Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mầm non Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray Sáp - Krông Ana - Đăk Lăk
lượt xem 2
download
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm tìm ra những giải pháp thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Bình Minh. Làm cho mọi người dân, các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội nhận thức được vai trò phát triển giáo dục mầm non ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mầm non Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray Sáp - Krông Ana - Đăk Lăk
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: Giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ. Trong đó, phát triển giáo dục và đào tạo phải tuân theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lí luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì môn Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Qua thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học cấp trung học cơ sở tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên trong đó có bộ môn Hóa học thường khô khan, khó hiểu. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Một thực trạng thường thấy ở học sinh, đặc biệt là những học sinh có học lực từ trung bình trở xuống thường rất khó tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các phương pháp, cách thức để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự nhiệt tình học tập của học sinh, nếu không sẽ dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán, khó thành công. Những tình huống diễn ra trong thực tiễn là những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của con người, rất gần gũi và thân quen đối với chúng ta cũng như đối với các em học sinh. Việc vận dụng các tình huống thực tiễn, những bài thơ hay những thí nghiệm vui về hóa học... sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, sự thích thú, muốn khám phá ra những kiến thức để lí giải những vấn đề đó. Từ đó yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn được nâng cao hơn. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp...tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn hóa học 8’’ rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế giảng dạy từ đó tìm ra những giải pháp hợp lí tạo hứng thú học tập đối với bộ môn giúp học sinh có tư duy tốt, có khả năng học tập linh hoạt, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. * Nhiệm vụ: Tìm tòi, nghiên cứu từ những nguồn tư liệu để đưa ra một số bài thơ,các tình huống trong bài dạy, tiến hành một số thí nghiệm vui liên quan đến kiến thức bài học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đề ra những giải pháp cần thiết, hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với bộ môn hóa học 8. I.3. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập ở môn hóa học 8. I.4. Giới hạn của đề tài Học sinh khối 8 từ năm học 2015 2016 đến nay ở trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” I.5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, những vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ môn. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của học sinh. Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết chất lượng hàng năm của nhà trường. Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên đồng nghiệp. Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giảng dạy môn hóa học 8 năm học 2015 2016, 2016 2017 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. c. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp phân tích các số liệu thu được. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận Tại kỳ họp khóa XI Đảng ta đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Trong luật giáo dục do Quốc hội khóa XI ban hành đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lục tự học, năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên…” Theo công văn hướng dẫn nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện trong năm học 2016 2017 của phòng giáo dục huyện Krông Ana đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh của học sinh theo tinh thần của công văn 3535/BGDĐT GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh … ”. Giáo viên bộ môn có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục. Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về bộ môn mình phụ trách còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành, các cách vận dụng những kiến thức của bộ môn vào thực tiễn cuộc sống…Để làm tốt được những vai trò này, mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó tạo được hứng thú học tập bộ môn giúp học sinh có khả năng tư duy, khả năng học tập linh hoạt, biết vận dụng Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” kiến thức bộ môn vào thực tiễn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Qua quá trình giảng dạy tại trường bản thân tôi nhận thấy rằng trong mỗi tiết học mà giáo viên chỉ tiến hành theo những phương pháp thông thường là tổ chức các hoạt động dạy học theo như các trình tự trong sách giáo khoa và cung cấp cho các em các nội dung kiến thức trong đó thì tiết học sẽ trở nên khô khan, không tạo được tâm thế học tập tốt cho các em, không gây được hứng thú học tập của học sinh, các em tiếp thu bài một cách bị động, điều này dẫn học sinh học mang tính chất học vẹt, không nắm được kiến thức trọng tâm, khả năng tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế đã đến kết quả học tập bộ môn còn thấp. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, sưu tầm những tình huống thực tế, các bài thơ, thí nghiệm vui… liên quan đến kiến thức bộ môn để áp dụng ở một số tiết dạy kích thích được hứng thú học tập của học sinh, làm nảy sinh trong các em suy nghĩ muốn khám phá ra những kiến thức và có thể áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao. II.2. Thực trạng Phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp dạy học mà nhiều giáo viên thường sử dụng trong những năm gần đây. Ở phương pháp này chủ yếu là hoạt động của giáo viên.Trong đó, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học cũng như cung cấp các nội dung kiến thức như trình tự có trong sách giáo khoa. Phương pháp này có ưu điểm là học sinh nắm được nội dung kiến thức của bài, ngay trong tiết học học sinh có thể trả lời được những câu hỏi liên quan có trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi dạy học theo phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế như: Học sinh học bài còn mang tính chất học vẹt, các em tiếp thu bài một cách bị động nên không nắm được nội dung kiến thức Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” trọng tâm dẫn đến rất nhanh quên, bên cạnh đó khả năng tư duy còn hạn chế, khả năng vận dụng các kiến thức bộ môn vào thực tiễn còn kém, điều này thể hiện qua kết quả ở các bài kiểm tra của các em còn thấp, khi gặp các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức của môn học các em còn lúng túng hoặc không giải đáp được. Ở lứa tuổi trung học cơ sở, các em học sinh có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em rất tò mò, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào trong giảng dạy. Điều này đã làm cho các em cảm thấy các kiến thức của môn học trở nên khô khan, xa lạ…từ đó các em ít hứng thú hơn đối với môn học. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin các em học sinh có rất nhiều các sân chơi khác như: Facebook, Zalo, Zing Me, Game online…điều này đã gây nên ảnh hưởng rất lớn đến các em, sự tập trung cũng như sự hứng thú học tập của các em ngày càng bị giảm sút, các em học tập rất bị động, không nắm được kiến thức trọng tâm. Vì vậy, chất lượng học tập bộ môn vẫn còn thấp. Kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn rất khó khăn nên nhiều phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, bên cạnh đó khi đến lớp các em không nắm được kiến thức của bài nên sinh ra tâm lí chán nản, không thích đi học. Điều này dẫn đến nhiều em vẫn còn hay vắng học, chất lượng học tập còn thấp. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng nếu trong quá trình dạy học giáo viên tổ chức các tình huống trong bài dạy, sử dụng thí nghiệm vui và lồng ghép vào đó một số bài thơ liên quan đến hóa học sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, các em chủ động trong việc lĩnh hội tìm ra kiến thức. Từ đó, kích thích được hứng thú học tập của các em, chất lượng bộ Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” môn cũng được nâng cao. Ngoài ra, thông qua đó giáo viên còn có thể lồng ghép được các nội dung khác nhau chẳng hạn như: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biết chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và giáo dục đạo đức lối sống cho các em. II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Trước những thực trạng trên đây bản thân mạnh dạn đưa ra các giải pháp, biện pháp đã rút ra được từ nhiều năm giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. Nhằm mục đích trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để cùng nhau tháo gỡ những mặt còn hạn chế của công tác giảng dạy bộ môn hóa học nói chung và bộ môn hóa học 8 nói riêng trong trường học. Từng bước đưa chất lượng bộ môn ngày càng đi lên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trong quá trình giảng dạy môn hóa học 8 ở trường THCS Nguyễn Trãi tôi đã tìm tòi, sưu tầm và đúc kết được một kinh nghiệm và đã sử dụng trong giảng dạy trong môn hóa học 8 và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Thứ nhất là sử dụng một số bài thơ liên quan đến môn hóa học: Thơ về hóa học sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh có nhịp điệu, vần điệu nên nội dung được truyền tải đến học sinh hết sức nhẹ nhàng, ý nhị. Hóa học là môn khoa học tự nhiên nên những kiến thức hóa học đơn thuần sẽ rất cứng nhắc, khô khan. Vì thế học sinh sẽ cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ kiến thức. Nếu giáo viên có thể dùng thơ để truyền tải những kiến thức đó cho học sinh thì các em sẽ khắc ghi một cách nhẹ nhàng, sâu sắc vì thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Khi dạy bài 1: Mở đầu môn Hóa học Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ“ Hóa học là gì” các em tỏ ra khá thích thú. HÓA HỌC LÀ GÌ? Là Hóa học nghĩa là chai với lọ. Là bình to bình nhỏ …đủ thứ bình Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng Là Hóa học nghĩa là làm phản ứng Cho bay hơi ngưng tụ thăng hoa Nào là đun, gạn lọc trung hòa Oxi hóa, chuẩn độ kết tủa Nhà Hóa học chấp nhận “ đau khổ” Đứng run chân, tay mỏi lắc, mắt mờ Nhưng tìm ra được triệu chất bất ngờ Khiến cuộc đời nghiêng mình bên Hóa học. Khi dạy bài 5: Nguyên tố hóa học Khi học xong phần nguyên tử khối giáo viên đọc bài thơ về nguyên tử khối học sinh tỏ ra thích thú, nhiều học sinh muốn chép lại bài thơ và các em đã học thuộc rất nhanh. BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI Hiđro (H) là một(1) Mười hai (12) cột cacbon (C) Nitơ (N) mười bốn (14) tròn Oxi (O) trăng mười sáu (16) Natri (Na) hay láu táu Nhảy tót lên hai ba (23) Khiến magie (Mg) gần nhà Ngậm ngùi nhận hai bốn (24) Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Hai bảy (27) Nhôm (Al) la lớn Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32) Khác người thật là tài Clo (Cl) ba nhăm rưỡi (35,5) Kali (K) thích ba chín (39) Canxi (Ca) tiếp bốn mươi (40) Năm nhăm (55) Mangan (Mn) cười Sắt (Fe) đây rồi năm sáu (56) Sáu tư (64) Đồng (Cu) nổi cáu Bởi kém Kẽm (Zn) sáu nhăm (65) Tám mươi (80) Brom (Br) nằm Xa Bạc (Ag) một linh tám (108) Bari (Ba) buồn chán ngán Một ba bảy (137) ích chi Kém người ta còn gì! Thủy ngân (Hg) hai linh mốt (201) Khi dạy bài 10: Hóa trị Sau khi học phần I để học sinh có thể dễ ghi nhớ hóa trị của một số nguyên tố thường gặp giáo viên đọc cho học sinh nghe bài ca hóa trị. BÀI CA HÓA TRỊ Natri, Iốt, Hiđrô Kali với Bạc, Clo một loài Có hóa trị I em ơi Ghi nhớ cho kỹ kẻo rồi phân vân Magiê với Kẽm, Thủy ngân Oxi đồng ấy cũng gần Canxi Cuối cùng thêm chú Bari Hóa trị II đó có gì khó khăn Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Bác Nhôm hóa trị III lần In sâu vào trí khi cần có ngay Cácbon, Silic này đây Là hóa trị IV Không ngày nào quên Sắt kia lắm lúc hay phiền II, III lên xuống thật phiền lắm thôi Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV Nitơ cùng với Phốtpho, Hóa trị V đó còn lo điều gì Em ơi cố gắng học chăm Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng. Các em đã xin bài thơ về học và ngay trong tiết học ngày hôm sau các em đã có thể học thuộc hóa trị. Khi dạy bài 41: Độ tan của một chất trong nước Sau khi học xong phần tính tan của một số axit, bazơ, muối. Đối với axit, bazơ học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ nhưng đối với muối thì có vẻ rắc rối hơn, để học sinh có thể ghi nhớ nhanh tính tan của muối giáo viên đưa ra bài thơ “ tính tan của muối” TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả là muối ni tơ rat Và muối a xê tat Bất kể kim loại nào Những muối hầu hết tan Là clorua, sunfat Trừ bạc chì clorua Bari, chì sunfat Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Những muối không hoà tan Cacbonat, photphat Sunfua và sunfit Trừ kiềm, amoni. Thứ hai là sử dụng thí nghiệm vui Dựa trên kiến thức hóa học cơ bản trong chương trình hóa 8, tôi xây dựng hệ thống thí nghiệm vui giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng từ thí nghiệm. Từ đó khái quát hóa kiến thức mà mình được học vào giải quyết một số vấn đề liên quan trong thực tế. Khi dạy bài 12: Sự biến đổi của chất Sau khi dạy xong bài giáo viên có thể tiến hành thí nghiện vui để học sinh quan sát sau đó yêu cầu các em giải thích về hiện tượng mà các em quan sát được. Núi lửa phun Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kĩ và đổ vào một chút ít nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thức sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét. Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Fe + S t0 FeS Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài giống như núi lửa phun. Các em học sinh tỏ ra khá thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được. Khi dạy bài 27: Chế khí oxi – phản ứng phân hủy Sau khi học xong bài giáo viên tiến hành thí nghiệm sau để học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào giải thích hiện tượng mà các em quan sát được. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO4 và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ. Đổ cả hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực nhưu chùm hoa. Giải thích: Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Khi đun nóng KMnO4 bị nhiệt phân giải phóng ra oxi. 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng. Khí oxi thoát ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên. Khi dạy bài 36: Nước Sau khi học xong ta có thể tiến hành 1 trong 2 thí nghiệm vui sau để học sinh quan sát. Thí nghiệm 1: “Vũ điệu Natri” Đổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphthalein vào cốc nước và rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri nhỏ bằng hạt đậu xanh đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng. Học sinh vừa học xong tính chất hóa học của nước nên một phần nào đó có thể giải thích được hiện tượng quan sát được. Tất cả các em đều tỏ ra rất thích thú khi quan sát được hiện tượng xảy ra. Sau đó giáo viên giải thích hiện tượng xảy ra. Giải thích: Natri nặng hơn giàu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng khí hidro. Bọt khí hiđro bao bọc mẩu Natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống. Thí nghiệm 2: “ Bắn tàu chiến của địch” Dùng loại giấy thấm nước để gấp thành 1 cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” đã được bỏ thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu nhuốm đỏ dòng sông. Quan sát hiện tượng xảy ra học sinh sẽ vô cùng tò mò và thích thú. Giải thích : Nước thấm qua giấy, tác dụng với Natri hoặc Kali theo phương trình sau: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2K + 2H2O 2KOH + H2 Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH hoặc KOH tạo thành làm cho phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 15
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu Natri hoặc Kali nhất thiết chỉ được lấy bằng hạt đậu, nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt, sẽ nổ, gây nguy hiểm. Thứ ba là liên hệ thực tế trong bài dạy: Chúng ta luôn thích tìm hiểu những điều mới vì nó đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích, thú vị, biết thêm những thông tin mới lạ của thế giới xung quanh là nhu cầu không thể thiếu giúp chúng ta tồn tại và phát triển. Khi được cung cấp những thông tin thực tế, các em học sinh sẽ quan tâm và hứng thú tìm hiểu sự việc đó. Việc giáo viên khai thác, cung cấp những kiến thức mới lạ về hóa học sẽ giúp các em hiểu rõ tầm quan trọng của hóa học đối với đời sống và sản xuất. Khi dạy bài 12: Sự biến đổi chất Sau khi học xong bài giáo viên đưa ra câu hỏi: Hiện tượng “ ma trơi” là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? Giải thích: Hiện tượng “ ma trơi” là hiện tượng hóa học Bản chất của hiện tượng “ma trơi” này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin (PH3) và diphotphin (P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” “ngọn lửa ma trơi”. PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. Như vậy hiện tượng “ma trơi” chỉ là một hiện tượng hóa học chứ không phải là hiện tượng huyền bí như các em nghĩ. Khi nghe giáo viên giải thích học sinh ồ lên có vẻ rất thích thú, qua bài này các em có thể tích lũy được nhiều kiến thức trong thực tế. Khi dạy bài 20: Tỉ khối của chất khí Khi vào bài giao viên đặt câu hỏi: Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của ta không bay được còn nếu bơm bằng khí hiđro thì bay lên được? Học sinh khá tò mò, nhưng các em chưa lý giải vì sao lại như vậy. Sau khi học xong bài học sinh có thể dễ dàng giải thích được. Giải thích : Vì trong hơi thở của ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, nên quả bóng bay khi thổi bằng hơi của ta không bay được, còn khí hiđro nhẹ hơn không khí nên khi bơm vào bóng bay làm bóng bay lên được. Khi dạy bài 24: Tính chất của oxi Khi học phần tính chất hóa học của oxi giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao những đồ dung bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ dùng không dùng được? Giải thích: Vì trong không khí có chứa khí oxi,hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi …có phản ứng với sắt tạo thành một hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt, gỉ sắt không có tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dung bằng sắt người ta thường phủ lên đồ dung bằng sắt một lớp sơn, Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 17
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” kim loại khác, để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi, không khí và một số chất khác trong môi trường. Khi dạy bài 25: Sự oxi hóa phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi Trong phần ứng dụng của oxi giáo viên đặt câu hỏi: Oxi cần thiết cho sự cháy, sự hô hấp em hãy cho biết khi nằm ngủ có nên đốt than trong phòng kín hay để cây xanh trong phòng ngủ không? Giải thích: Không nên vì khi đốt than trong phòng kín lượng CO tăng cao, khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng, do đó phòng sẽ thiếu oxi, lượng oxi bị suy giảm nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, làm ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong. Còn khi để cây xanh trong phòng ngủ vào ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy oxi trong phòng làm thiếu khí oxi cần cho sự hô hấp nên ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Khi dạy bài 28: Không khí sự cháy Khi dạy xong bài giáo viên có thể đặt câu hỏi sau để củng cố: Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất dẻ lau máy có dính dầu máy thành từng đống? Giải thích: Vì những dẻ dính đầu đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hóa chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ đến một lúc nào đó nhiệt tỏa ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự oxi hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và đay cũng là một cách phòng chống cháy nổ. Khi dạy bài 31:Tính chất và ứng dụng của hiđro Trong phần vào bài giáo viên đặt câu hỏi: Trong quả bóng bay, khinh khí cầu người ta bơm vào khí gì, tại sao nó lại dễ dàng bay như vậy ? Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Giải thích: Trong quả bóng bay, khinh khí cầu được người ta bơm vào khí hiđro do khí hiđro là khí nhẹ nhất trong các khí và có tỉ khối so với không khí là 2/29. Sau khi học xong bài giáo viên đưa vào thêm phần: “Có thể em chưa biết” giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân và hậu quả cách phòng trừ tai nạn do khí hiđro gây ra. Tất cả các loại bóng hiđro đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cực cao. Khi hiđro là loại khí rất nguy hiểm. Chẳng thế mà ngày trong chiến tranh, ai cũng sợ bom hiđro. Bởi hiđro khi nổ sẽ gây ra áp lực rất mạnh và nhiệt độ lên tới 3000 độ C. Khí hiđro nhẹ, cấu trúc phân tử bé nên bơm vào bóng bay thế này thẩm thấu cực nhanh, và có thể nổ mà không cần nguồn lửa. Ngay cả trong các trung tâm, khoa học lớn, việc mở và đóng van bình hiđro cũng là một việc làm thuộc loại nguy hiểm và phải rất cẩn trọng. Đến dân làm khí chuyên nghiệp lăn bình khí hiđro còn toát cả mồ hôi hột. Nói gì đến chuyện bơm vào bóng bay. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng bóng bay, nguồn khí bên trong bóng bay rất dễ thẩm thấu ra ngoài, trong đó ra nhiều ở cuống bóng, chỗ buộc dây. Vì thế trong vụ nổ, khi nạn nhân đốt dây vô tình khiến cho luồng khí bị đốt nóng, thể tích dãn nở gây ra nổ. Những vụ nổ bóng bay thường nguy hiểm cho những người đứng gần, có thể bỏng da tay, da mặt là những vị trí nhạy cảm. Vì thế, bóng bay không nên mang vào trong nhà bởi nếu tiếp xúc với bóng đèn, gặp không khí nóng có thể phát nổ. Ngoài ra khi cầm bóng bay ngoài trời nắng cũng có thể phát nổ, rất nguy hiểm. Người viết: Hoàng Thị Năm Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 19
- “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8” Hiện tượng bóng bay phát nổ bằng cách lật lại lịch sử thảm họa khinh khí cầu Hindenburg nổi tiếng thế giới 77 năm về trước. Khi đó, quả bóng bay khổng lồ biểu tượng của đế chế Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler đã bốc cháy trên không trung và phát nổ ngay trước khi hạ cánh xuống mặt đất. Những hình ảnh do nổ khí hiđro Ngôi nhà phát nổ do bình bơm bong bóng bay, nằm ngay mặt tiền… Người viế t: Hoàng Th nguy hi ị Năm Tr ểm ch ực chờ t ườ ư. ễn Trãi Trang 20 ng THCS Nguy ại khu dân c
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2592 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2695 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2122 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1171 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 777 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 658 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 571 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 296 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 20 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn