Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch
lượt xem 8
download
Ở trường mầm non nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là rất quan trọng. Khi đóng kịch trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc … trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc được vui chơi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch
- A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I . Lời mở đầu Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc … đóng kịch cũng là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em rất yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách trẻ Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mầm non . Nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật và ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi . Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi. Trong trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành người lớn mà còn phải “ hoá thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo … Để đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ . Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng nó giúp trẻ tích luỹ được kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác …Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo Ở trường mầm non nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là rất quan trọng . Khi đóng kịch trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá 1
- trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc … trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc được vui chơi . Trên thực tế hiện nay ở các trường mầm non giáo viên cũng đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch nhưng cách tổ chức trò chơi còn rất nghèo nàn thụ động, cô chưa có những biện pháp tạo được hứng thú cho trẻ trong khi chơi nên chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi, trẻ chưa thể hiện được vai chơi đúng theo tính cách của nhân vật. Là một hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường trong quá trình kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên nhất là kiểm tra các hoạt động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch dựạ theo tác phẩm văn học của lớp mẫu giáo Lớn 5 – 6 tuổi tôi đã tham khảo, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các hoạt động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch và tìm ra được một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1.Thực trạng. a. Thuận lợi: Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc. Trình độ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó: Đại học: 1 Đ/c Trung cấp : 21 Đ/c. ( có 12 Đ/c đang theo học Đại học) Tổng số trẻ đến trường là 310 cháu và được chia làm 13 nhóm, lớp. ( Nhà trẻ 2 nhóm; Mẫu giáo 11 lớp ) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường tương đối đầy đủ . Đồ dùng học tập luôn được trang bị đến từng nhóm lớp . Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên đã có sự chỉ đạo, giúp 2
- đỡ của lãnh đạo các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh trong nhà trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. b. Khó khăn: Nhà trường đã có khu trung tâm nhưng vẫn còn các lớp học khu lẻ nên còn khó khăn trong việc chỉ đạo chuyên môn Một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Đồ dùng, đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ nhất là các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi đóng kịch nên chưa tạo được hứng thú cho trẻ và chưa phát huy được tính tích cực độc lập, sáng tạo của trẻ. Trẻ đi học không đều, nhiều trẻ đến 5 – 6 tuổi mới ra lớp nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 2. Kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo lớn Số trẻ Nội dung và kết quả khảo sát được Trẻ hiểu nội dung tác Biết nhập vai chơi và thể hiện khảo phẩm và hiểu tính cách của sáng tạo trong khi chơi sát các nhân vật trong tác phẩm Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 120 15 22 57 26 5 15 57 43 % 13% 18% 47% 22% 4% 13% 47% 36% Từ thực trạng trên và qua kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Thạch Cẩm để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựạ theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn ” để nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp mới trong tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch 3
- B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN: 1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi 2. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ đóng kịch 3. Xem tranh minh hoạ kết hợp đàm thoại với trẻ về tác phẩm văn học sẽ đóng kịch 4. Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản 5. Tổ chức cho trẻ tập luyện II/ Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi Để tổ chức có hiệu quả trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo lớn thì công việc lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú của trẻ là rất quan trọng Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học . Tác phẩm văn học lựa chọn để tổ chức trò chơi đóng kịch phải là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, có nhiều tình tiết hấp dẫn đối với trẻ và hình thức đối thoại là chủ yếu. Để tổ chức cho trẻ đóng kịch giáo viên nên chọn những câu truyện dân gian đặc biệt là truyện cổ tích như câu truyện : Tấm Cám, Cây Khế, Ba cô gái, Tích chu, Cáo, thỏ và gà trống …. những câu truyện cổ tích này mang đầy đủ phẩm chất của kịch bản. Trong truyện có mâu thuẫn kịch tính, có sự cọ sát tính cách, có những tình huống gai góc và chứa đầy xúc cảm; hội thoại ngắn gọn diễn cảm, ngôn ngữ đơn giản, giàu hình ảnh cũng như các sự kiện diễn ra nhanh chóng. Tất cả những đặc điểm trên của truyện cổ tích đã giúp cho trẻ dễ nhập vai chơi trong đóng kịch 2. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ đóng kịch : Muốn cho trẻ nhập vai tốt trong khi đóng kịch, sau khi đã lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ giáo viên phải tổ chức cho trẻ làm quen với tác 4
- phẩm văn học mà trẻ sẽ đóng kịch bằng cách đọc kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe để giúp trẻ cảm nhận, và hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm, hiểu phẩm chất, tính cách của của các nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải nghiệm sâu sắc tác phẩm thì càng phản ánh đúng đắn chính xác vào trong trò chơi của mình. Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học là một trong những điều kiện để diễn kịch thành công. Trong khi lắng nghe tác phẩm văn học, trẻ đã có những cảm xúc, tình cảm, trạng thái nhất định và thể hiện chúng một cách công khai . Những xúc cảm tình này sẽ là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và thể hiện thái độ đối với những sự kiện và nhân vật trong tác phẩm. Trong khi nghe truyện sẽ đóng kịch, trẻ sẽ đánh giá đúng đắn nhân vật trong truyện và trẻ sẽ hình dung cần phải làm gì trong tình huống ấy Ví dụ : Khi nghe truyện “ Cáo, thỏ và gà trống” trẻ có thể hình dung được: Gà trống khi đi lại nhấc cao chân, khi hát thì như tiếng chuông kêu và tự tin và trẻ sẽ nhận xét đúng một số tính cách của gà trống : dũng cảm, hiền từ, dễ mến còn Thỏ thì thật thà, yếu đuối … 3 . Xem tranh minh hoạ kết hợp đàm thoại với trẻ về tác phẩm văn học sẽ đóng kịch : Kết hợp với đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ nghe, giáo viên nên kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ và trò chuyện với trẻ về nội dung tư tưởng, hành động phản ánh phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. Để hình thành và khắc sâu những biểu tượng của trẻ giáo viên nên cho trẻ xem tranh minh hoạ và cho trẻ mô tả lại các nhân vật của tác phẩm, nhận xét những đặc trưng, tính cách của nhân vật như màu sắc, quần áo … và tư thế của từng nhân Đối với việc tổ chức đóng kịch theo tác phẩm văn học thì việc xem chi tiết tranh minh hoạ và đàm thoại về tác phẩm văn học sau khi nghe đọc kể có 5
- một ý nghĩa đặc biệt . Nếu việc xem tranh minh hoạ trước khi đọc và kể có tính chất tổng quát ( là quen với hình thức các nhân vật) thì việc xem minh hoạ sau khi đọc có những nhiệm vụ sâu sắc hơn. Lúc này việc xem tranh là một trong những biện pháp làm hình thành ở trẻ những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong truyện. Hình dáng, tính cách quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động trong từng hoàn cảnh cụ thể Ví dụ : Khi cho trẻ xem tranh minh hoạ câu truyện sẽ đóng kịch “ Chú dê Đen” giáo viên cần chuẩn bị một bộ tranh minh hoạ gồm có 3 tranh : Tranh 1: Chú dê trắng đang ăn lá non trên một cánh rừng có dòng suối chảy qua và một con chó sói nấp sau bụi cây Tranh 2 : Chú dê Đen đang ăn lá non trên một cánh rừng có dòng suối chảy qua và một con chó sói nấp sau bụi cây Tranh 3 : Cảnh núi rừng, có suối chảy, cây cối tươi tối và có các chú dê đang ăn lá non Lần lượt cho trẻ xem tranh và đàm thoại theo nội dung trong tranh minh hoạ, nhấn mạnh các chi tiết cần cho việc đóng kịch như : Bản chất của dê trắng là yếu đuối nhút nhát nên khi lên núi ăn lá non chưa gặp chó sói thì nhí nhảnh hồn nhiên nhưng khi gặp chó sói thì run rẩy sợ hãi, giọng nói, nét mặt, tư thế đều thể hiện vẻ sợ hãi . Còn bản chất của dê đen là mạnh mẽ dũng cảm nên khi lên núi tìm lá non những bước đi mạnh mẽ nên khi gặp chó sói dê đen vẫn bình tĩnh đối đáp với chó sói : Giọng nói rắn rỏi, rất khoát, bước đi mạnh mẽ …. Trong khi cho trẻ xem tranh minh hoạ giáo viên đặt ra những câu hỏi để giúp trẻ hiểu thấu đáo những cá tính và sự kiện và tác giả dựng nên, tạo điều kiện cho trẻ hình dung được bối cảnh phát triển tình tiết Ví dụ : Trong khi xem tranh minh hoạ câu truyện “ Chú dê đen” nên đặt 6
- các câu hỏi : Bức tranh vẽ về ai ? Các chú dê trắng và dê Đen đang làm gì ? Bản chất của dê trắng và dê Đen như thế nào ? Vì sao ? Tư thế của dê trắng và dê Đen như thế nào ? Vì sao ? Chú dê đen và dê trắng đã gặp chó sói ở đâu ? Thái độ của chó sói khi gặp dê trắng thì thế nào ? vì sao ? Thái độ của chó sói khi gặp dê Đen thì thế nào ? vì sao ? Hệ thống câu hỏi này sẽ giúp trẻ hiểu chính xác và đúng đắn tính cách của các nhân vật trong tác phẩm và tạo ra được mối quan hệ giữa biểu tượng và nội dung Tóm lại việc đọc một tác phẩm văn học kèm theo việc xem chi tiết các bức tranh minh hoạ cần đóng kịch sẽ giúp trẻ hình thành được những biểu tượng cụ thể về tính cách nhân vật, về hành động và quan hệ giữa chúng để khi đóng kịch trẻ sẽ tự xây dựng được hình tượng phù hợp với nội dung văn học. Việc trẻ bắt trước máy móc cách đọc của cô giáo sẽ không đem lại những kết quả mong muốn. Việc giúp đỡ hướng dẫn trẻ làm quen với nội dung tác phẩm sẽ gây được ở trẻ những xúc cảm tương ứng, làm cho việc biểu diễn của trẻ được chân thực, giọng nói có sức diễn cảm, hấp dẫn và những tình cảm ấy sẽ giúp trẻ biểu lộ trong những động tác khéo léo khi lên sân khấu 4. Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản Đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến thành công của trò chơi đóng kịch. Khi đã tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần dựng kịch tôi chỉ đạo giáo viên tiến hành chuyển thể tác phẩm văn học thành những kịch bản trò chơi đóng vai ngắn gọn, có cốt truyện phát triển mạch lạc. Với những tác phẩm dài tôi lược bỏ những gì không cần thiết hoặc chỉ chọn những trích đoạn có ý nghĩa nhất để chuyển thành kịch bản cho trẻ nhập vai còn lại giáo viên nên sử dụng người dẫn truyện để thể hiện được đúng theo nội dung cốt truyện đã có trong tác phẩm. 7
