CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
NỘI DUNG SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực quản lí giáo dục.<br />
3. Tình trạng và giải pháp đã biết:<br />
3.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.<br />
Trường Tiểu học xã Mường Mô đóng chân trên địa bàn xã Mường Mô – xã<br />
thuộc vùng 135, địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác không đều, điều kiện kinh tế<br />
nghèo nàn, lạc hậu, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng nương rãy. Trường quản<br />
lí 11 điểm bản, trong đó có 7 điểm bản mở lớp học. Cơ sở vật chất phòng lớp học cơ<br />
bản đủ phục vụ cho việc dạy – học của nhà trường( 5 phòng học kiên cố, 11 phòng<br />
bán kiên cố, 8 phòng học tạm). Năm học 2012 – 2013 nhà trường có 20 lớp học, với<br />
286 học sinh, cơ bản đủ phòng học, bàn ghế, bảng chống lóa cho học sinh; có các<br />
phòng chức năng như phòng Hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng Hội<br />
đồng( các phòng chức năng khác không có, không có phòng thư viên, thiết bị). Phòng<br />
thư viện – thiết bị tuy chưa có song nhà trường đã tận dụng nhà ở công vụ( chưa sử<br />
dụng đến) để làm phòng thư viện và phòng được bố trí gọn gàng, khoa học, ngăn nắp.<br />
Tuy số lượng và chất lượng chưa thực sự đầy đủ nhưng cơ bản đáp ứng được yêu cầu<br />
dạy – học của đơn vị.<br />
Tóm lại, tuy cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự đáp<br />
ứng được những tiêu chuẩn của yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay nhưng<br />
khuôn viên và cảnh quan sư phạm nhà trường tương đối hợp lý, đảm bảo môi trường<br />
sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”.<br />
Về đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường trong năm học 2012- 2013 là 36 đồng<br />
chí( trong đó: BGH 3 đồng chí, GV 29 đồng chí, NV 4 đồng chí), có đủ giáo viên<br />
chuyên ngành thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, tiếng Anh và Tổng phụ trách Đội, giáo viên<br />
đảm bảo tỉ lệ trên lớp theo quy định 1,5 giáo viên/lớp đối với 12 lớp dạy 2 buổi/ ngày<br />
và 1,2giáo viên/lớp đối với 8 lớp dạy thêm buổi/tuần. Hầu hết đội ngũ được đào tạo<br />
đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm trong công tác quản lí và dạy học( hiệu trưởng<br />
làm công tác quản lí 6 năm; hiệu phó 3 năm; tuổi nghề của hiệu trưởng và hiệu phó 10<br />
năm; giáo viên trung bình 13 năm trong nghề). Hàng năm tỉ lệ giáo viên giỏi cấp<br />
trường chiếm 50% trở lên, 7 giáo viên giỏi cấp huyện, không có giáo viên yếu về<br />
chuyên môn.<br />
Về số lượng và chất lượng học sinh:<br />
* Số lượng học sinh<br />
BẢNG 3: SỐ LƯỢNG HỌC SINH<br />
STT<br />
Khối lớp<br />
Số lớp<br />
Số học sinh<br />
1<br />
Khối 1<br />
5<br />
65<br />
1<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Khối 2<br />
5<br />
55<br />
Khối 3<br />
4<br />
55<br />
Khối 4<br />
4<br />
62<br />
Khối 5<br />
2<br />
47<br />
Tổng số<br />
20<br />
284<br />
( Nguồn : Báo cáo thống kê đầu năm học 2012-2013, trong đó có 7 HS khuyết<br />
tật)<br />
BẢNG 4: CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC<br />
<br />
Năm học<br />
<br />
t.Số<br />
HS<br />
<br />
2010-2011<br />
2011-2012<br />
2012-2013<br />
<br />
249<br />
254<br />
277<br />
<br />
Học lực<br />
Giỏi<br />
SL<br />
%<br />
22<br />
8,8<br />
44<br />
17<br />
49 17,7<br />
<br />
Khá<br />
SL<br />
%<br />
90<br />
36<br />
90<br />
35<br />
94 33,9<br />
<br />
TB<br />
SL<br />
%<br />
130 52,2<br />
109 40,2<br />
112 40,4<br />
<br />
Yếu<br />
SL<br />
%<br />
7<br />
2,8<br />
11<br />
4,3<br />
22<br />
7,9<br />
<br />
Hạnh kiểm<br />
Đ<br />
CĐ<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
249 100<br />
0<br />
0<br />
254 100<br />
0<br />
0<br />
255 92,1 22<br />
7,9<br />
<br />
( Nguồn: Báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm)<br />
Qua số liệu thống kê ở trên và qua thực tiễn cho thấy: Chất lượng giáo dục học<br />
sinh hàng năm của nhà trường chưa thực sự cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm<br />
chiếm tỉ lệ trên 40%, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ<br />
của học sinh đạt trên 92%. Ngoài ra hàng năm nhà trường đều có học sinh đạt giải<br />
trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện( năm học 2012 – 2013 có 6 em đạt giải học<br />
sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh đạt giải trong kì thi toán tuổi thơ, có từ 2 đến 4 học<br />
sinh đạt giải nét chữ đẹp cấp huyện).<br />
Tuy nhiên, có nhiều học sinh nắm và nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ<br />
động. Khả năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế còn yếu, khả năng giao<br />
tiếp cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Vấn đề này đòi hỏi cán bộ quản lý giáo viên nhà<br />
trường cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp thu hình thức dạy học theo tinh thần đổi mới<br />
nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học.<br />
3.2. Thực trạng về TBGD và công tác quản lý, sử dụng TBGD ở Trường<br />
Tiểu học xã Mường Mô:<br />
* Thực trạng về trang bị TBGD :<br />
Việc trang bị TBGD ở Trường Tiểu học xã Mường Mô chủ yếu là do cấp phát<br />
từ trên xuống theo chỉ tiêu, kế hoạch định sẵn. Nhà trường không mua sắm nhiều mà<br />
thường phát động, tổ chức thi đồ dùng dạy học và huy động giáo viên tự làm nhưng<br />
không đáng kể. Những TBGD được cấp phát chủ yếu là những TBGD thô sơ, đơn<br />
giản như: tranh ảnh, sách giáo khoa, một số bộ mẫu chữ viết, bảng nỉ, bộ dụng cụ học<br />
nhạc, bộ dụng cụ đo đạc,… Tuy nhiên những TBGD được cấp số lượng còn quá ít,<br />
không đủ cho các lớp, các cơ sở.<br />
Hiện nay, nhà trường chỉ có mỗi khối lớp 2 bộ đồ dùng dạy học được cấp phát<br />
từ năm 2005, đến nay một vài bộ đã xuống cấp và thất thoát chi tiết. Việc cấp phát<br />
thiết bị tin học còn nhiều hạn chế, toàn trường chỉ có 2 bộ máy vi tính( 1 dùng cho kế<br />
toán, 1 dùng chung cho BGH thực hiện công tác quản lí và sử dụng các phần mềm<br />
quản lí như seqap, Bu ca, Vemis và phần mềm phổ cập…<br />
2<br />
<br />
Do TBGD được cấp còn thiếu nhiều như vậy nên hàng năm nhà trường cũng có<br />
kế hoạch mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục<br />
trong nhà trường như tăng âm, loa máy, đầu video,…nhưng những thiết bị này chỉ<br />
phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá, các buổi lễ, hội nghị là chủ yếu, chưa có tác<br />
dụng thiết thực đối với từng tiết dạy.<br />
Ngoài ra hàng năm nhà trường cũng đã tổ chức thi làm đồ dùng dạy học nhưng<br />
những đồ dùng do giáo viên tự làm cũng chỉ là những tranh vẽ đơn giản, bảng tính,<br />
các mẫu vật để giới thiệu, minh họa âm vần lớp 1, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao,<br />
chỉ đáp ứng được kiến thức của 1 tiết dạy nào đó, độ bền lại kém nên không thể sử<br />
dụng được lâu dài. Ở điểm lẻ do cách xa khu trung tâm khoảng ít nhất là 1,5km và xa<br />
nhất là 20km, không đảm bảo về an ninh nên TBGD không để tại lớp( nhiều phòng<br />
học tạm). Các giáo viên chủ nhiệm ở điểm lẻ, 1 tuần đến khu trung tâm 1 đến 2 lần để<br />
sinh hoạt chuyên môn và dự họp có rất ít thời gian xuống thư viện để mượn TBGD,<br />
còn các giáo viên dạy hát nhạc, mỹ thuật thì lại ngại mang TBGD từ khu trung tâm về<br />
điểm lẻ. Vì vậy các lớp ở điểm lẻ học sinh rất ít được học với TBGD, giáo viên dạy<br />
chay là chủ yếu.<br />
Tóm lại, việc trang bị TBGD của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn NSNN<br />
cấp phát, số lượng còn thiếu, không có các TBGD hiện đại nên giáo viên chưa có cơ<br />
hội được tiếp xúc với các thiết bị này vì thế không biết cách sử dụng. TBGD tự làm<br />
không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết<br />
cho việc dạy học trong giai đoạn hiện nay.<br />
* Thực trạng về sử dụng TBGD:<br />
Hiện nay nhà trường chủ yếu sử dụng các TBGD được cấp phát. Qua tìm hiểu<br />
thực trạng nhà trường thấy rằng:<br />
TBGD được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất là ở các môn Toán và<br />
Tiếng Việt lớp 1. Do học sinh lớp 1 còn nhỏ đòi hỏi giải thích kiến thức bằng trực<br />
quan là dễ hiểu nhất nên những bộ chữ học vần, bộ học toán, những tranh ảnh minh<br />
hoạ được sử dụng rất hiệu quả. Ngược lại, TBGD các môn TN– XH, môn thể dục, các<br />
môn nghệ thuật ít được sử dụng, thậm chí có những giáo viên trong suốt năm học<br />
không sử dụng các TBGD này lần nào.<br />
Ở các lớp 2,3,4 TBGD được sử dụng chủ yếu nhất là các bảng gài, bảng nỉ, bộ<br />
chữ dạy tập viết, bộ biểu diễn toán. Các bộ tranh đạo đức, TN – XH, mỹ thuật, thủ<br />
công, các bộ tranh dạy tập làm văn, tập đọc, kể chuyện,… rất ít được sử dụng.<br />
Các TBGD môn Hát nhạc, Mỹ thuật do giáo viên dạy các môn này là giáo viên<br />
chuyên biệt, các TBGD này không để ở tủ mỗi lớp học nên giáo viên rất ngại sử dụng.<br />
Giáo viên hát nhạc lên lớp chủ yếu sử dụng đàn ócgan nhỏ( dùng miệng thổi) nhà<br />
trường có sẵn còn các bộ dụng cụ học nhạc dân tộc, bộ kèn, thanh phách, mõ, song<br />
loan, trống hầu như ít sử dụng đến.<br />
Đặc biệt là các đĩa CD âm nhạc lớp 3, 4 , băng đĩa dạy các môn học lớp 1 hầu<br />
như không giáo viên nào sử dụng( vì không có thiết bị lắp điện lên trên lớp và nếu<br />
mua pin thì quá tốn kém).<br />
3<br />
<br />
Như vậy, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn phổ biến, giáo viên vẫn quen<br />
với nếp cũ, lên lớp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, thầy đọc – trò chép, thầy giảng<br />
– trò nghe. Giáo viên còn ngại sử dụng TBGD , còn cho rằng sử dụng TBGD mất thời<br />
gian, tốn công chuẩn bị, dành thời gian sử dụng TBGD để giảng giải và cho học sinh<br />
luyện tập vẫn hơn. TBGD chỉ được sử dụng có hiệu quả trong các giờ hội giảng, hội<br />
thi, trong các đợt thanh tra, kiểm tra của cấp trên và nhà trường. Cũng có giáo viên sử<br />
dụng TBGD dạy học nhưng hiệu quả lại chưa cao: có giáo viên chỉ đưa ra coi như<br />
giới thiệu TBGD chứ chưa khai thác được nội dung kiến thức, chưa giúp học sinh<br />
nhận biết kiến thức thông qua quan sát, thực hành trên TBGD; Có giáo viên chưa biết<br />
cách sử dụng TBGD hợp lý, đặt TBGD trên bàn hoặc treo trên bảng từ đầu đến cuối<br />
tiết học làm học sinh phân tán tư tưởng, không chú ý vào nội dung bài học. Sử dụng<br />
TBGD như thế không những không pháy huy được tác dụng của TBGD, không phát<br />
huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự giác, tích cực hoạt động của học<br />
sinh mà còn làm giảm hiệu quả sư phạm của TBGD, làm giảm chất lượng giáo dục<br />
của giờ học.<br />
* Thực trạng việc bảo quản TBGD:<br />
Tuy là trường được đặt ngay trung tâm của xã, gần đường giao thông, nhưng<br />
cũng nằm trong tình trạng chung như một số trường khác, cơ sở vật chất còn nghèo<br />
nàn, nhà trường còn thiếu nhiều phòng chức năng, phòng thiết bị chung với phòng thư<br />
viện và phòng đọc sách của giáo viên, học sinh( đều sử dụng linh hoạt và tự tạo). Ở<br />
từng lớp đã được trang bị đồ dùng học tập cho học sinh, một số TBGD phục vụ các<br />
môn Toán, Tiếng Việt mà giáo viên thường sử dụng, còn rất nhiều TBGD được để<br />
trong phòng thiết bị, thư viện. Các bộ tranh ảnh không có đủ chỗ để treo, có những bộ<br />
cuộn tròn để trong tủ, có bộ thì treo chồng lên nhau trên tường. Vì vậy, khi muốn lấy<br />
một TBGD nào đó thì rất khó khăn, mất thời gian. Các TBGD do không được bảo<br />
quản đúng cách, phòng thư viện không đảm bảo nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, có<br />
khi còn bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng.<br />
Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện không có nghiệp vụ về công tác TBGD ( học<br />
không đúng chuyên ngành), nên nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều hạn chế, thời gian<br />
dành cho công việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBGD chưa được nhiều. Nhà<br />
trường chưa có điều kiện để trang bị các phương tiện chống ẩm mốc, chống mối mọt<br />
và phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Cuối mỗi năm học nhà trường đều có tổ chức<br />
kiểm kê nhưng cũng chỉ làm dưới hình thức đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu,<br />
thiết bị nào hỏng mà không có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, cũng không quy vào tinh<br />
thần trách nhiệm của ai.<br />
Máy vi tính và các thiết bị điện tử khác không có chế độ bảo quản riêng, không<br />
theo đúng quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất, chưa có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên<br />
thường xuyên hỏng hóc, phải sửa chữa. Đặc biệt là nguồn điện không đảm bảo nên<br />
thường gây ra hỏng hóc và hiệu quả sử dụng không cao.<br />
Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBGD của giáo viên nhưng cán<br />
bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý. Có giáo viên mượn TBGD mà<br />
không ghi vào sổ, có giáo viên mượn nhưng lại không sử dụng hoặc sử dụng không<br />
4<br />
<br />
đúng mục đích, có TBGD giáo viên mượn không trả lại gây thất thoát, lãng phí.<br />
Nhiều khi giáo viên trả TBGD cũng không được kiểm tra lại mà cứ thế treo lên tường<br />
hoặc lại cuộn tròn cất vào tủ, do đó không phát hiện được hư hỏng nên không nêu cao<br />
được tinh thần trách nhiệm của giáo viên.<br />
Có thể nói, việc bảo quản TBGD ở Trường Tiểu học xã Mường Mô chưa được<br />
chú trọng đúng mức, tình trạng hư hỏng, thất thoát, lãng phí dẫn đến kém chất lượng<br />
và hiệu quả sử dụng còn xảy ra nhiều. Đây chính là vấn đề đòi hỏi đội ngũ cán bộ<br />
quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý.<br />
* Thực trạng về công tác quản lý TBGD:<br />
Hiệu trưởng nhà trường đã có sự quan tâm tới công tác TBGD, đã phân công<br />
đồng chí phó hiệu trưởng quản lý, theo dõi công tác thiết bị thư viện nhưng chưa có<br />
biện pháp giám sát chặt chẽ. Ban lãnh đạo nhà trường chưa chú ý TBGD để tại các<br />
phòng học giáo viên có sử dụng hay không , TBGD để ở thư viện tuy có sổ theo dõi<br />
mượn, trả nhưng ban giám hiệu cũng chưa thống kê xem giáo viên nào thường xuyên<br />
mượn TBGD, giáo viên nào ít mượn.<br />
Các đồng chí trong ban lãnh đạo nhà trường cũng đã chú ý nhắc nhở, động viên<br />
giáo viên sử dụng TBGD trong quá trình dạy học, giúp giờ học thêm sinh động hấp<br />
dẫn, nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc làm này chưa được tiến hành thường<br />
xuyên, đôi khi mới chỉ là “ đánh trống, bỏ dùi”.<br />
Chưa đưa việc sử dụng TBGD thành tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, chưa<br />
có những hình thức thi đua khen thưởng thích đáng để giáo viên tích cực sử dụng<br />
TBGD. Vì vậy, việc sử dụng TBGD chưa thực sự trở thành nền nếp. Mặt khác việc<br />
dạy chay đã gần như là truyền thống, là lối mòn khó phá bỏ, giáo viên rất ngại sử<br />
dụng TBGD khi lên lớp mà người quản lý lại ít quan tâm đến việc tìm hiểu lý do, tâm<br />
lý giáo viên nên TBGD chưa được sử dụng đúng với vai trò, chức năng của nó.<br />
Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBGD nhưng<br />
chủ yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn TBGD đa số vẫn trông chờ việc cấp<br />
phát từ trên. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị, bảo quản và sử dụng<br />
TBGD. Chưa chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên làm<br />
công tác thiết bị và bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.<br />
Nói chung, công tác TBGD ở nhà trường đã được quan tâm song chưa đúng<br />
mức, chưa đáp ứng được sự phát triển của nhà trường và yêu cầu của sự đổi mới trong<br />
giai đoạn hiện nay.<br />
3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:<br />
Công tác TBGD của Trường Tiểu học xã Mường Mô còn một số bất cập, hạn<br />
chế như trên có thể nói một phần là do điều kiện khách quan nhưng phần lớn vẫn là<br />
do những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường. Những nguyên nhân khách quan<br />
và chủ quan có thể được kể đến như sau:<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
Để đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, Nhà<br />
nước ta cần có nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục lớn hơn rất nhiều song do nguồn<br />
5<br />
<br />