Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
lượt xem 4
download
Khi tiến hành giảng dạy cho học sinh viết văn, nhất là dạng văn miêu tả, giáo viên vẫn gặp khó khăn trong việc xác định được chắc chắn phương pháp dạy học và các mạch kiến thức cần truyền thụ cho học sinh dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Vì thế nhiều học sinh chưa thật sự yêu thích phân môn Tập làm văn nói chung, văn miêu tả nói riêng. Đa phần học sinh làm bài mới chỉ đạt ở mức độ đúng dạng bài. Từ ngữ mà các em dùng trong bài viết còn khô khan, cách miêu tả còn mang nhiều tính kể lể, liệt kê, chưa biết sử dụng linh hoạt các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ mang tính nghệ thuật. Tham khảo chuyên đề "Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả" để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời nói đầu: Năm học 2010 – 2011 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thấm nhuần cuộc vận động “ Hai không trong giáo dục”, mỗi chúng ta những người làm công tác giáo dục luôn lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, góp phần phổ cập giáo dục có chất lượng để đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chìa khoá mở đường cho học sinh đi vào tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Và nhờ sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, các em đọc, hiểu, và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa, từ đó mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn. Đặc biệt môn học này có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện ở bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng cơ bản: Nghe nói đọc viết. Trong đó kĩ năng viết là quá trình tổng hợp hình thức tư duy khái quát cao nhất. Song, đối với văn viết thì văn miêu tả đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong chương trình Tập làm văn lớp 5. Dạy tốt thể loại văn miêu tả có ý nghĩa rất quan trọng. B ởi vì, văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của học sinh đối với thiên nhiên và cuộc sống, yêu cái đẹp và phát triển khả năng sử dụng ngôn từ mang tính thẩm mĩ cao cho học sinh. Miêu tả là sự thể hiện bằng lời văn, nét vẽ, động tác làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể, rõ nét và sinh động về sự vật, sự việc, hiện tượng và con người. Nghệ thuật miêu tả là cách dùng từ ngữ của mình để trình bày những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… nhằm làm cho cái được miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe; giúp người đọc có thể hình dung ra chúng một cách sinh động. Trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao, nhiều đồng chí đã đạt trình độ trên chuẩn đối với trình độ giáo viên Tiểu học. Tuy nhiên, khi tiến hành giảng dạy cho học sinh viết văn, nhất là dạng văn miêu tả, giáo viên vẫn gặp khó khăn trong việc xác định được chắc chắn phương pháp dạy học và các mạch kiến thức cần truyền thụ cho học sinh dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Vì thế nhiều học sinh chưa thật sự yêu thích phân môn Tập làm văn nói chung, văn miêu tả nói riêng. Đa phần học sinh làm bài Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 1
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả mới chỉ đạt ở mức độ đúng dạng bài. Từ ngữ mà các em dùng trong bài viết còn khô khan, cách miêu tả còn mang nhiều tính kể lể, liệt kê, chưa biết sử dụng linh hoạt các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ mang tính nghệ thuật. Xuất phát từ những lí do trên, với tư cách là một giáo viên Tiểu học, đồng thời mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả ở Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5, nên tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả”. Hi vọng sáng kiến của tôi sẽ giúp các em viết văn miêu tả tốt hơn. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng: a. Về phía giáo viên: Giáo viên dạy văn miêu tả vẫn có các biểu hiện sau: Một số giáo viên mới chỉ hình thành những khái niệm về mặt lí thuyết, các kĩ năng làm bài qua việc phân tích các bài văn mẫu, câu văn mẫu trong tiết học mà chưa mở rộng được nhiều những ví dụ ngoài sách giáo khoa. Nhiều giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực, tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và năng lực cảm thụ, cảm xúc thẩm mĩ, tính nghệ thuật của văn miêu tả để tạo nên sự nhạy cảm trong tâm hồn học sinh giúp các em viết văn nói chung, viết văn miêu tả nói riêng thêm sinh động, gợi cảm. b. Về phía học sinh : Hiện nay, sách tham khảo nhiều, các bài văn mẫu được bán rộng rãi ngoài nhà trường. Nên gần như các em ỷ lại, không chịu suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, trau rồi kĩ năng và kiến thức để viết bài. Một số học sinh thiên về sao chép văn mẫu. Nhiều em chưa thật yêu thích phân môn Tập làm văn, và cho rằng đây là một phân môn khó học. Phần lớn học sinh mới chỉ viết được những câu văn, đoạn văn miêu tả rất đơn giản, thiếu hình ảnh sinh động, hấp dẫn…, miêu tả lời hợt, chung chung. Nhiều học sinh chưa miêu tả được những nét đặc sắc, những sắc thái độc đáo, riêng biệt của đối tượng được miêu tả. Khi tôi ra một số đề cho học sinh lớp 5A ( Năm học 20092010 HKII) để khảo sát chất lượng học sinh cho phân môn này, cụ thể là chất lượng học và viết văn miêu tả thì tình trạng cụ thể như sau: Đề 1 : Tả cô ( thầy) giáo mà em yêu quý nhất : Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 2
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Đa số học sinh tả như sau : Cô giáo em hiền và rất đẹp.. Khuôn mặt cô tròn, mái tóc cô đen và dài. Đôi mắt cô đen, to và tròn… Cô rất yêu quý em. Đề 2: Tả một cây cho bóng mát mà em thích: Học sinh tả: Thân cây to, rễ cây mộc trên mặt đất.. Ngọn cao vượt khỏi luỹ tre làng.. Trong tán cây nhiều loài chim đến làm tổ. Đề 3: Tả cảnh trường em trước buổi học: Học sinh tả như sau: Sân trường tương đối vắng vẻ.. Vài học sinh đến sớm làm trực nhật.. Bác lao công cần cù quét lá cho sân trường sạch sẽ. 2. Kết quả của thực trạng trên: Khảo sát học sinh lớp 5A (Đầu năm học 20102011) với 2 đề bài sau: Đề 1: Tả một cây cho bóng mát ở sân trường em. Đề 2: Tả một đồ vật mà em yêu thích nhất. Đề 3: Em hãy tả lại buổi sinh nhật gần đây nhất của em. Sau khi cho học sinh làm bài, tôi đã thu được kết quả như sau: TSHS Tỉ lệ Chất lượng bài viết Số lượng khảo sát % Số bài chưa đạt yêu cầu 5 em 20 Số bài đạt yêu cầu 15 em 60 Số bài có sử dụng từ ngữ nghệ 3 em 12 25 em thuật làm cho câu văn sinh động… Số bài đạt yêu cầu cao ( giàu hình ảnh, gợi cảm, mang tính nghệ 2 em 8 thuật...) Qua tìm hiểu và phân tích nguyên nhân, động cơ dẫn đến tình trạng trên, tôi nhận thấy sở dĩ như vậy là do học sinh chưa biết cách quan sát tinh tế, cách liên tưởng và tưởng tượng phù hợp khi viết văn miêu tả. Ngoài ra, các em còn hạn chế về mặt biểu lộ cảm xúc, nghệ thuật sử dụng từ ngữ và các thủ pháp Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 3
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả nghệ thuật tu từ để viết câu văn, đoạn văn và bài văn có cảm xúc, sinh động, thu hút người đọc. Vì thế, câu văn, đoạn văn của các em ít giá trị biểu cảm mà mới chỉ đủ giá trị nội dung thông báo. Để khắc phục, hạn chế tình trạng trên, tôi đã nghiên cứu và rút ra được một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả sinh động, gợi cảm mang tính nghệ thuật. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Nhóm các giải pháp thực hiện: 1. Giải pháp 1: Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan, quan sát có chọn lọc và luôn đặt đối tượng được miêu tả trong tình trạng “ có vấn đề”. 2. Giải pháp 2: Dạy học sinh biết tưởng tượng và liên tưởng khi miêu tả. 3. Giải pháp 3: Dạy học sinh bộc lộ cảm xúc khi miêu tả. 4. Giải pháp 4: Dạy học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ và những từ ngữ giàu biểu cảm, giàu hình ảnh và gợi tả. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Biện pháp 1: Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan, quan sát có chọn lọc và luôn đặt đối tượng được miêu tả trong tình trạng “ có vấn đề”. Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác, là tổng thể các hoạt động của các giác quan, là cửa ngõ kết nối thế giới bên ngoài với thế giới nội tâm bên trong của người viết. Vì vậy, trong qua trình giảng dạy cho học sinh, tôi luôn giúp các em hiểu: Quan sát phải có chủ đích, có hứng thú, có động cơ để đi đến kết quả. Đó là việc đem đến cho học sinh một thế giới mới, một cảm xúc mới mang tính thẩm mĩ trong cảm nhận của các em về Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 4
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả đối tượng được miêu tả. Người viết quan sát không chỉ để cảm nhận vẻ bên ngoài mà còn phải nhập tâm, hoá thân vào đối tượng miêu tả. Muốn quan sát tốt, học sinh luôn phải biết chọn cho mình một điểm nhìn, một góc nhìn hợp lí từ đó đem đến cho bạn đọc những hình ảnh độc đáo, hấp dẫn và sinh động. Tuy nhiên, người giáo viên luôn phải nhận thức một điều: Cái nhìn của học sinh Tiểu học là cái nhìn ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên để từ đó có cách đánh giá đúng đắn và hướng dẫn các em sao cho đạt hiệu quả cao nhất khi miêu tả về một đối tượng cụ thể nào đó. Ở giải pháp này, tôi giúp các em biết cách quan sát một cách tinh tế và học tập cách quan sát của các nhà văn một cách linh hoạt. Và để giúp học sinh có kĩ năng quan sát, tôi hướng dẫn các em cụ thể như sau: 1.1. Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác….Từ đó, tôi giúp các em hiểu rằng quan sát không phải chỉ nhìn thấy, mà là tổng thể các hoạt động của các giác quan: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ… Làm được điều đó các em sẽ giúp cho đối tượng miêu tả được hiện lên sắc nét với những đặc điểm nổi bật, những sắc thái độc đáo, những cảm xúc thẩm mĩ mới mẻ, tinh tế và cuốn hút người đọc. Tôi đưa ra nhiều ví dụ và phân tích cho học sinh hiểu và nhận thấy được hiệu quả của kĩ năng quan sát bằng nhiều giác quan. Từ trên cơ sở tiền đề này, các em được trang bị thêm tri thức và làm giàu vốn hiểu biết về văn chương và thực tế cuộc sống. Ví dụ: * Dùng thị giác: Nhờ sự quan sát tinh tế bằng thị giác của mình mà nhà văn Tô Hoài đã nhìn thấy được những màu sắc, những trạng thái tâm lí, những hình khối để “vẽ” lên hình ảnh một con chim gáy thật đáng yêu: “ Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác. Cái bụng thì mịn mượt. Cổ yếm quàng tạp dề công nhân đầy những hạt cườm đen biếc..” * Dùng thính giác: Âm thanh náo nhiệt, nhịp điệu khẩn trương, tấp nập ồn ào như một bản hoà tấu của cuộc sống đô thị sẽ không thể được diễn tả chính xác, độc đáo nếu nhà văn Tô Ngọc Hiến không biết sử dụng thính giác để nghe: “Tiếng những thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một vòi nước công cộng. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng xả hơi của một đầu Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 5
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả máy hơi nước. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh xe tàu hoả đập vào đường ray ầm ầm như sắp lao vào thành phố. Rồi tất cả im lặng hẳn để nghe tiếng đần viôlông trên một ban công, tiếng pianô ở một gác ba hay một giọng nam trầm của một nghệ sĩ đơn ca đang luyện thanh…’’. * Dùng vị giác Để phân biệt mùi vị khác nhau của cây trái, nhà văn Mai Văn Tạo đã miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng như sau: “ …sầu riêng béo cái béo của trừng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạt”. Đã ăn “trứng gà”, đã ăn “ mật ong già hạt” cho nên khi ăn “sầu riêng” nhà văn Mai Văn Tạo mới có thể tả cái vị ngọt đặc biệt của trái sầu riêng chín hay và chính xác đến như thế. * Dùng khứu giác: Miêu tả hương thơm của rừng hồi xứ Lạng nhà văn Tô Hoài viết: “ Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Những cơn gió đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thúc Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm....”. Nhà văn Tô Hoài ngửi trong không khí, trong từng cảnh vật của rừng hồi. Và dường như ông còn ngửi cả trong hơi thở của chính mình. Vì thế mà hương thơm của rừng hồi xứ Lạng trong văn của tác giả là một mùi thơm đặc biệt như bám diết cảnh vật, dượt đuổi theo gió và quyết liệt như người nơi đây. Đó là hương thơm còn mài trong tâm trí bạn đọc. Mùi hương còn mãi vương vấn trong từng câu, trên từng con chữ của nhà văn. Ông không chỉ quan sát bằng các giác quan mà bằng cả tâm hồn của chính mình. Hình ảnh một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm đã giúp ông lột tả được tất cả sức mạnh, sự hấp hẫn ma lực của hương hồi Lạng Sơn mà không nơi nào có được. * Dùng xúc giác: Miêu tả đôi bàn tay lao động cần mẫn của mẹ Bình, nhà văn Nguyễn Thị Xuyến viết: “Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu… Hai bàn tay sao mà cứ ran rát nhưng không hiểu sao Bình rất thích…”. Nhà văn Nguyễn Thị Bình miêu tả được đôi bàn tay của mẹ Bình “ ran rát” là do sự tiếp xúc trực tiếp mà có được sự cảm nhận đó. Vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận được sự gần gùi, tình cảm chân thành sâu nặng, niềm tự hào của người con Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 6
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả đối với người mẹ. Và chính điều đó đã tạo nên sự xúc động đối với người đọc về đôi bàn tay lam lũ, vất vả nuôi con của mẹ Bình. Sau đó, tôi cho học sinh thực hành, vận dụng vào các đề bài cụ thể. Ví dụ: Quan sát tìm ý cho đề bài: “ Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi”: Quan sát bằng thị giác: ánh nắng, từng nhóm học sinh vui đùa… Tri giác bằng thính giác : tiếng chim hót, tiếng cười nói của các bạn… Tri giác bằng khứu giác : hương thơm của hoa, mùi của đất, bụi bẩn… Nhờ kĩ năng trên mà khi tả chiếc cặp của em, học sinh tả được như sau: “ Chiếc cặp mới của em được may bằng vài giả da, màu tím, nắp màu đen. Nó khá to và nặng hơn chiếc cặp cũ nhiều. Bề ngang cặp bằng hai gang tay của em. Quai sách vừa vặn với nắm tay em. Phía sau cặp có hai quai để đeo trên lưng giống chú bộ đội đeo ba lô vậy. Phía trước cặp là hình búp bê Barlie với mái tóc vàng óng ả, và đôi mắt xanh biếc thật đẹp”( Trần Thu Trang – Lớp 5A, Trường Tiểu học Thị trấn Hà Trung). Chắc rằng khi người giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát như vậy, thì bài văn miêu tả của các em sẽ sinh động và phong phú hơn, diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc thẩm mĩ khác nhau. Để tạo nên cái hay, cái say của bài viết. 1.2. Giúp học sinh phải biết quan sát có chọn lọc và luôn đặt đối tượng được miêu tả trong tình huống “có vấn đề”: Giáo viên luôn phải hướng dẫn học sinh chọn lọc những nét tiêu biểu, tìm ra nét chính, thấy được nét riêng, móc được những ngóc ngách của vấn đề và đối tượng. Làm được điều đó, đối tượng được miêu tả sẽ hiện lên sinh động với những nét độc đáo, riêng biệt và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc nhằm tránh tình trạng kể lể, liệt kê. Ví dụ: Tả một đồ vật: Khi quan sát ta có thể quan sát ở nhiều góc độ, với từng bộ phận cụ thể. Song khi miêu tả phải tránh lối liệt kê đầy đủ các chi tiết, nặng nề về lí trí. Không chỉ nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết về cấu tạo,công dụng, lợi ích của nó mà nhằm mục đích thông qua những nét đặc sắc, nổi bật của đồ vật. Do vậy, đồ vật được miêu tả để lại ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc chân thật đối với người đọc. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra rất quen thuộc. Nhưng, nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ, thì Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 7
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả chúng ta sẽ không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống quanh ta và cũng không nhận thấy được vẻ đẹp của nó. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan là một thói quen cần thiết của người học sinh. Ngoài ra, người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nên quan sát kĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng một cách tinh tế và sâu sắc. Quan sát cái bình thường để tìm ra cái không bình thường trong đó, lấy hình ảnh này để tả đối nghịch với hình ảnh kia của đối tượng miêu tả là một nghệ thuật thú vị, đầy sức hút. Điều này đem lại sự bất ngờ cho người đọc. Ví dụ : Khi quan sát mảnh vườn với những loài cây bình thường, rất đỗi thân quen, nhưng nhà văn vẫn viết lên những câu văn miêu tả rất hay: “ Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín…..”. Nhờ sự quan sát tinh tế và luôn đặt đối tượng miêu tả trong những tình huống “ có vấn đề” đã giúp ông nhìn thấy “ cái không bình thường” ở những loài cây bình thường đó. Như vậy, quan sát trong văn học không chỉ giúp học sinh biết mà còn giúp các em hiểu,“ đọc” bản chất bên trong của sự vật, con người, hiện tượng. Vì vậy, trong quá trình quan sát tôi giúp học sinh tạo được hứng thú, sự say mê trước đối tượng quan sát để miêu tả đạt hiệu quả cao nhất. Có hứng thú và cảm xúc, học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý để có thể diễn tả sinh động và hấp dẫn hơn. Học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng Việt và ngày càng có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Biện pháp 2: Dạy học sinh biết tưởng tượng và liên tưởng khi miêu tả: Trong văn miêu tả, tưởng tượng và liên tưởng có một vai trò rất quan trọng. Bởi vì, nếu “ liên tưởng là nhân sự việc , hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan”, thì " tưởng tưởng là tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có ở trước mặt hoặc chưa hề có ” ( Từ điển Tiếng Việt Viện ngôn ngữ học). 2.1. Giúp học sinh hiểu và nhận thấy được vai trò quan trọng của nghệ thuật liên tưởng và tưởng tượng trong văn miêu tả: Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 8
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Nhờ hai thủ pháp này mà người viết có thể miêu tả, sáng tạo nên những hình ảnh lung linh rực rỡ hiếm có trong thực tế, tạo nên nhiều tầng vỉa giá trị của câu văn, đoạn văn. Mặt khác, liên tưởng và tưởng tượng còn giúp người đọc cảm nhận được hiện thực, sự vật được miêu tả sống động. Vì thế, dù không có điều kiện trực tiếp quan sát, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thì người viết vẫn có thể miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng và con người một cách rõ nét, cụ thể và sinh động. Ví dụ : Ngoài sự hiểu biết về cuộc sống ở làng quê Việt Nam, bạn Nguyễn Thị Bích Đào đã bằng sự tưởng tượng và liên tưởng của mình mà viết được những câu văn đầy xúc động và hay đến thế này: “ Hạt gạo đã tích tụ bao chất phù sa màu mỡ đượm đầy sức sống của dòng sông Kinh Thầy. Vị phù sa như người mẹ hiền nuôi nấng, chăm sóc từng hạt gạo nhỏ bé. Lẫn trong phù sa là cả vị hương đài sen thơm ngát. Hạt còn nhuốm cả hương thơm ngọt ngào, cả sự trong trắng, tinh khiết của đoá hoa sen nữa. Hạt gạo quyện lẫn tiếng hát ngọt bùi ấm êm của người mẹ hiền, của tiếng sáo vi vu, vi vu trên cánh đồng bát ngát trong những buổi chiều lộng gió. Hạt gạo thật đáng quý biết bao!”. Tưởng tượng hoặc liên tưởng sẽ giúp các em miêu tả được những đặc tính, những đặc điểm, những tính chất …mà tác động đến thẩm mĩ, xúc cảm của bạn đọc. Từ đó, tôi giúp học sinh biết cách tự xác định nội dung và phương pháp luyện tập về năng lực tưởng tượng và liên tưởng cho bản thân. Ví dụ : Tả một ca sĩ mà em yêu thích nhất: Dù chưa phải là thân thuộc, giáo viên vẫn hướng dẫn các em có cái nhìn ấm áp tình người và phải tưởng tượng hoặc liên tưởng đến những nét riêng, những điểm nổi bật, những đức tính tốt..mà nó tác động đến cảm xúc của bản thân và người đọc. Giáo viên nên dẫn dắt học sinh từ quan sát gián tiếp ( qua các phương tiện truyền thông đại chúng) đến tưởng tượng hoặc liên tưởng theo một lôgic phù hợp, không được liên tưởng và tưởng tượng ra những điều không đúng, lệch lạc để miêu tả. Với cách hướng dẫn trên, thì học sinh đã viết được: Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 9
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả “….Từ trong khán đài, cô Cẩm Ly đĩnh đặc bước ra chào kháng giả với nụ cười rạng rỡ. Thân hình nhỏ nhắn của cô khẽ cúi chào. Với giọng nói dịu dàng đầy tự tin, cô giới thiệu bài hát sẽ trình bày “Vọng cổ buồn”. Cô mặc bộ bà ba màu xanh nhạt tôn lên làn da trắng trẻo, mịn màng… Giọng hát của cô thật ngọt ngào. Nó rất phù hợp với âm hưởng dân ca. Khán giả đang say sưa thưởng thức giọng ca mượt mà, sâu lắng của cô, thì cô lại bất chợt chuyển sang một câu vọng cổ thật mùi mẫn để kết thúc tiết mục của mình”( Cao Thiên Hương Lớp 5A, Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung). Lớp 5, ở giai đoạn này, đối với học sinh là một điều khó khăn, bởi vì đây là quá trình hoạt động tư duy ở mức độ cao. Chính vì vậy, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tiếp cận dần dần, từng bước một. 2.2. Giúp học sinh trau rồi trí tưởng tượng và liên tưởng cho học sinh viết văn miêu tả: Muốn có năng lực tưởng tượng và liên tưởng, ngoài việc tôi giúp học sinh biết quan sát trong thực tế để tích luỹ vốn hiểu biết và có được nội tâm phong phú. Để từ đó học sinh thể hiện được cá tính và cách nhìn riêng của mình. Tôi còn hướng dẫn cho học sinh của mình quan sát bên ngoài phải gắn liền với trí tưởng tượng, liên tưởng để hình dung ra những diễn biến bên trong của sự vật, hiện tượng và con người được miêu tả. Làm được điều đó trong văn thì đối tượng được miêu tả sẽ chở nên sinh động, tinh tế và tạo nên sức cuốn hút của một bài văn hay. Tôi lấy một số ví dụ ngoài sách giáo khoa để phân tích về nghệ thuật liên tưởng và tưởng tượng của các nhà văn, nhà thơ nhằm giúp học sinh hiểu vai trò, công dụng của nghệ thuật này và biết cách học tập. Ví dụ: : Bằng sự tưởng tượng khi ngắm nhìn một cành mai, nhà văn Lê Tấn đã viết: “Nụ mai không chúm chím phô hồng như nụ đào, mà ngời xanh như màu ngọc bích. Khi nở cánh hoa xoè ra mịn như lụa. Ánh lên một sắc vàng muốt, nuột nà và “ thấp thoáng” một mùi hương…”. Nghệ thuật liên tưởng và tưởng tượng đã tạo cho nhà văn Lê Tấn sáng tạo và thể hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất, sinh động và đầy đủ nhất đối tượng trung tâm của bài viết : cành mai. Cành mai ngày tết hiện lên trong vẻ đẹp mơn mởn, căng tròn nhựa sống. Từng nụ mai, từng cánh hoa mai đều tràn đầy sức sống trong sự sinh sôi, nảy nở. Và chính nhờ thủ pháp 10 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả nghệ thuật này đã giúp ông thể hiện được tình cảm đang thôi thúc trong tim, trong gan của mình niềm tin yêu cuộc sống. Trí tưởng tượng đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Trí tưởng tượng nhiều khi dẫn học sinh đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị. Tuy vậy mỗi học sinh muốn học tốt cần phải rèn luyện nhiều mặt. Và vì thế tôi hướng dẫn học sinh tưởng tượng, hoặc liên tưởng khi viết văn miêu tả nhưng các em luôn phải gắn với suy nghĩ, cảm nhận, sự đánh giá của các em về đối tượng. Tránh tưởng tượng hoặc liên tưởng đến những điều xa vời, không khách quan, xáo rỗng, không thiết thực. Học sinh luôn phải tưởng tượng hoặc liên tưởng theo một lôgíc của suy nghĩ và cảm nhận của chính các em. Từ sự hướng dẫn, phân tích của tôi, học sinh chủ động tiếp cận, học tập được cách tưởng tượng và liên tưởng của các nhà thơ, nhà văn. Và khi ra đề “ Tả một loại cây ăn quả mà em thích”, học sinh đã viết được như sau: “ Vú sữa là một loài cây ăn trái, không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi làn cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ bầu sữa “ kì diệu” ấy. Ôi! Tình yêu của người mẹ thật như nước trong nguồn mà suốt cả cuộc đời chúng con không bao giờ đền đáp được”( Cao Thu Hương Lớp 5A, Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung). Như vậy, hướng dẫn học sinh biết liên tưởng và tưởng tượng là điều cần thiết để một bài văn, một đoạn văn miêu tả hay và sinh động. Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý học sinh phải biết liên tưởng và tưởng tượng sao cho đúng và phù hợp. Có như vậy thì bài văn mới đảm được yêu cầu và hấp dẫn người đọc, người nghe. 3. Biện pháp 3: Bộc lộ cảm xúc khi miêu tả: Miêu tả không phải là tái hiện lại đối tượng một cách khô khan không có cảm xúc. Đối tượng không phải chỉ là hình ảnh được “ chụp” mà khi miêu tả người viết phải bộc lộ “ cảm xúc, cảm nghĩ” của mình về đối tượng được miêu tả một cách chân thành. Sức hấp dẫn của một đoạn văn, một bài văn hay chính là ở đó. 3.1. Dạy cho học sinh hiểu được tình cảm, cảm xúc trong văn miêu tả có ý nghĩa rất lớn: Sau bài văn miêu tả là cả một thế giới tâm hồn của người viết. Nhờ cảm xúc mà hình ảnh đi sâu vào lòng người đọc. Vì lí do đó, nên trong qúa trình giảng dạy, tôi đưa ra các ví dụ và phân tích cho học sinh thấy được 11 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả vai trò của cảm xúc, tình cảm trong văn miêu tả để các em học tập và vận dụng vào bài viết của mình. Ví dụ : Bằng sự say sưa, rung cảm với cảnh vật khi quan sát và cảm xúc mãnh liệt đã giúp nhà văn Ma Văn Kháng cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên, hương thơm của rừng thảo quả mà viết lên những câu văn trìu mến, bộc lộ được tình cảm sâu nặng đối với quê hương như thế này: “Gío tây lướt thướt bay qua rừng quyến hương thảo đi, dải theo triền núi đưa hương quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chim San. Gío thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn…”. Đọc đoạn văn, chúng ta cảm nhận rõ nhất tình cảm dạt dào của nhà văn theo từng cung bậc cảm xúc, dần dần càng mãnh liệt hơn theo hương thảo quả. 3.2.Giúp học sinh phải bộc lộ được tình cảm chân thành khi miêu tả : Nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đến với văn học tự giác, say mê. Vì lẽ đó nên tôi giúp học sinh phải biết bộ lộ tình cảm luôn gắn với cảm nhận, suy nghĩ của chính các em. Bởi đó là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ đối với sự vật, sự việc, con người. Tôi hướng dẫn học sinh cần phải có sự linh động, nhạy bén trong cách dùng từ, đặt câu để suy nghĩ, cách cảm của các em và bài viết thể hiện được độ chân thật của cảm xúc. Phân tích và hướng dẫn, tôi giúp học sinh phát hiện những nét đẹp, nét đáng yêu của đối tượng và bằng tình cảm yêu thương, quý trọng những vẻ đẹp, những phẩm chất tốt đẹp để miêu tả có “hồn”. Điều đó đem đến cho người đọc những “ cảm xúc thẩm mĩ” yếu tố cần thiết của một bài văn hay. Sau sự phân tích và sự hướng dẫn trên, học sinh đã viết được: Ví dụ: a. Tả cái trống trường : “…Khi trống cất tiếng khoan thai báo hết giờ học, mặt ai cũng tươi rói. Tiếng trống là nhịp đập thời giian của trường em. Tiếng trống là hiệu lệnh cho tất cả thầy trò trong trường…Mỗi khi nghe tiếng trống, em thấy âm vang lên tiếng trống trận của cha ông thuở nào, tưng bừng rộn ra như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò gắng 12 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả dạy tốt, học tốt…Cái trống là người bạn thân thiết của chúng em”(Dương Ngọc Nam Lớp 5A, Trường Tiểu học Thị trấn Hà Trung ). b. Tả con sông quê hương: “…Em nhớ có một lần, em cũng các bạn ra sông chơi. Cả lũ bạn không ai biết bơi, nhưng lại thích tắm, thế là cả nhóm nắm tay nhau thành hàng ngang rồi nhảy ùm xuống. Và vì không biết bơi nên em đã bị chìm ngỉm…Mấy ngày sau đó chúng em lại ra sông chơi. Dòng sông mát lạnh vỗ về như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu! Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Ôi! Dòng sông! Dòng sông của quê hương, đất nước. Dòng sông dịu dàng khi những ngày nắng đẹp. Sông trắng xoá những đợt mưa dào mùa hạ. Sông thường đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về” ( Nguyễn Thị Thuý Hằng). Bài văn miêu tả chỉ thành công khi người đọc cảm nhận được trong từng câu, trên từng con chữ cái “hồn” của người viết thổi vào. Vì vậy, ở hoạt động này, học sinh phải linh động, nhạy bén về cách dùng từ, đặt câu để thông qua hệ thống ngôn từ và hình ảnh mà bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thành, tha thiết. Rõ ràng, đọc có suy ngẫm, tưởng tượng hay liên tưởng…, nhưng chắc chắn rằng sự rung cảm thật sẽ là một yếu tố hết sức quan trọng giúp học sinh viết văn được tốt hơn. Để khi đọc, chúng ta không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ ấy. Đó cũng chính là một sứ mệnh nhân văn cao đẹp của văn học. 4. Biện pháp 4: Dạy học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ và những từ ngữ giàu biểu cảm, giàu hình ảnh và gợi tả : Văn miêu tả là một thể loại sử dụng lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. Nó làm cho người nghe, người đọc hình dung được đối tượng của đời sống một cách rõ nét, sinh động và cụ thể. Vì vậy các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá…, những từ ngữ gợi cảm, gợi tả… xuất hiện nhiều và giữ vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm, nhất là khi biểu đạt các đặc điểm, những thuộc tính riêng vốn có của sự vật, hiện tượng…Chính những thủ pháp nghệ thuật này sẽ tạo nên bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn từ. 13 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Do đó, tôi rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật, từ ngữ gợi cảm, gợi tả, gợi cảm và giàu hình ảnh một cách thuần thục, chính xác nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi viết văn miêu tả. 4.1. Giúp học sinh trau rồi vốn từ ngữ để các em có một vồn từ phong phú, đa dạng. Có như vậy, học sinh sẽ diễn tả sự vật, sự việc, hiện tượng… được chính xác và sinh động hơn. Để có năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết thực tế. Vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt . Hướng dẫn học sinh sử dụng các từ gợi cảm, gợi tả, giàu hình ảnh trên cơ sở biết sử dụng các lớp từ: Tính từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy… Ví dụ : Từ một màu xanh, một màu trắng, một tiếng chim hót…đều có thể dùng nhiều từ ngữ để miêu tả nhằm tạo nên những gam màu, những cung bậc cảm xúc khác nhau: a. Tính từ : Xanh : xanh biếc, xanh ngắt, xanh xanh . . . b. Từ láy : Hót : Lảnh lót, líu lo, lanh lảnh, ríu rít …. c. Từ tượng hình : Đủng đỉnh, lênh đênh, khấp khểnh, lè tè …. d. Từ tượng thanh : Ầm ầm, ào ào, lạch cạch, róc rách, rì rầm…. Ví dụ : a. Tả con bê : Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ gợi hoạt động để miêu tả : Chú bê con vừa gặm cỏ vừa nhảy tung ta tung tăng. Thỉnh thoảng bê con lại nũng nịu hích chiếc mõm nhỏ. Đôi mắt chú lúng liếng, ngơ ngác nhìn theo đàn bò đang gặm cỏ. b. Tả cành mai ngày tết: Thay vì tả: Cành mai chi chít hoa nở. Nếu sử dụng từ gợi cảm, giàu hình ảnh thì học sinh tả được : Cành mai vàng rung rinh trước gió. Những hạt nắng đan vào cánh hoa lung linh. Màu vàng của hoa làm cho nắng càng thêm sóng sánh, loang loáng ánh vàng. 14 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Vậy nên muốn học sinh miêu tả đạt hiệu quả cao thì tôi đã : Giúp học sinh làm giàu chữ nghĩa và chữ nghĩa ấy phải được cất lên từ chính cái say, cái biết của chính các em. Do đó khi miêu tả các em cần phải biết chắt lọc từ ngữ, biết huy động vốn từ để miêu tả đối tượng được hấp dẫn, miêu tả được nhiều trạng thái, nhiều góc độ khác nhau… Giúp học sinh trau rồi vốn từ ngữ gợi tả, gợi cảm để các em có thể miêu tả đối tượng sinh động, chính xác và mang lại giá trị thẩm mĩ cao là điều cần và nên làm. 4.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… nhằm tạo nên sự đồng điệu, sự giao hoà giữa đối tượng được miêu tả với tâm hồn của người viết và người đọc. Củng cố cho học sinh kiến thức về những biện pháp nghệ thuật tu từ thường sử dụng trong văn miêu tả: nhân hoá ( nhân cách hoá); so sánh ( nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém); ẩn dụ…. Tôi đưa ra một số ví dụ minh hoạ để trực quan phân tích về vai trò, nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà các nhà thơ, nhà văn thường sử dụng khi miêu tả đối tượng cho các em học tập: Ví dụ : a. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã có một sự so sánh độc đáo về ý chí con người và công lao, tình cảm của cha mẹ đối với con cái: Trường Sơn : chí lớn công cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào Lê Anh Xuân Nhà thơ Lê Anh Xuân đã lấy sự vật cụ thể mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng giác quan thị giác là núi Trường Sơn và dòng sông Cửu Long để so sánh với những điều trừu tượng mà chúng ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan: Công cha và nghĩa mẹ. Và chính cách so sánh này đã giúp ta cảm nhận được nội dung muốn diễn đạt: Tình cảm yêu thương, công lao nuôi dưỡng, giáo dục của cha, mẹ đối với con cái là vô cùng lớn lao. b. Để diễn tả vẻ đẹp và lợi ích của những cơn mưa xuân, Nguyễn Thị Thu Trang đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá trong khi miêu tả. Nhà văn viết: “…Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ nối tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi cong mộc lả xuống bờ ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất 15 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả kiệt sức, bừng thức dạy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại mềm mại, và lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứa đầy, tràn lên các nhánh lá, mầm mon. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt…” Miêu tả vẻ đẹp của những cơn mưa xuân, nhưng nhà văn đã chọn sự vật được nhân hoá là mặt đất. Chính nhờ biện pháp nhân hoá này đã góp phần nhấn mạnh được giá trị to lớn và vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của những cơn mưa mùa xuân căng đầy nhựa sống. Như vậy, việc sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh, ẩn dụ… dùng trong văn miêu tả nói riêng, trong nghệ thuật viết văn nói chung là điều cần và quan trọng. Nó giúp người viết miêu tả được đối tượng hiện lên rõ nét và sinh động. 4.3. Giáo viên nên chọn những hình ảnh gần gũi xung quanh cuộc sống với học sinh để rèn luyện khả năng miêu tả của các em thông qua các bài tập thực hành như: ° Hãy dùng từ láy và biện pháp so sánh để viết một đoạn văn, hoặc bài văn ngắn tả một cây cho bóng mát ở sân trường. ° Dùng từ láy và biện pháp nhân hoá để viết một đoạn văn hay một bài văn ngắn tả một đồ vật mà em thích…. Trong quá trình hướng dẫn cho các em, giáo viên cần cho học sinh phải nhận diện được các dạng bài văn miêu tả để dùng từ, sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất khi miêu tả. Cụ thể đó là: •Tả cây cối: Cần lựa chọn sử dụng đúng và phù hợp các từ ghép, từ láy, từ tượng hình, các hình ảnh nhân hoá, so sánh.. nhằm gợi tả rõ đặc điểm ích lợi của cây cối đó đối với cuộc sống của con người. Khi miêu tả cần chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ như nhân hoá, so sánh….để kết hợp tả khung cảnh thiên nhiên nơi cây đó mọc, các hoạt động của con người hay loài vật chịu ảnh hưởng của cây đó ( bướm, chim chóc…) •Tả đồ vật, loài vật: Phải lựa chọn những tính từ, động từ gợi hình ảnh, gợi cảm và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá… để miêu tả đối tượng. Sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật tu từ sao cho người viết bộc lộ được thái độ, tình cảm của mình đối với đối tượng được miêu tả. •Tả phong cảnh : 16 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Phải sử dụng các tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất, các từ tượng thanh, từ tượng hình….và các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… để bức tranh phong cảnh được miêu tả hiện lên sống động, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc được vẻ đẹp và yêu mến cảnh vật. •Tả người: Phải sử dụng nhiều động từ, từ tượng thanh,từ tường hình…để tả hoạt động, ý nghĩ, tình cảm của nhân vậtvà bộc lộ cảm xúc của người viết. 5. Biện pháp 5 : Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp : 5.1. Rèn viết từng câu : Tôi luyện cho học sinh viết câu văn sinh động, gợi cảm. Từ một ý cho trước hoặc từ một câu chỉ có thành phần “ nòng cốt” ( CNVN), giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng câu bằng cách thêm các bộ phận phụ như trạng ngữ, bổ ngữ… Và cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, liên tưởng, điệp ngữ…làm cho cách diễn đạt cụ thể và sinh động. Tránh tình trạng để học sinh khi miêu tả dùng câu kể. Bởi nếu các em dùng câu kể thì câu văn sẽ khô khan, ít cảm xúc. Ở biện pháp rèn viết từng câu này, giáo viên có thể thực hiện ngay trong các tiết dạy luyện từ và câu. 5.2. Rèn viết đoạn văn: Cho học sinh viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Giáo viên có thể cho học sinh luyện viết phần mở bài, kết bài hoặc một đoạn của phần thân bài. Để từ đó học sinh có thể cảm nhận và bước đầu tự ý thức được “ sự liên kết ý” trong một đoạn văn cụ thể. Giáo viên cần dạy học sinh luyện từ ngữ liên kết và một số biện pháp liên kết đơn giản như phép thế, phép lặp, phép liên tưởng …qua các ví dụ cụ thể. 5.3. Rèn viết bài văn: Tôi luyện cho học sinh viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu về mặt nội dung và thể loại. Hướng dẫn học sinh biết cách liên kết các đoạn văn bằng các từ liên kết như trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu….; kết thúc một đoạn văn phải xuống dòng; mở đầu đoạn văn tiếp theo bằng câu nối vào ý của đoạn văn trước làm cho bài văn mạch lạc, khúc triết. Sau khi áp dụng đồng bộ 5 biện pháp trên vào quá trình giảng và dạy học sinh, nhiều em đã viết đựơc những bài văn miêu tả rất hay. Ví dụ: 17 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả Đề bài: Tả con sông quê hương: Tuổi thơ của em gắn liền với những c ảnh vật giản dị trên quê hương như cây đa, bến nước, con đò, và cánh đồng…. Nhưng, trong những cảnh vật ấy, em yêu thích nhất là dòng sông Mã. Dòng sông chạy dài giữa hai dãy núi trùng điệp. Và cây cầu Hàm Rồng hiên ngang, kiêu hãnh vắt qua dòng sông. Mỗi mùa, sông Mã đều có vẻ đẹp riêng. Mùa thu, nước sông trong vắt, tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Mùa đông, những bãi cát trơ ra, dòng sông như nhỏ lại. Sang xuân, nước sông ăm ắp đón những trận mưa đầu nguồn. Nhiều lần khi đi học về, em lại cùng các bạn ngó mình xuống dòng sông. Nước sông lao xao như đang trào đón chúng em. Dòng sông Mã rất điệu đà. Vào mỗi thời điểm trong ngày, sông khoác lên mình những bộ áo khác nhau. Buổi sáng, sông mặc chiếc áo màu lụa đào. Trưa về, trời rộng bao la, sông Mã mặc bộ áo màu ngọc bích. Chiều đến, dòng sông cài những tia nắng lên chiếc áo điệu đà của mình, mặt sông loang loáng ánh vàng. Trời tối, bầu trời điểm thêm những ngôi sao lấp lánh. Ánh trăng chiếu xuống mặt nước lung linh, huyền ảo như rát bạc, rát vàng. Giờ thì dòng sông hiền hoà nép mình vào dãy núi, để sáng mai lại chào đón một ngày mới. Vào mùa hè và mùa thu, buổi chiều bọn trẻ chúng em thường ra sông chơi. Các bạn nam thì nhảy xuống sông vùng vẫy thoả thích. Con gái chúng em ngồi trên đê hóng gió, trò chuyện và thả diều. Mùa lũ tràn về, nước sông đỏ ngàu phù sa, sóng nối sóng hung hay, dữ dội. Sông Mã là chứng tích cho sự anh dũng, lòng quả cảm và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Thanh Hoá trong chiến tranh chống Mỹ. Là niềm tự hào của mỗi người con xứ Thanh về chiến thắng Hàm Rồng lịch sử oai hùng của cha ông. Và dòng sông còn là nơi in dấu bao kỉ niệm đẹp của chúng em. Mai này, lớn lên dù có đi đâu và thời gian có làm phai mờ những kí ức tuổi thơ, nhưng em sẽ không bao giờ quên dòng sông Mã yêu thương Dòng sông quê em. ( Phạm Phương Linh Lớp 5 A Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung ). Năm giải pháp trên là những bước mà giáo viên cung cấp nguyên vật liệu cho các em và cách tiến hành viết đoạn văn, một bài văn hay. Nhưng để học sinh viết được như mong muốn của giáo viên, thì bản thân người thầy phải luyện viết cho học trò của mình thường xuyên. Vì đây chính là hoạt động kiểm tra tính hiệu quả của quá trình dạy và học của cả thầy và trò. 18 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả C. KẾT LUẬN I. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình rèn luyện, ứng dụng các kinh nghiệm dạy học trên gần một năm qua, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đến nay, học sinh lớp 5A ( năm học 20102011) mà tôi thực nghiệm đã biết viết văn miêu tả tương đối tốt. Cụ thể kết quả thu được như sau: Học sinh thích và hứng thú khi học phân môn Tập làm văn. Nhiều em đã thực sự say mê và phát triển được năng lực học và viết văn, nhất là văn miêu tả. Tỉ lệ học sinh viết bài đạt yêu cầu ở mức độ cao tăng lên nhiều so với năm học trước. Tỉ lệ học sinh viết bài không đạt yêu cầu đã không còn. Kết quả này có được khi tôi tiến hành khảo sát tại lớp 5A năm học 20102011 – cuối HKI và HKII với 3 đề bài: Đề 1: Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi. Đề 2: Tả một người thân mà em yêu quý nhất. Đề 3: Tả một đồ vật mà em quý nhất Kết quả thu được như sau : TSHS Chất lượng bài viết Số lượng Tỉ lệ % Số bài viết chưa đạt yêu cầu 0 em 0 Số bài viết đạt yêu cầu 10 em 40 Số bài viết có sử dụng từ ngữ, các biện pháp 25 em nghệ thuật làm cho câu văn sinh động, gợi 7 em 28 cảm Số bài viết đạt yêu cầu cao ( giàu hình ảnh, 8 em 32 sinh động, mang tính nghệ thuật…) Cũng với 3 đề bài trên, tôi đã tiến hành khảo sát đối chứng với lớp 5B và 5C năm học 2010 2011 giữa HKII ( Hai lớp không áp dụng những kinh 19 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
- SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả nghiệm dạy học trên vào quá trình giảng dạy). Kết quả thu được cụ thể như sau : Số TSHS Chất lượng bài viết Tỉ lệ % lượng Số bài viết chưa đạt yêu cầu 4 em 7.6 Số bài viết đạt yêu cầu 35 em 66 Số bài viết có sử dụng từ ngữ, các biện pháp 53 em nghệ thuật làm cho câu văn sinh động, gợi 8 em 15 cảm Số bài viết đạt yêu cầu cao ( giàu hình ảnh, 6 em 11.4 sinh động, mang tính nghệ thuật…) Từ kết quả trên cho ta thấy: Nếu có giải pháp và biện pháp cụ thể, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp thì việc nâng cao được chất lượng của học sinh là điều chắc chắn sẽ đạt được. Do đó dạy văn miêu tả chúng ta cần chú trọng đến những vấn đề như quan sát đối tượng được miêu tả, tưởng tượng và liên tưởng, bộc lộ cảm xúc khi miêu tả, và cuối cùng là cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, những từ ngữ gợi cảm , gợi tả khi miêu tả. Bởi, chúng ta dễ nhận thấy một điều rằng: Có hứng thú, các em sẽ vượt qua được khó khăn trở ngại, cố gắng luyện tập để học tốt và học giỏi. Chăm chú quan sát, lắng nghe và tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, học sinh mới dùng từ chính xác, đúng và hay, nói viết thành câu rõ ý, sinh động và gợi cảm. Với vốn kiến thức ít ỏi của bản thân, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp, lòng đam mê nghiên cứu khoa học, tôi đã nghiên cứu và nhận thầy rằng: Giúp các em khắc phục khó khăn khi viết văn miêu tả là một vấn đ ề thiết thực đối với mỗi giáo viên Tiểu học. Muốn học sinh viết tốt được các bài văn miêu tả, giáo viên cần phải: Không bỏ qua một yêu cầu nào của bài tập làm văn; không bằng lòng với việc tìm ra một phương pháp để có thể chọn ra được phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất; phải bồi dưỡng năng lực sử dụng từ ngữ, những biện pháp nghệ thuật mang tính nghệ thuật ngay trong các tiết luyện từ và 20 Trần Thị Mai Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 668 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 574 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
19 p | 397 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1195 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học Địa lí lớp 8
86 p | 346 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5
18 p | 363 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 353 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 301 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
52 p | 143 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng môn Chạy bền đối với HS Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh và HS lớp 10 nói riêng
13 p | 119 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non
24 p | 112 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn