intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển ở trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần thông qua môn khám phá khoa học; tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đua ra các biện pháp, giải pháp giúp cải thiện thực trạng chất lượng môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang

  1. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang I. Phần mở đầu  1 . Lý do chọn đề tài Chăm sóc giáo dục trẻ  em ngay từ  những tháng năm đầu tiên của cuộc   sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng “Trẻ  em hôm nay là thế giới ngày mai” . Muốn tốt cho sự phát triển của trẻ cả về  thể chất lẫn tinh thần điều cần thiết bạn phải hướng dẫn trẻ ra hoà nhập với  thiên nhiên. Và cô giáo mầm non những người thầy đầu tiên ươm mầm thiên  nhiên có hệ thống vào trong trẻ.  Thực   hiện   chương   trình   chăm   sóc   giáo   dục   trẻ   theo   hướng   tích   hợp  “Hướng vào trẻ, trẻ  là trung tâm”. Trẻ  là người khởi xướng các hoạt động,   trẻ  được khuyến khích tham gia vào quá trình giáo dục chứ  không thụ  động.   Trẻ được học qua chơi, qua khám phá thử nghiệm bằng các giác quan. Người  lớn giữ vai trò “trung gian”. Tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ  hoạt   động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu và năng lực của trẻ. Trong chúng ta hẳn ai ai cũng bước qua thời thơ ấu với những cảm xúc,  những kỷ niệm khó quên và đặc biệt chúng ta đã trải qua quá trình phát triển   từng bước của tâm sinh lý. Hiểu được đứa trẻ  muốn gì và cần gì là cả  một   quá trình đầy khó khăn và nỗ lực.  Trẻ em trí tò mò và nhu cầu muốn tìm hiểu, muốn khám phá sự vật xung  quanh rất lớn mà khả  năng của trẻ còn hạn chế. Việc giúp trẻ  lĩnh hội kiến  thức một cách chính xác và trọn vẹn phù hợp với khả  năng và đáp  ứng nhu   cầu của trẻ  thông qua các hoạt động thông thường : tạo hình, tác phẩm văn  học,...mới chỉ đem đến cho trẻ lượng kiến thức rất nhỏ. Nhưng nếu chúng ta  đưa trẻ  hòa nhập vào thiên nhiên, vào khoa học cuộc sống trẻ  vừa lĩnh hội  kiến thức mà người lớn truyền đạt, bên cạnh đó trẻ  còn tự  tìm hiểu và vốn  kiến thức chính xác hơn, thực tế hơn. Phong cảnh bên ngoài giúp bé biết quan   sát và nhận thức thế giới, thông qua những câu hỏi “tại sao? Vì sao lại thế?, …” Thiên nhiên tạo cơ  hội để  bé hít thở  không khí trong lành và tăng cường  vận động, cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như  tâm hồn trẻ  qua các  hoạt động như  hoạt động ngoài trời. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, vận  động ngoài trời sẽ tăng khả năng chú ý và tư duy sáng tạo cho trẻ. Nhờ đó, bé   sẽ giảm được nguy cơ mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý.  Trải qua năm năm làm giáo viên  thường xuyên tiếp xúc gần gũi với trẻ  và bây giờ  đứng  ở  cương vị  quản lý chuyên môn hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc  điểm tâm sinh lý cũng như  khả  năng, nhu cầu của trẻ. Việc tìm ra một số  biện pháp hướng dẫn giáo viên giúp trẻ  cần chú ý hướng đến việc giáo dục   1
  2. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang trí tuệ, cảm xúc  khám phá khoa học, hòa nhập với thiên nhiên trong tiết dạy   đã có kết quả rất lớn trên trẻ và phát triển toàn diện ở trẻ. Trong quá trình tôi  tham gia dự giờ thăm lớp của giáo viên  trong trường nhìn chung trong các tiết   học trong lớp lượng kiến thức mà trẻ  lĩnh hội được rất trừu tượng và chưa   sâu sắc và chưa thực sự gần gũi với trẻ đến trẻ. Trẻ tiếp thu còn chậm, chưa  thực sự gây hứng thú với trẻ. Đồ  dùng đồ  chơi cô chuẩn bị  rất nhiều nhưng  vẫn mang tính khô khan cứng nhắc và có phần gò bó đối với trẻ, hạn chế sự  tò mò tự tìm hiểu sự phong phú muôn màu muôn vẻ của sự vật ở nông thôn. Thực tế  hiện nay trong trường mầm non, chúng tôi thấy rằng sự  quan   tâm đúng mức tới việc cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên cho trẻ mầm non thực  sự  chưa đầy đủ  lắm. Đồng thời  dựa vào thực trạng khó khăn và thuận lợi   trên mà tôi đã tích lũy được “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp  5­ 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường MN Hoa Pơ  Lang”   để  mạnh dạn trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này.  2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Đưa ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển ở trẻ cả về thể  chất lẫn tinh thần thông qua môn khám phá khoa học. * Nhiệm vụ:  Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đua ra các biện pháp, giải  pháp giúp cải thiện  thực trạng chất lượng  môn khám phá khoa học    tại trường  Mầm non Hoa Pơ Lang. 3. Đối tượng nghiên cứu: ­ Biện pháp sư phạm, hình thức tổ chức hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5­  6 tuổi giúp trẻ khám phá khoa học một cách  tốt nhất. 4. Giới hạn của đề tài: ­ Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp  5­ 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang ­ Đối tượng khảo sát:  Giáo viên và trẻ  trường Mầm non Hoa Pơ  Lang,  xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.  ­ Thời gian: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2 năm 2017 5. Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu   có liên quan đến đề  tài nghiên cứu. Phân tích, khái quát vấn đề  cần nghiên  cứu . b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2
  3. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang ­ Phương pháp điều tra thu thập thông tin bằng việc + Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu về đồ dùng trực quan của từng loại tiết  + Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, trên các phương tiện thông tin đại   chúng về các chương trình giáo dục Mầm non . + Tìm hiểu các đối tượng trẻ trong lớp về các mặt: tiếp thu nhanh, tiếp  thu chậm, trẻ hiếu động, thụ động tại trường. ­  Kiểm tra đánh giá trên trẻ rồi rồi phân loại trẻ giỏi, khá, trung bình, để  có biện pháp và kế hoạch rèn luyện cho phù hợp. ­  Quan sát các hoạt động của trẻ. ­ Kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.    c) Phương pháp thống kê toán học: thu thập, tổng hợp, trình bày số  liệu   điều tra để có kết quả từ khái quát đến cụ thể  của vấn đề đặt ra. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Đối với giáo dục Mầm non, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện   cho trẻ  trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều   hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chú trọng đổi mới tổ chức môi  trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm.  Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân. Tổ  chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ  và cả  lớp, phù   hợp độ  tuổi của nhóm/lớp, với khả  năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng   thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Chương trình giáo dục mầm non nhằm   giúp trẻ  phát triển hài hòa về  các mặt thể  chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình  cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Khi tiếp xúc với trẻ  thường bắt gặp những điều bất ngờ ở trẻ như: tại   sao lại có mưa ? Tại sao cá lại biết bơi ? Tại sao con không được hái hoa  đẹp?...Tôi luôn trăn trở và muốn gửi đến bài viết này để muốn trả lời câu hỏi   tại sao cần phải giáo dục trẻ từ thiên nhiên ngay trong những năm đầu đời. Bởi vì trước hết trẻ sẽ phát triển ý thức về sự tôn trọng và quan tâm đến   môi trường sống ngay từ  khi còn nhỏ. Thứ  hai, sự  tác động tích cực đối với  môi trường tự nhiên cũng là một phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe   của trẻ. Và sự  tác động qua lại này cũng nâng cao khả  năng học hỏi của trẻ.  Trẻ được sống gần gũi với thiên nhiên, điều đó sẽ  tuyệt vời hơn nhiều sách   vở, từ ngữ. 3
  4. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Trong  mọi hoạt động đều hướng vào trẻ và trẻ hoạt động tích cực giáo  viên chỉ giữ vai trò “trung gian”. Bản thân tôi từng là giáo viên và bây giờ làm  công tác chuyên môn nên tôi đúc rút được một số  kinh nghiệm  và đã tìm ra   một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học tố nhất. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trường MN Hoa Pơ Lang:   + Tổng số học sinh : 439  trẻ , nữ  219 trẻ , dân tộc 249 trẻ Trong đó trẻ 5­6 tuổi : 133 trẻ, nữ 64 , dân tộc 86 trẻ. + Giáo viên dạy lớp 5­ 6 tuổi 14. Trong đó:  Trung cấp 6, Cao đẳng 2,  Đại học 6. Kết quả chất lượng môn khám phá khoa học khi chưa áp dụng biện pháp Đạt Chưa đạt TT Nội dung đánh giá Tổng  Tỷ lệ Tổng  Tỷ lệ số (%) số (%) 1 Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm  298/43 67,8 141/439 32,2 và trả lời được tên gọi đặc điểm  9 của các đối tượng khám phá  2 Khả năng so sánh, phân loại các đối  262/439 59,7 177/439 40,3 tượng khám phá 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái độ  252/439 57,4 187/439 42,6 hành động phù hợp  4 Có kỹ năng sống và khả năng giao  240/439 54,7 199/439 45,3 tiếp tốt  *Ưu điểm ­ Quang cảnh trường rộng rãi, xung quanh đều có cây, hoa, có vườn rau.  Trẻ năng động tham gia hoạt động tích cực, phụ huynh quan tâm đến con em,  trẻ đi học chuyên cần thuận lợi cho việc áp dụng đề tài. ­ Được sự  quan tâm sát sao trường Mầm non   Hoa Pơ  Lang, các ban   ngành trong xã Dur Kmăl. Được sự  quan tâm sát sao của Phòng giáo dục và  đào tạo huyện Krông Ana, thông qua các đợt tập huấn đã cung cấp thông tin,  4
  5. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang kiến thức giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ  mầm non qua việc khám phá khoa   học. ­ Hầu hết giáo viên đều nhiệt tình an tâm công tác; trẻ ngoan và đi học  tương đối chuyên cần. Khi vận dụng đề  tài này vào thực tế, đội ngũ giáo viên đã có những các  giải pháp, biện pháp phương pháp làm việc một cách hiệu quả, có tính sáng  tạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.  * Hạn chế ­ Cơ  sở  vật chất còn thiếu thốn, phòng học chật hẹp do tiếp nhận từ  phòng tiểu hoc, trang thiết bị  và một số  dụng cụ  khoa học của trường còn   hạn chế như ( Kính lúp, máy ảnh,... ) ­ Trường có nhiều điểm trường  và cách xa nhau khó khăn trong công tác  quản lý theo dõi trẻ cũng như sự giao lưu giữa các trẻ trong trường. ­ Số trẻ chưa qua các lớp dưới còn chiếm số phần trăm nhiều. ­ Hơn 50% trẻ  trong trường là con em dân tộc thiểu số  nên sự  tiếp thu,  nhận thức giữ các trẻ chưa đồng đều.        ­ Một số giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo trong việc đổi mới   phương pháp giảng dạy, việc  ứng dụng CN TT trong các tiết dạy còn hạn  chế dẫn đến chất lượng chưa cao. * Nguyên nhân chủ quan Nhìn chung  đội  ngũ giáo  viên trường Mầm non Hoa Pơ  Lang trong  những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong chất lượng giáo dục. Tuy nhiên   đội ngũ giáo viên trường Mầm Non Hoa Pơ  Lang chúng tôi còn chênh lệch  nhiều về trình độ  đào tạo, về năng lực chuyên môn, sự  sáng tạo và linh hoạt   tổ chức các hoạt động cho trẻ so với các trường còn hạn chế. Thứ nhất: Đó là việc giáo viên chưa thực sự chủ động, linh động trong  việc chuẩn bị môi trường cho trẻ khám phá và các trò chơi vận động cho trẻ  chưa được đồng đều. Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học  phù hợp với   đối tượng trẻ, chưa thực sự chú ý đặc điểm cá nhân trẻ. Thứ  ba: Là chưa biết cách lồng ghép  cho trẻ  qua các môn học, các trò  chơi dân gian và dưới các hình thức khác nhau. Thứ tư: là do giáo viên chưa thực sự tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo  một cách thường xuyên. Công tác làm đồ  dung, đồ  chơi còn mang tính đối  phó. 5
  6. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Thứ năm : Một số giáo viên chưa nắm vững đặc thù của môn học, chưa   xác định rõ đề tài cần khai thác.  Chính vì những điều kiện nêu trên đã làm  ảnh hưởng không ít tới chất   lượng giảng dạy môn khám phá khoa học. * Nguyên nhân khách quan Trường có 7 điểm, các điểm trường không tập trung nên việc quản lý và   chỉ đạo các  hoạt động gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi  của trẻ mặc dù đã được đầu tư, mua sắm nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu  thực hiện chương trình, phòng phục vụ học tập, các công trình vệ sinh, nước  sạch còn tạm bợ, thiếu thốn. Trường có hơn 2/4  trẻ em thuộc vùng đồng bào  DTTS, con hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, số cháu theo học lớp  lá chưa qua các lớp dưới chiếm 1/3 việc tiếp cận với một số bài tập bài dạy  còn rụt rè ít nói, ít thổ lộ có một số cháu chưa biết nói tiếng phổ thông nhiều,  có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự  ý làm theo ý mình nên việc   tiếp cận học môn  khám phá khoa học còn hạn chế về ngôn ngữ . Nhiều phụ  huynh chưa thực sự  quan tâm con em mình, một số  phụ  huynh còn hạn chế  trong hiểu biết về  môn khám phá khoa học nên không luyện thêm được cho   các cháu ở nhà thậm chí còn hướng dẫn sai lệch.   Với trách quản lý chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ làm thế  nào để  nâng  cao chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và môn khám  phá khoa học nói riêng ngày càng có chất lượng trong trường mầm non Hoa   Pơ  Lang. Đây là nhiệm vụ  quan trọng và cần phải có sự  nỗ  lực phấn đấu,   quyết tâm cao. Để làm được điều này cần có sự nỗ lực không ngừng của của   bản thân, ban lãnh đạo nhà trường cũng như  đội ngũ giáo viên quyết tâm cao   để đưa chất lượng nhà trường ngày một nâng cao theo kịp sự phát triển chung  của đát nước. Từ thực trạng  như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp  để  hướng dẫn giáo viên tiết dạy khám phá khoa học đạt hiệu quả  cao hơn   như  sau: 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Giúp trẻ  lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang   tính trừu tượng và khô khan. Phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hòa mình vào với thiên nhiên  trẻ được hít thở không khí trong lành, vận  động thoải mái giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý. 6
  7. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Phát triển khả  năng định hướng trong không gian, 5 mặt đều được phát  triển Để làm được điều này cần phải được thống nhất về nội dung, được tiến  hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy,  ở mọi lúc, mọi nơi và có sự  phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.  b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức Như chúng ta đã biết xã hội không ngừng biến đổi cũng như sự phát triển  của trẻ   ở  mỗi giai đoạn, mỗi thời kì là rất khác nhau. Thời đại nay hầu hết  trẻ  được quan tâm nhiều hơn,  ăn uống đủ  chất hơn nên trẻ  rất thông minh,  nhanh nhạy.  Cô giáo luôn là thần tượng, là người mà trẻ  thường xuyên gửi   gắm niềm tin vào lẽ  đúng và có thể  giải đáp mọi thắc mắc mọi tò mò của  trẻ. Nên nếu người quản lý cũng như giáo viên chỉ trông chờ vào những kiến  thức đã từng học thì chưa đủ mà cần phải thường xuyên học hỏi, trao đổi và  thường xuyên nghiên cứu tài liệu, thông tin đại chúng để nắm bắt và có được   những kiến thức nhất định về phương pháp lí luận, đàm thoại, cách thức quan  sát sử dụng lời nói sao cho diễn cảm và thuyết phục nhất. Giải đáp nhanh và   kịp thời những thắc mắc những câu hỏi vì sao? tại sao? của trẻ. Khi trẻ  đặt  câu hỏi và được cô giải đáp hợp lý trẻ sẽ thấy vui hơn hứng thú hơn từ đó trẻ  mạnh dạn tự tin hơn trí tò mò của trẻ sẽ được phát huy hơn.  Chính vì lẽ  đó hằng năm chúng tôi quán triệt giáo viên học bồi dưỡng  chính trị hè và tham gia các chuyên đề do Phòng, cụm chuyên môn, nhà trường  tổ chức một cách đầy đủ và nghiêm túc. Luôn quan tâm tạo, điều kiện cho giáo viên học thêm để  nâng cao trình  độ, và ngay từ đầu năm học tôi lập kế hoạch cụ thể bồi dưỡng kiến thức cho   giáo viên theo từng thời điểm phù hợp. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức  hướng dẫn giáo viên  Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ  vào nội  dung trong chương trình theo độ  tuổi; Căn cứ  vào thời gian, thời điểm tôi  hướng dẫn giáo viên lựa chọn đề  tài phù hợp vào giai đoạn nào của chương  trình năm học. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã   xây dựng kế  hoạch hướng dẫn chỉ đạo giáo viên nội dung môn học cho trẻ,   xác định độ khó của từng tiết và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn   trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những gì  trẻ  đã   biết,   đồng   thời   chuẩn   bị   môi   trường   tốt   nhất   có   thể.   Nội   dung   trong   chương trình đã được trình bày theo mức độ  tăng dần từ  dễ  đến khó, đồng  7
  8. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang thời phù hợp với từng chủ đề  chủ  điểm, phù hợp với các hoạt động khác và   các sự kiện.  Sau đó tiến hành xây dựng một số chuyên đề  và cho giáo viên cùng góp ý  đúc rút kinh nghiệm hướng cho giáo viên nắm vững phương pháp Tiếp tục kiểm tra khi giáo viên lên lớp và có kế hoạch chỉnh sửa kịp thời,   đồng bộ.  Luôn chú trọng đến vấn đề  tuyên dương những giáo viên làm tốt,   kịp  thời giải đáp những thắc mắc những vấn đề  giáo viên chưa rõ để  giáo viên  thực hiện tốt hơn. Biện pháp 3: Tích cực sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng   tạo phù hợp Như  chúng ta  đã biết  tư  duy của trẻ  là tư  duy trực quan hình tượng  chiếm ưu thế. Hình tượng trực quan là nguồn thông tin thẩm mĩ với tư cách là   một phương tiện dạy học nó hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy cho trẻ khám phá  khoa học trong việc kết hợp giữa quan sát, diễn giải và so sánh để trẻ hiểu và  có thái độ thân thiện với môi trường xung quanh. Để giờ học đạt hiệu quả thì   công tác chuẩn bị đồ dùng phù hợp, đẹp, khoa học là rất quan trọng. Trong thời đại hiện nay, đồ  dùng đồ  chơi hiện đại được trang bị  ngày  càng nhiều đã làm giảm đi thời gian đầu tư  cho việc làm đồ  dùng, đồ  chơi  của giáo viên rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên từ thực tế khó khăn chung   của toàn ngành nói chung và của xã Dur Kmăl nói riêng số kinh phí được cấp   về  trường để  trang bị  đồ  dùng, đồ  chơi cho các cháu còn hạn chế  và trong  thực tế có nhiều đồ dùng đồ chơi rất thiết thực nhưng chưa có trên thị trường   hoặc có đồ  dùng có trên thị  trường nhưng nếu ta tận dụng và làm từ  các  nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa phương thì sẽ  rẻ  hơn rất nhiều và cũng không   kém phần hấp dẫn đối với các cháu.  Do đó ngay từ  đầu năm học, chúng tôi đều xây dựng kế  hoạch và phát  động phong trào làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc dạy và học ở các   lớp. Chúng tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn để giáo viên chủ  động xây dựng kế hoạch cho lớp mình Thường xuyên khuyến khích giáo viên sưu tầm tận dụng những đồ dùng   như vỏ sữa, chai lọ, hột hạt, lá cây khô, tre, vỏ ốc, vỏ hến, vỏ dừa… để làm  ra cá sản phẩm hợp vệ sinh, bền đẹp phục vụ cho môn học. Sau đó trường thành lập ban tư  vấn hướng dẫn cho giáo viên theo kế  hoạch. Đồng thời nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên trong công tác   làm đồ  dùng dự  thi. Đến thời gian quy định giáo viên nộp đồ  dùng về  nhà  8
  9. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang trường chấm và có giải thưởng cho những bộ đồ dùng  đẹp, bền, có giá trị sử  dụng cao. Nhận thức được tầm quan trọng và sự  thiết thực của công tác lầm đồ  dùng đồ  chơi  tự tạo nên hằng năm truờng luôn coi công tác làm đồ  dùng đồ  chơi là công tác thường xuyên và liên tục để  trẻ  hứng thú hơn và phát triển  một cách toàn diện: đạo đức, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực. Biện pháp 4: Tạo môi trường giúp trẻ khám phá khoa học Ở tuổi trẻ thơ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, với trẻ thì những  gì mới lạ  đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự  chú ý của trẻ. Nhưng trong môn  học này không phải cứ  đưa trẻ  đi ra ngoài và cho trẻ   tự  do khám phá là có   hiệu quả. Tôi hướng cho giáo viên biết cách   chuẩn bị  môi trường trong và  ngoài lớp học thông qua một số  buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ  khối cụ  thể  như: ­ Môi trường trong lớp: Khi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi chúng ta cần trang  trí các góc theo từng chủ  điểm, đồ  dùng đồ  chơi phải phù hợp với từng độ  tuổi, sắp xếp một cách khoa học để trẻ dễ quan sát dễ tìm Ví dụ: Quan sát mưa để trẻ biết được vì sao có mưa,...cũng có thể là một  góc lớp tôi chuẩn bị một luống rau và cho trẻ tìm hiểu sự lớn lên của cây rau   hàng ngày. Góc học tập cho trẻ xem hình ảnh, vẽ, nặn những gì mà trẻ đã học  được, dạy cho trẻ  cách làm một cơn mưa từ  những li nước...Góc xây dựng  cho trẻ xây vườn trường, sở thú... Để  từ  đó trẻ có thể  nhớ  lại kiến thức hay  làm tăng tính tò mò của trẻ, giúp trẻ  có hứng thú trong buổi học ngoài trời   hơn. ­ Môi trường ngoài lớp:  Môi trường ngoài lớp rất đa dạng và phong phú  hấp dẫn trẻ, ta tận dụng sân trường cho trẻ chọn lá, xếp lá thành con đường,   dòng sông, chơi với cát nước. Tận dụng vườn hoa, vườn rau, cây cố, không gian… để trẻ khám phá. Thiên nhiên ngoài tác dụng giúp trẻ  khám phá môi trường có hiệu quả  còn có một số  tác dụng: Ra ngoài trời trẻ  được tắm nắng, hít thở  không khí  trong lành, thoáng mát, được vận động trong điều kiện rộng rãi, thoải mái,  làm tăng sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng sự trao đổi chất, rèn  luyện sự thích nghi với tác động của các yếu tố tự nhiên, tăng cường sức đề  kháng của cơ  thể. Giúp trẻ  mở  rộng thêm tầm hiểu biết về  sự  vật hiện   tượng xung quanh, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ, trẻ được mở  rộng diện tiếp   xúc, được trực tiếp quan sát tiếp xúc các sự  vật hiện tượng sống động trước  mắt làm phong phú vốn biểu tượng và giúp trẻ  cảm nhận được vẻ  đẹp của   môi trường xung quanh.   Tạo điều kiện để  trẻ  vận dụng những hiểu biết,   9
  10. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang kiến thức, kỹ năng đã học và hoàn cảnh thực tiễn. Vì vậy việc lựa chon môi   trường sao cho phù hợp với trẻ là rất quan trọng. Giáo viên luôn tìm chọn những địa điểm thực sự gần gũi và gây hứng thú  với trẻ dựa trên thực tế mà trường mình có (sân trường, gốc bàng, vườn hoa,  vườn rau, bể  nước,…) Trên cơ  sở  đó   biến những điều không có thành có  bằng cách khi cho trẻ ra dạo chơi tôi bí mật giấu một đồ vật mà tôi muốn trẻ  tìm hiểu rồi tạo tình huống cho trẻ thấy. Khi đó trẻ sẽ tò mò và cùng xúm xít   lại tìm hiểu đặt câu hỏi, như vậy tự nhiên  đã có một môi trường học tập thật   sự gây hứng thú cho trẻ. Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ  và tạo   ra kết quả  của hoạt động cao nhất. Từ  đó góp phần hình thành và nâng cao  mối quan hệ  thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ  và giáo viên. Qua việc vận  dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ các lớp  tham   gia sôi nổi hơn.  Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham quan dạo chơi thực tế Ngay từ  đầu năm tôi tham mưu với nhà trường lên kế  hoạch cho trẻ   đi  tham quan thực tế phù hợp với từng thời điểm phù hợp với một số đề tài. Bởi   có những đề tài như “ Tìm hiểu về nghề  bộ đội”, “Tìm hiểu về  trường tiểu   học”… nếu chỉ  qua tranh  ảnh và đồ  dùng thì trẻ  không cảm nhận được hết   kiến thức cô cần truyền đạt vì trẻ chưa thực sự cảm thấy hứng thú.   Ví dụ:  Cho trẻ tham quan doanh trại bộ đội cho trẻ biết được  công việc   của các chú, bãi tập luyện, phòng ăn, phòng ngủ, nề nếp sinh hoạt gọn gàng  ngăn nắp của chú bộ  đội. Chọn địa điểm thích hợp để  trẻ  được các chú bộ  đội kể  về  công việc của đơn vị  chú khuyến khích trẻ  những câu hỏi mà trẻ  muốn. Tổ chức cho trẻ tặng hoa và hát tặng các chú một số bài hát.  Chính vì vậy việc tạo điều kiện cho trẻ  có cơ  hội đi tham quan thực tế  cho trẻ  trải nghiệm trẻ  sẽ  dễ  dàng cảm nhân được sự  vật hiện tượng một   cách đầy đủ nhất. Đồng thời qua các buổi tham quan đó không những trẻ lĩnh  hội kiến thức một cách trọn vẹn mà trẻ còn được giao lưu với nhau một cách  tự  nhiên từ  đó giúp trẻ  thực sự  mạnh dạn tự  tin hơn và đây là điều rất cần   đối với trẻ đặc biệt là đối với trẻ  đồng bào dân tộc. Để  trẻ  lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất và đảm bảo an toàn trong  quá trình đi tham quan. Việc đầu tiên chúng tôi họp và quán triệt một số tình  huống có thể xảy ra để giáo viên nắm bắt khi gặp phải sẽ dễ dàng xử lý. Từ  đó giáo viên nhắc nhở trẻ đi tham quan thì các con phải như thế nào? Đến giờ  trẻ đi   tham quan chúng tôi bố trí số lượng giáo viên đảm bảo đủ để quan sát  trẻ đảm bảo  an toàn tuyệt đối. 10
  11. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Biện pháp 6: Giáo viên tìm cách kích thích trí tò mò của trẻ. Thật vậy, bất kỳ  làm một việc gì, tìm hiểu hay khám phá một điều gì  trong mỗi chúng ta đều phải có một ít hiểu biết nhất định về  điều đó để  có  thể  đặt ra câu hỏi “tại sao”,... và tìm cách giải quyết chúng. Trẻ  nhỏ  cũng  vậy, chúng ta thường quan niệm trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng và chúng ta  muốn vẽ gì lên đó cũng được, đó là quan niệm hoàn toàn không chính xác, trẻ  cũng có cách nghĩ riêng của trẻ  có điều khả  năng thu thập thông tin của trẻ  còn hạn chế và khả năng phân tích tổng hợp của trẻ hầu như chưa chính xác  vì vậy trẻ gặp khó khăn trong bất cứ vấn đề nào trẻ muốn tìm hiểu.  Việc đưa trẻ vào với môi trường xung quanh hay nói rõ hơn là trẻ  khám  phá khoa học, điều đầu tiên mà tôi quan tâm là lượng kiến thức của trẻ  có  thực sự phù hợp cho chuyến đi “dã ngoại” này hay không. Hơn nữa, nếu trẻ  đã có lượng kiến thức nhất định rồi thì việc khám phá sẽ dễ dàng hơn và có ý  nghĩa, hiệu quả  hơn rất nhiều bên cạnh đó phát triển được tư duy cho trẻ.  Căn cứ  vào những điều trên chúng tôi luôn hướng   giáo viên nên chọn   biện pháp thường xuyên trau dồi sự  hiểu biết của trẻ, kích thích tính tò mò   của trẻ là vấn đề mấu chốt trong đề tài này. Trẻ đến lớp được cô giáo truyền   đạt kiến thức ở mọi lúc mọi nơi  Ví dụ: Từ một cái hạt nhỏ giáo viên dạy cho trẻ biết quá trình từ hạt nảy  mầm rồi lớn thành cây như thế nào? Vì sao lại có mưa?.... Thường xuyên trò   chuyện về điều mà trẻ gặp ở nhà, trên đường đi học,... Đặt ra cho trẻ những  câu hỏi “tại sao? Làm sao con biết?...” nhằm kích thích sự  tò mò của trẻ, đôi   khi cần cho trẻ làm quen với một vật để trẻ tự nói lên điều trẻ thấy và nghĩ.   Chuẩn bị  một số đồ dùng khi lên lớp theo từng chủ điểm để trẻ tìm hiểu  Ví dụ: quả  cam trẻ  đã biết thì giáo viên có thể  nói cho trẻ  biết về  cây  của nó, sự phát triển,... Thường xuyên trò chuyện và dạy cho trẻ cách quan sát, khám phá sự vật  một cách khoa học và lôgic, rèn cho trẻ khả năng đặt câu hỏi và tìm ra câu trả  lời. Ví dụ: Khi dạo chơi trong sân giáo viên luôn khơi gợi cho trẻ sự tò mò từ  những trái bàng, hạt phượng hay những tia nằng chiếu qua từ khe lá. Trẻ hỏi  tại sao lại thế? Sao bàng cũng là trái cây mà cháu không ăn được?…Giáo viên  luôn cho trẻ tự tìm hiểu rồi tự trả lời cho nhau nghe sau đó tôi sẽ  rút ra điều  đúng mà trẻ dễ hiểu. Biện pháp 7:  Hướng giáo viên thường xuyên thay đổi cách thức lên lớp. Thông qua một số  buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ  khối tôi xây   dựng hệ  thống một số  câu hỏi liên quan đến vấn đề  thay đổi cách thức lên  lớp.  Chia nhóm giáo viên cho thảo luận, trình bày cụ  thể, sau mỗi lần trình  11
  12. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang bày đều lấy ý kiến phản hồi từ  các nhóm còn lại. Cuối cùng tôi chốt lại   những cách thức thay đổi hay và hiệu quả nhất. Hướng dẫn cụ thể về một số tiêu chí khi thay đổi cách thức lên lớp: Các   giải pháp dạy và học đòi hỏi sự  cân bằng giữa các yếu tố: Khám phá trẻ  được lựa chọn theo ý thích, giáo viên quan sát, lắng nghe và đặt các câu hỏi   để  hỗ  trợ. Các hướng dẫn mang tính dẫn dắt, gợi ý của giáo viên. Việc học  của trẻ là dựa trên kế hoạch  được chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận của các giáo   viên.  Hướng dẫn cụ thể: Giáo viên chỉ  rõ từng bước, mở  rộng một ý tưởng   cụ  thể theo một hướng nhất đinh để  trẻ thể  hiện được từng kỹ  năng cụ  thể  của mình. Thông qua một số ví dụ cụ thể như: Buổi dạo chơi trong thiên nhiên sẽ  tuyệt vời hơn khi cô cùng trẻ  vẽ  những chiếc lá rụng hay những chồi cây non. Nếu khi qua vườn hoa trẻ muốn   hái vài bông hãy nói với trẻ  những bông hoa cần  ở  trên cành để  mọi người  cùng thưởng thức. và nếu trẻ  muốn có những bông hoa đó hãy dạy trẻ  cách   vẽ ra giấy. Đó là cách giáo dục hiệu quả nhất mà giáo viên nghĩ không có trẻ  nào không nghe lời.  Để giúp trẻ chú ý và thú vị hơn với cuộc khám phá thiên nhiên giáo viên   cần cho trẻ  quan sát và đặt ra những câu hỏi như: “Con thấy cái cây kia thế  nào? Con có biết con vật gì sống trên cây cao không?” … Cứ như vậy dẫn dắt   cho cuộc chuyện trò trở  nên sôi nổi và hào hứng. Một số  tiết dạy ngoài trời  với cuộc dạo chơi trong khung cảnh thiên nhiên cũng có thể  cho trẻ  một cơ  hội tuyệt vời để các giác quan thêm nhạy bén. Trẻ sẽ hỏi về tiếng chim kêu,  tiếng gió thổi và mong muốn bắt chước các âm thanh trong tự  nhiên đó. Hãy   để cho trẻ ngửi hương thơm của các loài hoa, so sánh hương thơm của chúng  với nhau, và khám phá các loài cỏ dại, giáo viên yêu cầu trẻ chạm tay vào vỏ  cây xù xì thô ráp hoặc những hòn đá cuội nhám ven bể cá. Khuyến khích trẻ  khám phá các vật này bằng tay để có thêm cảm giác mới và sự  hiểu biết sâu   hơn về  thiên nhiên. Chỉ  cho trẻ  thấy thế  giới của các loại côn trùng trên lá,   trên mặt đất.  Biện pháp 8: Biết cách lồng ghép tích hợp các môn học khác. Trong bất cứ  một môn học nào của trẻ  thì đều không thể  thiếu đi việc   lồng ghép tích hợp các môn học với nhau. Học tập tích hợp các lĩnh vực học   tập đều liên quan đến nhau và đều hợp lý hiệu quả khi đưa ra môi trường bên  ngoài. Giáo dục thể chất, hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, làm quen với   toán, khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen chữ cái, hoạt động   vui chơi,… Trẻ  nhỏ  nhìn nhận về  thế  giới, về  môi trường xung quanh mình  theo một góc độ  tổng thể. Chúng học từ  mọi thứ xảy ra xung quanh mình và  không phân tách theo từng môn/ từng lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, việc tổ  12
  13. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang chức cho trẻ  học cần phải  được thực hiện tích hợp trong một   tổng thể  chung. Thông qua những hoạt động tích hợp đó trẻ  sẽ  hiểu kiến thức và kỹ  năng liên quan đến nhau như  thế  nào. Hoạt động học của lĩnh vực này sẽ  được lồng ghép hoặc chuyển sang hoạt động học của lĩnh vực khác một cách  tự  nhiên nhưng không vì thế  mà tôi lạm dụng quá với môi trường bên ngoài   vào các hoạt động của trẻ. Nhận thức được sự quan trọng đó tôi luôn hướng giáo viên khi xây dựng  kế hoạch cần cụ thể để  ở  mỗi tiết học có cách lồng ghép tích hợp sáng tạo  hiệu quả  và phù hợp nhất với nhóm lớp của mình.  Ví dụ: Môn giáo dục thể  chất ­ Chủ  điểm thế  giới thực vật – Đề  tài:  Bước qua chướng ngại vật,   nếu bình thường chúng ta tổ  chức hoạt động  bằng cách làm đồ dùng là chiếc ghế hay một quả bóng thì ở đây khi giáo viên   đưa trẻ  ra sân trường tổ  chức   có thể  cho trẻ  bước qua một cái rễ  của cây  bàng mọc lồi trên sân hoặc một nhành hoa giấy đang cố  gắng bò xuống đất  để vươn qua hành lang lớp. Nhờ đó  vừa tạo cho trẻ cảm giác thú vị  khi học  mà như đang đi chơi rồi nhẹ nhàng giáo dục trẻ không giẫm lên hoa và rễ cây  làm cây bị thương, giúp trẻ yêu và biết bảo vệ thiên nhiên. Môn hoạt động tạo hình – Chủ điểm thế giới thực vật – đề tài vẽ theo ý  thích. Đưa trẻ ra với thiên nhiên ta sẽ  không phải mất thời gian làm đồ  dùng  dạy học mà trên thực tế trẻ thấy gì sẽ vẽ đó, có thể trẻ sẽ thấy và vẽ những   chiếc lá không giống với chiếc lá mà cô dạy về màu sắc, hình dạng và vô tình  trẻ  đã trao dồi thêm vốn hiểu biết của mình về  sự  đa dạng của sự  vật. Ra   ngoài sẽ phát triển được khả năng tập trung cao của trẻ về 1 đối tượng, phát   triển khả  năng định hướng trong không gian. Có một số  ý kiến cho rằng ra   ngoài không gian loãng làm giảm sự tập trung của trẻ, nhưng theo tôi và kết  quả  mà trẻ  đạt được thì trẻ  tập trung hay không đều phụ  thuộc vào môi  trường mà cô đã chọn và sự thu hút của cô ở trẻ. Bên cạnh đó trẻ hình thành những hiểu biết của mình thông qua sự tương   tác tích cực với các giáo viên, các bạn trong lớp, các tài liệu, các sự kiện được  tổ chức. Trẻ học hiệu quả nhất khi được tích cực tham gia vào các hoạt động  mà chúng thấy thú vị. Các hoạt động của trẻ nên dựa trên sự  tò mò, nhu cầu,   và sở  thích của chúng. Chính vì thế, việc học tập của trẻ  cần được nhấn   mạnh vào quá trình trẻ  nhận biết, hiểu, và hình thành các ý kiến của riêng  mình thay vì việc trẻ phải hoàn thành những bài  tập có sẵn và lặp đi lặp lại.  Giáo viên đóng vai trò là người tạo điều kiện để  đảm bảo rằng, trong quá  trình học, trẻ  được quan sát, được đưa ra các câu hỏi, được khám phá, và  được tự trải nghiệm. 13
  14. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang  Tổ chức các môn học lồng vào môi trường thiên nhiên là một phần quan  trọng trong quá trình học của trẻ, là chất xúc tác để  trẻ  học, để  thúc đẩy trẻ  khám phá, tìm tòi, mạo hiểm, mắc sai lầm  và đối phó với thất bại. Học qua  chơi sẽ giúp trẻ tham gia vào việc tổ  chức, đưa ra quyết định lựa chọn, thực   hành, duy trì và bày tỏ  cảm xúc. Chơi có tổ  chức sẽ  giúp phát triển và mở  rộng sức sáng tạo, các kỹ  năng nghe và nói, các kỹ  năng xã hội và tính cách,   khả  năng sử  dụng ngôn ngữ  đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực như  toán,   môi trường.   Một lần nữa, các cô giáo chính là người tạo điều kiện để  trẻ  chơi như là một phần của quá trình học của mình.  Học qua công nghệ thông tin: Nên tạo cho trẻ có cơ hội để làm quen, ứng  dụng và phát triển các khả  năng về  công nghệ  thông tin thông qua việc sử  dụng các công cụ tin học trong quá trình học tập. Từ đây, trẻ có cơ hội để hỗ  trợ  các công việc của mình bằng cách tự  tìm kiếm thông tin, được học cách   sử  dụng thông tin từ  nhiều nguồn khác nhau, tự  lựa chọn và tổng hợp các  thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình. Công nghệ thông tin có thể  được sử  dụng và ứng dụng như là công cụ hướng dẫn và công cụ thúc đẩy, kích thích  quá trình học của trẻ. Thông qua việc  ứng dụng công nghệ  thông tin, trẻ  sẽ  được khám phá các ý tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau. Thông qua việc   ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được tương tác với chữ viết, với những  âm thanh, hình  ảnh sống động. Các hoạt động sử  dụng máy tính và phần  mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáo viên trên lớp cũng như  gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ.  Được khám phá là để trẻ hình thành  tính độc lập tư duy, tìm tòi, sáng tạo   và quyết đoán trong việc giải quyết những tình huống được khám phá cụ thể.   Trẻ được tham gia và phát triển niềm say mê, hứng thú  một cách tích cực với  nhiều hoạt động kết hợp khác nhau như  giải quyết những thắc mắc trong   tình huống cụ thể mà mình tham gia, mối quan hệ trong và ngoài nhóm, giải   quyết những vướng mắc, vượt qua những thách thức, trở ngại để  hoàn thành  nhiệm vụ, tìm ra những điều mình cần khám phá.  Được hỏi ngay điều mình thấy là tạo và hình thành cho trẻ tính độc lập,  chủ  động trong tư duy logic. Mở cánh cửa đầu tiên cho trẻ  làm quen với thế  giới xung quanh rộng lớn, tạo lập trí sáng tạo, sự   hóm hỉnh qua những câu  hỏi theo tư duy của trẻ và  được giáo viên  trả lời hoặc gợi mở để  trẻ tự tìm  ra  câu  trả lời. Điều này sẽ  tạo cho trẻ sự  tìm tòi và sáng tạo không ngừng,   giúp cho trẻ có tính  năng động, vượt khó cho suốt cuộc đời sau này của trẻ.  Tích hợp các môn học như: Văn học, toán, tạo hình, âm nhạc tôi thấy có  những kết quả đáng lưu ý, tất cả  các trẻ  khi tham gia học ngoài trời trẻ  đều  thực hiện rất tốt và có phần sáng tạo trong đó.  14
  15. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Ví dụ: Cô nói con thực hiện tiếng gà gáy trẻ “ò ó o…” và làm thêm động  tác vỗ cánh rất giống con gà. Khi trẻ quan sát vườn hoa ta có thể yêu cầu trẻ  vẽ lại, làm con vật từ lá cây,… hay so sánh cây nào cao hơn, thấp hơn, tập kể  lại những gì mình thấy. Biện pháp 9: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ  kiến để trẻ biết hòa mình vào môi trường quanh và biết cách bảo vệ thế giới  quanh trẻ. Như  chúng ta đã biết trẻ  nhỏ  nhanh nhơ  nhưng lại chóng quên chính vì  vậy các kiến thức trẻ  được học giáo viên cần phải thường xuyên ôn luyện   mọi lúc, mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống là cách  hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn nhắc nhở  và kiểm tra để  giáo viên cần chú trọng điều này.   Ví dụ: Đồ  dùng đồ  chơi của trẻ    đều gắn ký hiệu là hình  ảnh trẻ  đã  được khám phá: Ly uống nước của trẻ  tổ có hoa màu xanh, tổ  là hạt, tổ  cây   mới nảy mầm,  tổ là cây đã lớn, đến giờ uống sửa trẻ tự tìm ly của mình sau  khi uống song tôi quy định cho trẻ  úp ly vào đúng nơi và theo quy trình sinh  trưởng của cây. Khăn mặt của trẻ cũng treo theo tổ, khăn được thêu ký hiệu  riêng của trẻ, khi trẻ  treo khăn cũng treo theo quy định. Qua đó để  giúp trẻ  nhận những sai sót của bạn và cùng bạn sửa sai.  Biện pháp 10: Tạo góc chơi phù hợp Hướng dẫn giáo viên tạo góc thiên nhiên, góc bé yêu khoa học. Mỗi lớp   tạo một góc thiên nhiên với nhiều loại cây khác nhau sao cho sinh động và   hấp dẫn.  Ở  một số  đề  tài có thể  cho trẻ  quan sát sự  phát triển của cây, trẻ  quan sát hoa và hướng dẫn tạo thói quen để  trẻ  biết cách chăm sóc cây như  tưới, nhổ cỏ, bón phân…Tuy vậy đây  là một góc nhỏ nên có thể  sau vài lần   trẻ có thể không còn hứng thú thì người giáo viên không nên quá lạm dụng mà   cần có sự thay đổi trẻ tránh sự ép buộc ở trẻ. Tạo thêm góc bé yêu khoa học nếu như không gian cho phép. Thường thì   góc này được lồng ghép vào góc học tập nhưng nếu  ở  những lớp có không  gian phù hợp ta có thể tạo thêm góc này riêng lẻ để trẻ dễ dàng khám phá. Ví dụ 1: Chuẩn bị +  Đồ   chơi:   Một   mẫu   gỗ   hình  chữ   nhật   dày  mỏng   khác  nhau,   bi  sắt  đường kính 3­ 4 cm, thìa inox, sắt nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu   đựng nước sạch. + Đồ dùng: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa. 15
  16. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang + Tiến hành: Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước   và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm vật nào nổi? vì sao? Kết quả : đồ vật nặng như bi lặn rất, thìa inox chìm từ từ. Miếng gỗ có  diện tích hẹp, dầy hơn chìm nhanh hơn miếng gỗ  mỏng bề  mặt rộng, bóng  xốp, giấy nổi trên mặt nước. Qua thí nghiệm này trẻ  hiểu được những vật có tính chất kim loại như  sắt dễ chìm, những vật nhẹ, mỏng, xốp khó chìm trong nước. Ví dụ 2: chuẩn bị công nước có vạch đo, nước, giấy bút, bình đựng nước  to, muối, màu xanh biển Tiến hành: ­ Lấy hai bình nước đánh số 1,2 ­ Cho muối vào bình 2, quấy tan muối, cho tiếp đến khi muối không thể  tan thêm được nữa để có muối đậm đặc ­ quy ước gọi bình 1 là nước thường và bình 2 là nước muối ­ Dùng cốc định lượng đong 2 cốc nước thường và nước muối bằng nhau   rót vào 2 cốc riêng. Cân 2 cốc này, so sánh trọng lượng của 2 cốc.Gợi ý cho trẻ  nhớ  nước   trong 2 cốc chiếm chỗ bằng nhau. Dùng màu xanh thực phẩm pha vào nước muối thành màu xanh dương.  Hỏi trẻ nếu rót vào nước thường  vào nước màu xanh dương thì chuyện gì sẽ  xảy ra và trẻ dự đoán kết quả. Sau đó rót thật  nhẹ cốc nước thường vào cốc  nước màu xanh. Quan sát hiện tượng và nhận xét (nước thường nằm yên trên   nước màu xanh) Hoặc   làm   ngược   lại   rót   nhẹ   nước   muối   màu   xanh   dương   vào   nước  thường. Quan sát và nhận xét ( nước muối màu xanh đi xuống đáy cốc.) Giáo viên không nên trả lời ngay những câu hỏi tại sao? Của trẻ mà phải  dành thời gian để trẻ suy nghĩ, thử và có gắng tự tìm câu trả lời. Câng kiên nhẫn nghe trẻ  giải thích theo cách cảu trẻ. Điều này giúp trẻ  tự tin, phát triển khả năng suy luận và duy trì hứng thú. Nếu trẻ  trả  lời sai nên khuyến khích trẻ  lặp lại thí nghiệm hoặc làm  thêm thí nghiệm phụ để trẻ hiểu rõ hơn, tránh áp đặt kết luận của người lớn   khi trẻ chưa hoàn toàn bị thuyết phục. Qua đó giúp trẻ  có điều kiện được mở  rộng, khả  năng quan sát tri giác   của trẻ phát triển tối đa.  Biện pháp 11: Trao đổi, phối hợp kết hợp với phụ huynh. 16
  17. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng đối  giáo dục mầm non   đặc biệt  ở  vùng nông thôn, vùng  đặc biệt khó khăn như  xã Dur Kmăl, phụ  huynh nhận thức việc cho trẻ đến trường mầm non còn có hạn chế  vậy làm  thế  nào để  phụ  huynh hiểu được các hoạt động của trẻ  nói chung và môn  khám phá khoa học nói riêng là điều rất cần thiết. Vì thế  ngây từ  đầu năm  học chúng tôi đã trang bị cho mỗi lớp một bảng tin tuyên truyền cho lớp mình   và giáo viên xây dựng nội dung tuyên truyền cụ  thể, kịp thời. Ngoài ra mỗi   lớp đều xây dựng cho mình một góc tuyên truyền phù hợp. Hướng giáo viên  tới việc tận dụng thời gian có thể để trao đổi với phụ huynh như: Trong giờ  đón, trả  trẻ  vận động phụ  huynh sưu tầm đồ  dùng phục vụ  học tập cho trẻ, tuyên truyền lợi ích của việc đưa trẻ  vào thiên nhiên trên  đường đi học có những điều trẻ  chưa biết hoặc rất quan tâm phụ  huynh có   thể dừng lại để đáp ứng nhu cầu muốn khám phá của con mình. Hoặc tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, đặc biệt thông qua một  số hội thi như “Môi truờng và vệ sinh cá nhân”, “ Bé với giao thông”… c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ logic với nhau, đan xen và hỗ trợ  cho nhau nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh   thần. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,  phạm vi nghiên cứu và hiệu quả ứng dụng Kết quả đạt là trẻ khám phá khoa học có tiến bộ hơn so với đầu năm cụ  thể như sau: TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt Tổng  Tỷ lệ Tổng  Tỷ lệ số (%) số (%) 1 Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm và  432/43 98,4 7/439 1,6 trả lời được tên gọi đặc điểm của  9 các đối tượng khám phá  2 Khả năng so sánh, phân loại các đối  421/439 95,9 18/439 4,1 tượng khám phá 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái độ  425/439 96,8 14/439 3,2 hành động phù hợp  17
  18. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang 4 Có kỹ năng sống và khả năng giao  398/439 90,7 41/439 9,3 tiếp tốt  Qua bảng khảo sát thấy chất lượng giáo dục bộ môn khám phá khoa học  tăng rõ nét chứng tỏ vận dụng các biện pháp mới đạt hiệu quả.   Chất lượng  giảng dạy môn khám phá khoa học của giáo viên trong nhà trường ngày càng   được nâng lên. Giáo viên nắm được phương pháp dạy học và cách thức tổ  chức tiết dạy so với đầu năm tăng cao. Đa số  giáo viên trong nhà trường đã  linh hoạt hơn khi lên lớp. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ  lệ  trẻ  đạt  theo yêu cầu  môn học  được tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu giảm nhiều so với   khi chưa áp dụng các biện pháp. Phụ huynh hiểu và tôn trọng ý kiến cũng như  mong muốn của con mình, tạo điều kiện cho con được hòa nhập với thế giới  xung quanh. Đặc biệt phụ  huynh thường xuyên trao đổi với cô giáo về  cách  truyền thụ kiến thức hàng ngày cho trẻ. III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận   Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy hiệu   quả rõ rệt, qua trao đổi với đồng nghiệp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của  nhiều giáo viên  làm theo và cũng mang lại hiệu quả cao. Để đạt được những  kết quả  đó trước hết  phải chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng cần thiết cho tiết học  một tiết học cho cô và trẻ. Chuẩn bị  kế  hoạch giảng dạy, nắm chắc kiến   thức chuyên môn. Chuẩn bị môi trường an toàn khi cho trẻ tiếp xúc. Cô giáo, gia đình phải thật sự  là mái  ấm tình thương của trẻ, bố  mẹ  phải là tấm gương sáng để  trẻ  noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có  trách nhiệm giáo dục trẻ  ngay từ  những bước đầu đời. Phải có sự  phối kết   hợp chặt chẽ  với các ban ngành đoàn thể  trong toàn xã  để  làm tốt công tác  chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh về công tác  giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc  trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô   giáo trong lớp cũng như  phải có sự  phối hợp chặt chẽ  thống nhất giữa lớp,   nhà trường, gia đình và xã hội.  Trên đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học mà tôi đã rút   ra được trong quá trình giảng dạy cũng như làm công tác quản lý chuyên môn  giúp trẻ  phát triển toàn diện trên 5 mặt: ngôn ngữ, thể  chất, thẩm mỹ, nhận   thức, tính cảm xã hội. Tôi rất mong được sự  góp ý của các đồng nghiệp để  kế hoạch này hoàn chỉnh hơn. 18
  19. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang 2. Kiến nghị a. Đối với trường ­ Hàng năm có kế  hoạch tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục, địa   phương đầu tư  thêm trang thiết bị đồ chơi phục vụ cho hoạt động để trẻ say  mê hứng thú.. ­ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự  quan tâm, đóng góp  ủng hộ nhà trường đầu tư thiết bị, phối hợp với nhà trường tạo cơ hội cho trẻ  tham quan thực tế nhiều hơn. b. Đối với giáo viên: ­ Xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp mình và khả  năng nhận thức của trẻ. ­ Đưa khá phá khoa học lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ  như: giờ  đón trẻ, thể  dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động  ngoài trời,…một cách thường xuyên. ­ Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định   nội dung trọng tâm. Khi lựa chọn nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp,  giáo viên cần cân nhắc kỹ lưỡng tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ  động sắp xếp trình tự  hoạt động theo chủ  đích của mình và mức độ  cảm  nhận, hứng thú của trẻ. ­ Tích cực, chủ  động làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo đẹp, phong phú hơn  nữa, tiếp tục trồng hoa và rau xanh trong trường.  Trên đây là một số  giải pháp của bản thân tôi đúc rút giảng dạy và làm  công tác quản lý,  tôi mạnh dạn trao đổi, rất mong được sự  đóng góp ý kiến  của các đồng nghiệp để  bản thân tôi có thêm những kinh nghiệm góp phần   nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, khẳng định vị  thế  của bậc học   mầm non. Tôi xin trân trọng cảm ơn!  Dur Kmăl, ngày 20 tháng 02 năm 2017                Người viết sáng kiến                 Trần Thị Nguyệt 19
  20. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy lớp giúp 5­6 tuổi học tốt môn khám phá  khoa học tại trường MN Hoa Pơ Lang NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Giáo trình: Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường  xung quanh của tiễn sỹ Hoàng Thị Phượng–Nxb ĐHSP­ 2008 ­ Giáo trình: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm Non – Nguyễn Ánh Tuyết –Nxb  ĐHSP­ 2008 ­ Giáo trình: Giáo dục học mầm non – Đào Thanh Âm – Nxb ĐHSP­ 2007 Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm  non theo chủ đề (5­6 tuổi). ­ Sách phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ. ­ Sách chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5­6 tuổi. ­ Chuyên đề giáo dục mầm non. ­ Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2004­2006 ­ Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non  mẫu  giáo lớn.NXB Giaó dục 2011. ­ Sách những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc­ dành cho giáo viên mầm  non.NXB Giáo dục 2015. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2