intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

609
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT là nhằm đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn Tin học ở trường THPT và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp có hiệu quả giúp cho các em hứng thú và hăng say hơn với môn Tin học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT

  1. SỞ GIAO DUC VA ĐAO TAO THANH HÓA ́ ̣ ̀ ̀ ̣ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 ­­­­­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH  TRONG GIỜ HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Trân Thi H ̀ ̣ ương Đơn vị: Tổ Tin hoc̣ Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Tin học
  2. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT THANH HOA NĂM 2013 ́ Trang 2
  3. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT A. PHẦN MỞ ĐẦU ́ ̣ I. LI DO CHON ĐÊ TAI: ̀ ̀  1. Về mặt lý luận Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo  dục toàn diện cho học sinh cả  về đạo đức và trí tuệ  để  bắt kịp và hội nhập   quốc tế. Điều đó được thể  hiện rõ trong nghị  quyết số  40/2000/QH 10 ngày  9/2/2000 của Quốc Hội khoá X về  đổi mới chương trình giáo dục phổ  thông  với mục tiêu “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK  phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu  cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ  công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất  Nước phù hợp với thực tiễn và tiếp cận trình độ  giáo dục phổ thông của các   nước   trong   khu   vực   và   trên   thế   giới”.   Luật   giáo   dục   điều   24.2   đã   ghi:  “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng  tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm với từng lớp học, môn học. Bồi   dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực   tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học   sinh”.   2. Về mặt thực tiễn Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi về mặt con người khá toàn diện: Ngoài  trình độ  chuyên môn đòi hỏi con người Việt Nam còn phải sử  dụng thành   thạo máy vi tính, cập nhật công nghệ thông tin, nói thông thạo một số ngoại   ngữ... Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu thờ ơ và thiếu  nghiêm túc trong việc học tin học, ngoại ngữ và cập nhật công nghệ thông tin   dẫn đến trong quá trình phát triển kém, trong quan hệ  cộng đồng khó khăn,   thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí hội nhập phát triển kém, không còn tính  tự chủ dễ bị tụt hậu so với xã hội. Trong những năm gần đây, Tin Học được đưa vào trường THPT và một số  trường THCS trong phạm vi cả nước là một môn học bắt buộc. Khi mới làm   quen với Tin Học, học sinh tỏ ra rất hào hứng vì đây là một môn học khá mới  Trang 3
  4. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT mẻ, hiện đại và mang tính thực tế cao. Tuy nhiên một thời gian sau, khi kiến   thức đã khó hơn thì học sinh lại có thái độ thờ ơ trong việc học cũng như vận  dụng tin học vào cuộc sống hằng ngày.   3. Về cá nhân    Xuất phát từ  lý luận thực tiễn và thực tế  công tác 4 năm giảng dạy bộ  môn Tin Học  ở  trường THPT Hà Tông Huân tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao   một môn học có tính tư  duy cao, mới mẽ, hấp dẫn vậy mà không thu hút  được được học sinh tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Song   nguyên nhân chính có lẽ là do quan niệm đây chỉ là môn học phụ không thi tốt   nghiệp THPT, không thi Đại Học nên đa số  các em không chú ý đến cái hay   và mặt tích cực trong bộ môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có  một phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo được hứng thứ cho học   sinh yêu thích bộ môn này. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI   PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ  HỌC MÔN TIN  HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT”. ̣ II. MUC ĐICH NGHIÊN C ́ ƯU: ́   Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn tin học  ở  trường   THPT và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thông qua đó đề ra biện pháp  giáo dục phù hợp có hiệu quả giúp cho các em hứng thú và hăng say hơn với  môn Tin học. ́ ƯỢNG NGHIÊN CƯU: III. ĐÔI T ́ ­ Học sinh khôi 11 tr ́ ường THPT Yên Đinh 2; ̣ ­ Chương trinh Tin hoc 11; ̀ ̣ ­ Ngôn ngữ lâp trinh Pascal. ̣ ̀ ̣ ̣ IV. NHIÊM VU NGHIÊN CƯU: ́ ­ Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận học môn Tin học; ­ Tiến hành điều tra thực trạng của công tác học tập và giảng dạy, phân  tích nguyên nhân; Trang 4
  5. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT ­ Tìm ra những biện pháp liên quan đến công tác này để  từ  đó đề  ra biện   pháp học tập và phương pháp dạy học tích cực trong giai đoạn hiện nay. V. GIƠI HAN CUA ĐÊ TAI: ́ ̣ ̉ ̀ ̀ Nghiên cứu về thực trạng học tập và phương pháp dạy học môn Tin Học  ở trường THPT Yên Đinh 2 – Thanh Hóa. ̣ VI. PHƯƠNG PHAP NGHIÊN C ́ ƯU: ́  1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.  Trên cơ sở những kiến thức cơ bản bộ môn Tin Học THPT, phương pháp  dạy học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ  giáo   dục và Đào tạo về chuẩn kiến thức và phương pháp dạy học tích cực.  2. Phương pháp quan sát. Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giảng dạy bộ môn Tin Học và việc  tiếp thu bài của học sinh của trường THPT Yên Đinh 2 – Thanh Hóa trong ̣   năm học 2012­2013. Đưa ra một số biện pháp về việc đổi mới công tác giảng dạy bộ môn Tin  Học cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. Trang 5
  6. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 1. Kết quả khảo sát chất lượng Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT thuộc huyện Yên Định, trường Hà  Tông Huân (cũ). Tôi có ghi lại bảng khảo sát chất lượng giữa kì I năm học  2012 – 2013 như sau: Điểm >=8 Trên TB Dưới TB Điểm 
  7. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT 2.2. Tiếp thu kiến thức chậm, không nắm được cú pháp và ý nghĩa của   các câu lệnh. Nhìn chung đây là kiến thức cơ bản của Tin Học nhưng với một số học   sinh thường tiếp thu kiến thức này rất chậm hoặc chỉ học vẹt theo kiểu học  thuộc lòng còn đến khi vận dụng kiến thức đó vào thực hành làm bài tập thì  rất khó khăn đôi khi không thực hiện được. Ví dụ như viêt ch ́ ương trình tính: S = 1 + 2 + 3 + … + N (N là số nguyên dương được nhập từ bàn phím). Ở  đây tính tổng của N số  nguyên liên tiếp trong phần khai báo ta chỉ  cần   khai báo dữ liệu vào là biến N và sử dụng câu lệnh For ­ Do để viết như đoạn  chương trình sau:      S:= 0;      For i:= 1 to N do      S:= S+ i; Nhưng hầu hết học sinh đều không biết vận dụng hoặc biết thì lại viết sai       S:= 0;       For i:= 1 to N do       S:= S+ 1; Thậm chí nhiều học sinh còn nhớ lẫn lộn 2 câu lệnh lặp For – do và While  – do S:= 0; While i:=1 to N do S:= S+ 1;  2.3. Năng lực tư duy yếu, kém: Trang 7
  8. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Do kiến thức cơ  bản của môn Tin Học có liên quan nhiều đến môn   Toán Học nên những học sinh học yếu môn Toán thì cũng đồng nghĩa với   việc tư duy viết chương trình môn Tin Học cũng rất kém. Đến lúc này việc áp  dụng kiến thức Tin Học để làm bài tập thực hành gặp rất nhiều khó khăn, chỉ  trông chờ vào giáo viên giải bài trên lớp và chép vào vở. Đơn giản như thuật toán: S = 1+ 1/2 + 1/3 +…+1/ N ,N được nhập từ bàn phím Tổng này khá tương tự  như  tổng trên nhưng hầu hết học sinh khó có   thể  viết chính xác đoạn chương trình tính tổng bằng cách sử  dụng vòng lặp   For – do.   S : = 0; For i : = 1 to N do     S : = S + 1/ i ; Hoặc một số học sinh biết cách sử dụng vòng For nhưng viết câu lệnh  sau đó lại sai:  S : = 0 ; For i : = 1 to 1/N do          S: = S + i ;   2.4. Thao tác với máy tính chưa thành thạo hoặc biết sử dụng máy tính   quá ít. Do điều kiện cơ  sở  vật chất vẫn chưa hoàn thiện nhiều trường học  được trang bị  chỉ  có một phòng máy với một số  lượng rất hạn chế  mà học  sinh của một lớp thì rất đông, hôm nào thực hành phải ghép 2 đến 3 em sử  dụng một máy nên việc thao tác trên máy là cực kỳ  hạn chế. Một điều kiện  khách quan khác đó là đa số  học sinh là con nông dân sống  ở  khu vực nông   thôn nên việc có máy tính tại nhà là rất ít. Mà việc được tiếp xúc với máy tính   tại những nơi học tập lại như thế nên dẫn đến về cơ bản đa số học sinh vẫn  chưa thành thạo khi sử  dụng máy tính. Việc này sẽ  phân cấp rõ rệt hai đối  Trang 8
  9. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT tượng học sinh, một số  em gia đình có điều kiện hơn đã trang bị  được máy   tính tại nhà sẽ sử dụng thành thạo và hiệu quả hơn. Số còn lại là những học   sinh thuộc diện gia đình khó khăn không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy   tính, khi thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến dễ chán nản, tự  ti. Bộ phận này kỹ năng cơ bản về máy tính yếu như thế thì việc áp dụng cho   các em làm bài tập thực hành trên máy là rất chậm và không ít khó khăn.  2.5. Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập chưa tốt. Nhiều em chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập nên không chú  ý học tập. Nhiều em học các môn tự nhiên khá nhưng ngại học Tin Học. Tâm  lí chung của các em là sợ môn Tin vì nghĩ là nó rất khó. Hầu hết các em trong   giờ  học thường thiếu sự  tập chung không chú ý, có thái độ  rất thụ  động và   thờ   ơ  trong việc học. Trên lớp không chú ý về  nhà lại không học bài cũ nên  kiến thức nắm rất hời hợt càng khó vận dụng lí thuyết để viết chương trình.    3. Nguyên nhân  Một trong những nguyên nhân khiến các em có thái độ e dè ngại học môn  Tin Học : Đó là một trong các bộ  môn khoa học đòi hỏi người học phải có   tính tư duy cao, tính kiên trì nhẫn nại điều này không phải ai cũng có sẵn càng  không thể học vẹt, học tủ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan sau:  3.1. Hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập khó khăn  Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh phải làm việc nhà nhiều hoặc   làm thêm để kiếm sống nên không chú ý đến học tập.  Không chỉ đối với riêng môn Tin học mà còn nhiều môn khác. Sự quan tâm  của phụ huynh cũng ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Nếu như trên lớp  đã không chịu tập chung nghe giảng về nhà không xem lại bài thì các em học   sẽ càng kém hơn, có suy nghĩ chán nản hơn và thiếu tích cực. Nhiều học sinh   thuộc diện khá giả nhưng do bố mẹ bận công việc nên không biết các em học  hành như thế nào? Lại có những học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn bố  mẹ  đều phải đi làm ăn xa không  ở  bên cạnh để  các em  ở  nhà tự  xoay sở, vì  Trang 9
  10. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT tuổi còn nhỏ nên các em không đủ ý thức để vươn lên bằng cách tự giác học   tập mà chỉ đến lớp cho có còn hầu như không có ý thức tiếp thu bài giảng.  3.2. Yếu tố tâm lý, xã hội.  Có lẽ  do áp lực của các kì thi tốt nghiệp cũng như  đại học nên hầu hết   học sinh chỉ  coi trọng những môn trong các kì thi mà tỏ  ra xem nhẹ  các môn  khác. Nếu như môn Toán hay 1 số môn ngoài học trên lớp chính khoá các em   còn được học thêm và về nhà các em dành hết thời gian cho chúng vậy thì còn   thời gian nào các em dành cho Tin học.  Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet, các dịch   vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụ học tập nhất là   các môn học có tính tư duy cao như môn Tin học. Thực tế dạy học môn Tin ở  trường hiện nay cho thấy nhiều học sinh chán học, lười học và có khuynh  hướng ham chơi hơn ham học.  3.3. Nhiều giáo viên dạy Tin chưa có phương pháp phù hợp.   Chưa bao giờ  chúng ta thấy báo chí và các phương tiện, diễn đàn trên   mạng nói nhiều về  phương pháp dạy học như hiện nay. Nếu như trước đây  giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì bây giờ phải  sử  dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết dạy. Sự  phát  triển của xã hội làm cho học sinh có nhiều điều kiện tiếp xúc với kiến thức  của nhân loại sinh động và hấp dẫn đặc biệt là mạng Internet. “Nếu như giáo  viên chỉ  biết bôi đen kiến thức và dán vào học sinh thì sẽ  không hiệu quả  “   chính vì vậy mà hiệu quả  của quá trình dạy học tương đối phụ  thuộc vào  phong cách, phương pháp truyền thụ của giáo viên.   3.4. Do đặc thù của môn học  Tâm lí một số  học sinh ham chơi vẫn nghĩ học Tin là được giải trí ,chơi   điện tử  nhưng thực ra đối với Tin học 11 đòi hỏi học sinh phải tư  duy rất   nhiều. Phải vận dụng kiến thức nhiều môn học để  viết chương trình. Thậm  chí khi các em đã có thuật toán đúng nhưng khi bắt tay vào viết chương trình   vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Hoặc khi  đã viết xong chương  trình nhưng  Trang 10
  11. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT không chạy được với các bộ test thì đòi hỏi học sinh phải kiểm tra và sữa lại.   Nên đôi khi hay gây tâm lí chán nản đối với học sinh. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH  Học sinh không có hứng thú với môn học là một tồn tại khách quan, một   phần do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp chưa quan tâm tới  suy nghĩ, thái độ của học sinh. Một phần là học sinh lười học, không chịu học   dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của học sinh. Nếu giáo viên không sớm nhận ra hiện tượng này thì nhận thức của học  sinh ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến các em không  đáp ứng được chuẩn kiến thức của môn học và những kĩ năng cơ bản. Không  cần kể nguyên nhân do đâu, cần phải làm sao để học sinh có thể hứng thú với  môn học. Chủ  động tiếp thu kiến thức, tăng khả  năng tự  học đáp  ứng được  yêu cầu của xã hội đối với con người trong xã hội ngày nay. Để  tạo cho học sinh một niềm hứng khởi với môn học tôi đưa ra một số  giải pháp khắc phục tình trạng trên. 1. Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với  bộ môn này là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên luôn đòi   hỏi cao đối với những học sinh nhưng không tìm hiểu xem liệu học sinh có  thể đáp ứng được những yêu cầu đó không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp   xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, sự  thân thiện, chân   thành tin cậy trong các hoạt động dạy và học. Làm sao để cho học sinh thấy được đối với mỗi học sinh khi ngồi trên ghế  nhà trường chúng ta phải thật sự  nỗ  lực để  tiếp thu những kiến thức phổ  thông sau này có thể học cao hơn hoặc áp dụng vào thực tế, chứ không phải   học chỉ để vượt qua các kì thi mà những kiến thức này lại xem nhẹ. Trong quá trình dạy giáo viên phải có thái độ  nhẹ  nhàng khi các học sinh   mắc khuyết điểm, cư  xử  khéo léo với các em, xử  lí tốt các tình huống sư  phạm. Trang 11
  12. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai  kết quả  trong các giờ  kiểm tra và nhận xét bài làm của học sinh. Không nên  đánh giá quá thấp sẽ  làm cho học sinh chán nản, nên tạo cho học sinh một   niềm tin khi học môn này. Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp thắc mắc một cách thuyết phục,  khuyến khích các em mạnh dạn hỏi bài khi chưa hiểu. Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động viên kịp thời những  học   sinh   tiến   bộ,   cung   cấp   cho   các   em   phương   pháp   học   tập   đúng   đắn,   khuyến khích các em không ngừng cố  gắng, tạo điều kiện để  mọi học sinh  trong lớp đều có cơ hội phát biểu trong giờ học.  2. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, thực hành. Có thể  nói phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết định đến   hiệu quả của tiết học. Nếu như không có phương tiện dạy học thì giáo viên  phải làm việc nhiều nhưng kiến thức học sinh thu được lại rất ít. Đặc biệt  đối với bộ  môn Tin nếu như  không có phương tiện dạy học thì tiết học lại  càng nhàm chán.  Nếu như đối với bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản. Giáo viên dạy theo phương pháp thông thường thì học sinh sẽ  không nhớ  và không hiểu việc nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình như  thế nào. Nhưng nếu như giáo viên sử dụng một chương trình pascal đơn giản  và minh họa cho học sinh thì học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu hơn. Đối với bài 8 giáo viên kết hợp máy tính và máy chiếu để hướng dẫn học  sinh các bước để  soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình sẽ  giúp học sinh nắm vững hơn. Có thể  nói giờ  học thực hành khá quan trọng với bộ  môn Tin Học. Nếu   như  giáo viên chỉ  dạy lí thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ  không khắc sâu được kiến thức cho học sinh đồng thời học sinh không biết  Trang 12
  13. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT được những lỗi mà mình mắc trong quá trình viết chương trình. Đối với học   sinh vì hầu hết đều ít tiếp xúc với máy tính nên các em rất háo hức mong chờ  tiết thực hành nên nếu như  giáo viên thường xuyên cho các em thực hành   trong giờ dạy cũng như  giờ thực hành thì học sinh sẽ  rất hào hứng trong giờ  học. Để giờ thực hành đạt hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt: Đối với giáo viên: Cần chuẩn bị thật kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn   nội dung phù hợp với từng lớp. Giáo viên có thể  lựa chọn các chương trình   đơn giản đã viết trên lớp làm nội dung buổi thực hành sau đó có thể thực hành  thêm nội dung trong sách giáo khoa vì có những lớp kiến thức của các em khá   kém các em không nắm bắt được hết nội dung trong sách giáo khoa của tiết  đó. Đối với học sinh: Cần nghiên cứu trước nội dung buổi thực hành và phải   mang đầy đủ  sách vở cần thiết tránh hiện tượng không nắm được trước nội   dung sẽ không chủ động trong quá trình thực hành. Trong buổi thực hành giáo viên có thể hướng dẫn trước một số công việc  trên máy chiếu trong phòng thực hành để học sinh quan sát sau đó để  các em  tự  thực hành. Giáo viên cần phải thường xuyên quan sát trong phòng máy vì   rất nhiều em tranh thủ chơi điện tử hoặc thực hành không đúng nội dung mà   giáo viên yêu cầu. 3. Sử dụng bài giảng điện tử, minh hoạ từ thực tế. Với sự  phát triển của khoa học kĩ thuật và bùng nổ  công nghệ  thông tin   làm cho tất cả  các lĩnh vực đều  ảnh hưởng trong đó có giáo dục. Nếu như  trước đây hoạt động dạy và học chủ  yếu theo phương pháp truyền thống và  kiến thức mà học sinh thu nhận  được  chủ  yếu là từ  giáo viên thông qua   phương tiện truyền tải chính là sách giáo khoa thì giờ đây trong giờ  học học   sinh không phải nhàm chán chỉ với riêng cuốn sách giáo khoa mà còn rất nhiều   phương tiện khác truyền tải thông tin hay và hấp dẫn trong đó có bài giảng   điện tử của giáo viên. Trang 13
  14. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Trong mỗi tiết học nếu như giáo viên sử dụng hợp lí bài giảng điện tử thì  sẽ đạt hiệu quả rất cao. Giáo viên không phải làm việc nhiều nhưng lại kích   thích sự hứng thú tiếp thu bài giảng ở học sinh. Trong chương trình Tin Học 11 sử dụng rất nhiều thuật toán cơ bản ở lớp   10, tuy nhiên do học từ  đầu năm lớp 10 nên hầu như  học sinh không nắm   được chính vì vậy việc ôn tập và củng cố  những thuật toán này khá quan   trọng đối với học sinh. Nếu như chúng ta chỉ ôn tập theo phương pháp truyền  thống thì sẽ  không đạt được kết quả  như  mong muốn. Hiện nay trên mạng  Internet có rất nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề  này như  minh họa thuật  toán rất sinh động và hấp dẫn nếu như giáo viên tích hợp trong bài giảng điện  tử  thì việc ôn tập lại những kiến thức này cho học sinh không có gì quá khó  khăn. Một trong những vấn đề  quan trọng để  tạo ra thuật toán đó chính là ý   tưởng. Nếu như  chúng ta không có ý tưởng nhìn nhận vấn đề  đúng đắn thì  không thể  tạo ra thuật  toán chính xác. Một trong những phương  pháp để  truyền đạt lại ý tưởng thuật toán cho học sinh đó là liên hệ gần gũi từ thực tế  giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu. Ví dụ: hoán đổi giá trị 2 biến x, y cho nhau. Ban   đầu  học  sinh  có   thể  chưa   hiểu rõ công  việc  trên  là  như   thế  nào.  Nhưng nếu như giáo viên đưa ra ý tưởng: Hãy hình dung chúng ta có 2 chiếc  cốc 1 chiếc cốc đựng rượu và 1 chiếc cốc đựng nước làm sao để  chiếc cốc   đựng nước ban đầu sẽ đựng rượu còn chiếc cốc đựng rượu sẽ đựng nước. Học sinh sẽ nghỉ ngay ra muốn làm được công việc trên chúng ta chỉ có thể  sử  dụng thêm chiếc cốc thứ  3 đóng vai trò là biến trung gian t trong đoạn   chương trình sau:               t:= x; x:= y; y:= t; Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c. Trang 14
  15. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Học sinh sẽ  rất khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng đúng cho thuật toán .  Bây giờ hãy đặt ra vấn đề này cho học sinh: Chúng ta hãy đưa ra cách tìm bạn  cao nhất trong 1 bàn có 3 người. Có thể  học sinh sẽ  đưa ra nhiều cách trong  đó có 1 cách là so sánh 2 bạn ban đầu tìm người cao hơn sau đó sẽ  so sánh  người cao hơn với người thứ  3 sẽ  tìm được người cao nhất đó chính là tư  tưởng của thuật toán trên học sinh sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề và nhớ kĩ. Var a,b,c, max : real; Begin If a> b then max: = a Else max := b; If max
  16. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Ngôn ngữ  lập trình pascal chỉ  là ngôn ngữ  để  chuyển tải thuật toán nên  giáo viên không nên quá đi sâu vào ngôn ngữ  này mà chủ  yếu vẫn là truyền   đạt thuật toán cho học sinh. Đối với mỗi bài tập nào đó giáo viên cần phải   yêu cầu học sinh đưa ra ý tưởng sau đó đến thuật toán, nên khuyến khích học  sinh đưa ra nhiều ý tưởng và thuật toán khác nhau. Sau đó sẽ phân tích để tìm  thuật toán tối ưu. Ví dụ như trong Sách giáo khoa Tin học 11 có bài tập Lập trình để giải bài toán cổ sau: Vừa gà vừa chó. Bó lại cho tròn. Ba mươi sáu con. Một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại Đối với bài toán trên chúng ta có thể có rất nhiều thuật toán tương ứng với  nhiều chương trình khác nhau. Chương trình 1: Var cho, ga : byte; Begin Cho:= 1 to 36 do Ga := 1 to 36 do If cho* 4 + ga*2 =100 then write(‘cho=’, cho :3, ‘ga=’, ga); End. Chương trình 2: Var cho: byte; Begin Cho:= 1 to 36 do Trang 16
  17. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT If cho*4 + (36 – cho) *2 =100 then write(‘cho=’ ,cho: 4, ‘ga=’,36­ cho); End. Chương trình 3: Var cho: byte; Begin For cho: = 1 to 24 do If cho*4 +(36­cho)* 2= 100 then write(‘cho=’ ,cho: 4, ‘ga=’,36­cho); End. Giáo viên sẽ  yêu cầu học sinh đi phân tích xem thuật toán nào là tối  ưu   nhất. Trong quá trình phân tích sẽ lôi cuốn học sinh vào tiết học một cách sôi  nổi và hào hứng. Khi đi tìm một ý tưởng, thuật toán cho một bài toán nào đó  học sinh không chỉ ôn tập và rèn luyện kiến thức môn Tin học mà còn là vận   dụng và tổng hợp kiến thức môn Toán và rất nhiều môn học khác nhau và   trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Tại sao mà biến (cho
  18. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT Làm việc theo nhóm cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết  1 cam kết làm việc được mô tả  rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực   tiếp mà chỉ nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm  nhỏ.  Phương pháp này thích hợp cho việc thảo luận nhóm, đưa ra những cách  thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích sự  hợp tác của các thành viên  trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết 1 vấn đề. Làm việc theo nhóm  thoả mãn nhu cầu học tập của cá nhân, người học có thể  đưa ra những giải  pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề  nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết  trình người học chỉ có thể trao đổi với nhau rất ít thì làm việc theo nhóm các   thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo  luận, mặt khác  ở  đó cũng đòi hỏi tăng cường tư  duy độc lập và trao đổi lẫn  nhau trong nhóm. Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai   trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ  chức, theo dõi  việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy   công việc của giáo viên trong làm việc theo nhóm là không bao giờ  thừa, trái   lại đó là sự  cần thiết để  giúp các nhóm đạt được kết quả  trong việc tìm ra  giải pháp, câu trả lời trong việc giải quyết vấn đề được đưa ra. Để  thực hiện được phương pháp này giáo viên cần lập kế  hoạch bài dạy  cụ thể và chi tiết. Dự kiến cách chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời   gian thảo luận trình bày. Thiết kế  bài giảng cần chuẩn bị  hệ  thống câu hỏi,  nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu  hơn. Đặt biệt đối với môn Tin Học việc chia nhóm để  thực hiện khá dễ  dàng.  Vì mỗi nhóm có thể  viết 1 chương trình con nhỏ  hay một đoạn của chương  trình lớn sau đó ghép tất cả  các nhóm thành một chương  trình lớn. Hoặc  chúng ta có thể để cho mỗi nhóm tiến hành 1 công đoạn trong công việc lập  trình trên máy tính như: ý tưởng, viết chương trình, hiệu chỉnh, chạy các bộ  test. Trang 18
  19. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT 6. Kết quả đạt được. Bằng việc áp dụng các giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh đã trình bày  trên đây, kết hợp với phương pháp dạy học mới, cùng với sự nỗ lực của thầy  và trò, chất lượng môn Tin của các lớp 11C8, 11C11 ở trường THPT Hà Tông   Huân (cũ) chuyển biến khả quan.     Điểm tổng kết môn Tin học kì 1 năm học 2012 ­ 2013 Sĩ  Điểm >=8 Trên TB Dưới TB Điểm 
  20. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT sáng tạo, chủ  động, tích cực trên mọi lĩnh vực công tác hiện nay. Vì vậy tôi   mạnh dạn mong muốn sở giáo dục đào tạo và cấp trên duy trì phong trào này,   khích lệ động viên các tập thể cá nhân có những sáng kiến hiện hữu tích cực,   có hình thức phổ biến, trao đôi v ̉ ề các sáng kiến hay tới đông đảo giáo viên. C. PHẦN KẾT LUẬN Với mục đích khắc phục tình trạng học sinh thụ động trong việc tiếp thu   kiến thức, chưa có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn, để tạo hứng   thú cho học sinh tôi đã áp dụng các giải pháp nêu trên vì vậy mức độ  mong  muốn đạt được ở các em học sinh: Về  mặt nhận thức: Các em cần nhận thức được là học tập để  làm gì và   phải học tập như thế nào để nắm được kiến thức cơ bản. Về mặt hành động: Các em chú ý đến bài giảng, tham gia hăng say vào các  hoạt động dạy và học do giáo viên đề ra. Do điều kiện công tác và do năng lực của học sinh hạn chế nên tôi mới áp   dụng giải pháp này ở trường THPT Hà Tông Huân (cũ) học kì I năm học 2012  – 2013. Nhưng tôi tin rằng với các giải pháp trên sẽ  khắc phục được tình  trạng học sinh thờ ơ với môn học hiện đại này. Với khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tôi rất mong   nhận được sự  quan tâm đóng góp ý kiến của tổ  chuyên môn, sự  góp ý của  đồng nghiệp để giải pháp được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi nghiên cứu và viết ra trong quá   trình giảng dạy từ thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xac nhân cua thu tr ́ ̣ ̉ ̉ ưởng đơn vị Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2