Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Trong giai đoạn hiện nay hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, nhu<br />
cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Mỗi một con người luôn phải xác<br />
định cho mình mục tiêu học tập suốt đời. Đối với bất cứ trường THPT nào thì chất<br />
lượng dạy - học luôn là thước đo quan trọng về uy tín, thương hiệu của nhà trường<br />
đó. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trường nói chung và trường THPT nói<br />
riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học.<br />
Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác quản lý chuyên môn. Đội ngũ<br />
thực hiện công tác chuyên môn này không ai khác chính là đội ngũ giáo viên, họ là<br />
lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm.<br />
Để đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông phải coi trọng công tác xây<br />
dựng đội ngũ giáo viên "Vừa hồng, vừa chuyên", đủ về số lượng, hợp lý về cơ<br />
cấu, mạnh về chất lượng, có như vậy mới góp phần tích cực vào công cuộc xây<br />
dựng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn<br />
hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công<br />
bằng, văn minh”.<br />
Trường THPT Than Uyên trải qua 39 năm xây dựng và trưởng thành, đã có<br />
nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhưng vì luôn có nhiều biến<br />
động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nên chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, giáo viên<br />
trẻ đông, chiếm 60.7%. Trong những năm gần đây bên cạnh những giáo viên có năng<br />
lực chuyên môn và có trách nhiệm vẫn còn một bộ phận giáo viên có năng lực chuyên<br />
môn nhưng lại chưa thực sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đặc biệt là rất<br />
hạn chế trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, cũng như yếu về kỹ năng thực<br />
hành thí nghiệm và thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Công tác quản<br />
lý chưa có bước đổi mới, còn dập khuôn máy móc. Do đó hiệu quả chất lượng giáo<br />
dục chưa cao, chưa tương xứng với bề dày truyền thống của nhà trường.<br />
Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi thiết nghĩ cần phải có những giải<br />
pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học trong<br />
trường THPT hiện nay nói chung và Trường THPT Than Uyên nói riêng. Xuất phát<br />
từ yêu cầu thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, tôi quyết định<br />
lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp trong công tác quản lý<br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên” để áp dụng<br />
vào nhà trường.<br />
1<br />
<br />
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề về công<br />
tác quản lý chuyên môn ở trường THPT Than Uyên.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm<br />
nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Tổng kết thực tiễn công tác giảng dạy và quản lý của bản thân trong gần<br />
16 năm qua và kết hợp với việc nghiên cứu các lý luận khoa học về công tác<br />
quản lý. Bản thân đã đúc kết, đưa ra các giải pháp, biện pháp trong công tác<br />
quản lý chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của thầy và trò<br />
Trường THPT Than Uyên.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Điểm mới trong đề tài nghiên cứu là: phát huy nhân tố con người và đổi<br />
mới cách thức tổ chức chỉ đạo quản lý để nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tiễn nhà<br />
trường để nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học, từ đó có những<br />
đóng góp thêm những giải pháp phù hợp của công tác quản lý chất lượng dạy và<br />
học đối với khối trường THPT trong Cụm Than Uyên.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
1. Một số cơ sở lý luận<br />
1.1. Trước hết ta hiểu Quản lý là gì? “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điểu khiển,<br />
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích<br />
đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ<br />
hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và<br />
cho cả xã hội”. Còn “Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học) là những tác động<br />
có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt<br />
xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo<br />
dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà<br />
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự<br />
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công<br />
chức nhà nước ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010).<br />
1.2. Chất lượng dạy - học phụ thuộc vào quá trình dạy học: “Quá trình dạy<br />
học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới<br />
tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ<br />
động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy<br />
học đã đặt ra” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước<br />
ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010).<br />
- Mô hình dạy học hợp tác:<br />
Bài học<br />
- Tri thức<br />
- Kỹ năng<br />
- Thái độ<br />
<br />
Thầy<br />
- Tổ chức<br />
- Điều khiển<br />
- Hướng dẫn<br />
- Truyền thụ<br />
<br />
HỢP TÁC<br />
GIÚP ĐỠ<br />
THÔNG TIN<br />
LIÊN HỆ NGƯỢC<br />
<br />
Kết quả học tập<br />
3<br />
<br />
Trò<br />
- Tự tổ chức<br />
- Tự điều khiển<br />
- Tự lực<br />
- Cộng tác<br />
- Tự chiếm lĩnh<br />
<br />
- Các thành tố cấu thành quá trình dạy học<br />
Mục<br />
Đích<br />
Nội<br />
dung<br />
<br />
Phương<br />
pháp<br />
Học<br />
sinh<br />
<br />
Giáo<br />
viên<br />
Kết quả<br />
dạy học<br />
<br />
CSVC,<br />
TBDH<br />
<br />
1.3. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà<br />
trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của quá trình dạy - học. Năng lực<br />
chuyên môn - phương pháp sư phạm - uy tín cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng<br />
rất to lớn đến chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu của nhà trường. Nghị quyết<br />
Trung Ương 2 Khoá VIII của Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định<br />
chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”.<br />
1.4. Quản lý công tác chuyên môn trong nhà trường bao gồm:<br />
- Quản lý thực hiện nội dung chương trình.<br />
- Tổ chức và quản lý nền nếp dạy học.<br />
- Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học.<br />
- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.<br />
- Kiểm tra đánh giá các hoạt động trên.<br />
- Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.<br />
1.5. Đặc điểm của quản lý quá trình dạy học<br />
- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm: Quản lý theo pháp luật và<br />
những nội quy, quy chế, quy định có tính chất bắt buột trong hoạt động dạy học.<br />
- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý: Nó vận dụng một cách có hiệu<br />
quả các chức năng của chu trình quản lý trong việc điều khiển quá trình dạy học.<br />
Lập kế hoạch<br />
Kiểm tra<br />
<br />
Tổ chức<br />
Chỉ đạo<br />
4<br />
<br />
Như vậy quản lý các hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các<br />
hoạt động dạy - học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quĩ đạo, vận hành nó một<br />
cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn,<br />
sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy cái tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu.<br />
Để tăng cường nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo; đẩy<br />
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, khắc phục các tiêu cực trong công tác giáo dục,<br />
quan điểm của tỉnh Lai Châu là: “Tiếp tục đổi mới căn bản về tư duy, phương thức<br />
quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ<br />
nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động tự chịu<br />
trách nhiệm của các cấp giáo dục. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra:<br />
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh trong<br />
giáo dục và đào tạo…” – (Trích trong kế hoạch Thực hiện Kết luận số 51-KL/TW về<br />
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh<br />
Lai Châu).<br />
2. Một số cơ sở thực tiễn<br />
- Đội ngũ giáo viên của các nhà trường trung học phổ thông trong tỉnh Lai<br />
châu hiện nay hầu hết đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 4%. Trong công<br />
tác đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã có sự đổi mới phù hợp với yêu<br />
cầu của thời đại, song chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: chất<br />
lượng chuyên môn, năng lực sư phạm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo<br />
viên năng lực chuyên môn còn yếu, tỷ lệ giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp<br />
các phương pháp dạy học trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp, ý<br />
thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng còn chưa cao.<br />
- Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học<br />
chưa đồng bộ với đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.<br />
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù có sự quan tâm nhưng vẫn<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ, các phòng máy vi<br />
tính, phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt chuẩn. Điều này ảnh<br />
hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và<br />
tất nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học trong nhà trường Trung<br />
học phổ thông.<br />
Từ thực tiễn đã trình bày ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải<br />
đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp quản lý công tác chuyên môn ở<br />
trường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.<br />
5<br />
<br />