- Khác với nghệ thuật kịch, trong trò chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo, ngoài các nhân vật được chuyển từ tác phẩm văn học sang còn có thêm nhân vật người dẫn truyện. Người dẫn truyện có chức năng sâu chuỗi các sự kiện trong câu truyện kịch làm cho câu truyện có kịch vốn có thể bị lược bớt các chi tiết phụ vẫn có đầu, có cuối, diễn biến mạch lạc và trở nên dễ hiểu đối với trẻ. Ngôn ngữ của nhân vật người dẫn truyện vừa dẫn dắt nhân vật xuất hiện vừa có tác dụng định hướng quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm của trẻ Ví dụ : Với câu truyện : Tích chu giáo viên nên chuyển thể sang kịch bản như sau : Từ đầu câu truyện đến đoạn bà bị ốm phải nằm ở trên giường, sử dụng nhân vật là người dẫn truyện sau đó mới cho trẻ nhập các vai Tích chu, con chim, bà tiên để thể hiện nửa phần sau của câu truyện “ Tích chu về nhà không thấy bà, bà đã hoá thành chim, tích chu ân hận …. Hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau” 5. Tổ chức luyện tập ( cho trẻ nhập vai chơi ) Khi nói về trò chơi đóng kịch thì không thể không nói tới việc nhập vai chơi. Nhập vai chơi trong trò chơi đóng kịch là gia đoạn trẻ bước vào thực hành, biến nội dung kịch bản thành những hành động kịch, ngôn ngữ kịch. Khi nhập vai trẻ được tiếp xúc trực tiếp được hoà mình vào hoàn cảnh tình huống của vở kịch. Trẻ hoá thân vào nhân vật, biến nhân vật từ một hình tượng được nhà văn xây dựng bằng chất liệu ngôn từ trở thành một sinh thể sống động, có tính cách được thể hiện qua lời nói, hành động, điệu bộ của diễn viên Để hướng dẫn trẻ bước vào nhập vai chơi giáo viên phải đọc kịch bản cho trẻ nghe và trò chuyện với trẻ về các nhân vật có trong kịch bản để trẻ đưa ra những ý kiến nhận xét của mình, gây dựng mối liên hệ giữa các nhân vật với các tình huống tương tự trong cuộc sống mà trẻ đã gặp, những cuộc 8
- trao đổi trò chuyện này một lần nữa đã giúp trẻ có những biểu tượng đúng đắn hơn về hình tượng các nhân vật có trong tác phẩm, hiểu được những tính cách các nhân vật và xác định được thái độ của mình đối với các nhân vật . Gắn với việc trẻ có những biểu tượng đúng đắn về hình tượng các nhân vật trẻ còn phải khám phá ra những nguyên nhân nảy sinh các tư tưởng và hành động của các nhân vật Ví dụ : Trong câu truyện “ Chú Dê đen” cô phải trò chuyện để trẻ hiểu được nguyên nhân nảy sinh các hành động của các nhân vật trong vở kịch như : Tại sao mà chó sói lại có thể to tiếng, quát nạt với dê trắng như thế ? Thái độ của dê đen trước con sói hung ác ấy có giống dê trắng khôg ? Tại sao ? … Vở kịch này đã gợi nên cho chúng ta điều gì ? Trong khi phân tích các hành động của kịch cô phải phân tích cho trẻ hiểu được ngôn ngữ của các nhân vật trong kịch vì ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện quan trọng để phát triển hình thành ở trong kịch Ví dụ : Trong câu truyện : Chú dê đen Chú dê trắng nói với ai ? Giọng nói như thế nào ? Chú dê đen nói với ai ? Giọng nói của chú dê đen như thế nào ? Giọng con sói nói với chú dê trắng như thế nào ? Vì sao con sói lại nói với giọng như thế ? Giọng con sói với chú dê đen thì như thế nào ? Vì sao con sói lại nói với chú dê đen giọng như thế ? ….. Sau khi đã đọc và cùng phân tích nội dung kịch bản cô cho trẻ tự nhận vai diễn . Thông thường thì trẻ chỉ thích nhận những vai diễn giàu cảm xúc, hấp dẫn những vai tốt bụng, xinh đẹp …trẻ thường chối những vai phản diện. Giáo viên phải phân tích để trẻ hiểu được ý nghĩa của tất cả các vai trong vở kịch và định hướng gợi ý để trẻ nhận vai diễn cho phù hợp nhưng phải để trẻ thật 9
- sự thoải mái khi nhận vai diễn có như vậy trẻ mới hứng thú tích cực luyện tập và có nhiều cảm xúc để diễn thật tốt, có sáng tạo trong vai diễn của mình Khi trẻ đã nhận vai cô giáo phải giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng vai, sau đó cho trẻ học thuộc vai diễn bằng cách đọc đồng thanh theo cô đúng ngữ điệu giọng, thể hiện tính cách nhân vật theo kịch bản một vài lần. Bằng biện pháp truyền khẩu cô nhập vai người dẫn truyện và cho cả lớp đọc theo lời thoại các nhân vật một vài lần, sau đó cho nhóm trẻ nhắc lại rồi cá nhân trẻ nhắc lại hoặc có thể cho trẻ học thuộc lòng bằng hình thức thoại nối tiếp giữa các nhóm Trong quá trình học lời thoại không nhất thiết phải bắt trẻ học thuộc từng câu, từng chữ giống cô. Trẻ có thể sáng tạo thêm, bớt từ; có thể nhấn giọng, chuyển giọng tuỳ vào cảm xúc riêng mà trẻ có được trước hoàn cảnh đó, miễn sao không làm sai lệch nội dung cơ bản của tác phẩm Ví dụ : Trong kịch bản là : Ôi ! Nóng quá ! Trẻ A có thể nói “ Ôi chà ! Nóng quá đi mất” với giọng nhanh, mạnh . Trẻ B có thể nói “ Ôi …ôi ! Nóng quá !” với giọng hơi kéo dài Để hỗ trợ cho việc nhập vai chơi được tốt cô giáo có thể cho một lần nữa cho trẻ xem tranh minh hoạ thể hiện nét ặmt, dáng vẻ của nhân vật trong tác phẩm và phân tích nội dung tranh Ví dụ : Trong vở kịch : “ Cáo, Thỏ và Gà trống” Bức tranh thể hiện đoạn Gà trống đuổi cáo ra khỏi nhà của Thỏ cô giáo giúp trẻ thấy được rằng trong tình huống đó, Cáo ta rất sợ hãi, nó lao mình qua cửa sổ nhanh đến nỗi áo chưa kịp mặc hết, đuôi nó bay tung trong gió, hai tai cụp sát vào đầu. Nó còn lo bị gà trống đuổi theo nên mắt vẫn nhìn đầy vẻ hoảng hốt Trong quá trình trẻ tập kịch, sự tham gia của cô giáo là rất cần thiết. Cô giáo có thể làm mẫu cho trẻ bắt trước, mô phỏng, hoặc cô có thể mời một vài trẻ khá lên thể hiện trước. Sau mỗi lần trẻ diễn cô giáo và cả lớp cùng nhận 10
- xét cô chú ý hướng trẻ cách phối hợp giữa hành động với lời nói khi thể hiện vai. Khi trẻ có sáng tạo trong cách diễn cô giáo cần khen ngợi kịp thời những sáng tạo riêng của trẻ đồng thì cũng chỉ rõ những những chỗ chưa đạt và gợi ý cho trẻ cách sửa Ví dụ: Bạn Nam đi như thế trông đã giống dáng đi lặc lè của bác gấu chưa ? Cô nghĩ nếu con đi chậm hơn, lắc người và dậm chân mạnh hơn chút nữa thì sẽ giống lắm đấy. Bạn Nam có muốn làm lại không ?” hoặc “Ai có thể thể hiện tốt vai này” ? Ở những trẻ yếu hơn và có vẻ nhút nhát thì cô giáo cần khuyến khích, động viên trẻ tham gia tích cực, trực tiếp và có thể diễn mẫu cho trẻ xem ngay từ đầu để trẻ có thể thể hiện vai diễn Sự thành công của vở kịch không chỉ quyết định ở khả năng nhập vai của mỗi trẻ mà còn quyết định bởi sự phối hợp hài hoà, nhịp nhàng giữa các vai. Cô giáo dạy trẻ phối hợp giữa các vở diễn, cách xắp xếp đội hình, chuyển cảnh …. để vở kịch được tiếp nối liền mạch Để việc nhập vai ngày càng tốt hơn, cô giáo cần tổ chức cho trẻ luyện tập vào các thời gian thích hợp như giờ làm quen với tác phẩm văn học , giờ sinh hoạt chiều, giờ hoạt động góc …. 6. Tổ chức cho trẻ biểu diễn Kết quả của trò chơi đóng kịch là tổ chức cho trẻ biểu diễn cô giáo cần chuẩn bị cho buổi diễn thật long trọng để thu hút và tạo hứng thú cho trẻ nhập vai và thể hiện tốt vai chơi của mình. Vai trò của cô giáo trong suốt buổi diễn là rất quan trọng, cô là người tổ chức toàn bộ cuộc chơi, là người nhắc vở và có thể là người dẫn truyện 11
- Để buổi biểu diễn thành công cần có sân khấu và hoá trang. Thiếu nó cuộc chơi sẽ kém phần sinh động, hấp dẫn, sẽ mất đi những xúc cảm ban đầu để trẻ bước vào cuộc chơi. Vì vậy, cần phải chuẩn bị một cách chu đáo + Chuẩn bị sân khấu : Tôi chỉ đạo giáo viên dùng vải làm thành một màn kéo và căng trên một đoạn dây, màn kéo có chiều cao 1,5m, chiều ngang 2,5m độ dài này chính là mặt của sân khấu, cho giáo viên tạo cảnh trên sân khấu bằng cách dùng một số cây, hoa để tạo rừng, cây, hoa, cắt những tấm xốp quét màu để tạo núi … tuỳ theo nội dung của từng vở kịch để trang trí cảnh + Hoá trang : Đây cũng là một khâu rất cần được chú ý, nếu thiếu nó trẻ sẽ mất đi những cảm xúc, hứng thú bước vào cuộc chơi. Hoá trang làm cho chúng rộn ràng, vui vẻ và cố diễn cho tốt . Tuỳ vào từng tính cách của nhân vật để hoá trang cho phù hợp. Khi hoá trang điểm chú ý thứ nhất là lông mày: cô có thể dùng bút tô đậm lông mày rậm, thanh, ngắn, dài cho hợp với vai đóng, nhất là phù hợp với tính cách nhân vật. Điểm chú ý thứ hai là xung quanh miệng : Cô có thể vẽ thêm ria mép, nốt ruồi, nếp nhăn. Đối với nhân vật thiện chỉ cần đánh hồng hai má, đối với nhân vật ác chỉ cần đánh phấn trắng pha một chút đen ở đuôi mắt và gò má Hoá trang trên đầu: Cô chuẩn bị một số mũ hoá trang cho các nhân vật là người như : Công chúa, hoàng tử …. Nhân vật là loài vật như : dê, thỏ, cáo … Hoá trang quần áo : Ngoài quần áo, váy trẻ em mặc thông thường cô có thể chuẩn bị thêm áo choàng, dây lưng( bằng vải mềm các màu ). Các vai đóng hoàng tử, dũng sĩ, ông bụt có thể có áo choàng khoác bên ngoài, còn các vai khác có thể chỉ cần mũ và dây lưng, hoặc có thể chỉ cần dây lưng … Ngoài những yêu cầu về sân khấu và hoá trang cô giáo cần căn cứ vào nội dung tác phẩm văn học và kịch bản để bổ xung thêm vật liệu trang trí sân khấu và chuẩn bị thêm mũ. áo hoá trang cho trẻ 12
- Sau khi đã chuẩn bị xong sân khấu và các bước hoá trang cho trẻ, giáo viên tiến hành cho trẻ biểu diễn theo đúng như đã luyện tập Từ những biện pháp trên ta thấy rằng muốn tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo đạt kết quả cao thì giáo viên cần phải có sự quan tâm đúng mức và biết cách tổ chức hợp lý, khoa học thì trò chơi đóng kịch sẽ trở thành một hình thức giải trí và là một phương tiện giáo dục thực sự hiệu quả ở trong trường mầm non, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật và phát triển ngôn ngữ cho trẻ C/ KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu Khi áp dụng các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học mà tôi đã nghiên cứu vào thực hiện tại các lớp mẫu giáo Lớn trường mầm non Thạch Cẩm, tôi nhận thấy chất lượng tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin và rất có hứng thú tham gia các trò chơi khi cô tổ chức Kết quả khảo sát các kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo lớn khi sử dụng các biện pháp trên Số trẻ Nội dung và kết quả khảo sát được Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và Trẻ biết nhập vai chơi và khảo hiểu được tính cách của các thể hiện sáng tạo trong khi sát nhân vật trong tác phẩm chơi 13
- Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 120 30 40 50 0 25 35 60 0 % 25% 33% 42% 0 21% 29% 50% 0 Qua quá trình tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đống kịch theo các biện pháp mới, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Trò chơi đóng kịch là một hoạt động mang tính chất nghệ thuật thể hiện ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất hiếu động ham học, ham chơi dưới mọi hình thức. Muốn cho trẻ có hứng thú trong trò chơi cô giáo cần phải đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất để thu hút trẻ vào hoạt động chơi Mỗi giáo viên cần lựa chọn áp dụng các nguyên tắc dạy học để tổ chức cho trẻ hoạt động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục, nhằm hình thành ở trẻ khả năng ghi nhớ và vận động đối với trẻ. II . Kiến nghị đề xuất: Để thực hiện tốt công tác giáo dục mần non trong trường, tôi có một số ý kiến như sau: Đối với phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, thường xuyên tổ chức các chuyên đề mới để các trường được tiếp cận với chương trình mới để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Trên đây là những biện pháp mà qua quá trình nghiên cứu tôi đã đúc kết nên và đưa vào áp dụng tại trường mầm non Thạch Cẩm. Những biện pháp tôi đưa ra sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả ở các trường mầm non Tôi xin chân thành cảm ơn! Thạch Cẩm, ngày15 tháng 3 năm 2011 14
- NGƯỜI VIẾT SKKN Bùi Thị Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1175 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 660 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 596 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 298 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn