intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu nội dung, chương trình của môn Khoa học, mối quan hệ các chủ đề và các mạch nội dung. Nghiên cứu phương pháp và các hình thức dạy học nhóm trong môn Khoa học, từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em thảo luận nhóm có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

  1.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài  Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình áp dụng   các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những   yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách   thức, phương pháp học tập của học sinh; sử  dụng một cách nhuần nhuyễn   các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng   dạng bài. Mục đính của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính  tích cực, tư  duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh,   bồi dưỡng phương pháp tự  học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào  thực tiễn. Để đổi mới phương pháp học tập của học sinh trước hết phải đổi   mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới môi trường diễn ra các  hoạt động giáo dục. Khoa học là một trong hai môn học được tách từ  môn Tự  nhiên và Xã  hội ở lớp 3 lên. Đây là môn học được tích hợp nhiều kiến thức , nội dung về  các chủ  đề: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và   động vật. Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ  chức dạy học môn   Khoa học đem lại hiệu quả thiết thực như: hỏi ­ đáp, quan sát, trò chơi, đóng  vai, động não, thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm,... Trong các phương   pháp trên thì phương pháp quan sát và thí nghiệm đóng vai trò chủ  đạo. Tuy   nhiên dạy học theo nhóm vẫn là một trong những phương pháp giúp học sinh   học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất không chỉ ở môn Khoa học mà còn   sử  dụng phù hợp với tất cả  các môn học nói chung trong chương trình phổ  thông hiện nay. Bởi khi học theo nhóm, học sinh sẽ  được chia thành từng  nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm về  một mục tiêu duy nhất, được thực hiện   thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng   biệt được tổ  chức lại, liên kết hữu cơ  với nhau nhằm thực hiện một mục   tiêu chung. Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước  tập thể  lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ  chức tốt không những phát huy  được tính tích cực,  chủ  động,  tính trách nhiệm mà còn phát triển năng lực  cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp của học sinh , tạo cơ  hội cho các em  biết chia sẻ ý kiến của bản thân khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến   nội dung bài học. Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        1 
  2.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Khoa học, một số giáo viên vẫn  coi trọng và thường xuyên sử  dụng các phương pháp dạy học truyền thống  như  hỏi ­ đáp, thuyết trình; ngại tổ  chức dạy học theo nhóm hoặc có thực  hiện nhưng chỉ  mang tính hình thức đối phó vì sợ  thời gian tiết học kéo dài,  lớp học ồn ào,  chuẩn bị  đồ  dùng lích kích,... nên hiệu quả  tiết học chưa cao. Vì vậy nhiều   năm qua, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, làm thế nào để thu hút sự hứng  thú, phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh, tìm ra các giải pháp phù  hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học nói riêng và chất  lượng giáo dục toàn diện  ở  nhà trường nói chung. Từ  những nội dung phân  tích trên, tôi mạnh dạn chọn  đề  tài  “Một số  kinh nghiệm nâng cao chất   lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu nội dung, chương trình của môn Khoa học,  mối quan hệ  các chủ đề và các mạch nội dung.  Nghiên cứu phương pháp và các hình thức dạy học nhóm trong môn  Khoa học, từ  đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học   sinh, giúp các em thảo luận nhóm có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm.  4. Phạm vi nghiên cứu    Môn Khoa học lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú, huyện Krông Ana  năm học 2013 ­ 2014 và 2014 ­ 2015.  5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp khảo sát, điều tra. ­ Phương pháp trải nghiệm. ­ Phương pháp quan sát ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.  II. PHẦN NỘI DUNG  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        2 
  3.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  1. Cơ sở lí luận  Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong  Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục   tháng  12/1998.  Tại  Điều 24, khoản 2 của Luật Giáo dục  đã khẳng  định:  "Phương pháp giáo dục phổ  thông phải phát huy tính tích cực, tự  giác, chủ   động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn   học;  bồi dưỡng phương pháp tự  học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào   thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho   học sinh. Vậy có thể  nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt  động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.  Trong chương trình lớp 4, mục tiêu của môn Khoa học là cung cấp cho   học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh   dưỡng, cách phòng tránh một số  bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm;  sự  trao đổi chất và sự  sinh sản của thực vật, động vật với môi trường; một  số đặc điểm, tính chất, vai trò của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt  trong đời sống và sản xuất. Hình thành và phát triển các kĩ năng ứng xử thích   hợp trong những tình huống có liên quan đến vấn đề  sức khỏe; quan sát và   làm một số  thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống; biết phân tích, so  sánh, nêu những thắc mắc để tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của một  số  sự  vật, hiện tượng đơn giản trong tự  nhiên. Qua đó hình thành và phát   triển cho học sinh các hành vi tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn   cho bản thân, gia đình, cộng đồng; thích khám phá khoa học; yêu con người,  thiên nhiên, đất nước; đặc biệt giáo dục các em có ý thức và hành động bảo  vệ môi trường xung quanh. Nội dung kiến thức của môn Khoa học mang tính trừu tượng, yêu cầu   học sinh phải ghi nhớ. Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động,  sáng tạo cho học sinh khi học môn Khoa học là hết sức cần thiết. Do đó, dạy   học theo nhóm là một trong những phương pháp đáp  ứng được các yêu cầu  trên, đồng thời giúp học sinh học tập có hiệu quả  một cách nhanh nhất. Vì   khi học theo nhóm, học sinh sẽ được thảo luận từng vấn đề của bài học, đó  là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, các em tự do trao đổi   Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        3 
  4.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cách t ìm kiếm các  giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học.  2. Thực trạng  2.1. Thuận lợi, khó khăn ­ Thuận lợi Luôn được sự  quan tâm Ban giám hiệu nhà trường cũng như  lãnh đạo  các cấp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật   chất. Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ. Bản thân nhiều năm liền giảng dạy lớp 4, trong đó có môn Khoa học. Học sinh được học 2 buổi/ ngày, đa số  các em có ý thức học tập tốt.   Cha  mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình,luôn tạo điều  kiện tốt cho các em học tập. Nội dung chương trình môn Khoa học đã được lựa chọn biên soạn phù  hợp với lứa tuổi học sinh và được sắp xếp theo một lôgíc hợp lí. Mỗi bài học  được trình bày gọn trong hai trang liền nhau  giúp học sinh dễ dàng theo dõi,  tiếp cận  và có cái nhìn hệ thống toàn bài học; cuối mỗi bài đều có mục Bạn   cần biết cung cấp cho học sinh những thông tin quan trọng, những khái niệm   đơn giản. Màu sắc, hình  ảnh, kênh hình, kênh chữ  trong sách giáo khoa sinh  động, hài hòa, hệ thống các kí hiệu (như: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và  quả  đấm,  ống nhòm, bóng đèn tỏa sáng, bút chì) chỉ  dẫn rõ hoạt động học  của học sinh, từ  đó giúp giáo viên linh hoạt các hình thức tổ  chức dạy học   tương đối hiệu quả.  ­ Khó khăn Trang thiết bị phục vụ cho môn Khoa học chưa đầy đủ, các đồ dùng thí   nghiệm được cấp phát kém chất lượng. Kiến thức khoa học từ thực tiễn của một số giáo viên còn hạn chế,  vì   vậy chưa biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài  học.  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        4 
  5.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Khả  năng tiếp thu của học sinh chưa đồng đều; đối tượng học sinh  đồng bào dân tộc thiểu số  còn hạn chế  về  tư  duy và giao tiếp, chưa chủ  động học tập theo hình thức nhóm. Một số cha mẹ học sinh thường xuyên đi làm ăn xa nhà, chưa quan tâm   đến việc học hành của con cái.  2.2. Thành công, hạn chế ­ Thành công Giáo viên nắm được các biện pháp tổ  chức hoạt động nhóm vào mỗi   bài giảng, có nhiều hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình. Học sinh yêu thích môn học, có hứng thú trong vấn đề  tìm hiểu khoa  học, biết quan sát và tự làm một số thí nghiệm đơn giản để hiểu và giải thích  được nguyên nhân của các hiện tượng và rút ra được tính quy luật của các   hiện tượng đó. Bước đầu các em đã biết chủ  động chiếm lĩnh kiến thức  trong từng hoạt động học. ­ Hạn chế Một số giáo viên còn lúng túng trong tổ chức học theo nhóm. Nội dung  vấn đề  thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả  năng, chưa kích  thích được hứng thú của học sinh. Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ  một, hai em   thường xuyên làm nhóm trưởng và thư ký) trong các buổi dạy học có sử dụng  nhóm. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu ­ Mặt mạnh Giáo  viên   chủ   động  trong  việc  tổ  chức   phương  pháp  dạy  học  theo   nhóm. Phần lớn giáo viên đã biết phân hóa hệ  thống câu hỏi cho từng dạng   nhóm. Học sinh mạnh dạn, tự  tin và có thể  làm nhóm trưởng hoặc báo cáo  viên mà không hề  e ngại. Phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết và giải  quyết được các tình huống đưa ra.  ­ Mặt yếu Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        5 
