intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

174
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử, mối quan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay, nghiên cứu phương pháp dạy học môn Lịch sử, cách sử dụng kênh hình sách giáo khoa giúp học sinh có ý thức tìm tòi, yêu thích lịch sử dân tộc, nâng cao chất lượng học tập của học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Tên nội dung<br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> 2. Thực trạng<br /> a, Thuận lợi, khó khăn<br /> b, Thành công, hạn chế<br /> c, Mặt mạnh, mặt yếu<br /> d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br /> 3. Giải pháp, biện pháp<br /> 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br /> 3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp<br /> 3.2.1 Phân định dạng bài và các nhóm kênh hình trong sách giáo<br /> khoa đối với phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> 3.2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa theo<br /> quy trình<br /> 3.2.3 Cung cấp một số tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa<br /> 3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp<br /> 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> 3.5 Kết quả khảo nghiệm.<br /> 4. Kết quả<br /> III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> 2. Kiến nghị<br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú<br /> <br /> Trang<br /> 3<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 5<br /> 5<br /> 5<br /> 6<br /> 6<br /> 6<br /> 7<br /> 7<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 21<br /> 24<br /> 25<br /> 25<br /> 25<br /> 26<br /> 27<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Mục tiêu giáo dục Tiểu học trong thời kỳ mới được xác định:“Giúp học sinh<br /> hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm,<br /> trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học<br /> cơ sở”. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục Tiểu học được xây dựng toàn diện ở<br /> tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, …Trong đó phân môn Lịch sử lớp<br /> 4, 5 có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu đối với việc đào tạo thế hệ<br /> trẻ. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ biên<br /> soạn tập “Lịch sử nước ta” và mở đầu bằng hai câu:<br /> “Dân ta phải biết sử ta<br /> Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.<br /> Mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình Tiểu học là cung cấp cho học<br /> sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu<br /> biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu<br /> dựng nước cho đến những năm xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Mối quan<br /> hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài<br /> người. Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham<br /> học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh, yêu thiên nhiên, con người, yêu<br /> quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc. Tôn trọng, bảo vệ<br /> các di tích lịch sử của đất nước.<br /> Trong mỗi tiết học lịch sử việc yêu cầu học sinh nắm và thuật lại được các<br /> kiến thức lịch sử từ xa xưa là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi ở người<br /> thầy không những về kiến thức lịch sử mà người thầy còn phải có phương pháp dạy<br /> học phù hợp và thực sự lôi cuốn. Tham gia góp phần đắc lực trong việc đổi mới<br /> phương pháp dạy học, giúp học sinh hiểu và đạt mục tiêu bài học phải kể đến vai<br /> trò của kênh hình sách giáo khoa. Đối với học sinh tiểu học vấn đề am hiểu lịch sử<br /> của học sinh còn hạn chế, mức độ tư duy của các em chậm, cho nên việc khai thác<br /> và sử dụng kênh hình của giáo viên là vô cùng cần thiết nhằm tạo biểu tượng lịch<br /> sử, khôi phục hình ảnh quá khứ giúp học sinh hiểu về lịch sử.<br /> Xác định được vị trí của phân môn Lịch sử trong nội dung chương trình<br /> giáo dục Tiểu học và tầm quan trọng của kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy<br /> lịch sử lớp 4, 5 nên tôi mạnh dạn viết về “Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình<br /> sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4, 5”.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử, mối<br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> <br /> quan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của<br /> lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.<br /> Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Lịch sử từ đó tìm ra phương pháp dạy<br /> học phù hợp với đối tượng học sinh.<br /> Cách sử dụng kênh hình sách giáo khoa giúp học sinh có ý thức tìm tòi, yêu<br /> thích lịch sử dân tộc, nâng cao chất lượng học tập của học sinh và làm nền tảng<br /> vững chắc cho những năm học tiếp theo.<br /> 3 . Đối tượng nghiên cứu<br /> Học sinh các lớp 4, 5 tôi đã từng dạy những năm học: 2010-2011; 20112012; 2012-2013<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Hoạt động học tập của học sinh và cách khai thác kênh hình trong sách giáo<br /> khoa, việc chuẩn bị giảng dạy của giáo viên khi dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Đọc tài liệu<br /> - Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> - Nhóm Phương pháp hỗ trợ thống kê<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> Mục tiêu học tập của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học<br /> sinh những kĩ năng cần thiết: nhận biết đúng đắn các nhân vật, sự kiện, hiện tượng<br /> lịch sử, biết trình bày lại kết quả học bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê,<br /> biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đặc thù của môn Lịch sử là<br /> không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong quá khứ. Mục<br /> đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho học sinh những kiến thức<br /> sẵn có trong sách giáo khoa mà mục đích cuối cùng là giúp học sinh biết tái hiện lại<br /> những vấn đề có liên quan để hiểu được lịch sử.<br /> Sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn Lịch sử phát huy tính tích cực<br /> của các đối tượng nhằm tạo hứng thú và làm cho giờ học sinh động hơn. Khai thác<br /> và sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa sách giáo khoa sẽ giúp<br /> giáo viên và học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy học trong từng<br /> bài có tính chiều sâu, đạt hiệu quả cao về mục tiêu của môn học.<br /> 2. Thực trạng<br /> Động cơ học tập và hiểu biết lịch sử của học sinh chưa có.<br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5<br /> <br /> Xuất phát từ yêu cầu tổ chức tiết dạy có hiệu quả sinh động, gây hứng thú,<br /> phát huy tính tích cực cho học sinh trong quá trình dạy học Lịch sử. Việc sử dụng<br /> kênh hình để minh họa các sự kiện nhân vật kết hợp với lời nói truyền cảm có sức<br /> thuyết phục cao đối với học sinh sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động.<br /> a, Thuận lợi, khó khăn<br /> * Thuận lợi:<br /> Trường Tiểu học Trần Phú, có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà<br /> trường nên ngay từ đầu năm học các em đã đi vào nề nếp có ý thức trong học tập<br /> cũng như các hoạt động khác.<br /> Bản thân nhiều năm liền dạy lớp 4, 5<br /> Về sách giáo khoa: màu sắc đẹp, kênh hình phong phú, kênh chữ rõ<br /> ràng,…Câu hỏi yêu cầu in nghiêng giúp giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác<br /> thông tin dễ dàng. Hệ thống câu hỏi cuối bài tổng hợp được kiến thức của bài học.<br /> Phần nội dung bài học dễ học.<br /> Mục tiêu nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.<br /> 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng rất<br /> quan tâm đến việc học hành của con em mình, luôn tạo điều kiện cho các em học<br /> tập.<br /> * Khó khăn:<br /> - Về giáo viên: Ngại dạy phân môn Lịch sử. Một số giáo viên không nắm<br /> chắc các nhân vật, sự kiện lịch sử.<br /> - Về học sinh: Chưa coi trọng phân môn Lịch sử, xem đây là môn phụ, chưa<br /> hiểu hết ý nghĩa của môn học. Phần đa bố mẹ các em có trình độ văn hoá thấp nên<br /> sự hướng dẫn các em còn nhiều hạn chế cả về thời gian và phương pháp học.<br /> b, Thành công, hạn chế<br /> * Thành công:<br /> Tìm ra được cách khai thác triệt để kênh hình SGK giúp các em dễ hiểu, nhớ<br /> lâu và nắm được bài ngay tại lớp. Học sinh không xem môn học này là môn phụ, có<br /> hứng thú học Lịch sử, có thêm kiến thức về Lịch sử. Giáo viên yêu thích phân môn<br /> này hơn, có hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình và một số kinh nghiệm<br /> trong dạy Lịch sử cho học sinh.<br /> * Hạn chế:<br /> Một số giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng tác giả nên chưa khai thác triệt để các<br /> nội dung kênh hình trong sách giáo khoa, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu là<br /> chủ yếu. Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại<br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2