intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn chính tả lớp 5. Thông qua khảo sát chất lượng thực trạng đầu năm học của học sinh khối lớp 5 tại đơn vị để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp giúp học sinh nắm vững kỹ năng viết đúng chính tả; và hạn chế tối đa lỗi chính tả mà các em thường mắc phải. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học của của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5

  1.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          I. Phần mở đầu.          1. Lí do chọn đề tài.                  Từ xưa cha ông ta đã có câu “ Nét chữ ­ Nết người”. Trong xã hội hiện nay,   tuy có nhiều phương tiện đánh chữ, in  ấn hiện đại, nhưng câu nói  ấy vẫn còn   nguyên giá trị. Bởi viết chữ  cẩn thận, viết đúng, viết đẹp không chỉ  thể  hiện   được đức tính cẩn thận, óc thẩm mĩ của người viết mà còn thể hiện thái độ  yêu   quý tiếng Việt, chữ  viết của tiếng Việt, tôn trọng bản thân và tôn trọng người  đọc.         Chính vì vậy, trong chương trình Tiểu học, phân môn Chính tả  (thuộc môn  Tiếng Việt) có vị  trí rất quan trọng. Bởi vì, giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then   chốt trong quá trình hình thành kỹ năng viết chính tả và góp phần hoàn thiện nhân  cách học sinh. Tuy nhiên, trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn   ngữ  thì bao giờ  cũng có nhiều phương ngôn khác nhau với những cách phát âm  khác nhau dựa trên một cơ sở chính tả chung. Điều này dẫn đến những lỗi chính  tả đặc trưng cho từng khu vực.         Trong những năm vừa qua chất lượng dạy học phân môn chính tả ở trường   Tiểu học Y Ngông đã đạt được kết quả  đáng khích lệ. Phong trào viết chữ  đẹp   được đa số  học sinh tích cực hưởng  ứng. Tuy nhiên, đối tượng học sinh là chủ  yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số  có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy việc nắm  bắt luật viết chính tả còn những hạn chế nhất định dẫn đến các em thường viết   sai chính tả.          Phân môn chính tả giúp cho các em có được những kỹ năng viết đúng, viết  đẹp góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả  nói riêng và môn  tiếng Việt nói chung. Vậy làm thế nào tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 1             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  2.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ chính tả trong nhà trường đó là lý do tôi chọn đề tài. “ Một số biện pháp rèn viết   đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.”         2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.         a. Mục tiêu.          Nghiên cứu, lựa chọn một số  biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao   chất lượng dạy và học phân môn chính tả lớp 5.         Thông qua khảo sát chất lượng thực trạng đầu năm học của học sinh khối   lớp 5 tại đơn vị  để  lựa chọn phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học phù hợp  giúp học sinh nắm vững kỹ năng viết đúng chính tả; và hạn chế  tối đa lỗi chính   tả mà các em thường mắc phải. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học của của   nhà trường.           3. Đối tượng nghiên cứu.                    Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học chính tả   ở  trường Tiểu học Y  Ngông qua các năm; và đề  xuất “ Một số  biện pháp rèn viết đúng chính tả  cho   học sinh dân tộc thiểu số lớp 5”    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.   Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Y Ngông năm học 2014­ 2015.   Nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt lớp 5.          5. Phương pháp nghiên cứu.  ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.          ­ Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh.          ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu          ­ Kiểm tra đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.         II. Phần nội dung. 1. Cơ sở lí luận.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 2             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  3.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Phân môn chính tả đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Việt   nói chung và các môn học khác nói riêng.  Giúp học sinh hình thành năng lực và   thói quen viết đúng chính tả, nói và viết đúng tiếng Việt. Ngoài ra, còn rèn cho   học sinh một số  phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học  sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt.         Được sự quan tâm của ban lãnh đạo Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà  trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số.   Đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng dạy tiếng Việt cho học sinh.  Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả  nói   riêng được nâng dần lên trong nhà trường. Tuy nhiên, học sinh vẫn còn chưa có ý   thức trong việc học tập của mình ; thường hay nghỉ học để phụ giúp gia đình. Cha  mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Môn tiếng   Việt là ngôn ngữ thứ hai cho nên khi viết chính tả  vẫn còn hạn chế dẫn đến các   em thường chán nản không thích viết bài hoặc viết không kịp bài. Đó chính là  nguyên nhân các em viết chưa tốt trong phân môn chính tả.          Để giúp các em khắc phục những lỗi chính tả đó đòi hỏi giáo viên cần phải  tìm tòi để đưa ra những giải pháp, biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng  học sinh ; giúp cho các em khắc phục được những lỗi chính tả thường gặp            2. Thực trạng.            2.1. Thuận lợi, khó khăn.           * Thuận lợi.            Được sự quan tâm của Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà trường trong   việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số  đã tổ  chức các       ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 3             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  4.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ cuộc thi  giữ vở sạch, viết chữ đẹp tạo điều kiện cho các em có cơ  hội tham gia  cuộc thi.            Đa số giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm trong công tác dạy học. Luôn có ý   phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.         Học sinh có  nhiều tiến bộ trong việc rèn chữ viết cũng như ý thức học tập  ngày càng cao. Các em đã thấy được vai trò trách nhiệm về học tập cũng như các  phong trò thi đua học tập tốt.         * Khó khăn.        Giáo viên trong khối không biết tiếng dân tộc thiểu số vì vậy rất khó khăn   trong việc phối hợp với gia đình để hỗ trợ học sinh trong dạy học         Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số bố mẹ ít quan   tâm  đến việc học hành của con cái, về  mùa nương rẫy các em thường hay nghỉ  học   theo bố mẹ đi làm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.           Một số em chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, ý thức học   tập chưa cao, dẫn đến khi nghe viết chính tả là rất khó khăn.          2.2. Thành công, hạn chế.          * Thành công.          Chất lượng trong những năm gần đây ở nhà trường đã từng bước được nâng  lên cao không những chỉ phân môn chính tả nói riêng và môn tiếng Việt nói chung.           Một số giáo viên đã áp dụng đưa ra được một số giải pháp, biện pháp mang   lại hiệu quả cao trong công tác dạy học.      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 4             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  5.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Ý thức vươn lên trong học tập ngày càng cao bởi các em yêu thích môn học   và tự rèn luyện chữ viết cho bản thân. Đa số các em có tiến bộ rõ rệt; tỉ lệ lớp đạt  vở sạch chữ đẹp các cấp được tăng lên qua từng năm. * Hạn chế.          Đối tượng học sinh không đồng đều  ảnh hưởng không nhỏ  đến việc dạy   học cũng như đưa ra các biện pháp rèn chữ viết cho các em.         Môi trường giao tiếp của các em chủ yếu là tiếng mẹ đẻ vì vậy kĩ năng nói   và viết  tiếng Việt còn hạn chế.         Một số giáo viên chưa tìm được những biện pháp, giải pháp phù hợp với đối  tượng học sinh.            2.3.  Mặt mạnh, mặt yếu.            * Mặt mạnh.            Giáo viên đã biết khắc phục những khó khăn trong công tác dạy học; biết  tìm   tòi, vận dụng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng đối đối tượng học sinh.           Học sinh yêu thích môn học, cần cù chịu khó, ham học hỏi và có tinh thần  tự vươn lên trong học tập.   * Mặt yếu.  Cha mẹ các em có trình độ văn hóa thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc  hỗ trợ giúp đỡ các em việc học ở nhà.           Giáo viên còn phát âm theo tiếng địa phương , kĩ năng vận dụng thay đổi  hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt.      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 5             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  6.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Học sinh của khối, lớp  đều là người dân tộc thiểu số vì thế kĩ năng nói và  viết tiếng Việt chưa cao thường hay bị  mắc lỗi chính tả  nhiều  ảnh hưởng đến  phong trào học tập trong nhà trường.            2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động           Việc nâng cao chất lượng dạy học được sự  quan tâm chỉ  đạo sát sao của  của lãnh đạo nhà trường cũng như sự phối hợp với các thành viên trong tổ, đã đưa  ra những biện pháp giải pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn có ý thức tự học, tự rèn   để   nâng   cao   trình   độ   chuyên   môn   nghiệp   vụ   luôn   chia   sẻ   góp   ý   những   kinh  nghiệm trong quá trình dạy học.          Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn   khả  năng tiếp thu bài còn chưa cao ; cha mẹ  các em chưa thực sự  quan tâm đến  việc học tập của con em mình. Tiếng Việt là ngôn ngữ  thứ  hai, môi trường giao   tiếp tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc   nâng cao chất lượng dạy học.             2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài  đã đặt ra. Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn thuộc một vùng đặc biệt khó  khăn, trình độ  văn hóa của người dân ở  đây còn thấp. Tuy nhiên chất lượng giáo  dục của nhà trường trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến   đáng kể nhất là việc giúp cho các em một số kĩ năng viết tốt chính tả ở khối lớp 5   ngày càng đạt hiệu quả cao.  Đa số giáo viên chưa hiểu biết tiếng dân tộc thiểu số nên việc phối hợp với  cha mẹ  các em trong công tác dạy học chưa cao. Một số giáo viên còn chưa linh   hoạt tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất trong dạy học phân môn chính  tả.Vậy phải dạy học như  thế nào để  nâng cao chất lượng dạy học cần đòi hỏi       ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 6             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  7.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ mỗi người giáo viên cần phải tìm tòi cho mình một biện pháp dạy học phù hợp  với từng đối tượng học sinh. Tiếng Việt là ngôn ngữ  giao tiếp hàng ngày khi các em đến lớp bởi vì thế  việc nói và viết tiếng Việt có vai trò rất quan trọng không những chỉ  riêng môn   chính tả mà còn cho tất cả các môn học khác. Việc nói và viết tiếng Việt của các  em còn hạn chế; vì vậy cần phải có sự  nổ  lực cố  gắng vươn lên trong học tập  hàng ngày của các em  Trong những năm học được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo nhà trường đã   tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ  chuyên môn.  Như  việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số đã tổ chức   các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, các phong trào trang trí lớp học thân thiện,  hoạt động ngoài giờ lên lớp... tạo cơ hội cho mọi giáo viên học hỏi lẫn nhau. Đa  số  giáo viên trong khối có ý thức đoàn kết giúp đỡ  lẫn nhau trong dạy học để  cùng nhau đưa ra những biện pháp tối  ưu nhất phù hợp với mọi đối tượng học   sinh.          Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số bằng nhiều  hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể ...Duy trì tốt các phong trào giữ vở  sạch viết chữ  đẹp luôn được phát động và tổ  chức thu hút được nhiều học sinh   tham gia; giúp cho các em có ý thức học hỏi trong việc rèn chữ  viết và đạt được  những kết quả đáng khích lệ.          Từ thực trạng trên để tiếp tục phát huy ưu điểm và giúp học sinh khắc phục  hạn chế khi viết chính tả. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm được những giải pháp  phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp để  khắc phục những loại lỗi chính tả  nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả lớp 5 trong nhà trường.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 7             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  8.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          3. Giải pháp, biện pháp.         3.1.  Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.         Đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp  học sinh viết đúng chính tả  trong chương trình và phù hợp với thực tế  học sinh   trong nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn chính tả  cũng như các môn học trong chương trình; đồng thời giáo viên nắm được một số  kinh nghiệm rèn viết đúng cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường.           Bổ sung thêm kĩ năng viết tiếng Việt chính xác theo ngôn ngữ  phổ  thông   trong nhà trường và hỗ  trợ  cho các em trong việc học các môn học khác. Tạo  được môi trường giáo dục không khí vui tươi, khích lệ  học sinh tích cực, chủ  động trong học tập. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.2.1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh Ngay từ những tuần đầu tiên của năm học giáo viên chủ nhiện trao đổi với  giáo viên chủ nhiệm năm học trước; và tìm hiểu những thông tin cơ bản về từng  em mà giáo viên trước phản hồi để làm căn cứ cho năm học tiếp theo. Từ thực tế trên giáo viên đã tiến hành khảo sát phân loại các lỗi sai mà học   sinh thường mắc phải. Để xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng  loại lỗi các em thường mắc phải và đưa ra biện pháp giảng dạy tốt nhất.  Thống kê cụ  thể  một số  lỗi cơ  bản mà học sinh thường mắc của lớp 5C   trường Tiểu học Y Ngông năm học 2014­ 2015.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 8             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  9.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ TT TSHS Các loại lỗi     Số lượng       Tỉ lệ (%)   1    18    Sót dấu, sai dấu thanh 15   2    18  Sai phụ âm đầu, âm cuối. 16   3    18 Không viết hoa đầu câu, viết  6        33,3 % hoa tùy tiện   4    18 Không viết hoa danh từ riêng,            12      66,7 % danh từ chung         Thông qua khảo sát giáo viên lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để  giúp học sinh khắc phục những lỗi viết hàng ngày của các em.             3.2.2. Xây dựng kế hoạch giúp học sinh rèn viết đúng chính tả.            Từ kết quả khảo sát và phân loại đối tượng học sinh vào từng nhóm của   những loại lỗi để xây dựng một kế hoạch dạy học cho từng tiết học phù hợp với   khả  năng tiếp thu của các em. Giáo viên cần tiến hành xây dựng kế  hoạch giúp  học sinh rèn viết chính tả qua những tiết học chính khóa, tiết luyện tiếng Việt và   những buổi phụ đạo học sinh yếu. Nhằm tìm ra biện pháp dạy học cho phù hợp  với đối tượng học sinh đạt hiệu quả  cao. Trong khi khi xây dựng kế  hoạch dạy  học cho phù hợp với nội dung chương trình, thì việc đầu tiên cần khắc phục   những loại lỗi mà các em thường mắc lỗi nhiều nhất để  giúp các em có kĩ năng  viết chính xác tốt hơn.          Ngoài những buổi học chính khóa, những tiết luyện tiếng Việt. Giáo viên  còn hướng dẫn học sinh rèn viết  ở  nhà, tiết sinh hoạt tập thể, hoặc những tiết   sinh hoạt 15 phút đầu giờ.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 9             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  10.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Trong dạy học giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các phương pháp, hình thức   dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần phải xác định được mục   tiêu cần đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy trong môn chính tả. Từ đó  xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng bài, từng nội dung.  3.2.3. Lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học.         Nội dung các bài tập chính tả  âm vần trong phân môn chính tả  lớp 5 có hai   loại bài tập chủ yếu : bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ và bài tập bắt   buộc. Vì vậy đối với loại bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ, tôi chú   trọng chọn nội dung bài tập phù hợp với đặc điểm phát âm và thực tế viết chính   tả của học sinh trong lớp.         Ngoài những bài tập chính tả  âm, vần mà sách giáo khoa cung cấp, tôi còn   xây dựng một số  bài tập để  học sinh luyện tập thêm trong các tiết luyện tiếng   Việt; như lựa chọn các đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hiện tượng chính tả  dễ  lẩn   cần phân biệt. Để  các em luyện viết đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ, trong đó có   nhiều từ  viết sai lỗi chính tả  (các em thường viết sai); và học sinh tự  phát hiện  lỗi, tìm nguyên nhân sai và viết lại cho đúng (loại bỏ  lỗi chính tả  trong các bài  viết cho sẵn). Bổ  sung thêm những bài tập chính tả  phân biệt các tiếng có âm,   vần dễ  phát âm sai dẫn đến viết sai, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp,   nhằm cũng cố khắc sâu hiện tượng chính tả đang học.         Ví dụ : Điền tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các  câu thành ngữ dưới đây:           Đông như  …………            Gan như cóc………..    Ngọt như ……….lùi          Để có một giờ dạy tốt cần rất nhiều yếu tố phương pháp và hình thức dạy  học là một trong những yếu tố quan trong quyết định sự thành công của giờ học.  Vì vậy, trước khi lên lớp, tôi luôn nghiên cứu kỹ  bài để  lập kế  hoạch dạy học.      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 10             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  11.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Tùy vào từng bài, từng nội dung cụ thể, tôi luôn chọn phương pháp và hình thức   dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp.  3.2.4. Rèn viết dấu thanh.  Rèn viết đúng dấu thanh cho học sinh dân tộc thiểu số  không những chỉ  để  hiểu  rõ từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp cho các em có kỹ  năng đọc viết tiếng Việt tốt   hơn. Khi học sinh đã biết tự  sửa những lỗi sai mà mình thường mắc phải thì sẽ  giúp cho các em không những học tốt môn chính tả nói chung và các môn học khác  nói riêng.             Đối với môn chính tả  thường thì các em phát âm như  thế  nào thì viết như  vậy mà hầu hết các em bị   ảnh hưởng do  ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa  phương, tiếng dân tộc thiểu số dẫn đến khi viết còn mắc lỗi chính tả nhiều. Việc  đọc và viết tiếng Việt là rất khó khăn đối với các em cho nên các em thường đọc  và phát âm sai dấu thanh là chủ  yếu. Đa số  các em khi viết bài không viết dấu   thanh vào những tiếng có dấu thanh và ngược lại những tiếng có dấu thanh thì các   em lại viết dấu thanh vào vì thế  dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ  là chưa chính  xác.                     Ví dụ : Khi dạy bài chính tả nghe viết“ Anh bộ đội Cụ  Hồ  gốc Bỉ” ( Sách  tiếng việt lớp 5 tập 1 trang 38). Có những em thường viết lẫn lộn dấu thanh sau   đây:                   + hang ngủ ( hàng ngũ )                  + Phan Lắng ( Phan Lăng )                  + khuât phục ( khuất phục )                + Chình nghĩa ( chính nghĩa )     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 11             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  12.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­            Để việc dạy và học khắc phục những lỗi dấu thanh đạt hiệu quả cao nhất,   yêu cầu quan trọng đặt ra là việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác phát âm  rõ tiếng, đúng chuẩn tốc độ đọc phải phù hợp với tốc độ viết của học sinh. Đồng   thời chú ý luyện sửa phát âm đúng chuẩn, nhiều lần cho các em qua các môn học   như  luyện tiết luyện tiếng Việt, tiết tập đọc….bằng nhiều hình thức khác nhau.  Ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và ký hiệu chữ viết cho học sinh để  phân biệt các dấu thanh.          Trong trường hợp học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học  sinh là rất phức tạp. Do đó giáo viên phải kiên trì từng bước cung cấp cho học  sinh ghi nhớ một số tiếng từ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như:         Tiếng có dấu hỏi đi với tiếng có dấu hỏi: đủng đỉnh, bủn rủn, lẩn thẩn,  lỏng lẻo…         Tiếng có dấu sắc đi với tiếng có dấu hỏi : sáng sủa, rẻ rúng, hối hả…             Tiếng có dấu huyền đi với tiếng có dấu ngã : mỡ  màng, não nùng, dễ  ràng…         Tiếng có dấu ngã đi với tiếng có dấu ngã : lõm bõm, lõa xõa, lẵng nhẵng…          Tiếng có dấu nặng đi với tiếng có dấu ngã:  nũng nịu, thõng thẹo, rộng   rãi..         Tuy nhiên biện pháp này cần phải được rèn luyện thường xuyên để giúp cho   các em ghi nhớ cách viết chính tả đối với những tiếng có dấu thanh này. Ngoài ra  cần hướng dẫn học sinh cách luyện viết tiếng từ và cách so sánh giữa tiếng viết  đúng dấu thanh, và tiếng viết thiếu dấu thanh để giúp cho các em hiểu nghĩa của   chúng.          Ngoài việc học sinh viết những bài chính tả trong sách giáo khoa và làm các  bài tập phân biệt dấu thanh có thể  giáo viên cho học sinh viết thêm một số  bài   sưu tầm vào phiếu học tập để các em tự điền dấu      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 12             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  13.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Ví dụ : em hãy điền dấu thanh gì vào những chữ in nghiêng dưới đây ?        “ Thấy cha ngày cang đau nặng, con trai cụ khẩn khoan xin đưa cụ đi bệnh  viện. Anh noi mãi, nể lời, cụ mơi chịu đi.”  ( Trích SGK lớp 5 tập 1)         3.2.5. Rèn viết  phụ âm đầu, âm cuối.          Trong tiếng Việt việc rèn viết đúng phụ âm đầu cần phải xuyên suốt trong   quá trình học tập của các em. Không chỉ trong thời gian ngắn học sinh có thể viết  chính xác các phụ âm đầu mà phải trải qua một thời gian rất dài từ khối lớp thấp  đến khối lớp cao.          Việc ghi nhớ viết đúng phụ âm đầu cần được rèn luyện thường xuyên không  những chỉ một phân môn chính tả mà tất cả các môn học khác. Qua việc phát hiện   lỗi viết sai của các em thể hiện trên bài viết là chủ yếu.          Ví dụ : Khi dạy bài chính tả nghe viết “ Dòng kinh quê hương” ( sách tiếng  việt 1 trang 65). Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:               + c/q:  cuê hương  ( quê hương )                  + ng/ngh:  nghân lên ( ngân lên )           + gi/ r :  rọng hò ( giọng hò )           + ch/tr:  chong không gian ( trong không gian)           + s/x:   màu sanh ( màu xanh)         Có những em khi viết chưa phân biệt được khi nào thì viết âm c và khi nào   thì viết âm k sự nhầm lẫn  ở đây là do các em chưa nắm vững quy tắc viết chính  tả của hai âm này. Vì thế mà dẫn đến viết sai trong trường hợp này giáo viên cần   đưa ra những tiếng có phụ âm c luôn đi với âm nào hoặc  những tiếng có phụ âm  q thường đi kèm với âm nào để  học sinh dễ dàng nhận biết quy tắc và cách viết  của hai con chữ này.                                            o, ô, ơ     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 13             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  14.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                          Âm c            a , ă, â        Âm q   u  u.ư         Từ sơ đồ  trên các em sẽ nhận biết được rõ hơn về  âm q chỉ  đi kèm với âm  đệm là âm u; còn âm c có thể đi kèm với các con chữ o,ô,ơ, a ,ă, â, u ,ư.         Để phân biệt âm đầu tr/ch: Giáo viên giúp các em ghi nhớ đa số các từ chỉ đồ  vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai,   chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó,  chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…           Hoặc để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều  bắt đầu bằng s: sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sa nhân, sơn trà, sậy, sấu,   sến,  sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn  sắt, sư tử, sơn dương, san hô…          Trong tiếng việt vốn từ ngữ rất đa dạng và phong phú bởi vậy nếu chỉ cần   viết sai phụ âm đầu thì nghĩa của từ  đó làm cho người đọc cũng rất khó hiểu, vì   thế việc rèn viết đúng là một việc làm của người giáo viên ai cũng mong đợi điều  đó. Tuy nhiên trong thực tế đối với việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh đồng  bào dân tộc thiểu số  mỗi giáo viên cần phải lựa chọn những biện pháp tối  ưu   nhất có thể giúp học sinh khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải như  viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:          + at/ac­ ăt/ăc ­ ât/âc: mác mẻ, lường gạc, gặc lúa, nổi bậc, lấc phấc…      + an/ang­ ân/âng: cây bàn, bàng bạc, khoai lan, hụt hẫn...      + âu/ôi : ông lội (nội), cái gấu (gối)...      + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…      + ư/ươi: con ngừ , hai mươi....     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 14             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  15.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          Nguyên nhân là do cách phát âm tiếng việt chưa chính xác, khả  năng nghe  viết chưa tập trung chú ý khi nghe thầy cô đọc để viết chưa nắm được tiếng ghi  âm cuối là âm gì. Ý thức tập trung học tập chưa cao, chưa hiểu hết nghĩa của từ,  chỉ  viết cho xong bài là được vì thế  dẫn đến các em thường mắc một số  lỗi   không đáng có.          Người giáo viên cần giúp cho các em hiểu một số từ ngữ và giải thích rõ cho   các em thấy được việc viết đúng chính tả  sẽ  làm cho văn bản viết có giá trị  còn   nếu viết sai chính tả thì văn bản viết sẽ hiểu theo một cách khác và không còn giá   trị.          Ví dụ : “ Cây bàn ở sân trường luôn tươi tốt quan năm” . khi đọc câu văn thì  ta cảm thấy câu văn rất lủng củng không hiểu vấn đề gì. Bởi thế việc viết đúng   âm cuối sẽ làm cho người đọc sẽ hiểu được câu văn trọn ý như “ Cây bàng ở sân   trường em luôn tươi tốt quanh năm” hay vần at các em thường viết thành vần   ac…  * Giúp học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả.          Chưa nắm vững quy tắc chính tả cũng là một trong những nguyên nhân cơ  bản dẫn đến viết sai chính tả. Với loại lỗi này, trong khối lớp 5 các em mắc lỗi   chủ yếu là do chưa nắm vững quy tắc viết các con chữ thường gặp.            Quy tắc viết âm ngh ghép với âm ng đơn thường đi với các con chữ  nào.   Đứng trước nguyên âm i,e, ê, iê được ghi bằng ngh ; đứng trước các nguyên âm o,  ô, ơ, a, u, ư được ghi bằng ng.          Ví dụ : nghỉ  – nghe ­  nghệ  ­ nghiêng... ; ngô, ngỡ,  nga, ngủ...          Quy tắc viết d, gi phụ âm (dờ ) có thể được viết bằng d, gi. Viết bằng hình   thức      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 15             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  16.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  nào là căn cứ vào nghĩa của chúng chứ không có căn cứ  ngữ  âm học. Muốn viết  đúng chính tả trường hợp này học sinh cần nhớ và cách viết tương ứng.           Ví dụ:  da dẻ ­ gia giẻ ; gia đình – da đình... .hoặc âm d với âm gi như da dẻ ­ gia giẻ; gia đình – da đình ...          Vì vậy, trong các tiết chính tả, tôi thường giành thời gian giúp các em củng   cố lại những quy tắc chính tả nói chung và chú trọng các quy tắc chính tả dễ nhớ  nhất để giúp các em nắm vững quy tắc một cách dễ dàng.          Trong những từ hai tiếng láy, nếu tiếng đầu có âm đầu là L thì tiếng thứ hai   phải dựa vào nghĩa của từ.          Ví dụ:   Lò dò, lai dai....          Việc củng cố các quy tắc chính tả được tiến hành theo nhiều hình thức khác   nhau ( kiểm tra bài cũ, qua các bài tập âm vần trong sách giáo khoa; trong các tiết  ôn luyện chính tả...) và phải được củng cố  thường xuyên. Bên cạnh đó, đối với   những học sinh có khả năng ghi nhớ thấp, tôi khuyến khích các em ghi vào sổ tay   các quy tắc chính tả, lỗi chính tả các em thường mắc phải và cách sửa lỗi.              * Tăng cường phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh các âm tiết             Song song với việc phát âm, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích   cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ  lẫn lộn, phát hiện những điểm khác  nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ.         Ví dụ: Khi viết tiếng “làng” học sinh dễ  lẫn lộn với tiếng “làn”, giáo viên   yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:  làng = l + ang + thanh huyền  làn = l + an + thanh huyền.           So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “làng” có âm cuối là “ng”, tiếng “làn”  có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 16             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  17.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­          * Phân biệt bằng nghĩa từ:           Một số biện pháp để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh  hiểu  nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập   đọc, Luyện từ và câu…nhưng trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực,   khi học sinh không thể  phân biệt từ  khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo  tiếng.         Ví dụ: Phân biệt bàn và bàng (trong từ đơn): Bàn (cái bàn ); bàng (cây bàng   hoặc phân biệt Bác và bát : bác (anh của ba, Bác Hồ) bát (đồ  dùng ăn cơm, bát  đũa).         Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn   cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ  (có thể cho học  sinh quan sát bằng vật thật ).        3.2.6. Rèn viết hoa đầu câu, danh từ riêng, danh từ chung.         Việc học sinh bị mắc lỗi khi viết hoa đầu câu do các em chưa nắm vững cấu   tạo câu văn và cách nhận biết danh từ  riêng, danh từ  chung. Hoặc chỉ  viết theo   quán tính không nghe kĩ thầy cô đọc rõ rồi mới viết mà chỉ viết cho xong bài viết ;  dẫn đến các em thường mắc những lỗi này.          Để  khắc phục hạn chế những lỗi trên giáo viên có thể  giúp học sinh bằng   cách sữa sai trực tiếp vào vở  hoặc bằng trao đổi trực tiếp cụ  thể  nhắc nhở  từng  em. Cần chú ý viết hoa sau khi nghe kết thúc mỗi câu văn do giáo viên đọc; hay  khi nào viết danh từ  riêng hoặc danh từ  chung cần phải viết hoa không nên viết   hoa tùy tiện. Trường hợp một số  em viết chưa chính xác danh từ  riêng, danh từ  chung bởi lý do các em chưa nắm vững được từ nào thuộc danh từ riêng; hoặc từ  nào là danh từ chung. Vì thế khi hướng dẫn viết bài cần củng cố nhắc lại một số      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 17             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  18.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ danh từ riêng thường gặp hoặc có trong bài viết các em cần phải lưu ý. Cho học   sinh tìm ra trong bài viết danh từ riêng, danh từ chung nếu có.           Ví dụ :  Nghe viết bài  :  Người mẹ của 51 đứa con.            Em hãy tìm danh từ riêng và danh từ chung trong đoạn viết :“ Ở huyện đảo  Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người   gọi bằng mẹ. Suốt 35 năm qua, bà thức khuya dậy sớm, bươn chải, quên cả hạnh  phúc riêng để cưu mang, nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. Đến nay, 48 người con đã  trưởng thành nhờ tình yêu thương của mẹ. Người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đó   là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải. Nay đã ở tuổi 62, mẹ vẫn  bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi .’’         Khi các em đã tìm ra được danh từ riêng đó là ( Lý Sơn, Quãng Ngãi, Nguyễn   Thị Phú...). Thì các em sẽ nắm được cần phải viết hoa những tiếng từ đó và đồng   thời hạn chế những lỗi sai của các em.           * Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả.      Sau mỗi bài viết các em tự chữa lấy bài chính tả của mình là chính. Học sinh   dùng bút chì gạch chân dưới những chữ  viết sai và viết lại cho đúng ra lề  cùng  dòng hoặc học sinh có thể đổi vở, tự soát lỗi cho nhau; cùng tìm ra những lỗi của  bạn viết sai. Khi chấm bài chính tả giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy loại lỗi   mà học sinh thường mắc phải. Có thể yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả  trả lời một số câu hỏi.           ­Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào ?          ­ Những lỗi đó thường viết sai ở bộ phận nào của tiếng ?           Khi các em nhận ra được những lỗi mình thường viết sai thường mắc phải   thì các em mới tự tìm ra những kĩ năng viết chính xác hơn.                * Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả.     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 18             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  19.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­         Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để  giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử  dụng từ  trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc  chính tả để các em ghi nhớ. Có thể củng cố các dạng bài tập chính tả bằng hình   thức tổ chức trò chơi.         Ví dụ: Hãy diền tiếng có chưa uô hoặc ua thích hợp vào chỗ trống trong các  thành ngữ sau đây:          ……….người như một.                  Ngang như cua………………        Chậm như ……………                   Cày sâu ……..bẫm.         Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh  không chỉ ở môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các  môn học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải  được tiến hành kiên trì và liên tục để  giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ  năng  “viết đúng” trong mọi tình huống.        * Tăng cường tiếng việt cho học sinh.         Việc tăng cường tiếng Việt cho các em không chỉ  ở mỗi một môn chính tả  mà còn phải tăng cường ở tất cả các môn học khác. Tùy vào mọi lúc, mọi nơi mà   người giáo viên có thể kết hợp tăng cường cho các em bằng nhiều hình thức khác   nhau. Việc tăng cường tiếng việt trong buổi học chính khóa  ở  tất cả  các môn  học ; các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tạo điều kiện cho các em đọc sách báo  nhiều, tăng cường cho các em quan sát tranh  ảnh minh họa để  hiểu thêm nghĩa   của từ  ngữ  ; tham gia giao lưu học sinh dân tộc thiểu số, sinh hoạt tập thể….   Thông qua việc tăng cường tiếng Việt sẽ giúp cho các em hiểu biết về ngôn ngữ  tiếng Việt và cách giao tiếp  tiếng việt thành thạo hơn. Khi các em có kỹ năng sử      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 19             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
  20.   Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 5 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ dụng tốt tiếng Việt sẽ tạo cho các em cơ hội học tập tốt ở phân môn chính tả và  tất cả các môn học khác nói chung.          3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.         Các giải pháp biện pháp này trước đây tất cả  mọi người giáo viên đều áp   dụng rất nhiều nhưng để đem lại hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải  xây dựng cho mình một kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh  trong lớp. Tuy nhiên cách đánh giá học sinh phải bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ   năng và cách hướng dẫn đánh giá theo vùng miền.  Những biện pháp đưa ra rất   phổ biến và có thể áp dụng được nhiều đơn vị mang lại hiệu quả cao.        3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.        Đối với đề  tài đã đặt ra các giải pháp, biện pháp đã phù hợp với đối tượng   học sinh trong lớp, của trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn dân tộc thiểu số. Vì  đa số  các em học sinh  ở  trường Tiểu học Y Ngông là dân tộc thiểu số  việc viết   đúng chính tả còn hạn chế và những lỗi chính tả của các em còn nhiều. Chính vì  thế những biện pháp đưa ra theo một trình tự nhất định những lỗi phổ biến nhiều  nhất mà các em thường mắc phải cần được khắc phục trước;  và những lỗi các  em bị  mắc ít hơn thì khắc phục sau. Nhưng không phải lúc nào cũng theo một   trình tự  nhất định đã đưa ra trong đề  tài mà còn phải phụ  thuộc vào từng đối  tượng học sinh có thể khắc phục lỗi đó cần thiết mà giáo viên cần làm. Mỗi giải  pháp, biện pháp có mối quan hệ lẫn nhau và luôn luôn được đưa vào áp dụng cho  từng bài, môn học phù hợp.         3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.        Đề tài thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn chính tả  nói riêng và chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường nói chung. Tỉ  lệ  học   sinh có khả năng viết tốt được tăng lên so với đầu năm, tỉ  lệ  học sinh viết chưa       ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 20             Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2