Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong dạy học Địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm<br />
nhỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Hình thức tổ chức<br />
dạy học này có đặc điểm là yêu cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn.<br />
Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ còn có thêm một đặc<br />
trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Đây là<br />
mối quan hệ trò - trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều hơn<br />
trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong<br />
dạy học. Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy<br />
tính tích cực học tập của học sinh hết sức quan trọng và được thực hiện ở<br />
nhiều môn học khác nhau, trong đó có phân môn Địa lí. Mặt khác, trong dạy<br />
học Địa lí việc rèn luyện kĩ năng cho các em luôn được chú trọng, đặc biệt là<br />
kĩ năng hợp tác thảo luận nhóm nhỏ.<br />
Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã cố gắng tìm những phương<br />
pháp tối ưu để rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí và<br />
đã có nhiều để tài, sáng kiến kinh nghiệm thiết thực. Việc dạy học theo<br />
phương pháp hợp tác nhóm nhỏ cho học sinh là việc rất cần thiết không thể<br />
thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy<br />
và học địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Tiểu học.<br />
Trong phân môn Địa lý ở trường Tiểu học nói chung và Địa lý lớp 5<br />
nói riêng, việc hợp tác nhóm nhỏ trong các tiết dạy thường xuyên và thiết<br />
thực. Hợp tác nhóm nhỏ không những là phương pháp dạy học tích cực cho<br />
mỗi bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em<br />
hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý<br />
liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh hợp<br />
tác nhóm nhỏ là khâu hết sức quan trọng nhưng cả giáo viên và học sinh<br />
thường gặp không ít khó khăn để thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của hợp<br />
tác nhóm nhỏ và thực tế ở trường nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp<br />
nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí lớp 5” làm đề tài<br />
nghiên cứu.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu:<br />
Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Địa lí mối<br />
quan hệ hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam; một<br />
số hiện tượng Địa lí của các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số<br />
GV: Lê Thị Thảo<br />
<br />
1<br />
<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5<br />
<br />
nước đại diện cho các châu lục trên thế giới. Thu nhập, tìm kiếm tư liệu từ<br />
các nguồn thông tin khác nhau giúp học sinh có hứng thú khi học Địa lí.<br />
b. Nhiệm vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn Địa lí từ đó tìm ra phương<br />
pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Nghiên cứu các hoạt động để giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu<br />
quả.<br />
Đề xuất các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng học<br />
tập của học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả giáo viên và các em học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lý Tự<br />
Trọng huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk.<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Các dạng bài trong phân môn Địa lí lớp 5.<br />
Phương pháp dạy học theo nhóm.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu kết quả học<br />
tập của học sinh ).<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
Đổi mới phương pháp dạy học trước hết được thể hiện ở sự đổi mới<br />
phong cách dạy của thầy và phong cách học của trò: người thầy thiết kế các<br />
tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức,<br />
người thầy tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động<br />
nhiều hơn và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp<br />
dạy học Địa lí tác động mạnh đến người học và phát huy tính tích cực tự giác,<br />
chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực<br />
tự học, tự quản lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có nhiều thuận lợi mà nội dung<br />
kiến thức sách giáo khoa được biên soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp<br />
dạy học, khi mà hầu hết các trường đã trang bị đầy đủ về phương tiện, thiết bị<br />
GV: Lê Thị Thảo<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5<br />
<br />
dạy học. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin đang đóng vai trò quan<br />
trọng trong đời sống xã hội. Người thầy và học sinh đang ở trong một thời kì<br />
mới của những nhận thức mới về dạy và học trong nhà trường phổ thông.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi chúng ta<br />
tổ chức dạy học Địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các<br />
phương pháp phương tiện hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc<br />
cải biến các phương pháp dạy học truyền thống theo những hướng đổi mới.<br />
Nhưng hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt phương<br />
pháp thảo luận nhóm còn gặp một số hạn chế như sau:<br />
Phần lớn giáo viên dạy theo hình thức rập khuôn, máy móc để có bước<br />
thảo luận nhóm trong tiết dạy dẫn đến chất lượng trong tiết dạy không cao.<br />
Thực hiện không đầy đủ các bước quy trình thảo luận nhóm như chỉ<br />
nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận rồi cho các nhóm báo cáo. Sau đó giáo<br />
viên nhận xét đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ nội dung của các nhóm và<br />
chốt ý. Làm như vậy sẽ thiếu một bước quan trọng là cho học sinh trong<br />
nhóm hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung làm rõ vấn đề. Vì thế mỗi nhóm<br />
chỉ quan tâm đến câu hỏi của nhóm mình mà không cần biết đến câu hỏi của<br />
nhóm khác dẫn đến kết quả là học sinh nhận thức không đầy đủ nội dung bài<br />
học.<br />
Tổ chức quy mô nhóm không hợp lí: một lớp học có khoảng 35 học<br />
sinh mà chỉ tổ chức 4 nhóm thì rất khó thảo luận, nhiều học sinh không có<br />
chỗ ngồi, phải đứng vây quanh gây mất trật tự và chỉ mang tính hình thức.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
+ Thuận lợi:<br />
Về sách giáo khoa: đủ, màu sắc, hình ảnh, lược đồ, bản đồ, số liệu,<br />
kênh hình, kênh chữ,…<br />
Câu hỏi yêu cầu in nghiêng giúp giáo viên tổ chức cho học sinh khai<br />
thác thông tin dễ dàng.<br />
Câu hỏi cuối bài tổng hợp được kiến thức của bài học.<br />
Phần nội dung bài học được in đậm, khác màu mực giúp học sinh dễ<br />
học.<br />
Sách giáo viên cung cấp thêm một số thông tin, hiện tượng Địa lí giúp<br />
giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh.<br />
Về chương trình: Cấu trúc nội dung chương trình gồm 2 nội dung lớn:<br />
Trình bày về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của<br />
GV: Lê Thị Thảo<br />
<br />
3<br />
<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5<br />
<br />
Việt Nam; một số hiện tượng địa lí của các châu lục, của khu vực Đông Nam<br />
Á và một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới.<br />
Mục tiêu nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu<br />
học.<br />
+ Khó khăn:<br />
Về giáo viên: Không thích dạy phân môn Địa lí. Không nắm chắc các<br />
hiện tượng tự nhiên của một số nước trên thế giới.<br />
Về học sinh: Chưa chú trọng phân môn Địa lí, xem đây là môn phụ,<br />
chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
+ Thành công<br />
Sau khi thực hiện đề tài giáo viên yêu thích phân môn này hơn, có<br />
nhiều hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo<br />
nhóm và một số kinh nghiệm trong dạy Địa lí cho học sinh.<br />
Học sinh yêu thích môn học không xem môn học này là môn phụ, có<br />
hứng thú học Địa lí, có thêm kiến thức về Địa lí Việt Nam và Địa lí thế giới<br />
đặc biệt các em có lòng yêu con người, quê hương, đất nước Việt Nam.<br />
+ Hạn chế<br />
Một số giáo viên và học sinh vẫn chưa thích dạy, học theo nhóm phân<br />
môn này.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
+ Mặt mạnh<br />
Đa số giáo viên khối 5 đều có thể chủ động tổ chức được phương pháp<br />
dạy học theo nhóm một cách thành thạo, tự tin.<br />
Học sinh mạnh dạn, tự tin có thể làm nhóm trưởng hay phát thanh viên<br />
mà không hề e ngại. Phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết giải quyết<br />
được tình huống đưa ra. Giúp giáo viên tích lũy được vốn kiến thức về Địa lí<br />
Việt Nam và thế giới.<br />
+ Mặt yếu<br />
Cách tổ chức dạy học theo nhóm của một số ít giáo viên vẫn còn mang<br />
tính hình thức, rập khuôn.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
Trước thực trạng về đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, tôi thấy<br />
một vấn đề cần đặt ra là: Mỗi giáo phải tự đổi mới để tìm ra hình thức tổ chức<br />
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình cụ thể là:<br />
Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác dạy học.<br />
GV: Lê Thị Thảo<br />
<br />
4<br />
<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5<br />
<br />
Có cách tổ chức hoạt động nhóm khoa học, đúng đối tượng. Khai thác<br />
được các thông tin trong bài học.<br />
Có kĩ năng quản lý, giám sát hoạt động của các nhóm học sinh tốt.<br />
Tuy nhiên trong dạy học Địa lí hiện nay nhiều giáo viên chưa nắm<br />
được tư liệu, số liệu, các hiện tượng địa lí của Việt Nam và thế giới.<br />
Trang thiết bị phục vụ cho môn học này chưa đầy đủ. Giáo viên chưa<br />
đi sâu nghiên cứu tài liệu, chưa nhiệt tình trong các giờ dạy. Hình thức tổ<br />
chức thảo luận nhóm còn mang tính hình thức, rập khuôn. Bản thân giáo viên<br />
còn xem nhẹ môn học này hơn Toán, Tiếng Việt.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là một trong 7 trường của huyện được<br />
tiếp cận mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN ). Mô hình trường học<br />
này là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo nhóm<br />
triệt để. Dạy học theo tinh thần học sinh:Tự giác, tự quản, tự học, tự đánh giá,<br />
tự tin, tự trọng. Giáo viên: Tự chủ, tự bồi dưỡng. Nhà trường: Tự nguyện.<br />
Chính vì điều đó mà tất cả học sinh tham gia đều làm tốt vai trò của<br />
một nhóm trưởng một thành viên trong nhóm. Nhiều em có tinh thần tự giác,<br />
hợp tác cao, ham tìm hiểu về Địa lí trong nước cũng như địa lí thế giới. Mặt<br />
khác nhiều học sinh có năng lực quản lí nhóm tốt nên các em muốn được thể<br />
hiện mình với các bạn. Đặc biệt các em rất thích nghe, hiểu những hiện tượng<br />
địa lí trong nước và thế giới nên rất thuận lợi cho giáo viên dạy học phân môn<br />
này.<br />
Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với nghề. Nhiều giáo viên đã say sưa<br />
tìm tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục vụ cho tiết dạy. Nghiên cứu,<br />
thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh nên chất lượng dạy học ngày<br />
một nâng cao.<br />
Song trong trường vẫn còn một số học sinh rụt rè, nhút nhát, tiếp thu<br />
bài chậm. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả<br />
năng tự học, tự rèn, tự khám phá. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn<br />
chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của một<br />
số em còn non.<br />
Một số giáo viên lười tổ chức thảo luận nhóm nhỏ vì sợ mất nhiều thời<br />
gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi học sinh thảo luận nhóm còn<br />
làm việc riêng chưa kích thích được tính tự quản của các em. Chưa nghiên<br />
cứu hoạt động nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào không cần thảo luận<br />
nhóm dẫn đến chất lượng thảo luận nhóm nhiều lúc chưa cao.<br />
GV: Lê Thị Thảo<br />
<br />
5<br />
<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />