intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Đậu Đức Minh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ ngữ ở lớp 5, phát triển kĩ năng sử dụng từ ngữ phù hợp và linh hoạt hơn. Hình thành ý thức sử dụng ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ giàu giá trị biểu cảm và có trách nhiệm với lời nói của mình. Qua đó, học sinh có ý thức giữ gìn trong sáng tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5

  1. Đề tài:   Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp   5. ====== A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 1.1, Cơ sở lí luận:    Đặc điểm tâm lí tiêu biểu của trẻ  tiểu học là chóng nhớ, chóng thuộc nhưng  nhanh quên; các em thường dễ dàng ghi nhớ những kiến thức dạng hình ảnh và   cụ thể. Những kiến thức trừu tượng phức tạp thường làm cho các em dễ  nhầm   lẫn hay mắc rối;  đặc biệt là những kiến thức về  ngữ  pháp – từ  ngữ  trong   chương trình Tiếng Việt lớp 5. Một trong những mục tiêu cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua   giao tiếp và phục vụ giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng   ngôn ngữ là công cụ  cơ bản  để  học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả  năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học  tập trong giờ  Tiếng Việt cần được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn  ngữ  Tiếng Việt có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là  phần nghĩa của từ.   Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, phân môn luyện từ và câu được phân  bố đều mỗi tuần 2 tiết. Trong đó, các bài về từ ngữ được học ngay từ tuần thứ  nhất. Đây là những kiến thức về ngữ nghĩa được sắp xếp từ đơn giản đến phức   tạp. Mặc dù độ  khó của những kiến thức này chưa yêu cầu phải huy động quá   trình phân tích tư  duy nhưng rất cần sự  nhạy bén so sánh và phân biệt. Song,  việc so sánh và phân biệt hai mảng kiến thức từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa là  vấn đề không mấy dễ dàng đối với hầu hết học sinh lớp 5, vì đây là các mảng  kiến thức có nhiều điểm tương đồng và không rõ ràng về  ranh giới. Vậy mục   tiêu dạy học dạy học hai mảng kiến thức này là học sinh phân biệt được từ  đồng âm và từ nhiều nghĩa. Để  phân biệt được hai loại từ  này học sinh cần có  căn cứ khoa học.   2.1, Cơ sở thực tiễn: Từ ngữ là mảng kiến thức thiết thực đối với học sinh tiểu học. Từ là đơn vị  để  tạo câu, là nền tảng của mỗi văn bản.  Để  hiểu được, viết được một câu  văn, một đoạn văn,  học sinh cần có một khả  năng sử  dụng từ  ngữ  tương đối  vững chắc; điểu này không phải tất cả học sinh đều làm được. Thực tế dạy học  Trang 1
  2. từ ngữ ở chương trình tiểu học chưa được coi trọng, mà chỉ  là một mảng kiến  thức trong phân môn Luyện từ và câu. Trong các lần kiểm tra định kì, luyện từ  và câu chỉ  được kiểm tra trong một ý nhỏ; vì thế  hầu hết các giáo viên và học  sinh đều xem nhẹ việc dạy và học phân môn này. Dường như rất ít người nghĩ   tới tầm quan trọng của phân môn này là phục vụ cho việc sử dụng đúng từ, đặt   câu, dựng đoạn văn... Nói chung, từ ngữ là sợi chỉ xuyên suốt tất cả các phân môn trong bộ môn Tiếng Việt. Học sinh tiểu học có lượng ngôn ngữ còn ít, khả năng sử dụng ngôn ngữ còn   hạn chế. Khi trình bày một vấn đề, học sinh tiểu học thường sử  dụng ngôn   ngữ một cách ngẫu hứng, có khi các em không hề hiểu từ ngữ mình đang nói có   nghĩa gì; vì thế ý một đàng trình bày một nẻo. Trong các bài làm văn của các em,  hầu như bài nào cũng có những từ ngữ sáo rỗng hoặc tối nghĩa. Những hạn chế  về  từ  ngữ của học sinh phần lớn là hậu quả  của quá trình học tập mảng kiến  thức về từ ngữ chưa được chú trọng.   Phân môn Luyện từ  và câu  ở  tiểu học được tích hợp từ  nhiều mảng kiến   thức. Trong đó, phần từ  ngữ  là mảng kiến thức  không nhiều. Vì tích hợp nên  các mảng kiến thức đều chỉ   ở  mức cơ  bản, không chuyên sâu.  Trong chương  trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có  hệ  thống trong phần Luyện từ và câu. Khi tiếp cận với các bài Từ đồng nghĩa,  Từ trái nghĩa, Từ đồng âm thì các em lĩnh hội tương đối dễ dàng. Song đến bài  Từ  nhiều nghĩa thì mạch kiến thức về  nghĩa từ  của các em đã có sự  mắc rối,   lẫn lộn. Việc lẫn lộn này không chỉ diễn ra ở học sinh yếu mà ngay cả học sinh   khá, giỏi cũng có lúc mắc phải. Trăn trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp  5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt   từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh   nghiệm:   “Một số  biện pháp phân biệt từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa cho   học sinh lớp5” Đây là một vấn đề  đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, song chỉ  đề  cập ở mức độ hàn lâm chuyên sâu vào phương pháp mà không chú trọng đến đối  tượng học sinh. Vấn đề  hết sức nhạy cảm, bức thiết, phù hợp với xu thế hiện   tại của giáo dục hiện nay là dạy học gắn với đối tượng học sinh. Nếu đề  tài  này được nghiên cứu một cách nghiêm túc và ứng dụng kịp thời, thì có thể giải   quyết cơ bản tình trạng khó phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, đồng thời  khả  năng sử  dụng ngôn ngữ  kém chính xác của một bộ  phận không nhỏ  học  sinh tiểu học hiện nay.   2. Mục đích nghiên cứu.  2
  3. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ ngữ  ở lớp 5, phát triển kĩ năng sử  dụng từ  ngữ  phù hợp và linh hoạt hơn. Hình thành ý thức sử  dụng ngôn ngữ  chính xác, chặt chẽ giàu giá trị biểu cảm và có trách nhiệm với lời nói của mình.  Qua đó, học sinh có ý thức giữ gìn trong sáng tiếng Việt. Cung cấp con đường, cách thức học tập giúp học sinh có công cụ tìm kiếm   và sử dụng kiến thức là mục tiêu cao nhất của quá trình dạy học. Có được các  giải pháp sẽ  tạo sự  thuận lợi cho người giáo viên truyền thụ  kiến thức về  từ  đồng âm và từ nhiều nghĩa; giải quyết phần nào những khó khăn mắc phải trong   quá trình dạy học mảng kiến thức này. Vì vậy, việc đưa ra hệ  thống các giải  pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa phù hợp với đối tượng học sinh là   việc làm tối ưu cần thiết, giúp người giáo viên nắm được bản chất vấn đề giúp  HS cũng nắm được bản  chất ấy nâng cao được chất lượng học tập.    3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Đề tài kết hợp nhiều phương pháp:  ­ Phương pháp phân tích tổng hợp  ­ Phương pháp so sánh, đối chiếu.  ­ Phương pháp phân loại thống kê.  ­ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động  ­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm ... *** B. NỘI DUNG I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ  1. Về giáo viên:    Trong quá trình dạy học từ  ngữ, giáo viên ít quan tâm đến việc xác định đặc  trưng của dạng bài học, vì vậy việc thiết kế  bài giảng chưa được đầu tư  bài   bản nên khi trình bày nội dung bài học thường mang tính hàn lâm; nghĩa là quá  trình dạy học chỉ  dừng lại  ở  dạng nghiên cứu, học sinh tiếp thu bài học mang  tính lí thuyết mà không nắm bắt được những vấn đề thực tiễn, cụ thể; điều này   mâu thuẩn với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Việc tổ  chức dạy học   thường phụ thuộc vào giáo án mẫu ít khi phân tích rõ đặc điểm học sinh lớp học   và từng đối tượng cụ thể để chọn ra giải pháp phù hợp cho từng đối tượng. Vì   thế, người giáo viên không thể  truyền tải trọn vẹn kiến thức của bài học cần   trình bày. Có khi thầy dạy để chỉ có thầy hiểu mà thôi.    Thực tế trong quá trình đào tạo,  giáo viên tiểu học không được trang bị  kiến  thức chuyên sâu về  từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Để nắm được bản chất đặc  trưng của loại từ  này, người giáo viên phải tự  tìm tòi và nghiên cứu. Thông   thường, giáo viên chỉ  tham khảo các tài liệu hướng dẫn dạy học mà ít khi tìm  đến những tài liệu về  chuyên đề. Vì vậy, giáo viên chỉ  nắm một cách phiến  Trang 3
  4. diện về  vấn đề  nên không thể sử  dụng kiến thức một cách linh hoạt trong quá  trình dạy học.      Phân môn luyện từ  và câu trong chương trình tiếng Việt tiểu học có thời   lượng không nhiều. Trong đó, mảng kiến thức về  từ ngữ chỉ là một phần nhỏ.  Vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chỉ có thời lượng dạy học với 5 tiết gồm   các bài 10, 12,13,14,16. Vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một vấn đề khá  phức tạp, dễ nhầm lẫn thường ít gặp trong các đề kiểm tra nên giáo viên không  thực sự chú trọng. Bên cạnh đó, mảng kiến thức này ít có tài liệu chỉ rõ phương   pháp dạy học điều đó khiến giáo viên thường phớt lờ, không chú trọng đến giải   pháp truyền dạy.    Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò   hướng dẫn, tổ  chức cho học sinh. Tuy nhiên, do thời lượng 1 tiết học có hạn   nên giáo viên chưa lồng ghép, liên hệ, phân biệt từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa  trong các bài học. Do đó, sau các bài học đó học sinh chỉ nắm được kiến thức về  nội dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn  khó khăn khi lấy thêm một số  ví dụ  cụ  thể  ngoài sách giáo khoa để  minh hoạ  phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 2. Về học sinh.     Học sinh tiểu học là đối tượng tiếp xúc với hoạt động học tập chưa lâu, kinh  nghiệm sống còn ít, điều này cho thấy vốn ngôn ngữ  của các em chưa phong  phú.  Mặt  khác,  học  sinh   tiểu   học   ở  vùng  nông  thôn   được   tiếp  xúc  với  các  phương tiện thông tin chưa hiện đại, các đối tượng giao tiếp thường có trình độ  ở  mức thấp khiến cho môi trường học tập của các em thu hẹp trong phạm vi  nhà trường. Thời gian học tập  ở trường không nhiều so với thời gian lao động  và sinh hoạt ở nhà. Đó là những lí do khiến cho vốn ngôn ngữ của các em càng  nghèo nàn, không đáp  ứng kịp với yêu cầu chương trình sách giáo khoa đã xây  dựng. Qua tiếp xúc với các em tôi nhận thấy hầu hết các em có thể  hiểu vấn  đề, nhưng khi trình bày một vấn đề lại thiếu ngôn ngữ nên thường ấp úng hoặc  không nói được theo ý muốn. Khi đưa ra một từ mới, đặc biệt là từ đồng âm và  từ nhiều nghĩa thì các em không hiểu nghĩa hoặc giải nghĩa theo cách nêu thành   ví dụ cụ thể, mà không thể nói chính xác được nghĩa của từ đó.     Bên cạnh việc nghèo nàn về ngôn ngữ, học sinh tiểu học vùng nông thôn rất  thiếu khả  năng khái quát nghĩa từ. Việc sắp xếp các nhóm từ  có cùng trường  nghĩa là việc làm khó khăn đối với các em. Các bài tập kiểu này các em chỉ  có  thể làm được sau rất nhiều gợi ý. Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện  từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:  ­ Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng   và còn lủng củng.  ­ Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, không định rõ ranh giới. 4
  5.  ­ Phân biệt nghĩa gốc và một số  nghĩa chuyển của từ; rất ít học sinh tìm đúng  nghĩa gốc thậm chí không xác định đúng từ mà nhầm lẫn từ với tiếng.   ­ Đặt câu có sử  dụng từ  đồng âm, từ  nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay,  chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. Trong thực tế, học sinh làm các bài tập về từ đông âm nhanh và ít sai hơn khi  học các bài tập về  từ  nhiều nghĩa, cũng có thể  do từ  nhiều nghĩa trừu tượng   hơn. Đặc biệt khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các  nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số  học sinh lúng túng và   làm bài chưa đạt yêu cầu. Ban đầu, khi học từng bài về  từ  đồng âm, từ  nhiều  nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để  phân biệt từ  đồng âm, từ  nhiều nghĩa thì chất lượng bài làm yếu hơn. Trí nhớ  trở  nên rối rắm, các định nghĩa về  từ  đồng âm lẫn lộn với định nghĩa về  từ  nhiều nghĩa bởi hai từ này có vỏ âm thanh giống nhau. Học sinh không thể hiểu   được: Từ đồng âm là nhiều từ  nhưng nghĩa các từ  trong văn cảnh đều là nghĩa   gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ  có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. 3. Nguyên nhân của những khó khăn:    *Thứ  nhất:  Từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức  giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa.  Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”  xét về  hình thức ngữ  âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác   nhau: “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ  vật có mặt phẳng, chân đứng để  đồ  đạc   hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến. Ví dụ  2: Từ  nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn  phím”. Hai từ  “bàn” này, về  hình thức ngữ  âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa  thì “bàn” (1) là danh từ  chỉ  một đồ  vật có mặt phẳng, có chân dùng để  đi kèm   với ghế  làm đồ  nội thất; “bàn”(2) là bộ  phận tập hợp các phím trong một số  loại đàn hoặc máy tính. bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” đều  mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong  “bàn phím” mang nghĩa chuyển.   *Thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả  hai kiến thức về  từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa để  học sinh rèn kĩ năng phân  biệt.      *Thứ  ba:  HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ  nhiều   nghĩa.      Trang 5
  6.      *Thứ  tư: Vốn ngôn ngữ  nghèo nàn, khả  năng giải nghĩa phổ  thông của học   sinh không vững.  II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA  1. Cơ sở để xây dựng giải pháp.   Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học về ngôn ngữ, chú ý, trí nhớ,  ý chí, tình cảm dẫn tới phát triển tư duy, nhận thức. Từ đó có thể vận dụng khả  năng tư duy, nhận thức và nhu cầu ngôn ngữ  để  phục vụ  giao tiếp. Nhận thức  được vai trò của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp thường ngày, giúp học sinh   tích cực hơn trong việc rèn luyện ngôn ngữ.   Thực tiễn trong dạy học, chất lượng học tập phụ thuộc nhiều vào điều kiện   xã hội từng vùng. Trong các điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, văn hóa có vai   trò chủ  yếu tạo nên vốn ngôn ngữ  địa phương. Học sinh tiểu học vùng nông  thôn đa số ít được tiếp xúc với điều kiện kinh tế, văn hóa thuận lợi. Điều kiện   học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi dạy học, người giáo viên  phải hiểu được hoàn cảnh của học sinh để  chọn những phương pháp dạy học  phù hợp nhất. Đưa ra những giải pháp chung nhất,  ứng dụng cho những tình   huống phù hợp. Tuy nhiên, mỗi con người có một đặc điểm cấu trúc tâm lí khác   nhau, nên cùng một hiện tượng có thể  xuất phát từ  nhiều nguyên nhân khác  nhau. Song hệ  thống các giải pháp được đề  cập là những phương pháp giải   quyết những vấn đề chung nhất với kết quả tối ưu nhất. 2. Các giải pháp: 1.2;  Xây dựng hệ thống bài tập tổng hợp từ dễ đến khó.    Sau khi học xong bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa ở tuần 8, học sinh bỗng trở  nên mơ hồ, lẫn lộn giữa hai lớp từ. Vì vậy, tiết ôn luyện tiếp theo dùng cho ôn   luyện tổng hợp về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đó là điều cần thiết. Trong tiết   học này, giáo viên cho học sinh so sánh giữa hai khái niệm về từ đồng âm và từ  nhiều nghĩa. Qua đó, làm rõ những mặt khác biệt trong khái niệm đề cập. Thực   chất, với thời lượng của một tiết học luyện tập tổng hợp là chưa đủ  để  giúp  học sinh hiểu được: từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ  quy   luật tiết kiệm của ngôn ngữ  ­ dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy  nhiên, chúng là hai lớp từ khác nhau. Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ  âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau. Từ nhiều nghĩa là một   từ  nhưng có nhiều nghĩa. Vậy, giáo viên cần dành thêm một số  tiết học tăng  thời lượng để làm sáng tỏ vấn đề trên. Sau khi học sinh đã nắm được điểm khác  biệt giữa hai lớp từ, giáo viên cung cấp hệ  thống bài tập thực hành nhằm so  sánh và phân biệt chúng. Ví dụ:  Bài 1: Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa? a, đàn gà mới nở ­ hoa nở­ nở nụ cuời b, con đường – cân đường – thời đường c, tổ quốc – chim quốc – cái cuốc 6
  7. Bài 2: Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm? a, vỗ bờ ­ vỗ tay b, vách đá ­ đá bóng c, mắt cá ­ mắt lưới d, lưng núi ­ đau lưng Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những   từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng:   ­ Giá vàng nước ta tăng đột biến. ­ Tấm lòng vàng. ­ Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. 2.2; Cung cấp cách nhận dạng từng dấu hiệu của mỗi lớp từ theo yêu cầu   của bài tập trên cơ sở loại suy.    Dù trên phương diện âm hình thì từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa có vẻ  giống   nhau, nhưng xét về nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi lớp từ có những  dấu hiệu nhận dạng rất cụ thể. Để học sinh có thể nhận dạng mỗi lớp từ này,  giáo viên cung cấp cho các em những dấu hiệu nhận dạng theo yêu cầu của bài  tập, từ đó loại suy ra các từ  không cùng bản chất. Căn cứ vào yêu cầu của các   bài tập chúng ta có thể chia ra ba loại yêu cầu sau:  a.  Tìm từ đồng âm trong các tổ hợp từ .  Đối với dạng yêu cầu này, nên dựa vào dấu hiệu của từ đồng âm để lựa chọn,   tổ hợp từ nào không có dấu hiệu đồng âm thì loại ra. Cụ thể là: các tổ hợp từ nào  mà nghĩa của mỗi từ  độc lập, không có bất cứ  mối quan hệ  nào về  nghĩa với  nhau thì nó là những từ đồng âm. Ví dụ: Nhóm từ nào sau đây có quan hệ đồng   âm?                                        a, cái thang; hình thang, thang máy                                        b, hoa mơ, giấc mơ, sáng tinh mơ                                        c, máy in, in sách, giống như in Trong các nhóm từ  trên, từ  “mơ” có nghĩa độc lập nên nhóm b chính là các từ  đồng âm, loại ra các nhóm còn lại. b. Tìm từ nhiều nghĩa trong các tổ hợp từ.   Với dạng yêu cầu này, nên dựa vào dấu hiệu của từ nhiều nghĩa để lựa chọn   và loại các nhóm từ còn lại. Để  chọn từ  nhiều nghĩa phải căn cứ  vào các dấu  hiệu về phát triển nghĩa theo hai con đường: Trang 7
  8.   * Thứ nhất. Nghĩa của từ phát triển từ chỗ từ gọi tên sự vật này chuyển sang  gọi tên sự  vật khác, do các sự  vật, hiện tượng  ấy có đặc điểm nào đó giống   nhau (ẩn dụ), theo con đường này có 3 dạng:  ­ Dạng 1: Nghĩa của từ  phát triển dựa vào sự  giống nhau về  hình dáng, vị  trí   của các sự  vật hiện tượng. Ví dụ: mũi người  mũi thuyền; cổ  người  cổ  chai;  miệng người  miệng bát; đầu người  đầu tàu...  ­ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau của các sự vật, hiện   tượng. Ví dụ: cắt cỏ   cắt đứt quan hệ  ngoại giao  cắt tình ruột thịt;nghĩa của  “cắt” giống nhau về chức năng chia tách đối tượng.  ­ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về kết quả của một   kiểu tác động nào đó. Ví dụ: Tôi ngả xe rất đau1  Nó nói tôi rất đau2; đau1 (đau  do vết thương), đau2 (đau do cảm giác tâm lí) hai sự “đau” này đều là kết quả  của sự tác động. Gốc là tác động bằng lực cơ học. * Thứ hai. Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó, liên quan có thực   giữa các sự vật, hiện tượng (hoán dụ), theo con đường này có 3 dạng:   ­ Dạng 1: Nghĩa của từ  phát triển từ  chỗ  từ  gọi tên bộ  phận (nghĩa gốc)  chuyển sang gọi tên toàn thể. Ví dụ: khuôn mặt  có mặt trong lớp; chân  có chân  trong đội bóng...  ­ Dạng 2: Nghĩa của từ  phát triển dựa trên quan hệ  các chứa, cái bao chuyển   sang chỉ cái được chứa, được bao bên trong. Ví dụ: cái thúng ba thúng thóc; cái   chai  uống hai chai rượu; cái chén  cho xin một chén...   ­ Dạng 3: Nghĩa của từ  phát triển từ  chỗ  từ  gọi tên nguyên liệu, vật liệu  chuyển sang sản phẩm được làm ra từ  nguyên liệu đó. Ví dụ: bạc  giấy bạc   (chỉ giá trị); đồng  một nghìn đồng...   Để xác định được từ nhiều nghĩa, khâu quan trọng nhất là xác định được nghĩa  gốc. Theo sự phát triển của từ như trên, nghĩa gốc của từ được xác định để gọi  tên sự  vật, đối tượng, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. Các từ  mang nghĩa  gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải. Còn phần   nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ  khác (mang  nghĩa phụ). Ví dụ: Nhóm từ nào sau đây có quan hệ nhiều nghĩa?                                        a, lịch sử; lịch sự, sơ yếu lí lịch                                        b, thê thiếp, ngủ thiếp đi, thiếp mời                                        c, mặt trời, mặt giấy, đối mặt c. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa (xác định mỗi lớp từ). 8
  9.    Với dạng yêu cầu này, nên dựa vào dấu hiệu của từ đồng âm để  lựa chọn và   sắp xếp các nhóm từ  cho phù hợp, bởi vì dấu hiệu về  từ  đồng âm là đơn giản   hơn; khi không tìm thấy dấu hiệu quan hệ về nghĩa là từ đồng âm. Ví dụ: Trong   các từ phát âm giống nhau dưới đây, những từ  nào có quan hệ  đồng âm, những   từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? a. Nhóm nhạc năm dòng kẻ. b. Viết khoảng năm dòng là hết nội dung. c. Dòng sông Đà tuôn dài như một áng tóc trử tình... d. Trai tân mà lấy gái nạ dòng.   Trong bài tập này ta thấy từ “dòngd” không có quan hệ với từ “dònga,b,c” nên nó  là từ đồng âm với các từ còn lại.  3.2; Coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.  a. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: * Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (theo   SGK TV5 ­ tập 1 ­ trang 51) Ví dụ: ­ bò trong kiến bò. chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền   bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn. ­ bò trong trâu bò: chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu  vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa... ­ đầm trong đầm sen: chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước. ­ đầm trong bà đầm: chỉ đàn bà, con gái phương Tây. ­ đầm trong cái đầm đất: chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt.    Đây là kiến thức cô đọng, súc tích nhất dành cho học sinh tiểu học ghi nhớ,   vận dụng khi làm bài tập, thực hành. Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ  đồng âm được nói tới trong  sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay   hơn 2 từ  có hình thức ngữ  âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa   chúng không có mối quan hệ  nào, chúng vốn là những từ  hoàn toàn khác nhau)  như  trường hợp “câu” trong “câu cá” và “câu” trong “đoạn văn có 5 câu” là từ  đồng âm ngẫu nhiên và cả  từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ giống nhau   về  hình thức ngữ  âm nhưng khác nhau về  nghĩa, đây là kết quả  của quá trình  hoạt động chuyển hóa từ loại của từ).   VD: a)  + cuốc (danh từ): cái cuốc  cuốc (động từ): cuốc đất;                          + đá (danh từ): hòn đá   đá (động từ): đá bóng b) + thịt (danh từ): miếng thịt Trang 9
  10. + thịt (động từ): thịt con gà     Từ  đồng âm hình thành do nhiều cơ  chế: do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay,  bọn bay, cái bay), do chuyển nghĩa quá xa mà thành (lắm kẻ  vì nể, vì lý do gì),  do từ vay mượn trùng với từ  có sẳn (đầm sen, bà đầm, la mắng, nốt la), do từ  rút gọn trùng với từ có sẳn (hụt mất hai  ly, cái ly, hai ký, chữ  ký...). Trong giao  tiếp cần chú ý đầy đủ  đến ngữ  cảnh để  tránh hiểu sai nghĩa của từ  hoặc dùng  với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. * Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các  nghĩa của từ  nhiều nghĩa bao giờ  cũng có mối liên hệ  với nhau. (SGK Tiếng   Việt 5 ­ trang 67) Ví dụ: ­ Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người ở trên mặt)            ­ Từ “mắt” trong câu “quả na mở mắt” là nghĩa chuyển. Đối với giáo viên có thể  hiểu: Một từ  có thể  gọi tên nhiều sự  vật hiện   tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế  khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa   có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về  từ  nhiều nghĩa ta có thể  so sánh từ  nhiều  nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt  một khái niệm thì từ   ấy chỉ  có một nghĩa.Từ  nào là tên gọi của nhiều sự  vật,   hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.         Nhờ  vào quan hệ  liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ)  người ta liên tưởng từ  sự  vật này đến sự  vật kia trên những đặc điểm, hình  dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự  vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự  vật, tính chất,  hành động khác (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó.  Ví dụ: Chín: (1) chỉ  quả  đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ  phát triển   cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng. (2) Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát   triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín) (3) Sự  bối rối mất tự  nhiên trước người khác làm thay đổi màu da trên  gương mặt. (ngượng chín cả mặt) (4) Thức ăn được nấu (nướng, luộc,...) đã đạt đến độ  ăn được. (cơm   chín). Như  vậy muốn phân tích được nghĩa của từ  đa nghĩa, trước hết phải miêu tả  thật đầy đủ  các nét nghĩa của nghĩa gốc để  làm cơ  sở  cho sự  phân tích nghĩa.   Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở: 10
  11.  *Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :   Dạng 1:  Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự  giống nhau về  hình thức giữa   các sự  vật, hiện tượng hay nói cách khác  là dựa vào các kiểu tương quan về  hình dáng.  Ví dụ: Mũi1 (mũi người) và Mũi2 (mũi  thuyền); Miệng1 (miệng xinh) và miệng2   (miệng bát)  Dạng 2:  Nghĩa của từ  phát triểm trên cơ  sở   ẩn dụ  về  cách thức hay chức   năng, của các sự vật, đối tượng . Ví dụ: cắt1 (cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ)  Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ  sở   ẩn dụ  kết quả  do tác động của   các sự vật đối với con người. Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng ) *Theo cơ chế hoán dụ có các dạng:  Dạng1 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Ví dụ: Chân1, Tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái  toàn thể   (anh  ấy có chân2   trong đội bóng;   Tay2  bảo vệ  của nhà máy số  ba có  Mặt2 trong hội nghị) Dạng  2: Nghĩa của từ  phát triển trên quan hệ  giữa vật chứa với cái được   chứa.  Ví dụ 1: Nhà1  Là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)       Nhà2 là gia đình (Cả nhà có mặt)   Ví dụ 2:  Thúng1: Đồ  vật dùng để đựng đan bằng tre hoặc nứa  (Cái thúng này  đan khéo quá) Thúng2: Chỉ đơn vị (Hai thúng lúa) Đối với học simh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các   thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh   phải giải nghĩa một số  từ  thông qua các câu văn, các cụm từ  cụ  thể, xác định   được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ  nhiều nghĩa với từ  đồng   âm, tìm được một số  ví dụ  về  sự  chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa   của từ nhiều nghĩa (hiểu từ qua văn cảnh).  b. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa  Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên tổ  chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học   sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập, từ đó rút ra được những kiến  thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp và rút   Trang 11
  12. ra kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là HS khá, giỏi, GV có   thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm  sâu và chắc phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ  chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện   tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội   dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ (tích hợp) với các kiến thức đã học của   phân môn LTVC nói riêng và tất cả các môn học nói chung.    Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần  sử  dụng đồ  dùng dạy học, tranh  ảnh minh hoạ  nhằm giúp học sinh dễ  dàng   phân biệt nghĩa của từ. Ví dụ:    Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện   theo quy trình các bước: ­ Cho học sinh nhận biết ngữ  liệu để  phát hiện những dấu hiệu bản chất   của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. ­ Học sinh rút ra các đặc điểm của từ  đồng âm, từ  nhiều nghĩa theo định  nghĩa.  ­ Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới. Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ  và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như: ­ Phương pháp hỏi đáp ­ Hình thức học cá nhân ­ Phương pháp giảng giải ­ Thảo luận nhóm ­ Phương pháp trực quan ­ Tổ chức trò chơi ­ Phương pháp luyện tập thực hành 12
  13.    Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ  nhiều nghĩa, giáo viên chủ  yếu thông qua việc tổ  chức các hình thức dạy học để  giúp học sinh củng cố,   nắm vững  kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa…  * Yêu cầu học sinh hiểu và nắm ghi nhớ để vận dụng Tâm lí học sinh chỉ thích làm những bài tập đơn giản, để  lộ  kiến thức, ngại   học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy tôi thường  cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ  cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc   toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Sau  đó, kiểm tra bài cũ chỉ  tập trung yêu cầu đọc thuộc lại nội dung đã học. Cách  làm này tôi đã cho các em thực hiện  ở các tiết học trước đó (về  từ đồng nghĩa,   từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ  chức như trước mà thực hiện. Và kết quả  có tới 22/25 học sinh thuộc ghi nhớ  một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn 3 em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ. * Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau  Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói  đọc   giống   nhau   viết   cũng   giống   nhau).   Ta   thấy   rõ   ràng   là   “đường 1”   trong  “đường rất ngọt”, “đường2” trong “đường dậy điện thoại” và “đường3” trong  “ngoài đường xe cộ  đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà  “đường1” với “đường2” và “đường1” với “đường3” lại có quan hệ đồng âm, còn  “đường2” với “đường3” lại có quan hệ nhiều nghĩa. Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các  từ đường1, đường2, đường3 là gì? Đường1: (đường rất ngọt): chỉ một chất kết tinh có vị ngọt Đường2: (đường dây điện thoại): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho   việc thông tin liên lạc Đường3: (ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp) chỉ lối đi cho các phương tiện   giao thông, người, động vật Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có vốn  từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên luôn  chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy  cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh nên có một cuốn từ  điển Tiếng   Việt, biết cách tra từ  điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số  biện pháp   giải nghĩa từ. Trang 13
  14. Tiếp đó học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều  nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “đường”. Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy: Từ  đường1 và từ  đường2 có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến  nhau – kết luận hai từ  đường này có quan hệ  đồng âm. Tương tự  như  trên từ  đường1 và từ đường3 cũng có mối quan hệ đồng âm. Từ  đường2 và từ  đường3 có mối quan hệ  mật thiết về  nghĩa trên cơ  sở  của  từ đường3 chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường2 (truyền đi) theo vệt dài (dây  dẫn). Như  vậy từ  đường3  là nghĩa gốc, còn từ  đường2  là nghĩa chuyển – kết  luận từ đường2 và từ đường3 có quan hệ nhiều nghĩa với nhau. 4.2; Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức  Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp  sau bài dạy về  từ  đồng âm. Như  vậy, để  phòng xa sự  nhầm lẫn giữa từ  đồng  âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm, cần ví dụ đúng về các  trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.  Ví dụ: Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay   không? ­ Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo.  ­ Bố mới đi Hà Nội về. ­ Hè này, cả nhà em đi du lịch. ­ Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi. ­ Anh đi con mã, thì tôi đi con tốt. ­ Thằng bé đã đến tuổi đi học. Bài tập này giáo viên chủ  yếu yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các   câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các  em giải thích gì và sẽ  có hai phương án trả  lời: đồng âm/không đồng âm. Đến  đây giáo viên gợi mở  để  biết từ  “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ  đồng âm hay không, các em về  nhà suy nghĩ tìm hiểu SGK các tiết luyện từ và  câu sau các em sẽ được giúp tìm câu giải đáp. Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn  nội dung câu hỏi gợi ý ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về từ  đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh giữa  các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây, đồng thời giáo viên kích thích đươc   tư  duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên cũng không quên   nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời, giải thích về hiện tượng từ “đi”   trong các câu văn đã cho. 14
  15. Trong bài dạy “từ nhiều nghĩa” giáo viên có thể lấy thêm một số trường hợp  về  từ  nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ  về  từ  đồng âm cho học sinh   nhận định về các từ trong ví dụ. VD: từ  “chỉ” trong các trường hợp sau là từ  đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì   sao? Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng. Ở câu hỏi này, giáo  viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để  khẳng định kiến thức và khả  năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ  nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả  lời, giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm, vì  nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau. Nội dung trên  giáo viên cũng tiến hành trong khoảng 2­3 phút, dành thời gian  cho các em làm bài tập phần luyện tập. Cuối tiết học giáo viên nhấn mạnh: các  em cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc  giữa hai hiện tượng này. 5.2; Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ  đồng âm và   từ nhiều nghĩa. Biện pháp này thực ra ít khi tôi vận dụng, bởi nếu học sinh đã hiểu đúng   nghĩa của từ, thuộc được ghi nhớ  thì không cần thiết phải dùng đến cách dựa  vào yếu tố từ loại. Tuy nhiên, đối với một số học sinh trung bình và yếu thì giáo  viên có thể kết hợp cả 3 biện pháp. Trong thực tế hàng ngày, học sinh có thể bắt gặp hiện tượng một từ nào đó   phát âm gần nhau nhưng xét về từ loại khác nhau thì kết luận đó là hiện tượng đồng   âm. Chẳng hạn khi chơi đùa học sinh hò reo đồng thanh để  cổ  vũ cho một học   sinh được mệnh danh là “cụ  cố” vì em này nhỏ, yếu: “cố  lên cụ  cố….ơi !”.  “Cố” thứ nhất là tính từ, “cố” thứ 2 là danh từ. Đây là hiện tượng đồng âm dễ  nhận diện. Tùy trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng cùng từ loại (cùng loại  danh từ, động từ, tính từ) thì phải vận dụng biện pháp giải nghĩa từ  trong văn  cảnh, đồng thời xét xem các từ đó có mối quan hệ về nghĩa hay không để tránh   nhầm lẫn những từ đồng âm với từ  nhiều nghĩa hoặc quan hệ  đồng nghĩa nếu   có. Trong trường hợp này, thông thường ta dựa vào ngữ  cảnh để  nhận biết  nghĩa của từ  đồng âm, nói cách khác là dựa vào các tiếng đi với nó trong câu.   Ngữ  cảnh có tác dụng hiện thực hóa nghĩa của từ  và giúp con người sử  dụng  ngôn ngữ tránh sự nhầm lẫn. Trang 15
  16. VD: ­ đồng tiền – cánh đồng   ­ vạc dầu – con vạc   ­ con cò – cò súng   ­ xe đạp – con xe (quân cờ) Xét câu văn sau: “Hôm nay tôi đánh rơi mười nghìn đồng ngay đoạn cánh   đồng làng”. Các từ trong câu có mối quan hệ với từ ‘đồng’ thứ nhất gồm “đánh  rơi” “mười nghìn”, nếu chỉ dừng lại  ở đánh rơi 10 nghìn thì người đọc chưa rõ   mười nghìn tiền Việt Nam hay tiền nước nào và chưa xác định rõ giá trị số tiền   đánh rơi. Có từ “đồng” ngay sau cụm từ “đánh rơi mườn nghìn đồng” thì ta hiểu  rõ số tiền đánh rơi ở đây là tiền Việt Nam và xác định được giá trị của nó. Vậy  từ  “đồng” thứ  nhất là đơn vị  tiền Việt Nam, từ  “đồng” thứ  2 nằm trong mối  quan hệ  với từ  “qua”, “cánh”, “làng”, “đồng” trong “cánh đồng” là khoảng đất   rộng bằng phẳng trồng lúa hoặc hoa màu. Hiện tượng đồng âm cùng từ loại như trên học sinh rất dễ nhầm lẫn với từ  nhiều nghĩa, hầu hết các từ  nhiều nghĩa đều có cùng từ  loại. Trong quá trình   dạy học, tôi gặp phần lớn các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Từ “đi” trong   các trường hợp sau đều là động từ: đi bộ ­ đi chơi ­ đi ngủ ­  đi máy bay. Vì vậy, gặp những từ  có cùng vỏ  âm thanh giống nhau thì học sinh không  được vội vàng phán quyết ngay hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa mà phải   suy nghĩ thật kĩ, giải nghĩa chính xác các từ đó trong văn cảnh, tìm ra điểm khác   nhau hoàn toàn hay giữa chúng có sự  liên hệ  với nhau về  nghĩa. Trong một số  bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi, có một số trường hợp giống nhau về âm thanh   nhưng khó phân biệt hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa. VD: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ như thế nào? a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống b) Trong veo, trong vắt, trong xanh c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành  Xét về  từ  loại thì nhóm (c) các từ  “đậu” có quan hệ  đồng âm với nhau vì   “đậu” “trong thi đậu” là tính từ (đỗ, trúng tuyển) “đậu” trong “xôi đậu” là danh  từ (chỉ một loại quả, củ dùng làm lương thực, thức ăn), “đậu” trong “chim đậu   trên cành” là động từ  “nghỉ  tạm dừng lại”.  Ở  nhóm (a), các từ  “đánh” đều là   động từ nhưng xét về nghĩa các từ “đánh cờ” (một trò chơi), “đánh giặc” (chiến  đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và “đánh trống” (dùng đùi hoặc tay gõ vào mặt   trống cho phát ra âm thanh) thì nghĩa của chúng có liên quan đến nhau, đều tác   động đến một sự  vật khác, làm cho sự  vật đó có sự  thay đổi, vì vậy các từ  “đánh” ở nhóm (a) có quan hệ nhiều nghĩa. Tuy nhiên, các từ “trong” ở nhóm (b)   16
  17. cũng là các từ  có cùng từ  loại (tính từ). Song chúng lại có quan hệ  đồng nghĩa   với nhau. Trong quá trình dạy có sự  nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi, để  giúp  học sinh làm tốt các bài tập như  trên, giáo viên yêu cầu các em luôn nắm chắc  nghĩa của từ và suy xét kĩ lưỡng nghĩa của các từ đó, không được vội vàng ngộ  nhận hoặc mới chỉ hiểu nghĩa mang máng mà đã vội kết luận mối quan hệ giữa   các từ.  6.2;  Tìm ra dấu hiệu chung nhất  để  phân biệt từ  đồng  âm và từ  nhiều   nghĩa.   Sau các bài học về  từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa, cùng với các bài luyện   tập, có thể giúp học sinh rút ra so sánh như sau:   Điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa   ­ Là hai hoặc nhiều từ  có cùng hình  ­ Là một từ  nhưng có nhiều nghĩa:  thức ngữ âm: (hòn) đá và đá (bóng) (hòn) đá và (nước) đá.   ­ Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau  ­   Các   nghĩa   có   mối   liên   quan   với  không có bất cứ mối liên hệ gì:  nhau.  Ví   dụ:   (hòn)   đá   chỉ   chất   rắn   có   sẵn   trong tự  nhiên, thường thành tảng, hòn  ­   Ví   dụ:   hòn   (đá)   chỉ   chất   rắn   có  rất cứng. Còn đá (bóng) chỉ hành động  trong   tự   nhiên,   thường   thành   tảng,  dùng   chân   hất     mạnh   vào   vật   (quả  khối   vật   cứng.   Còn   (nước)   đá   chỉ  bóng)   nhằm   đưa   ra   xa   hoặc   làm   tổn  nước đông cứng lại thành tảng giống  thương. như đá.  ­ Không giải thích được bằng cơ  chế  ­ Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành. chuyển nghĩa. 7.2;  Nghiên cứu, tập hợp các bài tập phân biệt từ  đồng âm với từ  nhiều   nghĩa. Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ  * Đối với từ  đồng âm: phân biệt nghĩa của các từ  đồng âm trong các cụm từ  sau: Cánh đồng1 – tượng đồng2 – một nghìn đồng3. Bài  tập này, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ  “đồng”  ở  mỗi  trường hợp: “đồng”1 chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cấy, trồng trọt.  “Đồng”2 là kim loại có nghĩa của các từ  “đồng” khác nhau, chúng là những từ  đồng âm. * Đối với từ nhiều nghĩa: Trong những câu sau, câu nào có từ  “chân” mang nghĩa gốc và câu nào có từ  “chân” mang nghĩa chuyển? Chân: a. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Trang 17
  18.           b. Ông bị đau chân.           c. Hồng Sơn là chân sút nổi tiếng của một thời. Đối với bài tập trên giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nghĩa của từ “chân”   trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc “chân” trong câu a chỉ một bộ  phận làm trụ đỡ của cái kiềng – nghĩa chuyển, “chân” trong câu b một bộ phận   của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể – nghĩa gốc, chân trong câu c chỉ  vị trí, mức   độ tài năng của một cầu thủ bóng đá. Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa  * Đối với từ đồng âm  Đặt câu để  phân biệt các từ  đồng âm: bàn, cờ, nước, chân, đường...  Ở  bài  tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai  câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau. VD: Bàn: ­ Bố mua cho em một cái bàn mới.            ­ Tối thứ bảy, bố mẹ lại bàn về chuyện học tập của chúng em. * Đối với từ nhiều nghĩa VD. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng” Đứng: Nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.        Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.  Giáo viên có thể gợi ý, nghĩa 1 nói tới một tư thế của người hoặc động vật.  Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học sinh   có thể đặt câu.      Nghĩa 1: Trong lúc chào cờ, chúng em đứng nghiêm trang. Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng hẳn lại Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa VD: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những  từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng:    ­ Giá vàng nước ta tăng đột biến ­ Tấm lòng vàng ­ Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản  Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng” rồi   xác định mối quan hệ  giữa chúng dựa vào các căn cứ  phân biệt. Giúp học sinh   đưa ra đáp án: từ “vàng” ở câu 1,2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 có  quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2. Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho * Đối với từ đồng âm: Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp của từ “sao” ở cột B A B 18
  19. 1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng  2. Sao lá đơn này thành ba bản bản chính 3. Sao tẩm chè b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô 4. Sao ngồi lâu thế? c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân 5. Đồng lúa mượt mà làm sao! d. Nhấn mạnh mức  độ  làm ngạc nhiên, thán  phục e. Các thiên thể trong vũ trụ Đáp án: 1­e, 2­a, 3­b, 4­c, 5­d * Đối với từ nhiều nghĩa: Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A A B 1. Bé chạy lon ton trên sân a. Hoạt động của máy móc 2. Tàu chạy băng băng trên đường ray b.   Khẩn   trương   tránh   những   điều  3. Đồng hồ chạy đúng giờ không may sắp xảy đến 4. Dân làng khẩn trương chạy lũ c.   Sự   di   chuyển   nhanh   của   phương   tiện giao thông d. Sự di chuyển nhanh bằng chân Đáp án: 1­d, 2­c, 3­a, 4­b Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để nối  những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy  trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận  dụng cả phương pháp loại trừ. Ở  cả  từ  đồng âm và từ  nhiều nghĩa đều có mặt cả  bốn dạng bài tập trên.  Bên cạnh đó, mỗi nội dung lại có một số dạng bài tập riêng. * Đối với từ đồng âm có dạng bài tập đố vui (chơi chữ): Trùng trục như con chó thui Chín mặt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu (Là con gì?) Hoặc dạng bài tập chỉ ra từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau: a. Bác bác trứng, tôi tôi vôi b. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.  Với bài tập này ngoài việc chỉ ra các từ đồng âm, đối với học sinh khá giỏi, giáo  viên nên yêu cầu các em nêu cách hiểu của mình về các câu trên. Trang 19
  20. * Đối với từ nhiều nghĩa có dạng bài tập thay thế từ. VD. Tìm từ có thể thay thế từ “mũi” trong các cụm từ sau: ­ Mũi thuyền ­ Mũi súng ­ Mũi đất ­ Mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới ­ Tiêm ba mũi 8.2; Tích lũy một số  trường hợp về từ  đồng âm, từ  nhiều nghĩa trong giao   tiếp, trong sách báo đọc hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.  * Đối với từ đồng âm: a. bạc: ­ Cái nhẫn bằng bạc ­ Đồng bạc trắng hoa xòe ­ Cờ bạc là bắc thằng bần ­ Ông Ba tóc đã bạc ­ Đừng xanh như lá, bạc như vôi ­ Cái quạt máy này cần phải thay bạc b. đàn ­ Cây đàn ghi ta ­ Vừa đàn vừa hát ­ Lập đàn để tế lễ ­ Bước lên diễn đàn ­ Đàn chim tránh rét trở về c. đình ­ Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, anh thương mình bấy nhiêu. ­ Công việc bị đình lại vì không có người làm ­ Mới uống vài chén rượu anh em nhà nó đã làm nổi đình nổi đám. d. đơn ­ Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học ­ Nhà đơn người, chỉ có một mẹ một con ­ Bé Mai bị đơn không đi học được. e. mai ­ Nếu miền bắc có hoa đào thì miền nam có hoa mai ­ Rùa, mực, cua là các con vật có mai ­ Nay đây mai đó g. lồng ­ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên ­ Mua được con chim, mà không có lồng để nhốt. ­ Máy vừa lồng đất được hai vòng thì hết dầu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2