Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Phượng
lượt xem 3
download
Văn học là môn rất quan trọng không thể thiếu đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ hình thành nhân cách con người và mang lại những hiểu biết về cuộc sống xung quanh qua những câu chuyện thần thoại, chuyện cổ tích…Đặc biệt hấp dẫn trẻ, nhằm nuôi dương tâm hồn trẻ như: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống thiên nhiên, cảm nhận được cái thiện, cái ác, cái hay, cái đẹp. Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Phượng
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 56 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa... Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì thế, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của lời nói rất cần thiết, nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như : Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình...mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen với tác phẩm văn học trẻ đọc thơ, Kể chuyên, đóng kịch tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Qua làm quen tác phẩm văn học, vốn từ của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có ngữ điệu…
- Qua bộ môn văn học giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ được mở rộng và phong phú hơn. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính ngôn ngữ của trẻ Việc Phat triên ngôn ng ́ ̉ ữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi là việc làm hết sức quan trọng, để tạo tiền đề vững chắc cho trẻ trong việc học đọc, học viết khi vào lớp một phổ thông. Đồng thời giúp trẻ biết diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ mong muốn của mình với mọi người và thể hiện cảm xúc với Môi trương xung ̀ quanh. Từ những vấn đề trên, tôi quyết chon đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Phượng". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con ng ười Vi ệt Nam m ới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Hiện nay bậc học mầm non đã, đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyển khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên, vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm "Học mà chơi Chơi mà học" đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt thì văn học là môn rất quan
- trọng không thể thiếu đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ hình thành nhân cách con người và mang lại những hiểu biết về cuộc sống xung quanh qua những câu chuyện thần thoại, chuyện cổ tích…Đặc biệt hấp dẫn trẻ, nhằm nuôi dương tâm hồn trẻ như: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống thiên nhiên, cảm nhận được cái thiện, cái ác, cái hay, cái đẹp. Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua môn làm quen văn học tại trường Mầm non Hoa phượng 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Học sinh 5 6 tuổi trường Mầm non Hoa phượng 5. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điều tra + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp trao đổi đàm thoại + Phương pháp dùng tình cảm động viên, khích lệ. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở ly luân ́ ̣ Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Do đó, việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
- Sự phát toàn diện của trẻ bao gồm cả phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử, giao tiếp cho phù hợp…không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những lời hay, ý đẹp trong thơ ca, chuyện kể. Sự tác động của những lời nói, ngữ điệu giọng của cô giáo khi truyền cảm xúc của tác phẩm văn học là phương tiện tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Lứa tuổi Mầm non là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh nhất. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục trẻ, và nhất là trong hoạt động Làm quen văn học. Vì vậy, dạy cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ 56 tuổi nói riêng biết cảm nhận văn học là cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Vì thế giáo viên cần có những kiến thức, kỹ năng, phương pháp , biện pháp , linh hoạt trong khi tổ chức hoạt động làm quen Văn học để vận dụng vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. ̣ ̀ ̣ ại hình nghệ thuật đến với trẻ rất sớm và cũng được trẻ Văn hoc la môt lo yêu thích. Nó không chỉ giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ ̉ phat triên ngôn ng ́ ư, nhân th ̃ ̣ ưc, năng l ́ ực cam xuc, t ̉ ́ ưởng tượng, tinh sang tao, s ́ ́ ̣ ự ̣ ̉ ̃ ̉ ạt... Khac v tâp trung chu y, kha năng diên ta đ ́ ́ ́ ới cac môn hoc khac văn hoc hoan ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̃ ững hinh anh va ngôn ng toan xac đinh ro nh ̀ ̉ ̀ ữ cu thê, cung v ̣ ̉ ̀ ơi th ́ ơi gian đa thu hut, ̀ ̃ ́ ̉ lam thoa man nhu câu, mong mu ̀ ̃ ̀ ốn, tinh cam cua tre . ̀ ̉ ̉ ̉ ̣ ̀ ương tiên giup tre nhân th Văn hoc la ph ̣ ́ ̉ ̣ ưc thê gi ́ ́ ới xung quanh, phat triên ́ ̉ lơi nói, quan h ̀ ệ giao tiếp, trao đổi tình cảm ....đối với tre. Văn h ̉ ọc là một thế giới kỳ diệu đầy màu sắc, đầy cảm xúc. Trẻ mâm non dê xuc cam, v ̀ ̃ ́ ̉ ốn ngây thơ, trong sang nên tiêp xuc v ́ ́ ́ ơi văn h ́ ọc la môt nhu câu không thê thiêu đôi v ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ới tre.̉
- Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc day tre tiêp cân v ̣ ̉ ́ ̣ ơi tac phâm văn hoc là cho tr ́ ́ ̉ ̣ ẻ cơ hội được thể hiện mình, tự tin, mạnh dạn và trẻ phát triển vốn từ, trẻ nói đúng ngữ pháp. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn; hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, nhà trường đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm. Lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học. Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh. * Khó khăn Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa rõ tiếng Việt. Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, không đồng đều; Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, 50% là trẻ em dân tộc thiếu số(Ê đê) Kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động làm quen văn học. Khi tổ chức hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ.
- Trong lúc dạy trẻ đọc thơ hay kể chuyện sáng tạo giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng, chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và khả năng thể hiện diễn cảm còn hạn chế. 2.2. Thành công hạn chế * Thành công Trẻ rất hứng thú với các hoạt động đặc biệt là hoạt động làm với văn học, trẻ tập trung chú ý khi nghe cô giáo đọc thơ, kể chuyện, trẻ hứng thú, thích thế hiện diễn cảm và kể chuyện sáng tạo... Giáo viên nắm được phương pháp của môn làm quen với văn học, hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. * Hạn chế Tuy nhiên bên cạnh những thành công vẫn còn có những hạn chế nhất định như; một số trẻ còn thụ động, chưa thật sự mạnh dạn phát âm chưa rõ, trong quá trình kể chuyện thế hiện diễn cảm và ngũ điệu giọng chưa phù hợp hay còn nói ngọng, nói tiếng địa phương Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, nhận thức hạn chế… dẫn đến khả năng tiêp thu văn hoc ch ́ ̣ ưa cao. Giáo vên đôi lúc chưa thật sự linh hoạt, chất giọng kể còn hạn chế. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động làm quen văn học tương đối đầy đủ. Giáo viên nhiệt tình, yêu thương trẻ, chịu khó học hỏi để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học. Học sinh hứng thú với hoạt động làm quen văn học đặc biệt là giờ kể chuyện;
- Trẻ có cơ hội để thể hiện mình trước mọi người, được kể chuyện, được thảo luận với bạn. Rèn cho trẻ kỹ năng kể chuyện mạch lạc và diễn cảm để phát triển ngôn ngữ * Mặt yếu Khả năng chú ý tiếp thu của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn. Giáo viên chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức hoạt động 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Phương pháp cho trẻ làm quen văn học còn rập khuôn, cứng nhắc, chưa đồng loạt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn hoc nói chung xoay ̣ quanh chủ đề . Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi để nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu cầu bài học. Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến kết quả dạy tre, đ ̉ ể nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ. * Khảo sát đầu năm về khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ + Khi chưa thực hiện Khả năng Sĩ số Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ % đạt yêu % chưa đạt cầu yêu cầu Phát âm rõ ràng, 32 17 53 % 15 47 % đúng ngữ pháp Hứng thú kể 32 16 50 % 16 50 % chuyện, đọc thơ
- Biết thể hiện ngữ 32 10 31 % 22 69 % điệu, hoàn cảnh khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc... 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Qua quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi nhận thấy rằng; trẻ mầm non chưa biết cầm sách và tự đọc chuyện. Để cảm nhận được câu chuyện, bài thơ trẻ phải nhờ vào người lớn. Vì vậy cô giáo là người trung gian là chiếc cầu nối để giúp trẻ. Do đó lời đọc thơ, kể câu chuyện là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện. Lời đọc, kể càng hay càng hấp dẫn bao nhiêu thì giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bấy nhiêu. Đó là thước đo để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhưng trong quá trình dạy trẻ chúng ta chưa chú ý đến sở thích, nhu cầu hay khả năng cảm nhận của trẻ mà mới chú ý đến việc thực hiện đúng chương trình, áp đặt trẻ phải thế hiện máy móc theo sự suy nghĩ của giáo viên, trẻ thụ động ngồi nghe ít có cơ hội hoạt động. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay giáo viên phải lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải; lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực của trẻ, dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. Một yêu cầu đối với giáo viên khi dạy trẻ làm quen với văn học là kiến thức truyền đạt đến trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu, luôn sáng tạo, đổi mới, ngoài ra để tạo hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ thì cô giáo phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt phải diễn cảm, logic... 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Khi dạy trẻ một bài thơ hoặc câu chuyện , cô giáo phải nghiên cứu kỹ bài thơ, câu chuyện đó trước khi đọc, kể cho trẻ nghe để thể hiện giọng, ngữ điệu phù hợp với diễn biến tâm trạng, hành động của mỗi nhân vật để truyền đạt cho trẻ một cách hấp dẫn, sinh động, tạo sự hứng thú cho trẻ , để trẻ lắng nghe và lĩnh hội trọn vẹn câu chuyện, bài thơ một cách tốt nhất. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để giải quyết được những vấn đề trên, trước mỗi tiết dạy cô phải chuẩn bị chu đáo giáo án, đồ dùng trực quan phong phú để gây hứng thú cho trẻ như tranh ảnh, con rối, mô hình, sưu tầm các bài vè, bài thơ dân gian, bài hát dân ca, câu đố, giáo dục môi trường phù hợp để lồng ghép vào từng tiết dạy. Tự học, tự rèn luyện để có kỹ năng đọc, kể tự tin, diễn cảm… dành nhiều thời gian để nghiên cứu tác phẩm, xem nội dung tác phẩm đó giáo dục trẻ những gì, đó có thể là con người cũng có thể là các loài vật với những tính cách đạo đức khác nhau như: hiền hay ác, nhanh hay chậm, nhút nhát hay dũng cảm, khiêm tốn hay kiêu ngạo, … để lồng ghép giáo dục một cách nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Ví dụ: Bài thơ "Hoa kết trái" giáo dục trẻ vẻ đẹp của các loại hoa và không được hái hoa, bẻ cành để hoa làm đẹp cho cuộc sống, hoa cho quả ngot... Ví dụ: Truyện "Rùa và Thỏ" giáo dục trẻ không nên chủ quan, coi thường người khác. Nhờ sự thông minh, kiên trì của "Chú Rùa" chậm chạp đã về đích trước. Còn “Chú Thỏ” kiêu ngạo bị thua cuộc. Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” , qua câu chuyện giúp trẻ biết được “lão nhà giàu” tham lam, ác độc bị rắn rết cắn chết. “Cậu bé” hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng hay giúp đỡ mọi người nên được sống một cuộc sống vui vẻ, đầy đủ… Qua những câu chuyện, bài thơ này đã giúp tôi xác định được một hệ thống câu hỏi cho phần đàm thoại. Xác định được giọng kể phù hợp với từng nhân vật và diễn biến câu chuyện.
- * Biện pháp 1: Sử dụng dụng cụ trực quan. Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng các phương tiện trực quan sinh động gần gũi để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ như: con vật, nhà cửa, cây cối... Khi kể chuyện, đọc thơ có tranh ảnh minh họa. Đọc, kể đến đâu sử dụng hình ảnh tương ứng với đoạn chuyện hoặc đoạn thơ đó. Dùng thước chỉ chính xác vào nhân vật, hoặc hình ảnh đang đọc, kể. Các hình ảnh phải phù hợp sát với nội dung của bài thơ, câu chuyện đó Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe bằng màn hình Power Point, những hình ảnh sinh động ngộ nghĩnh phù hợp với nội dung và các tình tiết trong chuyện, bài thơ. Giọng kể , đọc phải diễn cảm, mỗi nhân vật có giọng nói khác nhau để gây hứng thú và lôi cuốn trẻ vào hoạt động làm quen văn học. * Biện pháp 2: Đọc và kể chuyện cho trẻ nghe. Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa thể tự đọc được bài thơ, câu chuyện. Muốn đưa được các tác phẩm văn học đến với trẻ thì phải qua yếu tố trung gian đó là lời kể, giọng đọc của cô giáo hoặc của ông bà, cha mẹ, anh chị. Phải phân biệt được giữa đọc và kể khác nhau. Ví dụ: Truyện "Chú Dê Đen" giọng nói của nhân vật "Dê Đen" to, hung dữ, ồm ồm còn nhân vật "Dê Trắng" giọng kể nhỏ hơn run sợ. Khi đọc chuyện cho trẻ nghe là đọc trọn vẹn nguyên văn tác phẩm. Còn kể chuyện là kể lại nội dung chính của câu chuyện. Trong khi kể tôi có thể thêm hoặc bớt đi các chi tiết mà không làm ảnh hưởng đến nội dung chuyện. còn đọc thơ là phải đọc đầy đủ từng câu, từng từ. Khi kể tôi phải xác định câu chuyện đó thuộc loại nào, cổ tích hay ngụ ngôn... để tìm hiểu ý của từng đoạn mà thể hiện giọng đọc, kể cho phù hợp với tính cách của mỗi nhân vật. Cùng một nhân vật nhưng trong các bối cảnh khác nhau, sắc thái ngôn ngữ cũng khác nhau. Bằng những biện pháp nhân hoá gắn với kỹ thuật cường độ, nhịp điệu, ngắt giọng, cử chỉ, ánh mắt để thể hiện rõ nét.
- VD: câu chuyện "Cáo, Thỏ, Gà trống" thì giọng của " Cáo" khi đuổi "Bầy Chó và bác Gấu" giọng nói to, nhấn mạnh giọng và nhanh, còn lúc gặp "chú Gà Trống" lúc này "Cáo" sợ hãi nên thế hiện giọng nhỏ hơn và chậm lại, run sợ. Khi kể chuyện, đọc thơ cô cần sử dụng cử chỉ điệu bộ ánh mắt để hỗ trợ thêm cho giọng kể, đọc của mình. *Biện pháp 3: Đàm thoại theo nội dung bài thơ câu chuyện chuyện. Đây là phương pháp đàm thoại giữa cô và trẻ trong đó cô giữ vai trò chủ động. Để đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời và đồng thời cô gợi ý nếu trẻ gặp khó khăn và khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi cao hơn so với trình độ của trẻ, để nhằm phát huy tính tích cực, tư duy của trẻ. Câu hỏi của cô đặt phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ ý. Cô đặt câu hỏi chung cho cả lớp yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời. Sau đó yêu cầu trẻ giơ tay, gọi một trẻ trong số các trẻ giơ tay trả lời, cô nhắc cho cả lớp nghe câu trả lời của bạn và kiểm tra lại ý kiến của mình. Có thể gọi thêm một vài trẻ khác trả lời hoặc nhận xét câu trả lời của bạn nhằm khuyến khích sự mạnh dạn tự tin ở trẻ. Sửa những câu trả lời không đúng, thiếu chính xác bằng các câu nói nhẹ nhàng (Bạn đã có tinh thần xung phong, bạn trả lời gần đúng rồi đấy...Vậy bạn nào có nhận xét khác không nào?; ...) Ví dụ: trong chuyện “Quả bầu tiên” cô đặt câu hỏi: Trong chuyện có những nhân vật nào? Các con có nhận xét gì về các nhân vật? Các con yêu nhân vật nào? Vì sao? Đàm thoại có tác dụng lớn đối với giáo dục trẻ. Vì trẻ thích tìm tòi, thắc mắc, ngược lại trong khi đàm thoại giúp cho tôi đánh giá được trình độ nhận thức của trẻ và biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của từng trẻ cũng như khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của từng trẻ. Đàm thoại giúp cho trẻ biết so sánh, nhân cách hoá lên từng câu chuyện để phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. *Biện pháp 4: Dạy trẻ kể lại chuyện.
- Là phương pháp thực hành tốt nhất để kiểm tra khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Phương pháp này không thể tách rời phương pháp kể chuyện diễn cảm, đàm thoại và trực quan, có tiến hành tốt các phương pháp trên thì mới tiến hành tốt phương pháp kể lại chuyện. Phần quan trọng của tiết học chính là việc trẻ tự kể lại chuyện. Để gây hứng thú cho trẻ, giáo viên cần có nhiều hình cho trẻ kể lại chuyện. ( trẻ kể chuyện diễn cảm, kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch...) Trẻ được học kể chuyện, xây dựng các câu đúng ngữ pháp, truyền đạt lại một cách chặt chẽ và tuần tự nội dung, sử dụng từ, cách thể hiện của tác giả cũng như lời của chính mình để truyền đạt lại nội dung câu chuyện. Điều rất quan trọng là làm sao cho khi trẻ kể chuyện lời nói hình ảnh nghệ thuật của nhân vật trong chuyện thành lời của riêng trẻ, trẻ kể diễn cảm biết kết hợp cử chỉ điệu bộ. Nếu câu chuyện không dài, trẻ có thể kể lại một cách đầy đủ. Câu chuyện dài hơn cần chia thành các phần và cho trẻ kể theo các phần đó. Chỉ dùng câu hỏi để gởi ý, nhắc nhở . Câu hỏi phải cụ thể, không làm cho trẻ lãng quên nội dung câu chuyện. Thỉnh thoảng cô nhắc trẻ một vài hành động nhân vật, một vài từ ngữ trẻ bỏ qua hoặc quên (từ ngữ đó liên quan đến nội dung chính của câu chuyện). Cô lựa chọn cháu nào lên kể trước (cháu có lời nói phát triển hay ngược lại, có thể chọn cháu nhút nhát để rèn sự tự tin và ngôn ngữ cho trẻ) Sự lựa chọn phù thuộc vào mức độ khó khăn của câu chuyện, vào nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho tiết học và vào đặc điểm cá nhân của trẻ. Nếu câu chuyện có khối lượng không lớn, nội dung đơn giản, cô có thể yêu cầu các cháu yếu hơn. Câu chuyện dài có thể cho những trẻ nhanh nhẹn kể nối tiếp. Điều quan trọng là làm sao có thể gọi từng cháu. Đối với những trẻ ít tập trung chú ý cần động viên khuyến khích trẻ . Có thể dạy trẻ tập nhập vai đóng kịch cùng cô và các bạn khác ( cho trẻ vào vai nhân vật đơn giản nhất trong câu chuyện). Có như vậy mới phát triển ngôn ngữ cho trẻ mạch lạc hơn.
- Trong khi trẻ kể cô theo sửa những chỗ cháu chưa thể hiện đúng giọng điệu, tính cách nhân vật hay khi ngắt giọng... * Biện pháp 5: Lồng ghép đọc thơ, kể chuyện vào các môn học khác Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyển khích trẻ tích cực chủ động trong tiết học. Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn nhưng biết tích hợp các môn học khác thì sẻ hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Ví dụ: Bài thơ “Thỏ Bông bị ốm”, “Ong và Bướm”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”…. Việc tích hợp các môn học khác giáo viên phải linh hoạt, lựa chọn nội dung, kết hợp nhuần nhuyễn sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh nhất. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Giáo viên phải nỗ lực hết mình và dành nhiều thời gian nghiên cứu và đầu tư vào việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch cụ thể, đi sâu nội dung bài dạy. Tự bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để cập nhật thông tin, kiến thức. Giáo viên cần được sự hỗ trợ về thiết bị dạy học thiết thực và hiệu quả cùng với việc linh hoạt, chủ động làm đồ dùng dạy học. Điều quan trọng hơn hết, mỗi giáo viên phải có tâm huyết với nghề. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Để thực hiện thành công của một tiết dạy, chúng ta cần vận dụng phối hợp các giải pháp, biện pháp một cách hài hòa, phù hợp với mục tiêu bài, điều kiện, trình độ, khả năng...của học sinh, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu tất cả biện pháp đều có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng thì việc làm cho các cháu yêu thích môn làm quen văn học sẽ tự tìm đến các câu chuyện, bài thơ phù hợp của lứa tuổi mình. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Với việc áp dụng một số biện pháp trên vào giờ kể chuyện, đọc thơ cho ̉ ̣ ơp tôi th tre tai l ́ ấy được kết quả như sau: Các cháu tỏ ra nhanh nhẹn và mạnh dạn, tự tin phát âm rõ ràng, mạch lạc, thể hiện đúng ngữ điệu, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc phù hợp với hoàn cảnh của bài thơ, câu chuyện. Trẻ đã hứng thú vào giờ làm quen văn học hơn trước, khả năng tiếp thu các câu chuyện, bài thơ của trẻ cũng tăng lên rõ rệt, số trẻ đọc, kể lại được các bài thơ, câu chuyện nhiều hơn và khả ngăng diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc hơn rõ rệt. * Kết quả sau khi thực hiện: Khả năng Sĩ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ % số đạt yêu % chưa đạt cầu đạt yêu cầu Phát âm rõ ràng, đúng ngữ 32 27 84 % 5 16 % pháp Hứng thú kể chuyện, đọc 32 24 75 % 8 25 % thơ Biết thể hiện ngữ điệu, 32 25 78 % 7 22 % hoàn cảnh khả năng diễn
- đạt ngôn ngữ mạch lạc... 4. Kêt qua thu đ ́ ̉ ược qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua kết quả trên, tôi nhận thấy những biện pháp nghiên cứu của mình về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua môn làm quen văn học là rất khả thi. Với những biện pháp này có thể tạo nên sự năng động, nhiệt tình của cả người dạy và người học. Trong đó, người dạy có ý thức trách nhiệm với tiết dạy, tạo nên một hình ảnh người cô giáo mẫu mực, tận tụy trong con mắt của học sinh. Còn đối với học sinh, với những biện pháp giảng dạy theo đề tài nghiên cứu của tôi trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động, tự tin mạnh dạn phát triển ngôn ngữ mạch lạc biết thế hiện cường độ, ngữ điệu giọng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh cụ thể trong văn học để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của trẻ. Có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú, vững vàng, tự tin. Với những nội dung trên, chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã nghiên cứu trong đề tài này có tính thực tế, mang tính khoa học và đem lại hiệu quả cao hơn trước. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua một học kì, tôi đã nghiên cứu và khảo nghiệm đề tài của mình. Trong đó, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp. Nhưng tôi nhận thấy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không có cách nào tốt hơn là người giáo viên phải kích thích được sự ham thích môn học của trẻ. Muốn làm được điều đó, tùy theo từng lớp học, từng bài giảng mà người giáo viên sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Nhưng vấn đề trọng tâm là phải nâng cao vai trò của học sinh, đưa các em lên làm nhân vật trung tâm của mỗi tiết dạy. Người giáo viên phải thực hiện
- được “lấy học sinh làm trung tâm”. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ từng tiết học. Muốn cho chất lượng và hiệu quả giảng dạy tốt nhất thì người giáo viên, trước hết phải có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thực sự, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng trẻ, coi trẻ như con của mình. Như vậy thì mới khắc phục được những khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, giáo viên phải không ngừng tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn; sưu tầm các trò chơi dân gian, bài hát dân ca, ca dao, đồng dao, câu đố,…để đưa vào tiết dạy; nghiên cứu kỹ các tác phẩm văn học, luyện kỹ năng đọc, kể diễn cảm...; tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ vào mọi lúc, mọi nơi; tham dự các chuyên đề, các tiết dạy mẫu để rút kinh nghiệm; đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi và thay đổi nhiều phương pháp mới trong khi tổ chức hoạt động làm quen văn học để thu hút trẻ. Ngoài ra giáo viên cần sử dụng dụng cụ trực quan đa dạng và sinh động; tìm các thủ thuật đàm thoại để phát huy hết khả năng hiểu biết của trẻ; thường xuyên cho trẻ ôn luyện, tập đọc, kể mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt cô phải kiên trì dạy trẻ theo quy trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp trẻ nắm bắt. Cô khen ngợi, động viên trẻ kịp thời để trẻ cảm thấy tự tin và vui sướng tham gia vào tiết học. Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức văn học đến với các bậc phụ huynh để cùng phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ; đánh giá hàng ngày và rút ra những ưu khuyết điểm sau mỗi tiết học để bổ sung thêm vào các tiết học sau. 2. Kiến nghị * Với nhà trường Nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng nâng cấp tu sửa trường lớp
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động dạy và học. * Với giáo viên Giáo viên phải nỗ lực hết mình và dành nhiều thời gian nghiên cứu và đầu tư vào việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch cụ thể, đi sâu nội dung bài dạy. Tự bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc làm đồ dùng phục vụ công tác dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua tôi đã thực hiện. Tuy chưa phải hoàn thiện vẫn còn nhiều thiếu sót cần bổ sung nhưng đây cũng là kết quả mà bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi và vận dụng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, từ đó góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ. Rất mong được sự đóng góp ý kiến đồng nghiệp và hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm để tôi rút kinh nghiệm cho bản thân, góp phần đưa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Krông Ana, ngày 20 tháng 02 năm 2016 Người viết Trần Thị Vinh NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ 1 Phương pháp cho trẻ làm quen Cục đào tạo và bồi dưỡng Giáo với tác phẩm văn học tập 1 viên Nhà xuất bản Hà Nội năm 2001. 2 ̉ ̣ Tuyên tâp trò chơi, bai hat, th ̀ ́ ơ Nha xuât ban giao duc năm ̀ ́ ̉ ́ ̣ truyện mâu giao 5 6 tuôi ̃ ́ ̉ 2001. 3 Tài liệu: BDTX chu kỳ hai cho Nhà xuất bản Hà Nội Giáo viên Mầm non năm 2004 2007 4 Tài liệu: BDTX Giáo viên Nguyễn Thị Minh Thảo
- Mầm non Module MN 3 5 Hương dân tô ch ́ ̃ ̉ ức thực hiên ̣ Nha xuât ban giao duc năm ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̣ đông cać hoat ̣ giaó duc̣ trong trương ̀ non theo chủ đề ̀ mâm ̉ ư 56 tuôi). ( tre t ̀ ̉ 6 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Nguyễn Ánh Tuyết NXB ĐHSP mầm non MỤC LỤC
- MỤC NỘI DUNG TRANG 1 I Phần mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 II Phần nội dung 3 1 Cơ sở lý luận 4 2 Thực trạng 6 3 Giải pháp, biện pháp 4 Kết quả thu đươc từ khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận 2 Kiến nghị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 667 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
19 p | 397 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1193 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học Địa lí lớp 8
86 p | 344 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5
18 p | 361 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 299 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
52 p | 143 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng môn Chạy bền đối với HS Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh và HS lớp 10 nói riêng
13 p | 119 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non
24 p | 112 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn