intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt phân môn Vẽ tranh ở trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

141
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt phân môn Vẽ tranh ở trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn đưa ra những giải pháp nhằm kích thích, động viên học sinh để thông qua đó các em hứng thú với môn học hơn đồng thời thấy được vai trò và sự cần thiết của môn học trong nhà trường tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt phân môn Vẽ tranh ở trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THUỶ TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM QUÝ 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH  VÀ HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC  THUỘC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN         Người thực hiện: Nguyễn Văn Dương         Chức vụ:  Giáo viên         Đơn vị công tác: Trường TH Cẩm Quý 1         SKKN thuộc : Môn Mĩ Thuật CẨM THỦY NĂM 2013 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như  chúng ta đã biết nhiều năm trước đây môn Mĩ thuật  ở  trường phổ  thông nói chung và  ở  trường tiểu học nói riêng đều do giáo viên không chuyên  đảm nhiệm, đây là một điều hạn chế  mà ta có thể  thấy được, điều này đã ảnh  hưởng không nhỏ  đến chất lượng môn học. Trong những năm gần đây đã có  nhiều giáo viên chuyên trách đảm nhiệm môn Mĩ thuật ở tất cả các trường phổ  thông trong cả nước đặc biệt là các trường đặc biệt khó khăn hay những trường   thuộc vùng 135 và tuy vậy mặt bằng dù đã được đi lên nhưng vẫn còn  ở  mức  khiêm tốn.   Bên cạnh đó vẫn còn một số  những hạn chế  khác như: Một số  ít giáo  viên dù là chuyên hay không chuyên vẫn chưa có biện pháp phù hợp để học sinh   thấy được vai trò và ý nghĩa của môn học, ngoài ra cơ  sở  vật chất  ở  các nhà   trường dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu thốn hay chưa đáp ứng được với  yêu cầu của môn học, đồ  dùng, tư  liệu có liên quan và phục phụ  cho môn học  còn hạn chế đặc biệt là đối với những trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn... Thực tế  cho thấy hàng ngày trong cuộc sống nếu chúng ta để  ý hoặc ít  nhất một lần trong trong đời chúng ta thấy  ở  đâu đó các em trai, gái, ở  mọi lứa  tuổi, mọi nơi đang ngồi trong nhà hay ngoài sân dù trong tay các em chỉ có thể là   một mẫu phấn hay viên gạch nhỏ, cái que cũng đủ cho các em làm phương tiện   để  cho ra một tác phẩm thật hồn nhiên và đầy cảm xúc, tác phẩm đó có thể  là   rất vô lý, xa lạ với ý nghĩ của chúng ta nhưng điều đó lại rất có lý và gần gũi với   các em, thậm chí một ngôi nhà mới sơn song các em sẵn sàng vẽ ngay lên tường  với những nét vẽ  ngoằn nghèo khi mà các em không nghĩ mình vừa làm bẩn   tường mà chỉ biết mình vừa cho ra một tác phẩm thật hồn nhiên và đầy cảm xúc   của chính mình. Chính vì những lý do trên mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm  những biện pháp để  khắc phục đồng thời chuẩn bị  tất cả  các yếu tố  cần thiết   nhất cho tiết dạy của mình, một mặt để  hoàn thành nhiệm vụ  mà chuyên môn  nhà trường giao cho mặt khác nhằm kích thích, động viên học sinh để thông qua  đó các em hứng thú với môn học hơn đồng thời thấy được vai trò và sự cần thiết   của môn học trong nhà trường tiểu học. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề: 2
  3. Xã hội phát triển nhu cầu thưởng thức cái đẹp thẩm mĩ của con người  không ngừng được nâng cao và cái đẹp đã thực sự  trở  thành một trong những  "cái thứ" thiết yếu trong đời sống của con người cũng như  sự  phát triển chung   của xã hội. Một mặt là để đáp ứng nhu cầu muốn vươn tới cái gì cao đẹp, hoàn   thiện của con người, mặt khác góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế  xã hội.   Cảm thụ  cái đẹp chính là để  "sống tốt, sống đẹp". Vì vậy việc đào tạo con   người biết nhận thức và cảm thụ cái đẹp ngày càng rất quan trọng, đó không chỉ  là mục tiêu trong hệ thống Giáo dục Việt Nam mà còn là mục tiêu chung của tất   cả các nước trên thế giới.  Như chúng ta đã biết mục tiêu môn học Mĩ thuật ở cấp học phổ thông nói  chung và  ở  trường tiểu học nói riêng là không nhằm đào tạo các em trở  thành  những hoạ  sĩ hay những nhà nghiên cứu về  nghệ  thuật mà thông qua kiến thức   của môn học này  nhằm khơi dậy và phát huy năng khiếu thẩm mĩ vốn có của  các em đồng thời giúp các em biết cảm thụ cái đẹp và vận dụng cái đẹp đó vào   trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập của các em. Môn học Mĩ thuật trong trường tiểu học cũng đã góp phần không nhỏ  trong việc hình thành nhận thức về  cuộc sống, về thế giới quan khoa học, giáo  dục cho các em một thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển   nhân cách toàn diện, hài hoà. Đó chính là khả năng biết cảm nhận và  biết tạo ra  cái đẹp trước hết là cho bản thân các em sau là cho gia đình và cho toàn xã hội. Bên cạnh đó qua môn học Mĩ thuật còn hỗ trợ các em ở các môn học khác  giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài cả  về  đạo đức, trí tuệ, thể  chất, thẩm   mĩ và các kỹ năng cơ  bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ  nghĩa trong thời đại mới. Xuất   phát   từ   nhận   thức   về   tầm   quan   trọng   của   môn   học   Mĩ   thuật   ở  trường tiểu học và thực tiển trên bản thân tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu,   nghiên cứu để làm sao tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm giải quyết vấn   đề này với nhiệm vụ cụ thể là: "Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và   học tốt phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học thuộc vùng đặc bệt khó khăn" 2. Thực trạng của vấn đề: Từ khi ra trường được đảm nhiệm giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường tiểu  học Cẩm Quý 1 và qua hơn 9 năm thực tiễn giảng dạy tôi thấy đa số các em rất   thích học vẽ vì qua môn học đặc biệt là phân môn vẽ tranh các em được tiếp súc,  làm quen, được thể  hiện nhiều đề  tài khác nhau, được vẽ  những gì mình mơ  ước, mình yêu thích. Nhưng bên cạnh đó những em có năng khiếu và yêu thích   môn học thì chưa thực sự được như mong muốn và điều này được xuất phát từ  3
  4. nhiều nguyên nhân chung như: Một số ít giáo viên chưa có phương pháp dạy học   thích hợp hay chưa quan tâm đúng mức tới đối tượng học sinh để  giúp các em   thấy hết cái hay, cái đẹp của môn học, một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức   đúng mức về môn học và cho rằng đó chỉ là một môn học phụ dẫn đến thiếu đồ  dùng học tập, nhiều em quên bút chì còn vẽ  bằng bút mực hay quên vở  vẽ  vào  giấy ô ly, bài vẽ mang nặng tính đối phó"vẽ cho có" dẫn đến chất lượng bài vẽ  chưa cao và điều này lâu ngày sẽ  trở  thành lối mòn cho các em từ  đó các em sẽ  mất dần đi sự lôi quấn và tầm quan trọng của môn học này. Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề không chỉ riêng bản thân tôi mà  bất cứ người giáo viên nào cũng phải luôn trăn trở. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật từ khối lớp 1 đến khối  lớp 5  ở  trường tiểu học Cẩm Quý 1 tôi thấy mặc dù đại đa số  các em đều yêu  thích môn học đặc biệt là phân môn vẽ  tranh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một   bộ  phận các em chưa thực sự hứng thú và đam mê với môn học "học còn mang   tính đối phó". Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn dù có được đi lên  nhưng vẫn còn ở mức khá là khiêm tốn. Chính vì vậy đầu năm học 2012­2013 tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu   đồng thời khảo sát chất lượng học sinh của trường mình từ khối 1 đến khối lớp   5 bằng cách ra một đề kiểm tra như sau: "Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài tự   chọn". Kết quả sau khảo sát thu được: Lớ Sĩ số Hoàn thành xuất  Hoàn thành Chưa hoàn thành p sắc SL TL SL TL SL TL 1A 22 4 18,2% 13 59,1% 5 22,7% 1B 22 3 13,6% 16 72,7% 3 13,6% 1C 24 4 16,7% 17 70,8% 3 12,5% 2A 21 10 47,6% 10 47,6% 1 4,8% 2B 21 3 14,3% 17 80,9% 1 4,8% 2C 24 5 20,8% 15 62,5% 4 16,7% 4
  5. 3A 30 6 20,0% 20 66,7% 4 13,3% 3B 20 6 30,0% 10 50,0% 4 20,0% 4A 19 4 21,0% 15 79,0% 0 0% 4B 20 6 30,0% 14 70,0% 0 0% 4C 25 5 20,0% 16 64,0% 4 16,0% 5A 23 7 30,4% 16 69,6% 0 0% 5B 19 8 42,1% 11 57,9% 0 0% 5C 24 8 33,3% 15 62,5% 1 4,2% Chính vì lý do về những thực trạng và kết quả bước đầu như trên tôi đã đi   sâu nghiên cứu để  tìm ra những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học  tốt phân môn vẽ  tranh  ở trường tiểu học, đặc biệt là những trường ở  vùng khó  khăn hay vùng 135. a. Mục đích nghiên cứu:  Nghiên cứu thực trạng của vấn đề  với mục đích tìm ra các biện pháp tốt   nhất nhằm giúp học sinh "yêu thích và học tốt phân môn vẽ tranh ở trường tiểu  học thuộc vùng đặc biệt khó khăn". b. Đối tượng nghiên cứu:  Là học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 trường tiểu h ọc   Cẩm Quý 1, Cẩm Thủy, Thanh Hóa c. Phạm vi nghiên cứu:  Học sinh toàn trường tiểu học Cẩm Quý 1 d. Phương pháp nghiên cứu:  ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp thống kê  ­ Phương pháp khảo sát ­ Phương pháp thực nghiệm ­ Phương pháp phân tích tổng hợp đ. Thời gian nghiên cứu: 5
  6. ­ Tháng 9 năm 2012 Đăng ký đề tài lập kế hoạch ­ Tháng 10 năm 2012 Khảo sát điều tra thực trạng học sinh toàn trường   tiểu học Cẩm quý 1 ­ Tháng 11 tổng hợp số liệu khảo sát ­ Từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm 2013 đưa ra  các biện pháp để phân tích   và sử lý ­ Đầu tháng 2 năm 2013 viết đề tài ­ Cuối tháng 3 năm 2013 chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện: Như  chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển và theo đó là nhu cầu   thẩm mĩ nói chung và nhu cầu về  thưởng thức cái đẹp nói riêng của con người  cũng ngày càng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh tiểu học,   ngoài nhu cầu về  đời sống vật chất đầy đủ  thì các em còn có những nhu cầu  không thể thiếu đó chính là nhu cầu thẩm mĩ và đời sống tinh thần. Trong đời sống thường ngày cũng như trong giảng dạy thực tế cho ta thấy   trẻ  em dù được đến trường hay không được đến trường, dù các em  ở  thành thị  hay nông thôn, miền xuôi hay miền núi xa sôi và dù các em chưa từng được học  vẽ  thì các em vẫn đều thích vẽ, các em vẽ  theo cảm súc, theo trí nhớ  hay vẽ  không có chủ định. Thông thường  ở  lứa tuổi các em tiểu học thường vẽ  theo cảm xúc tự  nhiên, không lệ  thuộc vào khung cảnh hay màu sắc và phải trăng đó chính là sự  hư  cấu? Nhưng lại không phải như  vậy! các em nghĩ sao vẽ  vậy, thật như  các   em nghĩ, các em hiểu. Hình vẽ  trong tranh của các em rất ngộ  nghĩnh và mang  tính khái quát về  cả  hình tượng và cả  màu sắc. Đó chính là ngôn ngữ  tạo hình  đích thực của các em, với cách nhìn cách nghĩ luôn tươi sáng, hồn nhiên và đầy   chân thật. Đôi khi chúng ta có thể  bị  bất ngờ  về  thủ  thuật sử  dụng đường nét,  hình vẽ và cả  màu sắc. Vì vậy tranh vẽ  của các em luôn chứa đựng sức truyền  cảm, sự  lôi quấn đối với người xem đó chính là nghệ  thuật thẩm mĩ đích thực  mà chúng ta cần tôn trọng, quan tâm và phát huy. Qua đây ta có thể thấy được đa số các em đều yêu thích học môn Mĩ thuật   đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Bên cạnh đó vẫn còn một số  ít học sinh còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh  dạn nói lên suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản với môn học, đôi khi còn   làm bài mang tính đối phó dẫn đến chất lượng vẽ  chưa cao. Tất cả những vấn  6
  7. đề nêu trên đều ảnh hưởng lớn tới việc học môn Mĩ thuật của học sinh vậy cần   làm thế nào để có các biện pháp khắc phục tình trạng này? Trong hệ  thống chương trình Mĩ thuật  ở  tiểu học cũng như  một số  môn   häc khác bộ  môn được chia thành nhiều phân môn nhỏ, cụ  thể   ở môn Mĩ thuật   đã được chia thành các phân môn như  sau: Vẽ  theo mẫu, vẽ  trang trí, vẽ  tranh,   tập nặn tạo dáng tự do và thường thức Mĩ thuật. Hệ thống của 5 phân môn này   đã được sắp xếp một cách khoa học theo một cấu trúc đồng tâm, các phân môn  này có mới quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Chúng ta vẫn biết rằng việc dạy cả năm phân môn này ở trường tiểu học   là có vai trò quan trọng như nhau, nhưng trên thực tế trong hệ thống 5 phân môn  đó thì học sinh vẫn yêu thích phân môn vẽ tranh nhất. Việc tổ chức một tiết dạy   bài vẽ tranh giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp nhất. Vẽ  tranh là một phân môn mà học sinh rất thích thể  hiện, rất thích được   vẽ mặc dù nhiều em thường thể hiện tranh theo lối vẽ liệt kê, kể  lễ  nhưng lại   mang đậm yếu tố  ngây thơ  và hồn nhiên của lứa tuổi. Đó chính là những điều  mà mỗi người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói rêng cần phải   khơi dậy và phát huy điều đó ở các em. Khi được học một tiết học vẽ  tranh thì cũng là lúc các em được tự  do,  thoải mái sáng tạo trong việc thể hiện cảm xúc. Với một số phân môn như: Vẽ  theo mẫu, vẽ trang trí...Thì ở đó các em chỉ cần vẽ gần giống với mẫu hay trang   trí theo sự định hướng cụ thể còn vẽ  tranh các em có thể vẽ  rất nhiều nội dung  trong cùng một đề tài hay nói cách khác một đề tài các em có thể vẽ được nhiều   nội dung khác nhau.  Trong quá trình giảng dạy ta thấy ngay từ  những bài đầu tiên của lớp 1,   các em đã được làm quen với môn học, hơn nữa ở chương trình mần non các em   đã được vẽ  những đường thẳng, đường xiên, đường ngang hay những đường  cong...và ít nhiều các em đã được hình thành những khái niệm ban đầu về  ngôn  ngữ tạo hình.  Thông qua nội dung, đường nét, hình mảng và đặc biệt là màu sắc của  thiên nhiên để các em cảm nhận từ đó mà vẽ được các hình ảnh đơn giản xung  quanh mình. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần nhẹ  nhàng chỉ  ra cho các em  những điều tưởng như  khó mà lại rễ  với các em. Khi quan sát, hãy hướng cho  học sinh không nhìn vào những chi tiết nhỏ mà hãy giúp học sinh xem chúng có   những đặc điểm gì nổi bật. Ví dụ: Bài 5: Vẽ nét cong ở lớp 1 7
  8. Giáo viên hướng dẫn các em vẽ từ hình dáng lớn sau mới đến các chi tiết   nhỏ  (Từ  bao quát đến chi tiết). Giáo viên chỉ  cần vẽ  lên bảng nhứng hình  ảnh  như: Đồi, núi, cây...đều được tạo ra từ nét cong, cánh buồm, ngôi nhà đều được  tạo ra từ nét thẳng. Ví dụ:                                               H1                                                           H2                                             H3                                                          H4                                          Sau đó giáo viên cho các em nhận ra tên các hình  ảnh trên. Điều này quả  thực không khó nhưng học sinh lớp 1, từ sản phẩm sơ khai chưa thể nắm vũng   8
  9. quy trình về  quan sát, tưởng tượng,  ước lượng về  màu sắc...và việc làm đó  thường xuyên sẽ  là nền móng, gốc rễ  để  các em thực hành  ở  tiết học sau và  chương trình cao hơn đều xuất phát từ những nét vẽ cơ bản này. Đối với những bài vẽ  tranh nhất thiết giáo viên phải khơi dậy  ở  các em  cảm xúc về đề tài: Ví dụ: Vẽ tranh về đề tài chú bộ đội (Lớp 3 bài 17). Giáo viên phải chỉ ra cho các em thấy được đề tài về chú bộ đội rất phong   phú, làm cho học sinh có một tình cảm chân thực với chú bộ  đội, kính trọng và   yêu mến những con người dũng cảm hi sinh cả  xương máu cho nhân dân, cho  đất nước. Đồng thời giúp các em tìm cách thể hiện, có nghĩa là làm cho học sinh   biết thể hiện tình cảm đó của mình đối với chú bộ  đội vào bài vẽ  của mình và   bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Ta lấy đề  tài"chú bộ  đội"  làm dẫn chứng. Đề  tài này các em có thể  vẽ  nhiều nội dung khác nhau:                                                                   Nội dung 1                                                    Nội dung 2 Ngoài hai nội dung trên ta còn có thể vẽ rất nhều các nội dung khác nữa           Bên cạnh những đề tài mà tôi đã đề cập ở trên thì còn có rất nhiều các đề  tài khác cũng rất quen thuộc và gần gũi với các em. Thông thường, mỗi bài vẽ  tranh học sinh sẽ nhận thức về nội dung đề tài ngay ở tên của đầu bài, và không  vì vậy giáo viên lại quên không hướng dẫn cho học sinh cách chọn đề tài. 9
  10. Như đã đề cập mỗi đề tài lại có rất nhiều nội dung khác nhau mà học sinh   chưa thể  hiểu hết nên việc định hướng đề  tài cho học sinh là rất quan trọng  trong loại bài vẽ tranh, bởi nó giúp cho các em lựa chọn đúng nội dung sở trường   hay phù hợp với khả năng đối tượng học sinh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa, có  tình cảm mà cả cảm xúc của các em chứa đựng trong tranh của mình. Một số đề tài có nội dung rộng, nên việc lựa chọn của các em sẽ rất khó như đề  tài về  môi trường, vui chơi, phong cảnh,...muốn thể  hiện những đề  tài và đi   đúng trọng tâm thì học sinh phải hiểu được khái niệm về đề tài mình vẽ: Ví dụ: Đề tài "phong cảnh" thì các em cần phải hiểu khái niệm về phong cảnh,   hiểu được những hình ảnh của phong cảnh, của từng vùng miền khác nhau. Vậy   muốn làm được điều đó giáo viên phải là người định hướng để  giúp các em có   sự lựa chọn phù hợp, chính xác và đúng với trọng tâm nội dung đề tài, điều này   sẽ  giúp học sinh tránh được việc không thống nhất các hình ảnh trong việc lựa   chọn như: Vẽ phong cảnh nông thôn nhưng lại thể hiện cả những hình ảnh đặc   chưng của thành thị. Sau khi định hướng, hướng dẫn thì giáo viên cũng phải luôn tôn trọng  chính kiến và sự  lựa chọn của học sinh có nghĩa là để  các em tự  suy nghĩ về  hoạt động thuộc đề  tài mà mình vừa quan sát, đồng thời giáo viên luôn nắm   vững được yếu tố tự chủ của các em, bởi vì khi các em đã lựa chọn tức là đã rất   yêu thích hoạt động đó rồi và cần phải phát huy cao điều đó để  tác phẩm của  các em luôn thực sự sinh động và đa dạng trong hình thức cũng như nội dung bài   vẽ. Sau khi đã định hướng, hướng dẫn cho các em tìm, chọn cho mình được   nội dung phù hợp đề  tài phù hợp thì giáo viên tiếp tục chỉ  ra được cho các em   thấy hình  ảnh chính, hình  ảnh phụ  là gì. Muốn làm tốt điều này giáo viên phải  chuẩn bị  tốt trực quan, tức là chuẩn bị  những bức tranh có cách thể  hiện nhóm   chính, nhóm phụ  rõ ràng và chỉ  ra cho các em thấy nhóm chính thường vẽ  vào  trọng tâm của bức tranh (vào giữa) và các hình  ảnh của nhóm chính phải vẽ  rõ  ràng và to vừa phải còn nhóm phụ vẽ nhỏ hơn nhóm chính nhưng không nhỏ quá  và được vẽ  ở xung quanh nhóm chính. Khi đã được định hướng cụ  thể  rồi giáo   viên tiếp tục hướng dẫn các em cách phác các mảng chính phụ đó để rồi dựa vào  đó thể hiện hình vẽ của mình trên cơ sở hình mảng đã định. Thông thường ta thấy khi đến một tiết học phân môn vẽ  tranh, giáo viên  chỉ mới định hướng là các em đặt bút vẽ  ngay, thích gì vẽ  nấy khi mà giáo viên  chưa kịp hướng dẫn. Chính điều này đã  ảnh hưởng không nhỏ  tới chất lượng  bài vẽ  vì vậy giáo viên cần phải tìm ra các biện pháp phù hợp, cách chuyển tải   10
  11. kiến thức phải thật sinh động và khoa học, đặc biệt trực quan phải đẹp, sinh  động thì mới lôi quấn được các em từ đó mới có những hình ảnh đẹp hồn nhiên,   ngộ ngĩnh và đầy sự ngây thơ. Giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn cho các em cách vẽ  màu nhưng trên cơ  sở  tự  nguyện, tự  chọn, tức là các em được tự  do lựa chọn màu sắc cho bài vẽ  của mình bởi vì trên thực tế ta thấy màu sắc trong cuộc sống, thiên nhiên luôn vô  cùng phong phú và đa dạng, hơn thế  nữa nó còn  ảnh hưởng rất sâu sắc tới lứa  tuổi của các em. Trong thực tiễn giảng dạy ta thấy các em thường vẽ  lá cây màu xanh  nhưng lại có em vẽ màu đỏ, màu vàng hay màu nâu và điều đó hoàn toàn đúng ta   cần phát huy sự sáng tạo đó của các em. Ví dụ: Lá cây mùa đông có thể là màu vàng cam, màu nâu hay màu đỏ  11
  12. INCLUDEPICTURE "http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/13/files/2010/0 INCLUDEPICTURE "http://tin180.com/wp- Vì vậy khi hướng dẫn cho học sinh từ việc tìm chọn nội dung đề  tài đến   việc vẽ  màu giáo viên cần tôn trọng, phát huy chính kiến lựa chọn của các em  nhưng vẫn trên cơ sở có định hướng, có trọng tâm. Ngoài những vấn đề trên ta còn thấy rất rõ một điều ở các em trong khi vẽ  màu cần phải điều chỉnh là:  Khi kết thúc tiết học vẫn còn một số  em để  nền  của bài vẩn trắng và cho rằng bài vẽ  của mình đã hoàn thành mà các em chưa   hiểu được rằng màu nền chính là một trong các yếu tố  tạo cho bức tranh có  được sự hài hoà về màu sắc và sự chắc chắn về bố cục. 12
  13. Muốn giải quyết được vấn đề  và giúp học sinh thấy được vai trò cần  thiết phải vẽ nền thì giáo viên cần chuẩn bị  các bức tranh có màu vẽ  nền đẹp,  hài hoà và cả  những bức tranh chưa vẽ  nền để  các em quan sát, so sánh đồng  thời giáo viên đưa ra những câu hỏi. Ví dụ:              Tranh 1                                                     Tranh 2  INCLUDEPICTURE "http://i201.photobucket.com/albums/aa26/suongdang/hoasinhi47511543312.jpg" \* MERGEFORMATINE Đồng thời giáo viên đưa ra những câu hỏi như: Trong hai bức tranh trên em  thấy bức tranh nào đẹp hơn? Chính những câu hỏi dạng như thế này vô hình đã   giúp các em thấy được sự  cần thiết của việc vẽ  màu nền cho bức tranh của  mình. Việc làm tiếp theo của giáo viên đó chính là hướng dẫn các em thực hành.  Thông thường trước khi cho các em thực hành tôi thường cho các em quan sát   một số  tranh của các bạn năm trước về  đề  tài. Tôi nghĩ điều này giúp các em   một lần nữa nhận biết được đề  tài mà mình chuẩn bị thể hiện rộng hay hẹp từ  đó sẽ khơi dậy được sự sáng tạo đầy cảm xúc của các em bên cạnh đó khi quan  sát sẽ giúp các em nhận ra được những ưu điểm của các bức tranh để từ đó phát  huy.  Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên không ngồi một chỗ nhưng cũng  không đi lại quá nhiều gây mất tập trung đối với các em mà cần có những quan  sát bao quát cả lớp để từ đó có những hướng dẫn gợi mở kịp thời cho những học   sinh còn lúng túng hay chưa thực sự  hiểu kỹ  đề  tài, trong khi hướng dẫn thêm   giáo viên cũng không nên hướng dẫn lâu mà phải dành nhiều thời gian để  học  sinh thực hành và chỉ có như vậy thì bài vẽ của các em mới thực sự có cảm  xúc,   mới thực sự đẹp như những gì các em nghĩ. 13
  14. Chúng ta luôn biết trong tiết dạy có nhiều các hoạt động khác nhau mỗi   hoạt động lại cấu thành nên sự thành công của tiết dạy, trong đó hoạt động đánh  giá nhận xét bài vẽ của học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công  đó, đó chính là hoạt động mà ở đó không chỉ cho ta thấy được kết quả của một   tiết dạy mà còn nhằm động viên, khích lệ  các em, giúp các em tiếp tục hoàn   thành bài vẽ và có thái độ yêu mến đối với phân môn, môn học. Vậy để muốn hoạt động này có hiệu quả như trên thì trong quá trình nhận  xét giáo viên cũng chỉ là những người định hướng chứ không được nhận xét thay  cho học sinh. Sau khi đã lựa chọn một số  bài treo lên bảng giáo viên phải tiến   hành gợi ý đề các em nhận xét, sau kết quả nhận xét của học sinh giáo viên đặt   câu hỏi như: Trong những bức tranh trên em thích bức tranh nào nhất? vì sao?   Chính kết quả của những câu trả lời này ta có thể  nhận định được sự  cảm thụ,  cảm nhận về  tranh của từng em, từng đối tượng học sinh để  từ  đó có những   biện pháp hay những định hướng cụ thể trong những bài học tiếp theo đặc biệt   là các lớp học cao hơn. Cuối cùng là hoạt động cũng cố, dặn dò: Thực tế  trong quá trình đi thăm  lớp dự  giờ ta thấy vẫn còn một số  giáo viên vẫn chưa coi trọng hoạt động này  hoặc nếu có đi chăng nữa cũng mang tính chất qua loa, thậm chí còn có những  đồng chí còn quên không củng cố dặn dò...đây cũng chính là một hạn chế có thể  nói là chưa tích cực trong dạy học mĩ thuật nói chung và dạy phân môn vẽ tranh  nói riêng. Như chúng ta đã biết trong một tiết dạy học mĩ thuật thời gian chỉ có 35­ 40 phút, nếu không khéo léo trong việc phân bố  thời gian hợp lý thì sẽ  dẫn tới  việc không còn thời gian để cũng cố, dặn dò. Thông thường đối với một tiết học vẽ tranh với thời lượng như vậy thì đa  số  các em chỉ  có thể  hoàn thành phần hình vẽ  và chỉ  có một số  ít em là có thể  hoàn thành bài vẽ ngay tại lớp, chính vì vậy mà phần củng cố, dặn dò không chỉ  giúp các em cũng cố nội dung, kiến thức bài học mà còn là phần định hướng giúp   các em tiếp tục hoàn thiện bài vẽ  trong thời gian  ở  nhà. Vì vậy để  hoạt động  cũng cố  dặn dò đạt được kết quả  như  trên giáo viên phải biết lụa chọn và sử  dụng phương pháp hợp lý. Trong những phương pháp mà tôi muốn đề cập đến chính là phương pháp   trò chơi: Nếu giáo viên biết vận dụng phương pháp này hợp lý thì sẽ thấy được   hiệu quả  rõ rệt bởi đa số  các em đều rất hứng thú và tích cực tham gia. Tuy   nhiên không phải bài học nào cũng có thể sử dụng phương pháp trò chơi đem lại  14
  15. hiệu quả  cao được bởi   vì có những bài phải dành nhiều thời gian để  các em  thực hành đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì vậy để hoàn thành và tổ  chức tốt các hoạt động nói chung, hoạt động  cũng cố  dặn dò nói riêng giáo viên cần phải biết linh hoạt, sáng tạo đồng thời  cần phải biết liên hệ  thực tế  để  áp dụng trò chơi vào trong các hoạt động sao   cho hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất. 4.  Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp: Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp, phương pháp như trên,   với sự nổ lực của bản thân, sự tích cực của học sinh tôi đã thấy được kết quả rõ  rệt qua quá trình trải nghiệm mà cụ thể là qua đợt khảo sát lại vào cuối tháng 3  năm 2013. Kết quả thu được sau khi áp dụng: Lớ Sĩ số Hoàn thành xuất  Hoàn thành Chưa hoàn thành p sắc SL TL SL TL SL TL 1A 22 6 27,2% 16 72,8% 0 0% 1B 22 8 36,4% 14 63,6% 0 0% 1C 24 7 29,2% 16 66,6% 1 4,2% 2A 21 12 57,1% 9 42,9% 0 0% 2B 21 8 38,1% 13 61,9% 0 0% 2C 24 9 37,5% 14 58,3% 1 4,2% 3A 30 11 36,7% 18 60,0% 1 3,3% 3B 20 7 35,0% 13 65% 0 0% 4A 19 8 42,0% 11 58,0% 0 0% 4B 20 8 40,0% 12 60,0% 0 0% 4C 25 9 36,0% 15 60,0% 1 4,0% 15
  16. 5A 23 11 48,0% 12 52,0% 0 0% 5B 19 9 47,0% 10 53,0% 0 0% 5C 24 12 50,0% 12 50,0% 0 0% III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Như  chúng ta  đã biết  Mĩ thuật là một môn học mang tính trừu  tượng   nhưng lại rất chân thực và gần gũi với đời sống tinh thần của các em. Mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường là không nhằm đào tạo   các em hoạ  sĩ hay những nhà nghiên cứu về  nghệ  thuật mà thông qua môn hoạ  này nhằm khơi dậy đời sống tinh thần, óc tư duy sáng tạo của các em từ đó giúp  các em trở thành những con người hoàn thiện cả về  "Đức ­ Trí ­ Thể ­ Mĩ" đáp  ứng được với nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Vậy để giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Mĩ thuật nói chung và phân  môn Vẽ tranh nói riêng mỗi người giáo viên cần: Phải luôn tạo được tâm lý vui tươi phấn khởi của tiết học, tránh sự  khô  cứng, nặng nề, phải luôn hiểu và nắm bắt được tâm lý học sinh. Con người ta ai   cũng thích  khen đặc biệt là đối với các em ở lứa tuổi học sinh tiểu học, bởi vậy   trong tiết học vẽ cứ mỗi tình huống, mỗi câu hỏi ta nên trường xuyên khen ngợi,   động viên học sinh. Giáo viên luôn phải biết nắm vững nội dung chương trình, thường xuyên   tự  học, tự  bồi dưỡng để  nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là luôn biết  tìm ra các biện pháp, phương pháp hay để vận dụng vào dạy học sao cho có hiệu  quả. Trong quá trình giảng dạy phải biết phân loại đối tượng học sinh khá,  giỏi, trung bình, yếu, để  từ đó có những biện pháp dạy học sao cho phù hợp.  Tóm lại:   Để  những tiết học của phân môn Vẽ  tranh gây được sự  hứng thú, yêu  thích của học sinh và để giờ học đem lại hiệu quả cao thì việc tổ chức một tiết   học nhẹ  nhàng, sinh động là rất quan trọng bởi với không khí của lớp học như  vậy sẽ  khích lệ  được các em, giúp các em không chỉ  học tốt các môn học khác  mà quan trong hơn cả  là kết quả  đó đã mang lại cho các em một niềm say mê  16
  17. học tập, đã khơi dậy sự  hình thành những kỹ  năng cơ  bản và thị  hiếu thẩm mĩ  của các em ngày một nâng cao hơn đáp  ứng được với nhu cầu đổi mới của xã  hội. Trên đây là một số  biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn vẽ  tranh tôi đã áp dụng và bước đầu đã đem lại hiệu quả  trong mỗi giờ  học. Tuy   nhiên do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm cũng chưa nhiều vì vậy kính mong các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là hội đồng khoa học các cấp góp ý để  bổ sung cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Các kiến nghị, đề xuất: ­ Hiện nay trang thiết bị  đồ  dùng đã được cấp nhưng vẫn chưa thể  đáp  ứng được với yêu cầu đổi mới như  tranh,  ảnh, vật mẫu và đèn chiếu là một  trong những trang thiết bị  phục phụ  rất có hiệu quả  trong dạy học đặc biệt là  dạy học môn Mĩ thuật vì vậy mong các cấp quan tâm và cấp cho các nhà trường.  Cẩm Thủy, ngày 28  tháng 03 năm 2013   Tôi  xin  cam  đoan   đây  là  SKKN  của  mình viết, không sao chép nội dung của  người khác                    Người viết XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN  VỊ (Đã ký) HIỆU TRƯỞNG (Đã ký)             Nguyễn Văn Dương Lê Văn Vượng                                               17
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Sách Mĩ thuật lớp 4, 5 và vở tập vẽ lớp 1, 2, 3, 4, 5 . ( Nhà xuất bản Giáo  dục) ­ Sách nghệ  thuật lớp 1, 2, 3 và sách giáo viên Mĩ thuật lớp 4, 5 . ( Nhà  xuất  bản Giáo dục) ­ Sách Mĩ thuật và phương pháp dạy học (Nhà xuất bàn Giáo dục). ­ Sách tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư  phạm   (Nhà xuất bản Giáo   dục) ­ Giáo trình Mĩ thuật (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). MỤC LỤC TT Tiêu đề Trang 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2 3           1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề: 2 4 2. Thực trạng của vấn đề: 3 5 a. Mục đích nghiên cứu:  5 18
  19. 6 b. Đố tượng nghiên cứu:  5 7           c. Phạm vi nghiên cứu:  5 8           d. Phương pháp nghiên cứu:  5 9 đ. Thời gian nghiên cứu:  5 10           3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện: 6 11           4. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp: 14 12 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 15 13           1. Kết luận: 15 14           2. Kiến nghị, đề xuất: 16 Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 19
  20. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học phòng Giáo dục: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2