intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

479
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của trẻ, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ. Đồng thời trẻ biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng

  1. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                             ­­­­­­­­o0o­­­­­­­­ ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÍ LỊCH                    Họ và tên : Trịnh Thị Lan Ngọc           Ngày tháng năm sinh : 12/12/1985           Năm vào ngành : 2007           Chức vụ  : Giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn                     Đơn vị công tác : Trường mầm non Thượng Cốc – Phúc Thọ ­ Hà Nội Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Hệ đào tạo : Từ xa Bộ môn giảng dạy : Mầm non Khen thưởng :           ­ Năm học 2009­2010 : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở           ­ Năm học 2010­2011 : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở           ­ Năm học 2011­2012 : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở                           + Giải ba hội thi “ Kỹ năng tin học dành cho giáo viên mầm non”                       ­ Năm học 2012­2013 :  Giải khuyến khích hội thi giáo viên giỏi cấp huyện                      Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng                          +Lao động tiên tiến cấp huyện  MỤC LỤC SƠ YẾU LÝ LỊCH PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II.    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI III.    ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Khảo sát II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.  Biện pháp 1  : Lồng ghép theo chủ đề 2.  Biện pháp 2  : Thông qua các hoạt động khác 3.  Biện pháp 6  : Phối hợp với phụ huynh PHẦN C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN­BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHẦN D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng PHẦN A.  ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề  tài “ Một số  biện pháp giáo dục kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích  cho trẻ 24­36 tháng” I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI     Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta thường thấy tỷ lệ trẻ nhỏ gặp tai nạn thương   tích ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ  yếu xuất phát từ  đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.  Với  bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá những điều mới lạ, trẻ  hay phải   đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống mà không phải lúc nào   cũng có người lớn ở bên để giúp đỡ.     Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy ngoài việc cố gắng bảo vệ trẻ khỏi các nguy  cơ  gây rủi ro, ta còn phải dạy cho trẻ  kỹ năng phòng tránh các mối nguy hiểm thường   trực trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ  năng này giúp trẻ  tự  tin  ứng phó với các nguy cơ  không an toàn và hạn chế tối đa những tổn hại đến bản thân mình.       Song trong thực tế, việc dạy kỹ  năng sống nói chung, kỹ  năng phòng tránh tai nạn  thương tích nói riêng cho trẻ mầm non còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng.   Đặc biệt đối với trẻ 24­36 tháng, khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế nên giáo viên   gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích.  Xuất phát từ  lý luận và thực tế  trên, năm học 2013­2014,  tôi đã chọn  đề tài “ Một số  biện pháp giáo dục kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  24­36 tháng ”  để thực hiện. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  4. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng   Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi muốn giúp trẻ và giáo viên một số vấn đề  sau :  ­ Đối với trẻ : + Hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của trẻ , để trẻ có thể tự  bảo   vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ. Đồng thời trẻ biết  được điều nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để  giúp bản thân mình an   toàn. + Trẻ  cảm thấy tự tin, có phản  ứng nhanh để  vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc   sống. ­ Đối với giáo viên :. + Có phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả, từ  đó làm tiền đề cho việc giáo dục những kỹ năng sống khác. + Tự tin hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. III/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Đối tượng Trẻ nhà trẻ 24­36 tháng. 2. Phạm vi thực hiện :  Lớp 24­36 tháng D1 Trường mầm non Thượng Cốc – Phúc Thọ ­ Hà Nội 3. Thời gian thực hiện Thực hiện một năm từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  5. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận       Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích là một trong những kỹ năng sống vô cùng  quan trọng và cần thiết đối với trẻ ở mọi lứa tuổi. Nó giúp trẻ nhận ra những  mối nguy   hiểm trong tình huống cụ thể, đồng thời nhận thức được việc nên làm và không nên làm  phù hợp với hoàn cảnh để  giúp bản thân mình an toàn. Có kỹ  năng phòng tránh tai nạn   thương tích tốt, trẻ   sẽ  tự  tin hơn, sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm   trong cuộc sống.    Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ngay từ khi còn nhỏ đòi  hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có những phương pháp dạy sao cho trẻ  dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí, định hình cho mình   những phản ứng phù hợp với mọi tình huống xảy ra hàng ngày. 2. Cơ sở thực tiễn 1/ Thuận lợi ­ Nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường về tinh thần cũng   như cơ sở vật chất thiết yếu. ­ Bản thân tôi đã tham dự  chuyên đề  giáo dục kỹ  năng sống do phòng giáo dục tổ  chức nên tôi đã có chút kinh nghiệm trong phương pháp dạy kỹ năng sống. ­ Đồng nghiệp của tôi nhiệt tình giúp đỡ. 2/Khó khăn                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  6. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng ­ Trẻ còn quá nhỏ  nên nhận thức hạn chế, khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ  rất   kém. Bên cạnh đó, tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ lại không đồng đều   (có nhiều trẻ sinh cuối năm). ­ Là năm đầu thực hiện chuyên đề lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, nên tôi còn bỡ  ngỡ và lúng túng trong việc truyền tải nội dung giáo dục tới trẻ. ­ Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ  năng bảo vệ  bản thân cho trẻ  nhỏ  nên không tích cực trong việc phối hợp cùng  giáo viên để giáo dục trẻ.  3/ Khảo sát  Trước khi bước vào thực hiện đề  tài, tôi tiến hành khảo sát  5 hoạt động học có lồng   ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ với số trẻ là 25 cháu. Mời   ban chất lượng của trường dự và kết quả như sau : a. Với cô CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG  KẾT QUẢ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG  Số lượng Tỷ lệ % TÍCH CHO TRẺ Tốt 0 0 Khá 1 20 Đạt yêu cầu 4 80 Không đạt yêu cầu 0 0 b.  Với trẻ ( 25 trẻ )                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  7. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng                             KẾT QUẢ TRÊN TRẺ ĐẠT CHƯA ĐẠT Số lượng  Số lượng  TIÊU CHÍ  %  % Nhận ra các đồ  vật, địa điểm có thể  gây nguy  6 = 24% 19 = 76% hiểm  Biết tránh xa các mối nguy hiểm 5 = 20% 20 = 80% Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự  giúp đỡ  của người  2 = 8% 23 = 92% lớn          Nhìn vào bảng đánh giá , chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chất lượng việc giáo dục   kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích của cô qua các hoạt động chưa hiệu quả. Bên  cạnh đó rất ít trẻ đạt được các tiêu chí thể hiện kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích.   Thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ em  ở độ tuổi 24­36 tháng chịu tổn thất về sức khỏe và   tâm sinh lý do nguy cơ, tình huống không an toàn mang lại luôn cao nhất. II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN    Xuất phát từ những khó khăn và  kết quả khảo sát như trên, để giúp trẻ hình thành  kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích, tôi đã thực hiện các biện pháp sau : 1/ BIỆN PHÁP 1 : GIÁO DỤC LỒNG GHÉP THEO CHỦ ĐỀ      Ở mỗi chủ đề  học tập, tôi đưa ra những hoạt động, địa điểm, đồ  vật không an toàn  mà trẻ  có khả  năng gặp phải nhiều nhất. Có được nội dung giáo dục kỹ  năng phù hợp   với từng chủ đề sẽ giúp tôi dễ dàng trong việc lựa chọn bài dạy để lồng ghép giáo dục  trẻ, đồng thời trẻ cũng dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. STT Tên chủ đề Hoạt động không an toàn Địa   điểm  Đồ   vật   không  không an toàn an toàn                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  8. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng 1 Trường mầm  ­Chơi   đồ   chơi   không   đúng  ­Cầu thang ­Vật chứa nước non của bé cách ­Nhà vệ sinh ­ Đồ  dùng trong  nhà vệ sinh 2 Bé   và   các  ­Chơi   đồ   chơi   không   đúng  ­ Kẹp tóc, ghim  bạn cách tóc của bạn gái ­Đùa nghịch khi ăn 3 Bé   và   gia  ­ Lại gần bếp ­Bếp ăn ­Đồ   vật   gây  đình ­   Chạy   nhảy   trong   nhà   tắm  ­Nhà tắm bỏng ( nhà vệ sinh) ­Lan can, cửa sổ ­Đồ   vật   sắc  nhọn 4 Cây   và  ­Leo trèo ­Vườn rậm rạp ­Một   số   loại  những   bông  ­Tự ý ăn quả hoa ( nấm) độc hoa đẹp 5 Những   con  ­Ôm hôn, vuốt ve vật nuôi  ­Vườn bách thú vật đáng yêu ­Lại   gần   các   con   vật   nguy  hiểm 6 Có   thể   đi  ­Một mình qua đường ­Lòng đường ­Xe   đạp,   xe  khắp   nơi  ­Đùa nghịch khi ngồi trên xe  ­ Bến xe, ga tàu máy, ô tô… bằng phương  đạp, xe máy, ô tô.. ­Ao, hồ… tiện gì? ­Không đội mũ bảo hiểm 7 Mùa hè đến ­Tắm biển, sông, hồ, ao… ­Biển, sông, hồ,  ­Quạt điện ao … ­   Vật   chứa  nước                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  9. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng    Dựa trên các nguy cơ có thể gây guy hiểm cho trẻ mà mình đã vạch ra ở mỗi chủ đề,  tôi chú trọng việc giúp trẻ nhận ra các mối nguy hiểm đó và ảnh hưởng của nó tới bản   thân mình qua từng bài học. VD : Chủ đề “ Bé và các bạn” + Hoạt động với đồ vật : Xâu vòng tặng bạn ­ Qua hoạt động này tôi giúp trẻ  biết trẻ  có thể  bị  hóc, nghẹn khi sử  dụng hột hạt   không đúng cách ( Ngậm, nuốt, ném nhau…)  Chủ đề “ Bé và gia đình” + Tạo hình : Dán mành cửa sổ. ­ Bé có thể bị ngã khi leo trèo lên cửa sổ 2/ BIỆN PHÁP 2 : THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở MỌI LÚC, MỌI NƠI Hoạt động văn học VD : Truyện : Chong chóng nhỏ của Đông       Mẹ  mới mua cho Đông một cái chong chóng. Đông thích lắm. Đông giơ  cao chong   chóng, chạy một vòng quanh nhà. Những cái cánh của chong chóng quay quay, trông đến   là vui mắt. “ Thế này mà gặp lúc gió to, chong chóng quay đẹp phải biết”, Đông thầm   nghĩ.   Chiều hôm sau trời bỗng nổi gió lớn. Đông vội nhảy chân sáo ra khỏi nhà, trên tay giơ   cao chiếc chong chóng đang quay tít. Đột nhiên một trận cuồng phong kéo theo cát bụi   ập đến trước mặt Đông. Bị cát và bụi bay vào mắt, Đông lảo đảo đứng không vững rồi   ngã bịch xuống đất. Đúng  lúc ấy, một chậu hoa nhỏ trên lan can nhà cao tầng rơi xuống   cạnh cậu. Chậu hoa vỡ tan thành từng mảnh, suýt nữa thì rơi đúng vào đầu Đông!                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  10. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng    Đông sợ hãi nhắm chặt mắt lại. Một lúc lâu sau cậu mới dám mở mắt nhìn quanh. Cậu   thấy chiếc chong chóng nhỏ đã bị chậu hoa làm gãy đôi, cậu bật khóc thút thít. Lúc ấy, mẹ của Đông chạy đến bên đỡ cậu dậy. Mẹ Đông nhìn từ đầu đến chân con trai   một lượt để  kiểm tra xem cậu có bị  xây xát không. Thấy con an toàn, mẹ  đông mới thở   phào nhẹ nhõm:  ­ May quá, con không sao! Chiếc chong chóng bị hỏng mất rồi! Lần sau con đừng chạy   chơi ở ngoài lúc trời nổi gió nhé!  Qua nội dung câu chuyện, tôi giúp trẻ hiểu rằng không nên ở ngoài đường khi trời nổi  gió lớn vì trẻ có thể gặp  rất nhiều nguy hiểm như bụi bay vào mắt làm đau mắt, chậu   hoa có thể rơi trúng đầu gây chảy máu….Ngoài ra, khi trời nổi gió lớn thường kèm theo  mưa, sấm sét…trẻ có thể ốm do bị mưa ướt… Hoạt động âm nhạc Tôi khai thác một cách có hiệu quả  những bài hát chứa đựng tình huống không an toàn  để giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. VD:    Bài hát  :        Con mèo ra bờ sông ( Hoàng Hà) Một con mèo ra bờ sông Meo…Mèo này chớ xuống sông Một con mèo ra bờ ao Meo… Mèo này chớ xuống ao Em cũng không chơi gần sông Em cũng không chơi gần ao…kẻo ngã…nhào!    Thông qua việc giảng nội dung bài hát, tôi giúp trẻ  hiểu rằng không nên chơi ở gần  bờ sông, bờ ao, vì bản thân trẻ có thể bị đuối nước do ngã xuống sông, xuống ao.                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  11. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng Hoạt động khám phá khoa học  VD : Khám phá xe máy    Ở hoạt động này, tôi chú ý giúp trẻ hiểu bô xe máy thường rất nóng ,trẻ có thể bị  bỏng  khi đùa nghịch, sờ, chạm vào bô xe máy.Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình ảnh làm trò  chơi nhằm hình thành kỹ năng giữ an toàn giao thông để phòng tránh tai nạn thương tích  cho trẻ.    Trò chơi “ Ai giỏi nhất” ­ Cô chuẩn bị hình ảnh : Bé ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe máy   không đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe vòng tay ôm người phía trước,  bé ngồi   sau xe hai tay giơ ra để nghịch… Yêu cầu trẻ chọn hình ảnh hành động mà trẻ nên  làm, và hỏi trẻ  vì sao con nên làm như  vậy? Nếu con không làm như  vậy thì  chuyện gì sẽ xảy ra?...   Trên cơ sở đó cô củng cố giáo dục trẻ : Khi đi xe máy cùng bố mẹ, các con nên đội mũ   bảo hiểm để bảo vệ phần đầu đỡ bị đau nếu chẳng may con bị ngã xe. Các con cũng nên  ngồi ngay ngắn trên xe, vòng tay ôm chặt người phía trước, có như vậy các con mới giữ  an toàn cho bản thân mình.                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  12. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng Bé nhớ đội mũ bảo hiểm trước khi đi đi xe máy cùng bố, mẹ Hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động mang tính chủ đạo của trẻ mầm non. Những hành động, việc   làm hay cách xử lý tình huống của người lớn mà trẻ đã thấy đều được trẻ tái hiện lại   trong khi chơi. Việc giáo dục kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  thông  qua trò chơi sẽ  được trẻ  ghi nhớ rất nhanh và định hình ngay trong ý thức, việc làm  của trẻ.  VD : +  Ở góc phân vai với trò chơi “ gia đình”, tôi giúp trẻ hình thành thói quen pha  sữa cho em bé xong phải cất gọn phích nước, để tránh bị bỏng. ­ Trò chơi “ Nấu ăn” tôi nhắc trẻ phải dùng lót tay khi bắc nồi từ trên bếp xuống +  Ở  góc thiên nhiên tôi lưu ý để  trẻ  biết phải khóa vòi nước sau khi sử  dụng , cất   dụng cụ làm vườn cẩn thận để tránh bị chảy máu.                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  13. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng + Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, qua việc trò chuyện quan sát đu quay, tôi giúp  trẻ nhận biết được một số nguyên nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh   nguy cơ gây ngã.  ­ Vì sao mà bé ngã khi ngồi trên đu quay? ( không bám chắc, đùa nghịch, xô đẩy  bạn…) ­ Khi ngồi trên đu quay chẳng may bị ngã bé cần làm gì?( Nằm yên, chờ  đu quay  dừng hẳn mới ngồi dậy để tránh đu quay đập vào đầu, bạn khác chạy đi báo với cô…)           ­ Bé làm gì để phòng tránh ngã? ( Không xô đẩy bạn khi ngồi trên đu quay, nắm   chắc tay cầm…)  Hoạt động vệ sinh cá nhân     Khi thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, tôi giải thích cho trẻ hiểu nền nhà tắm, nhà vệ  sinh rất trơn, trẻ có thể  bị  ngã khi chạy nhảy trong nhà vệ  sinh, nhà tắm, trẻ  có thể  bị  bỏng khi vặn vòi nước không đúng cách nếu nhà dùng bình nóng lạnh…Cũng qua đó, tôi   giúp trẻ nhận ra rằng trẻ cần nhờ người lớn giúp khi muốn vào nhà vệ sinh, nếu không   có ai  ở nhà con hãy tìm dép để đi vào chứ  không đi chân không. Và tuyệt đối đừng vặn  nước ở những vòi mà con không chắc là có nước nóng hay không…                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  14. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng Nền nhà vệ sinh có nước nên trơn, dễ ngã Thông qua giờ ăn, giờ ngủ trưa     Trước giờ  ăn, ngoài việc tạo bầu không khí vui vẻ  để  kích thích trẻ  ăn hết xuất, tôi  còn giúp trẻ thấy những mối nguy hiểm sẽ xảy ra cho tr ẻ n ếu tr ẻ v ừa ăn vừa cười nói,  nếu trẻ ăn hay uống quá nhanh, hoặc khi vừa ăn xong mà trẻ chạy nhảy đùa nghịch…    Ở giờ ngủ trưa, tôi giải thích cho trẻ hiểu nếu trẻ không cởi bỏ khăn quàng cổ  trước   khi ngủ thì trẻ  có thể bị  ngạt trong khi ngủ? Hoặc nếu trẻ nằm úp mặt xuống gối hay  lấy gối đè lên mặt bạn thì chuyện gì sẽ xảy ra?... Hoạt động chiều    Với đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng  nên nếu chỉ dừng lại   ở  việc giảng giải cho trẻ thôi thì sẽ  không thực sự  hiệu quả.. Chính vì vậy sau khi ôn  bài buổi chiều tôi thường tạo một số tình huống nhỏ cho trẻ trải nghiệm nhằm củng cố  kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ.                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  15. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng VD : ­ Đổ các khối gỗ đồ chơi ra sàn lớp, yêu cầu trẻ đi chân không vào lớp. Trẻ đã biết  đi từng bước một, tránh dẫm lên các khối để  khỏi bị  ngã và đau chân. Đồng thời nhặt  khối để gọn lại một chỗ.                                Trẻ không giẫm lên khối và cũng nhau nhặt khối gọn lại Việc trải nghiệm tình huống thường xuyên đã giúp trẻ  phát triển kỹ  năng suy đoán,  nhận biết mối nguy hiểm, trên cơ sở đó áp dụng những kiến thức ,kinh nghiệm mình  đã có để  tìm ra cách giải quyết vấn đề  . Từ  đó trẻ  có thể  vận dụng với những tình  huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp . Nó góp phần hình thành và củng cố  cho trẻ  những kinh nghiệm, những kỹ năng  bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. Thông qua hoạt động đón, trả trẻ    Tận dụng khoảng thời gian ngắn trong giờ đón trẻ, tôi đưa ra cho trẻ  những câu hỏi   tình huống để trẻ thảo luận và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề  ­  “Nếu con đang ngồi chơi một mình mà tự nhiên thấy nhà tối om, con sẽ làm như   thế nào?” .                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  16. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng  Việc con nên làm là con  ngồi yên tại chỗ, sau đó gọi bố mẹ thật to. Và con không nên   đi lại trong nhà lúc tối tăm, vì như thế con rất dễ bị vấp ngã. ­ “Nếu con nhìn thấy  ấm điện đun nước đang bốc khói và kêu inh  ỏi, con sẽ  làm   như thế nào”?  Tuyệt đối không lại gần, con hãy đi tìm người lớn đến giúp. Con không nên lại gần vì   như vậy, con rất dễ bị điện giật, hoặc bị nước nóng tràn ra làm bỏng người.   Việc trẻ suy nghĩ, thảo luận  và cùng cô đưa ra phương án tối ưu để xử lý trước những   tình huống cụ  thể thường gặp giúp trẻ  có sự  tư  duy logic, phát triển ngôn ngữ  và khả  năng diễn đạt bằng lời của mình. Kinh nghiệm  ứng phó trước nguy cơ  gây nguy hiểm  cũng được trẻ hiểu và tiếp thu dễ dàng.    Ở giờ trả trẻ, tôi thường cùng trẻ quan sát xem các bạn đã ngồi trên xe đạp, xe máy khi   bố  mẹ  đến đón như  thế  nào? Ngồi như  vậy có an toàn không? Các bạn có đội mũ bảo  hiểm không? Nếu bố  mẹ  đón con bằng xe đạp hoặc xe máy, thì con sẽ  ngồi như  thế  nào? Nếu đi bộ cùng bố mẹ thì con nên như thế nào ( Không chạy, nắm chặt tay bố mẹ,  đi ở lề đường…)   Qua mỗi lần quan sát hoặc trò chuyện cùng trẻ, việc lắng nghe ý kiến của trẻ giúp tôi   nhận ra lý do hành động phản ứng của trẻ trong mỗi tình huống. Trên cơ  sở  đó tôi giải   thích cho trẻ  hiểu rõ vấn đề, đồng thời khẳng định với trẻ  việc nên làm và không nên  làm trong tình huống đó để có thể bảo vệ bản thân mình an toàn.    Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi,  đảm bảo tính liên tục để trở thành thói quen, phản xạ của trẻ. Tuy nhiên không nên lạm   dụng tích hợp quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như  sẽ gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. 3/ BIỆN PHÁP 3 : PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  17. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng   Việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là chuyện   một sớm một chiều mà là cả  một quá trình. Chính vì vậy, nếu chỉ    dạy trẻ  kỹ  năng  phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non thôi thì chưa đủ, mà trẻ cần được rèn  luyện đều đặn ở nhà.  Môi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm   và  ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích  ở  trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều   đó cũng như  tin rằng mình có thể bảo vệ con mọi lúc mọi nơi.     Để xóa đi suy nghĩ chủ quan này của phụ huynh, tôi đã nỗ nực làm tốt công tác tuyên  truyền. Cụ thể: + Thông qua giờ đón trẻ:  Tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, nguyên nhân   và cách phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ,  nhằm giúp họ nhận ra   tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay  từ khi còn nhỏ. + Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước to  rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thông tin với   phụ  huynh rất hiệu quả. Theo từng chủ  đề, tôi đánh máy nội dung giáo dục kỹ  năng   phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  mà cô đang dạy trẻ   ở  trên lớp, để  phụ  huynh   tham khảo. Ví dụ :  Ở  chủ  điểm “Bé và gia đình” tôi ghi nội dung lồng ghép giáo dục kỹ  năng sống   cho trẻ như sau: ­ Tuần 1 : Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng lửa ( lại gần bếp) ­ Tuần 2: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng nước sôi ( phích nước, canh nóng) ­ Tuần 3 : Phòng tránh tai nạn thương tích do đồ vật sắc nhọn ( dao, kéo)…..                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  18. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng + Thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi chủ động lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng  sống cho trẻ  đến các bậc phụ  huynh. Các phụ  huynh đã tiếp nhận thông tin một cách  đồng bộ, không gò bó, gượng ép. Trao đổi với phụ huynh  +Thông qua một số tình huống không an toàn  với trẻ  trong thực tế được tôi chủ động  xây dựng  lại và mời phụ huynh kín đáo quan sát biểu hiện của con em mình.   VD : Tôi vờ bỏ quên ấm đun nước không cắm điện và không chứa nước trước mặt trẻ.  Trẻ  đã xúm lại rồi rủ  nhau vào nhà vệ  sinh lấy nước để  cắm điện…Ngay lập tức, tôi                      Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  19. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng cùng phụ huynh quay trở lại lớp giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ có thể bị điện giật nếu   trẻ tự mình cắm nước uống, trẻ có thể bị ngã khi vào nhà vệ sinh một mình…    Qua một số hình thức tuyên truyền và một vài tình huống thực tế tận mắt chứng kiến   đã làm thay đổi suy nghĩ cơ  bản từ  phía phụ  huynh.  Phụ  huynh đã nhận thấy sự  thiết  thực và tầm quan trọng của việc dạy kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  nên tích cực phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ.       Bản chất việc hình thành kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  không chỉ  dừng lại  ở  nhận thức, mà nó còn bao gồm cả  việc bắt chước những hành động đúng,  nên làm trong thời điểm nào đó. Đồng tình với quan điểm này của tôi nên dù trong bất cứ  hoàn cảnh nào, tôi và phụ huynh đều cố gắng làm gương cho trẻ từ việc nhỏ nhất. VD : Dùng lót tay khi bắc xoong nồi trên bếp nóng,  đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, rửa  sạch và gọt hoa quả trước khi ăn..…    Thay vì la mắng, cấm đoán trẻ như trước, phụ huynh đã giải thích hoặc đưa ra các tình  huống cụ thể trong thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế?  Nếu xảy ra   thì sẽ phải làm như thế nào ?     Tôi và phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với nhau về những tình huống không an  toàn mà trẻ  vô tình gặp phải hoặc những hoàn cảnh được người lớn tạo ra nhằm giúp  trẻ  học cách  ứng phó. Đồng thời cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ  trong những   tình huống như vậy.    Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh   đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương   tích  cho trẻ.    Bằng những biện pháp thiết thực trên, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn cho   trẻ 24­36 tháng trong năm học 2013­2014 thực sự  đạt kết quả cao ở cô và trẻ.                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
  20. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24­36 tháng PHẦN C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN – BÀI HỌC KINH NGIỆM 1. Kết quả đối chứng a. Với cô CHẤT   LƯỢNG   GIÁO  KẾT QUẢ DỤC   KỸ   NĂNG   PHÒNG  ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TĂNG  GIẢM  TRÁNH   TAI   NẠN  THƯƠNG   TÍCH   CHO  Số  Tỷ lệ  Số  Tỷ lệ  % % TRẺ lượng % lượng % TỐT 0 0 3 60 60 KHÁ 1 20 2 40 20 ĐẠT YÊU CẦU 4 80 0 0 80 KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU 0 0 0 0 Nhìn vào bảng điều tra có kết quả đối chứng cho thấy việc giáo dục kỹ  năng phòng  tránh tai nạn thương tích cho trẻ đã hiệu quả hơn rất nhiều, chất lượng giáo dục kỹ  năng phòng tránh tai nạn thương tích qua các hoạt động của cô hầu hết là đạt loại tốt  và khá.  b. Với trẻ KẾT QUẢ TRÊN TRẺ ĐẠT CHƯA ĐẠT TIÊU CHÍ ĐẦU  CUỐI  TĂNG ĐẦU  CUỐI  GIẢM NĂM NĂM NĂM NĂM % Số  Số  Số  Số  % lượng lượng lượng lượng                     Trịnh Thị Lan Ngọc                 Trường MN Thượng Cốc 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2