Trường TH Trần Quốc Toản<br />
<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG<br />
PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Trang 1<br />
<br />
Bình Hòa, tháng 2 năm 2015<br />
<br />
Trường TH Trần Quốc Toản<br />
<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
- Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung và các<br />
trường học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện, cấp bậc tiểu<br />
học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. Do vậy<br />
tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là nhờ vào sự<br />
kiên cố của nền móng đó.<br />
- Về mặt tâm lí, ở bậc tiểu học trẻ bắt đầu tiếp xúc với hoạt động mới, hoạt<br />
động của chúng được chuyển từ vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn các em<br />
bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp tiểu học sẽ vẽ những nét<br />
đầu tiên trên nền nhân cách của trẻ. Ngoài các môn học ở tiểu học việc hình thành<br />
nhân cách trẻ còn phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động mà trong đó hoạt động sao<br />
nhi đồng là một trong những hình thức sinh hoạt tạo nên nhân cách tự nhiên và có<br />
hiệu quả nhất.<br />
- Công tác nhi đồng ở nhiều nơi đạt kết quả tốt phụ thuộc rất nhiều vào phụ<br />
trách Sao. Có thể nói phụ trách Sao là linh hồn của Sao. Thực tế cho thấy phụ<br />
trách Sao giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lí nhi đồng, có nghiệp vụ công tác và biết hát,<br />
múa, chơi, kể chuyện một cách hấp dẫn thì ở đó chất lượng hoạt động của nhi<br />
đồng sẽ rất cao. Ngược lại nếu phụ trách Sao năng lực kém hoặc nơi đó không có<br />
phụ trách Sao thì hoạt động của nhi đồng rất tẻ nhạt.<br />
- Do phụ trách Sao là các em vừa qua lứa tuổi nhi đồng nên dễ cảm thông và<br />
hoà đồng với nhi đồng. Mặt khác các phụ trách Sao lại là những đội viên được chi<br />
đội chọn cử làm phụ trách nhi đồng. Sự gương mẫu, nhiệt tình và phương pháp tổ<br />
chức hướng dẫn của phụ trách Sao có tác dụng giáo dục sâu sắc và nâng cao chất<br />
lượng hoạt động của Sao nhi đồng. Như vậy muốn duy trì được Sao nhi đồng,<br />
muốn các Sao nhi đồng hoạt động có chất lượng, hiệu quả phải có phương pháp<br />
chọn cử và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Trang 2<br />
<br />
Trường TH Trần Quốc Toản<br />
<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng<br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhằm giúp các em hiểu được tâm lí, sở<br />
thích của các em nhỏ, gần các em và yêu quý các em hơn.<br />
- Giúp phụ trách sao biết cách làm việc, tiến hành một buổi sinh hoạt Sao<br />
theo các bước cũng như tiến hành một trò chơi hay hoạt động múa hát cụ thể đối<br />
với các em nhỏ.<br />
- Giúp cho các em trở thành những người đội viên toàn diện như: Biết tôn<br />
trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách<br />
đạo đức lịch sự, thanh lịch xứng đáng là người đội viên TNTP Hồ Chí Minh.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao trong trường Tiểu<br />
học.<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
+ Đội viên lớp 4 và lớp 5.<br />
+ Liên đội trường Tiểu học Trần Quốc Toản – xã Bình Hòa – huyện Krông<br />
Ana – tỉnh Đắk Lắk.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
+ Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm,<br />
chúng tôi đã thử nghiệm các nhóm nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên<br />
cứu thực tiễn.<br />
I.5a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.<br />
- Nghiên cứu tạp chí tổng phụ trách.<br />
- Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng đội về thực hiện nhiệm vụ năm<br />
học 2013 – 2014 và 2014 – 2015.<br />
- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng về công tác Giáo dục và Đào<br />
tạo công tác bồi dưỡng Đội – Sao trong trường học.<br />
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn về chỉ đạo Đội – Sao trong trường học.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Trang 3<br />
<br />
Trường TH Trần Quốc Toản<br />
<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng<br />
<br />
I.5b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
*Các phương pháp.<br />
+ Phương pháp tra cứu tài liệu.<br />
+ Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.<br />
+ Phương pháp điều tra.<br />
+ Phương pháp tọa đàm trao đổi.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lý luận.<br />
1a. Về mặt tâm lí học.<br />
- Lúc còn sống Bác Hồ rất yêu quý các cháu nhi đồng, dù bận trăm công nghìn<br />
việc nhưng Bác vẫn nhớ đến các cháu nhi đồng. Người đã dạy “Tuổi các cháu còn<br />
nhỏ thì làm những công việc nhỏ, nhiều việc nhỏ cộng lại thành công việc to” Hay<br />
“Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang<br />
sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn công<br />
học tập của các cháu”<br />
- Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lí và các phẩm<br />
chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví<br />
dụ: Vui chơi, học tập, lao động,… Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau<br />
đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ<br />
em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều<br />
điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ không làm được những gì, chưa nắm<br />
được những gì … mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì,<br />
có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong<br />
quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi …<br />
1b. Về mặt giáo dục học.<br />
- Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện<br />
thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Trang 4<br />
<br />
Trường TH Trần Quốc Toản<br />
<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng<br />
<br />
khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là<br />
thành viên của đội ngũ phụ trách Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường … Khi học<br />
sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng … Các em quen dần với việc<br />
tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm<br />
tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây<br />
dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như<br />
công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước<br />
tập thể.<br />
II.2. Thực trạng.<br />
a. Thuận lợi - khó khăn.<br />
a1. Thuận lợi.<br />
+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho việc sinh hoạt của Liên đội<br />
+ Đội ngũ:<br />
+ Phụ trách chi đội tâm huyết với công việc của mình.<br />
+ Phụ trách sao: Năng nổ, là những Đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công<br />
việc.<br />
+ Tổng phụ trách: Nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh<br />
hoạt để nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học.<br />
a2. Khó khăn.<br />
- Toàn trường có 15 phòng học, phòng đội còn nhỏ, trang thiết bị phục vụ cho<br />
hoạt động Đội – Sao chưa được đầy đủ.<br />
- Tổng phụ trách là giáo viên chưa được đào tạo chính quy về công tác Đội, lòng<br />
nhiệt tình có song hạn chế về trình độ công tác Đội.<br />
- Đội ngũ phụ trách còn rụt rè, chưa mạnh dạn. Đa số học sinh của trường là gia<br />
đình con nhà làm nông nên còn thiếu sự quan tâm của bố mẹ. Do đó việc sinh hoạt<br />
Đội, Sao của các em rất hạn chế.<br />
- Trường có phân hiệu Eachai phải đi bằng đường sông cách trở, khó khăn nên<br />
việc sinh hoạt của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hưng<br />
Trang 5<br />
<br />