PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài<br />
Tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong trường mầm<br />
non. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là<br />
phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và<br />
lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành<br />
nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình thành ở trẻ<br />
tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp... Hình<br />
thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tuởng<br />
tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của<br />
đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ<br />
tái tạo lại bằng hình tượng của đồ vật, hình tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã<br />
tri giác được.<br />
Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ<br />
thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc<br />
thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình, nhất là với trẻ mẫu giáo<br />
lớn "5- 6 tuổi", trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung<br />
quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật<br />
đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu...chính<br />
vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ<br />
mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động<br />
những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động<br />
mạnh mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.<br />
Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt.<br />
Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri<br />
thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mĩ, tính<br />
kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ<br />
lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết.<br />
1<br />
<br />
Hoạt động tạo hình là một môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện<br />
vì vậy trong các năm học qua các trường mầm non đã quan tâm chỉ đạo nâng<br />
cao chất lượng chuyên đề. Cùng với các trường mầm non nói chung trong thời<br />
gian qua trường mầm non Tân Phong cũng đã thường xuyên bồi dưỡng chuyên<br />
đề tạo hình cho đội ngũ giáo viên, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, tài<br />
liệu...xong việc thực hiện chuyên đề của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều mặt<br />
hạn chế dẫn đến kết quả đạt được trên trẻ còn thấp như trẻ không hứng thú với<br />
hoạt động tạo hình, sản phẩm trẻ tạo ra còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo,<br />
tỷ lệ trẻ đạt bé khéo tay trong hội thi bé khéo tay cấp trường, cấp thị còn thấp.<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi rất trăn trở và mong<br />
muốn được tìm giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tạo hình.<br />
Vì vậy trong năm học 2012 - 2013 tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao<br />
chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tạo hình ở lớp mẫu giáo lớn A1,<br />
trường mầm non Tân Phong - Thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
1. Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Tân<br />
Phong - Thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ<br />
mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với tạo hình<br />
III. Mục đích nghiên cứu<br />
Giúp giáo viên có được các phương pháp và biện pháp tốt để nâng cao<br />
chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi học hoạt động tạo hình.<br />
Nâng cao tỷ lệ bé khéo tay của lớp góp phần nâng cao tỷ lệ bé khéo tay<br />
trong toàn trường.<br />
<br />
2<br />
<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br />
Về công tác tự bồi dưỡng của giáo viên; tạo môi trường tạo hình; cho trẻ<br />
tiếp xúc và làm giàu biểu tượng tạo hình; Hình thức, phương pháp tổ chức giờ hoạt<br />
động chung về bộ môn tạo hình và cho trẻ hoạt động tạo hình thông qua các hoạt<br />
động khác trong ngày.<br />
Đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu, ứng dụng tại lớp mẫu giáo lớn A1,<br />
Trường mầm non Tân Phong – Thị xã Lai Châu – Tỉnh Lai Châu.<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Nghệ thuật tạo hình trong trường mầm non thật hấp dẫn đối với trẻ, trẻ<br />
thích ngắm nhìn những đồ vật, những bức tranh có màu sắc đẹp, những hình thù<br />
ngộ nghĩnh và đa dạng, trẻ luôn có những xúc cảm với những sự vật hiện tượng<br />
xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ đối với trẻ, thôi thúc trẻ<br />
muốn khám phá và sáng tạo ra cái đẹp.<br />
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng<br />
sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản<br />
trong các hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé dán)<br />
Giờ học tạo hình mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự, trẻ thích thú và<br />
say mê thực hiện ý tưởng của mình, giờ hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ<br />
những kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút vẽ và tô màu tranh,<br />
kỹ năng nặn (lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt) kỹ năng vẽ, xé dán... những kỹ năng đó<br />
rất cần thiết nó giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các<br />
cơ ngón tay và bàn tay<br />
Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trong việc<br />
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên nhiên cuộc<br />
<br />
3<br />
<br />
sống con người, cảnh vật...biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu...vì vậy trẻ<br />
cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi dưỡng khả năng của<br />
trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, khám phá thế giới xung<br />
quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ, để tạo<br />
được thẩm mỹ trong các hoạt động tạo hình, giáo viên cần tăng cường cho trẻ<br />
luyện tập các kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình thành các kỹ sảo tạo đường nét<br />
liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh hình dạng, cách tô màu, tạo<br />
vẻ sinh động, đa dạng về hình ảnh, màu sắc của các hoạt động tạo hình.<br />
Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong<br />
mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên<br />
mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó<br />
những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ<br />
việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ,<br />
mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học"<br />
Chính vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên<br />
sử dụng thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và<br />
cần được tiến hành đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo<br />
hình. Những biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và phong<br />
phú phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. cô giáo cần đưa các<br />
nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lô gíc sinh<br />
động, có như vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các<br />
kỹ năng kiến thức của hoạt động tạo hình, trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần phải<br />
luôn động viên, khuyến khích trẻ<br />
Ngoài ra giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống<br />
động xung quanh, đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và hấp<br />
dẫn. Cô nên tạo cho trẻ có thói quen quan sát thiên nhiên xung quanh, con người<br />
và những hiện tượng gần gũi, thông qua môn làm quen với môi trường xung<br />
quanh trẻ được tri giác tranh ảnh như: xem các tranh ảnh về phong cảnh đất<br />
<br />
4<br />
<br />
nước, rừng và biển, cảnh sinh hoạt của con người..., các tác phẩm nghệ thuật,<br />
quan sát ngắm nhìn các loại cây, hoa, được sờ nếm các loại quả, vuốt ve âu yếm<br />
các con vật, so sánh tìm tòi những đặc điểm chung của những con vật cùng<br />
nhóm, cùng loài, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các<br />
loại cây, hoa, quả...<br />
Hoạt động tạo hình phải được tổ chức bằng cách kết hợp linh hoạt nhuần<br />
nhuyễn giữa trực quan đàm thoại, trò chơi, giáo viên sử dụng lời nói ân cần, nhẹ<br />
nhàng tươi vui, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, tuyên truyền<br />
trao đổi nội dung hoạt động tạo hình cho các bậc phụ huynh để kết hợp giữa các gia<br />
đình và nhà trường để bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ.<br />
Như vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng tri<br />
giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng vận động, sự<br />
khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, bàn tay, kỹ thuật tạo hình khiến cho trẻ thích thú.<br />
Khi hoàn thành những tác phẩm, sản phẩm tạo hình trẻ tiếp thu được những tri thức<br />
mới khiến cho trẻ có khả năng lĩnh hội tích cực hơn những tri thức về màu sắc, hình<br />
dạng, đường nét, bố cục, tỷ lệ, không gian...nhằm tạo cho trẻ có nhiều biểu tượng đa<br />
dạng, phong phú về thế giới xung quanh.<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
1. Đặc điểm tình hình của lớp<br />
* Về học sinh<br />
Trong năm học 2012 – 2013 lớp mẫu giáo lớn A1 do tôi phụ trách có<br />
tổng số học sinh là 34 trẻ, trong đó học sinh nam: 18 trẻ; học sinh nữ: 16 trẻ; học<br />
sinh là người dân tộc: 05 trẻ<br />
100% học sinh trong lớp có cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ra lớp thường xuyên<br />
đạt trên 90 %.<br />
<br />
5<br />
<br />