ  con…, cha mẹ  bất hoà , ly thân, ly hôn, ít có thời gian gần gũi  chia sẻ, thậm chí thiếu gương mẫu. Sự  thiếu hụt về  tình cảm, dẫn các em  đến sự  phát triển lệch lạc trở nên đua đòi và bị  lôi kéo sa vào tệ  nạn xã hội.   Trong gia đình vẫn còn khá phổ  biến quan điểm giáo dục của cha mẹ  hay  thiên về  phương pháp giáo dục nghiêm khắc, áp đặt, dùng vũ lực hoặc phó   mặc trách nhiệm giáo dục con mình cho nhà trường, bởi thế khi gặp khó khăn  trong cuộc sống các em không biết cách đương đầu, xử lý. ­ Về phía nhà trường: Một số cán bộ quản lý, giáo viên và ban cán sự lớp  thường có những định kiến, thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp kỷ  luật  thái quá, sự lạm dụng quyền lực của thầy cô giáo, sự thiếu gương mẫu trong   mô phạm giáo dục. Một số  thầy cô chưa quan tâm,chưa hiểu hết được tâm  sinh lý, tình cảm của học sinh, thiếu tư vấn, định hướng. Có thầy cô cho rằng   đó là việc của giáo viên chủ nhiệm, của giáo viên dạy giáo dục công dân. ­ Về  phía xã hội: Những mặt trái của sự  phát triển mạnh mẽ  về  thông  tin, các dịch vụ giải trí phim ảnh, Internet, game online…với các nội dung đồi  truỵ, bạo lực sẽ  gây ra những tác động không nhỏ  tới các em  ở  lứa tuổi tâm  sinh lý phát triển chưa  ổn định, chưa làm chủ  được bản thân, trong khi cha  mẹ, thầy cô, người lớn chưa thực sự quan tâm. Bên cạnh đó về tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông là giai đoạn các  em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động,  lôi kéo…có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là giao tiếp với bạn bè, từ  đó  mà hình thành nên các nhóm bạn cùng sở thích. Nếu không được giáo dục dễ  bị sai lệch. 2.Nguyên nhân học sinh trung học phổ thông thiếu kỹ năng sống:  2
  3. Các em đang thiếu hụt kỹ  năng giao tiếp, kỹ  năng thuyết trình, kỹ  năng  làm việc nhóm, thiếu kiến thức bảo vệ  và chăm sóc sức khoẻ  sinh sản vị  thành niên… là do một số nguyên nhân sau:  ­Về  phía nhà trường còn quá nặng về  việc dạy kiến thức cho học sinh,   chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động Đoàn, các hoạt động cộng đồng,  các hoạt động vui chơi bổ ích để  các em được bày tỏ, được thể  hiện , được  khẳng định mình. Các chương trình hoạt động ngoại khoá giáo dục kỹ  năng  sống cho học sinh còn quá ít, đặc biệt công tác cung cấp kiến thức bảo vệ và   chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên …hầu như không nhắc đến.  ­ Về  phía gia đình chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến các em.  Ở  nông thôn do kinh tế  khó khăn nên ngoài việc đi học các em còn phải đi làm  thêm để  kiếm sống.  Ở  thị  trấn và thành thị  thì do bố  mẹ  suốt ngày bận với  công việc ở cơ quan nên các em ít có cơ hội được bố mẹ đưa đi chơi để giao   lưư với bạn bè với người thân và ngay cả với làng xóm láng giềng cũng rất ít   khi quan tâm đến nhau. Các bậc phụ huynh khi nhắc đến chuyện giáo dục sức   khoẻ sinh sản vị thành niên cho các em thì còn rất e dè vì cho rằng vấn đề đó  là vấn đề tế nhị chỉ có người lớn mới được bàn đến, chỉ có một số ít gia đình   có đề  cập đến vấn đề  này với con cái một cách đúng đắn. Hầu hết các bậc   phụ huynh cho rằng  học sinh cấp 3 mà yêu nhau là quá sớm, và thường cấm  đoán các em. Cha mẹ không dành thời gian để tâm sự để tìm hiểu tâm tư tình  cảm của con mà chỉ  biết chửi, đánh và bắt các em không được qua lại với   người mình thích. Thậm chí còn bắt các em nghỉ học một thời gian để hi vọng  con mình có thể  bỏ được người yêu, đây chính là nguyên nhân khiến các em   có những hành vi sai lệch và khiến các em buồn chán, không có chỗ dựa  mỗi   khi chuyện tình cảm đổ  vỡ. Và kết quả  là các em thường bỏ  nhà, bỏ  học đi  làm công nhân. ­ Về phía xã hội thì do điều kiện kinh tế phát triển cùng với sự phát triển   nhanh chóng của nền công nghệ  thông tin, tệ  nạn xã hội nhiều, các em bắt   chước lối sống buông thả, ăn chơi sa đoạ, đồi truỵ  của một số  bạn trẻ  trên   phim, trên báo mạng, hoặc các anh chị  hơn mình vài tuổi  ở  gần nhà. Các em  học đòi yêu đương sớm, yêu hết mình trong khi kiến thức về  tình yêu, tình  dục thì chưa có gì. Ngay cả  cách  ứng xử  với một số  tình huống trong cuộc  sống các em cũng không biết. Một số  em  còn sống vô cảm với gia đình với  bạn bè với xã hội chỉ biết sống cho mình, không quan tâm mọi người nghĩ gì   về mình.  II. Đặc điểm tình hình giáo viên và học sinh trường trung học phổ thông  Triệu Sơn 2 1) Về phía giáo viên: *Ưu điểm :   Đa số giáo viên chủ nhiệm đã làm được những việc sau: 3
  4. - Tổ  chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoaì  giờ  lên  lớp để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. - Kết hợp chặt chẽ  với Cha mẹ  học sinh, chủ  động phối hợp với các  giáo viên bộ  môn, đoàn TNCS HCM, và các ban ngành đoàn thể  địa phương  trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Trong năm học giáo viên chủ  nhiệm  bám lớp 15 phút đầu giờ, uốn  nắn học sinh kịp thời.      *Tồn tại: - Còn  một vài giáo viên chủ  nhiệm chưa  có  tâm huyết với  công  tác  này,chưa bám lớp thường xuyên, tác dụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn  còn học sinh chưa tiến bộ trong rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống còn kém. - Một số  giáo viên chủ  nhiệm coi tiết sinh hoạt cuối tuần chỉ  để  thu   tiền, để phê bình và cảnh cáo một số  học sinh vi phạm không dành thời gian  giáo dục các em, động viên và tạo điều kiện để  các em có cơ  hội sửa chữa   cũng không tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh vi phạm. - Một số giáo viên  bộ môn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức   cho học sinh mà không quan tâm đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học  sinh, coi công việc này là của giáo viên chủ nhiệm và gia đình  - Thiếu sự liên hệ thường xuyên với Cha mẹ học sinh. 2) Về phía học sinh:     *Ưu điểm:       ­ Đa số các em xuất thân từ gia đình nông nghiệp với bản tính hiền lành,   thật thà chịu thương chịu khó trong học tập và lao động.          ­ Đa số  học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm  chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và  sống đẹp.       ­ Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và tình cảm song các  em đã cố gắng học tập tốt và đạt được nhiều thành tích cao.        ­ Một số học sinh có khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình khả năng  hoạt động Đoàn rất tốt điều này được thể  hiện rất rõ qua các buổi ngoại  khoá mà nhà trường tổ chức       *Tồn tại:          ­    Một số  bộ  phận học sinh  có  biểu hiện chán nản, không  thích  học,  thường xuyên gây mất trật tự  trong lớp, nói  tục, vô lễ  với thầy cô, nói dối  thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên  ngoài, đánh nhau có hung  khí.      ­  Có một số học sinh rất ngoan, lễ phép với thầy cô, học giỏi nhưng lại vi  phạm nội qui chung của trường, đâm chán nãn, dể bị lôi kéo bởi các học sinh   chưa tốt. 4
  5.     ­ Vấn đề  xem  ảnh nóng, ném đá nhau  ở  trên mạng Internet hiện nay phổ  biến rất nhiều trong giới học sinh. Khi tức nhau chuyện gì nhiều học sinh   thường lên mạng xã hội chửi thề nhau hoặc nói xấu nhau.   ­ Một số học sinh yêu nhau trong lớp thể hiện tình cảm thái quá ngay trong   giờ học .    ­ Một số học sinh có biều hiện sa sút về đạo đức, do gia đình có hoàn cảnh   khó khăn về tình cảm( bố,mẹ không ở chung), kinh tế gia đình khó khăn phải   đi làm xa nên giáo viên chủ  nhiệm không thể  liên hệ  gia đình phối hợp giáo   dục. ­ Nhiều học sinh có thú  chơi điện tử  đã chiếm nhiều thời gian học tâp, làm  các em vi phạm nhiều gây tình trạng nói dối. ­ Một số  học sinh ý  thức đạo đức chưa cao, kỷ  năng vận dụng chuẩn mực  đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt nên  khi bị phê bình cứ ngỡ bị trù dập. Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo  đức sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa. ­ Nhiều học sinh có khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình, và khả năng xử  lý công việc còn kém. ­ Nhiều học sinh chưa mạnh dạn trong học tập và trong các hoạt động đoàn   thể. III. Biện pháp thực hiện    Với vị trí là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý, thường xuyên làm công tác  chủ   nhiệm   và   xuất   phát   từ   những   nguyên   nhân   và   tình   hình   thực   tế   của  trường, tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục cụ thể và đã đem lại kết   quả khả quan. 1) Đối với giáo viên chủ nhiệm: Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường giao giáo viên chủ nhiệm cần  phải ­ Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và buổi sinh hoạt cuối  tuần. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để  giáo viên giáo dục đạo đức, kỹ  năng sống cho học sinh. Thông qua các buổi sinh hoạt này giáo viên có thể  tuyên truyền, giáo dục các chủ  trương, chính sách pháp luật của nhà nước,   đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học  sinh, tổ chức thảo luận nhóm về một vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức,  kỹ năng sống cho học sinh.  Học sinh thường không thích các giờ  sinh hoạt cuối tuần vì thường bị  cô giáo phê bình, cảnh cáo hoặc có những hình thức kỷ luật mà các em không   mong muốn chính vì vậy giáo viên chủ  nhiệm cần lồng ghép việc tổng kết  lớp với việc giáo dục cho học sinh để giờ sinh hoạt trở nên vui vẻ  hơn, sinh  động hơn bằng cách kể  cho các em nghe những câu chuyện trong thực tế,   những ví dụ gần gũi với các em nhất về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và  ngưòi thân, một hành động tốt giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn hoạn nạn, một   5
  6. vài tấm gương sáng vượt qua khó khăn để học tập tốt…Giáo viên có thể mời   học sinh kể  về  một tấm gương tốt, một hành động đẹp mà các em được   chứng kiến, được biết qua thực tế, qua sách báo… Hoặc giáo viên cũng có  thể đưa ra những tình huống cụ thể trong đời sống và yêu cầu học sinh thảo  luận nhóm   tìm ra biện pháp xử  lý tình huống,   sau đó đại diện cho nhóm   đứng  lên trình bày ý kiến, cuối cùng giáo viên sẽ phân tích cho học sinh thấy   biện pháp xử  lý tình huống nào là đúng nhất và biện pháp nào là chưa đúng,  Qua đó giáo viên sẽ giáo dục các em nên làm việc gì, không nên làm việc gì và   học sinh có thể tự rút ra bài học cho mình.  Trong các buổi sinh hoạt giáo viên không nhất thiết chỉ  ngồi trên bàn  quan sát xem các em sinh hoạt như thế nào, mà có thể xuống tận bàn học sinh  trao đổi với các em về  những vấn đề  các em cần quan tâm để  nắm bắt tâm   tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của các em, giúp các em nêu ra “điều em  muốn nói”. Tạo môi trường thân thiện để  các em thấy được “mỗi ngày đến  trường là một ngày vui”. ­ Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ  chức tốt các buổi hoạt động ngoại  khoá.  Do thời lượng của buổi ngoại khoá là dài nên giáo viên có thể  làm được rất  nhiều việc. Có thể  tổ  chức các buổi nói chuyện về  giáo dục đạo đức, kỹ  năng sống cho học sinh, đặc biệt là gắn với các vấn đề  nóng hiện nay như:  chửi thề  chửi tục, bạo lực học đường, tình yêu học trò, bảo vệ  và chăm sóc   sức khoẻ sinh sản vị thành niên…Từ đó giúp các em có hiểu biết và được rèn  luyện về kỹ năng sống và ứng xử. Để làm tốt việc này giáo viên cần tìm hiểu  thêm kiến thức về các vấn đề  trên để  có thể  giải đáp được những thắc mắc  của học sinh. Trong buổi ngoại khoá này giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi vui,  bổ  ích cho các em để  giúp các em có thêm khả  năng giao tiếp, sự  mạnh dạn   trước đông người và tăng thêm tình đoàn kết giữa học sinh với học sinh và  giữa học sinh với giáo viên. ­ Có biện pháp giáo dục tốt đối với những học sinh cá biệt. Đối với những học sinh cá biệt giáo viên phải có những biện pháp giáo dục  đặc biệt vừa nghiêm khắc nhưng phải vừa mềm mỏng. Khi các em vi phạm  một lỗi nào đấy nghiêm trọng hoặc nhiều lần vi phạm nội quy của lớp,của   trường giáo viên không nên chửi học sinh ngay trên lớp mà nên gọi học sinh   vào văn phòng tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em vi phạm. Từ đó tuỳ từng  trường hợp cụ  thể  giáo viên có thể  nhắc nhở, kỷ  luật theo nội quy của lớp   của trường đã đề  ra đồng thời báo cáo với ban giám hiệu và gia đình về  những hành vi và thái độ  của một số  học sinh không chịu sửa chữa lỗi lầm   hoặc sửa chữa một cách chậm chạp. Giáo viên phải luôn có lòng vị  tha đối  với các em, bỏ qua những lỗi lầm, để tạo niềm tin và tạo cơ hội tiến bộ cho   học sinh.  6
  7. Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử  lý khéo léo, liên hệ  với cha mẹ  học sinh để giải quyết kịp thời, có hiệu quả. ­ Giáo viên chủ  nhiệm cần dành thời gian đến nhà học sinh tìm hiểu  hoàn cảnh gia đình học sinh. Thông qua gia đình giáo viên có thể  hiểu thêm  tính cách của học sinh, tình cảm riêng tư của học sinh từ đó phối hợp với gia   đình để  giáo dục các em một cách tốt nhất. Biết động viên kịp thời khi học  sinh đau ốm, hay gặp khó khăn hoạn nạn.  ­ Đặc biệt giaó viên hãy yêu quý học sinh như những người thân trong  gia đình. Khi đứng trên bục giảng thì giáo viên là những thầy giáo, cô giáo  nhưng khi hết giờ  giáo viên sẽ  là những người anh, người chị, người cô,  người chú của các em để các em có thể trực tiếp hoăc gọi điện tâm sự về tình   cảm gia đình, tình yêu đôi lứa …của các em và có thể  tư  vấn cho các em về  cách giải quyết một số  tình huống khó xử  trong cuộc sống mà các em gặp  phải.  2) Đối với giáo viên bộ môn. ­ Mỗi giáo viên bộ  môn phải xác định rõ việc giáo dục đạo đức, kỹ  năng sống cho học sinh không phải của mình giáo viên chủ  nhiệm mà là của   toàn xã hội và giáo viên đóng vai trò quan trọng. ­ Giáo viên bộ môn không có nhiều thời gian để  giáo dục cho học sinh   như giáo viên chủ nhiệm. Song qua từng tiết dạy chúng ta có thể giáo dục các   em kỹ  năng sống thông qua các bài giảng bằng cách cho các em hoạt động  nhóm, thảo luận, trình bày câu trả  lời để  các em có thêm khả  năng giao tiếp,  khả năng thuyết trình hoặc nếu tiết dạy nào kiến thức không quá nhiều chúng  ta có thể  dành ra 5 phút cuối giờ để  giáo dục học sinh về  cách chào hỏi của  học sinh đối với giáo viên, đối với ông bà, cha mẹ và đối với người lớn tuổi   như thế  nào cho đúng , hoặc có thể phân tích cho học sinh hiểu thêm về  tình  yêu học trò để học sinh thấy được mặt tốt và mặt xấu của nó. Hiện nay học  sinh trung học phổ thông yêu nhau khá phổ  biến đặc biệt là học sinh lớp 12,   trong một lớp có thể có vài đôi yêu nhau các em có thể ngồi gần nhau và thể  hiện tình cảm thái quá ngay cả  trong giờ  học. Vì vậy mỗi giáo viên phải tế  nhị  nhắc nhở  các em phân tích cho các em hành động nào nên làm và hành  động  nào không được phép làm. ­ Mỗi giáo viên khi chứng kiến một hành vi vi phạm đạo đức của học   sinh ngay trong nhà trường như  chửi tục, chửi thề, hút thuốc,  thì phải nhắc   nhở, phê bình ngay lập tức và có thể  giáo dục cho các em qua những lời nói   chuẩn mực, rèn giũa để các em khắc phục dần dần.            ­ Luôn có lòng vị tha, bỏ qua những lỗi lầm của học sinh. ­ Trong các giờ ra chơi giáo viên có thể ngồi tại lớp nói chuyện với học   sinh, tâm sự với các em về chuyện gia đình mình để các em thấy được sự gần  gũi giữa cô (thầy) và trò. Từ đó các em cũng có thể bày tỏ  những tâm tư tình   cảm của các em với giáo viên. Các em có thể tâm sự chuyện gia đình, chuyện   7
  8. tình cảm của các em khi các em đến nhà chơi hoặc qua điện thoại thì giáo   viên nên dành thời gian để nói chuyện với các em một cách cởi mở. ­ Giáo viên cần quan tâm đến các em khi các em gặp khó khăn trong   cuộc sống  về tình cảm hoặc về vật chất. ­ Phối hợp chặt chẽ  với giáo viên chủ  nhiệm để  giáo dục các em một  cách tốt nhất. Dù là giáo viên chủ  nhiệm hay giáo viên bộ  môn thì chúng ta cũng có  thể tranh thủ  một chút thời gian để  giáo dục đạo đức, kỹ  năng sống cho các  em thông qua những câu chuyện, những bức tâm thư … mà chúng ta sưu tầm   được   từ   trong   sách   báo,   từ   những   trang   báo   mạng   ví   dụ   như   những   câu  chuyện sau: Câu chuyện thứ nhất:       Các em ạ, ở phương tây có một ngày rất hay: ngày của mẹ(Mother’sday). Một  hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi điện  hoa về  cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ  nhàng và thanh thản. Trên  đường quay ra bổng anh gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai   dòng nước mắt rưng rưng. Động lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng  muốn mua cho mẹ một bó hoa nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua  hoa cho em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em  biết không? Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó  hoa lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mộ khóc nức nở. Thì ra em đã  không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh thanh niên  sau khi đưa em về  nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về  thăm mẹ, anh muốn ôm mẹ và nói rằng “ mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng” Từ câu chuyện trên các em rút ra bài học gì? Trả lời: Các em ạ! Người có đức có tâm trước hết phải là người biết yêu mẹ  kính cha. Bởi các em biết không? Mẹ  là món quà vô giá mà tạo hoá đã ban  tặng cho chúng ta. Mẹ  là suối nguồn của sự sống, suối nguồn của cuộc đời.  Trên thế  gian này không ai thương ta bằng mẹ, suốt cuộc đời mẹ  đã hy sinh  vất vả  vì ta, công  ơn đó biết lấy gì đền đáp , biết trả  bao nhiêu cho vừa,   thương mẹ  biết bao nhiêu mà đủ? Các em nên nhớ  rằng thương mẹ  không  phải là bổn phận mà là quyền lợi đó nghe không. May mắn thay, hạnh phúc  thay cho những ai đang còn mẹ ở trên đời, xót xa thay cho những ai không còn   mẹ  để  mẹ  yêu thương và thương yêu mẹ. Bởi vậy các em không được làm  cho mẹ  buồn, mẹ  khổ, mà mỗi ngày hãy mang cho mẹ  một niềm vui. Vậy   bây giờ  các em phải làm gì để  cho cha mẹ  vui? Bây giờ  các em phải ngoan  ngoãn, vâng lời cha mẹ, ông bà, học hành chăm chỉ, phụ  giúp cha mẹ  những   công việc trong gia đình, biết quan tâm động viên cha mẹ  những lúc  ốm đau  hay những lúc có chuyện buồn… Câu chuyện thứ hai:  8
  9. Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một   bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên cuối mùa đã thu được  những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không  nắm được kỹ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông  dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui  vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nhiên trước việc   làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “ Sao ông lại cho láng giềng những  hạt bắp giống tốt nhất của mình như  vậy, trong khi họ  cũng tham gia cạnh  tranh với ông?” “Ồ!người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng  gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác  sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự  thụ  phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém  chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những  người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ  là đơn giản vậy  thôi”. Việc làm và câu trả lời của bác nông dân rút ra cho em bài học gì? Trả lời: Các em thấy không chân lí thật là giản dị. Nhưng không phải ai cũng   dễ  dàng nhận ra. Và nhiều người lại cố  tình không muốn nhận ra.Có người  nhận ra rồi nhưng để  thực hiện được nó không phải dễ  dàng. Bởi chúng ta   phải có sự bản lĩnh để chiến thắng được lòng nhỏ nhen, tính ích kỉ và những   tị  hiềm. Người nông dân trên đã nhận thức được sự  liên hệ  của cuộc sống.   Những trái bắp của ông không thể lớn mạnh trừ khi những trái bắp của người  láng giềng cũng lớn mạnh. Các khía cạnh khác trong cuộc sống cũng vậy.  Những ai muốn có cuộc sống tốt đẹp phải giúp người khác tìm được cuộc  sống tốt đẹp cho họ. Những ai muốn có hạnh phúc nên giúp đỡ  người khác  tìm được hạnh phúc. Nếu không muốn khổ  đau thì đừng đem đau khổ  cho  người khác. Bởi cuộc sống của mỗi người gắn liền với tất cả mọi người.  Bức tâm thư của người cha viết cho con trai Chào con! Con biết không, con là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Mẹ đã phải nâng niu con  9 tháng 10 ngày trong bụng để  chờ  gặp mặt con. Ba nhớ  mãi ngày đầu tiên  con cất tiếng khóc chào đời, khi gặp con, mẹ  rưng rưng lệ. Còn ba lúc  ấy   khắc khoải chờ đợi và rồi gặp con trước phòng sinh. Lần đầu nhìn thấy con,  ba chết lặng người với nhiều câu hỏi trong đầu “Tại sao con lại xanh xao  thế, tại sao bà hộ sinh không bồng con nâng niu mà kẹp con bên hông đầu con   quẹo xuống, miệng chảy dãi vương khắp người”. Lần đầu tiên chứng kiến  cảnh ấy ba nghẹn cứng họng, chỉ biết chạy theo bà hộ sinh hỏi và biết người  ta làm thế là tốt hơn cho con. Này, con có biết cả gia đình yêu con đến mức nào không? Vì con là tài sản lớn   nhất của chúng ta, tất cả  mọi người có thể  hy sinh mạng sống để  bảo vệ  9
  10. con. Ba mẹ  và ông bà nội ngoại vẫn giữ  chặt tay ôm con vào lòng để  giành  quyền sống cho con, con có hiểu điều đó không? Khi con đọc được những dòng chữ này cũng là lúc con lớn hơn nhiều rồi. Có  thể món quà sinh nhật hoặc một món quà nào đó ba mẹ mang đến chậm làm  con cảm thấy  ấm  ức hoặc không thích. Thế  là con trở  nên khó chịu với ba  mẹ. Đừng như thế nha con, ba mẹ sinh và nuôi con trưởng thành chính là món  quà lớn nhất mà đời con luôn có. Hãy trân trọng điều đó. Còn những thứ khác  chỉ là một phần nhỏ thôi, chẳng là gì cả, hãy suy nghĩ rộng lớn lên con nhé. Trong cuộc đời con người, thứ  quý nhất là cuộc sống, dù chỉ  sống thêm vài   ngày hoặc vài giờ  nhưng tình yêu thương mà cha mẹ, ông bà giành cho con  vẫn là mãi mãi. Ngày mai khi lớn lên con cũng chẳng bao giờ trả hết ân tình  ấy đâu. Cho nên ngay từ  bây giờ  hãy thương yêu họ  thật nhiều con nhé.   Những vật chất trong cuộc sống này chẳng mang ý nghĩa gì cả. Khi có nó,  lòng tham con sẽ nhiều hơn. Hôm nay con có kẹo thì mai con có bánh, có bánh  rồi con lại muốn có quần áo đẹp, xe cộ, nhà đẹp, bạn gái…Nhu cầu vật chất  cứ  “leo thang” và chẳng bao giờ  đủ  cho lòng tham con người, nên con phải   biết kiềm chế lòng tham lam của người sống sao cho khéo. Đừng quên mang  niềm hạnh phúc cho gia đình cho bạn bè những người thương yêu con nhé! Tất cả những gì ba mẹ mong mỏi là làm sao để con khoẻ mạnh, trưởng thành  biết tự lo cho bản thân và lo được cho gia đình riêng của mình. Sau này con sẽ  hiểu, không phải ai cũng làm được điều đó đâu con ạ. Ba mẹ không cần con  trả ơn bằng vật chất mà hãy làm cho gia đình mình được hạnh phúc con nhé. Ba khuyên con cố gắng học giỏi mang niềm vui cho bản thân con, ít nhiều gì  thì việc rèn luyện cũng có ích cho trí tuệ  con người. Hãy biết nhường nhịn  mọi thứ  con nhé, vì đàn ông là phải quảng đại, cao thượng. Giả  sử  con có  một người bạn rất thân, cả hai cùng quen một cô gái rất dễ thương. Lúc này   rất dễ  xảy ra mâu thuẫn nên con hãy nhường bạn con một bước nhé. Nếu  bạn con thất bại thì con hãy tiến đến với cô gái ấy và nên giải thích với bạn.   Nếu sau này con thành công với mối tình ấy thì con giữ được một tình bạn và  có thêm một tình yêu, như thế có tuyệt hơn không. Trong trường hợp con thành công thì hãy chúc mừng bạn  ấy, chúc cô gái đó  hạnh phúc. Hãy tự tin làm bạn với hai người họ và con không mất gì cả. Lúc   ấy con hãy tự tin nhủ lòng rằng còn nhiều cô gái tương xứng với con hơn, đó   không phải là người con gái duy nhất trên đời này. Sống đến tuổi ba thì con  sẽ hiểu “ vạn sự tuỳ duyên” con ạ. Ba cũng mong con đừng ỷ lại vào bất cứ thứ gì. Những kẻ như  thế hèn nhát   lắm. Ví như con ỷ lại tình thương yêu ba mẹ sẽ cho con tất cả những thứ mà  con muốn. Điều đó là khó có thể chấp nhận được. Hoặc con ỷ lại vào bạn bè   sẽ  đối xử  với con thế  này thế  kia, đến khi không được như  ý thì nảy sinh  lòng căm thù, ganh gét. Cũng đừng khinh thường bạn bè không bằng mình, bởi   có thể sau này họ phấn đấu hơn con gấp mấy lần đấy. 10
  11. Ba có nhiều điều muốn dạy con lắm nhưng không nói hết được, để đến từng   khoảnh khắc cụ thể trong cuộc sống ba sẽ dạy con. Có thể thực tế cách dạy  của ba sẽ khiến con khó tiếp thu hơn khi ba viết những bức thư này gửi con.   Thế nên con hãy đọc và nghiền ngẫm để những lời này đi vào tâm trí nhé. Ba   mẹ  không thể sống mãi bên con được, cầu mong con luôn là người tử  tế, dù  không phải làm chức quyền gì vĩ đại ngoài xã hội nhưng cố gắng vĩ đại trong  gia đình mình. Điều đó ba tin là con làm được. Cuối cùng ba có một câu nói tặng con: “Đừng bao giờ  đánh mất những thứ  mình đang có. Khi mất đi rồi có cố  cũng không thể  có lại đâu con nhé con   yêu”. Cầu chúc những gì tốt đẹp nhất mang đến cho con! Ba của con.                                                                                                       Trần Hải Em rút ra được bài học gì cho mình thông qua bức tâm thư này? Trả lời: Các em ạ! Bố mẹ các em ai cũng thương yêu và cũng muốn căn dặn   các em những điều hay lẽ  phải như  người cha trong bức tâm thư  này nhưng   không phải ai cũng có thể  nói hoặc viết nên được những lời như  người cha   này đã làm. Vì vậy cô mong rằng qua bức tâm thư  này các em sẽ  hiểu được   tình cảm mà bố  mẹ  dành cho các em nhiều như  thế  nào và điều mà bố  mẹ  mong muốn nhất ở các em là gì. Lời khuyên của cha. Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài người. Mỗi năm một lần con hãy  chờ xem mặt trời mọc. Nhìn thẳng vào mắt mọi người, nói lời “cảm ơn” càng  nhiều càng tốt, nói lời “cảm ơn” càng nhiều càng hay. Đối xử với mọi người   như  con muốn đối xử  như  thế. Kết thêm những người bạn mới nhưng trân   trọng những người bạn cũ. Hãy giữ  kỹ  điều bí mật. Phải can đảm đừng bao   giờ lừa gạt ai cả. Đừng tự dối lòng mình phải học cách lắng nghe. Đừng làm  ai mất hy vọng, nhiều người chỉ sống nhờ hy vọng. Đừng hành động khi con  đang giận dữ. Phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào đó thì phải   có mục đích và tự  tin rồi hãy đi. Đừng bao giờ  trả  công cho ai trước khi họ  chưa làm xong việc. Hãy sẵn sàng thua một trận đánh để dẫn đến thắng một   trận chiến. Đừng bao giờ ngồi lê nói mách, cẩn thận với kẻ nào không còn gì  để  mất. Khi gặp một hành động khó khăn con hãy thực hiện như  không hề  thất bại. Đừng giao du quá rộng. Học cách trả  lời “không” một cách dứt  khoát. Đừng mong cuộc đời đối xử  sòng phẳng với con. Đừng đánh giá thấp   sức mạnh của sự  tha thứ. Hãy mạnh dạn trong cuộc sống. Hãy tiếc những  điều chưa làm được chứ  đừng tiếc những điều đã làm xong. Đừng tập thói   quen trì hoãn công việc. Hãy làm ngay những gì cần làm đúng lúc. Đừng sợ  phải nói “tôi xin lỗi” và “xin lỗi”, “rất tiếc”. Hãy yêu thương tất cả  mọi   người. Phải biết im lặng đúng chỗ và phải biết tha thứ con của ta ạ!...                                                                          HGRVXÔN BRAO  IV. Kết quả đạt được 11
  12. 1.Đối với lớp chủ nhiệm  +Trong thời gian đầu  lớp 12C9:  ­  Nhiều em có biểu hiện vô lễ nói năng thiếu văn hoá với giáo viên, gặp giáo  viên không chào, nói tục, bỏ tiết, nghỉ học vô lý do, xem thư ờng kỷ luật của  lớp, một số em không nộp tiền lấy tiền đi chơi game, đánh lô, đánh đề, đánh  bạc, có em lấy trộm máy tính của bạn trong lớp bán lấy tiền chơi game. Khi  gặp giáo viên học sinh thường e dè có khoảng cách không gần gũi với giáo  viên.Trong học tập thì chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, chưa năng nổ  trong các hoạt động đoàn thể. ­ Xếp đạo đức cả năm lớp 11: .Tốt: 15 học sinh . Khá: 28 học sinh .Trung bình : 11 học sinh  . Yếu : 1 học sinh + Qua một năm nhận lớp và áp dụng các biện pháp trên tôi thấy kết quả như  sau:      ­ Taäptheålôùp tương đối có nề nếp, đoàn kết gắn bó, nhiều học sinh có  tiến bộ rõ rệt về đạo đức và kỹ năng sống so với đầu năm học, các em ngoan   hơn, lễ  phép hơn với thầy cô giáo, tình trạng học sinh bỏ  tiết, đánh bài chơi   game giảm đáng kể, tình trạng mất máy tính trong lớp không còn xảy ra, các  em gần gũi hơn và tự nhiên hơn với bạn bè và thầy cô. Khả năng thuyết trình,   khả  năng giao tiếp của các em được cải thiện hơn nhiều. Đặc biệt thỉnh  thoảng các em lại gọi điện cho tôi để  nói chuyện một cách rất vui vẻ, hoặc   có một số em thì nhắn tin cho tôi cảm ơn tôi vì những việc tôi đã làm cho các  em như: “ Em cảm ơn cô vì tất cả những gì cô đã làm cho em, em luôn xem cô  như  người mẹ  thứ  2 của mình”, hoặc “ Có lẽ  em là người làm cho cô phải  buồn, phải khổ  tâm nhiều nhất lớp… em xin lỗi cô vì những gì em đã vi   phạm với cô và với lớp. Nhờ có cô mà em mới được như  ngày hôm nay. Em  cảm  ơn cô rất nhiều”. Đây là điều mà tôi cảm thấy vui nhất và mong chờ  nhất ở các em. - Dự kiến xếp đạo đức cả năm: .Tốt: 26 học sinh . Khá: 21 học sinh. . Trung bình : 8 học sinh .  2. Đối với lớp trực tiếp giảng dạy       Đối với lớp 12C4, 12C7, 11A2 và 11A3 sau một năm giảng dạy bộ  môn  vật lý tại lớp tôi thấy các em ngoan hơn, lễ phép hơn khi gặp cô các em chào   cô rất thân thiện  không còn giống đầu năm có một số  học sinh khi gặp chỉ  trố mắt lên nhìn. Trong giờ học thì các em mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.  Khi ra chơi các em có thể  ngồi nói chuyện với cô giáo một cách rất vui vẻ,   khi cần trao đổi bài các em có thể hỏi ngay trên lớp hoặc khi cần thiết thì gọi   12
  13. điện thoại không còn ngại ngùng như  trước nữa. Khả năng xử  lý tình huống   trong cuộc sống của các em được cải thiện rất nhiều. Những học sinh yêu  nhau trong lớp thì không bao giờ  còn thể  hiện những hành động không hay  trước mặt thầy cô và các bạn nữa. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. Khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy rất khả  quan các em có  nhiều tiến bộ  về  đạo đức, lối sống. Các biện pháp trên có thể  sử  dụng phổ  biến cho tất cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn ở trường trung học   phổ  thông. Tuy nhiên việc giáo dục này không phải chỉ  áp dụng trong thời   gian ngắn mà trong suốt cả  3 năm học và mỗi giáo viên phải tìm cho mình  phương pháp phù hợp nhất để giáo dục các em. Để làm tốt việc giáo dục đạo đức lối sống cho các em học sinh để  các em trở thành con ngoan trò giỏi tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và   đề xuất sau: ­ Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương  chính sách pháp luật của nhà nước, đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp  hành pháp luật, đạo đức cho học sinh.Tổ  chức nhiều hơn nữa các hoạt động  ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. ­ Các cơ  quan chức năng của ngành giáo dục nên đưa nội dung giáo dục kĩ  năng sống vào giảng dạy, thực hiện các chương trình hoạt động ngoại khoá  giáo dục đạo đức kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó góp phần định hướng lý   tưởng, nhận thức về vai trò trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã   hội. Trên đây là một số biện pháp mà tôi áp dụng  cho công tác giảng dạy và   công tác chủ  nhiệm của mình. Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa có  nhiều chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý  của đồng nhiệp.                      Xin chân thành cảm ơn!                                                                                             XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ       Thanh Hoá ngày 26/4/ 2013                                                                                   Tôi xin cam đoan đây là                                                                                     SKKN của mình viết                                                                                   không sao chép nội dung                                                                                    của người khác.                                                                                            Người viết                                                                           13
  14.                                                                                                                                                             Hoàng Thị Hường  THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Báo tuoitre.com.vn 2. Báo giadinh.vnexpress.net 3. Một số bài viết về giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh ở trường  THPT Lê Quý Đôn ­ Quảng Trị, Trường THPT Tam Dương   14
  15. MỤC LỤC                                                                                                                                  Trang A. Đặt vấn đề ………………………………………………………………1 B. Giải quyết vấn đề………………………………………………………..2 I. Cơ sở lí luận……………………………………………………………...2 1.Nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức lối sống………………………..2 2. Nguyên nhân học sinh thiếu kỹ năng sống……………………………...2 II. Đặc điểm tình hình giáo viên và học sinh trường THPT Triệu Sơn 2….3 1. Về phía giáo viên......................................................................................3 2. Về phía học sinh.......................................................................................4 III. Biện pháp thực hiện................................................................................5 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm....................................................................5 2. Đối với giáo viên bộ môn.........................................................................6 IV. Kết quả đạt được...................................................................................10 1. Đối với lớp chủ nhiệm.............................................................................10 2. Đối với lớp trực tiếp giảng dạy................................................................11 C. Kết luận và đề xuất..................................................................................12   15
  16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 ` SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, KỸ NĂNG  SỐNG CHO HỌC SINH THPT    16
  17.                                  Tác giả: Hoàng Thị Hường                                  Chức vụ: Giáo viên                                  SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục                                              THANH HÓA NĂM 2013                                                                1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1