  6.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Cách tổ chức dạy học nhóm của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính  hình thức hoặc ôm đồm, lạm dụng nhóm trong tiến trình của một tiết học. Một số học sinh còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm hoặc chưa có kĩ năng  điều hành nhóm hoạt động. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nhiều   giáo   viên   biết   tổ   chức   hoạt   động   nhóm   khoa   học,   đúng   đối   tượng; khai thác hiệu quả  các thông tin trong bài học, kĩ năng quản lý các  nhóm học sinh tốt. Bên cạnh những nguyên nhân trên, vẫn còn một số nguyên  nhân của hạn chế và yếu kém cụ thể như sau: Trong chương trình môn Khoa học lớp 4, để giúp học sinh dễ hiểu, tiếp   thu các bài học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng nhanh thì giáo viên cần  tổ chức cho các em làm một số thí nghiệm đơn giản. Song thực tế trang thiết   bị  và các đồ  dùng thí nghiệm để  phục vụ  cho tất cả  các lớp học cùng một  thời điểm chưa đầy đủ, chất lượng chưa tốt, độ  chính xác chưa cao. Mặt   khác, nhà trường chưa có phòng riêng để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm  vì vậy đôi lúc các em thao tác thiếu cẩn thận, làm vỡ đồ dùng (cốc, nhiệt kế)  hoặc vương vãi nước, cát,... ra bàn học. Quỹ  thời gian dành để  nghiên cứu tài liệu của giáo viên còn hạn chế;  việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo   trong các  giờ dạy; hình thức tổ chức thảo luận nhóm còn cứng nhắc.  Một số em khả năng tiếp thu chậm nên bản thân cũng như các giáo viên  dành nhiều thời gian tăng cường hai môn Toán và Tiếng Việt cho các em, các  môn học còn lại (trong đó có môn Khoa học) chỉ  giúp các em nắm được  chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt  ra. Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị  trấn Buôn Trấp,  trình độ  dân trí tương đối cao. Cơ  sở  vật chất được trang bị  tương đối đầy   đủ, đáp ứng cho việc tổ chức các hình thức học tập phát huy tính tích cực của   học sinh.  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        6 
  7.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Giáo viên luôn chủ động tìm tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục  vụ  cho tiết dạy, nghiên cứu nhiều tài liệu, thiết kế bài dạy phù hợp với đối   tượng học sinh nên chất lượng dạy học ngày một nâng cao. Đa số  cha mẹ  học sinh quan tâm và coi trọng đến hoạt động học tập   của con em mình nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào cũng thuận   lợi hơn. Nhiều em có tinh thần tự giác, hợp tác cao, ham tìm hiểu về vấn đề  sức khỏe và con người, động vật, thực vật, tìm hiểu về  đặc điểm, tính chất   đơn giản của một số  vật chất và năng lượng trong tự  nhiên. Ngoài ra nhiều  em có tâm lí thích được làm nhóm trưởng, được thể hiện mình trước tập thể.  Bên cạnh đó, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện  hộ nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi  đến việc học của con em mình. Trường có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu  Buôn Trấp 100% số  học sinh là người dân tộc Ê­đê, phần lớn các em đọc  chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp hạn chế nên việc tổ  chức hoạt động nhóm gặp nhiều khó khăn. Trong lớp, một số  em ý thức tự  học, tự rèn chưa cao, khả năng tiếp thu chậm, do vậy việc tiếp thu bài cũng  như khả năng điều hành nhóm còn hạn chế. Một số  giáo viên ngại tổ  chức thảo luận nhóm vì sợ  mất nhiều thời  gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Hoặc trong khi học sinh thảo luận nhóm,  giáo viên chưa kích thích được tính tự  quản của các em, chưa bao quát triệt  để nội dung các nhóm thảo luận. Ngoài ra, trong quá trình soạn ­ giảng, giáo   viên chưa nghiên cứu kĩ hoạt động nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào  không cần thảo luận nhóm dẫn đến hiệu quả làm việc theo nhóm chưa cao. Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình  thức,   chiếu   lệ.   Nhiều   giáo   viên   quan   niệm   và   hiểu   rằng   muốn   đổi   mới  phương pháp  dạy học là bắt buộc phải sử  dụng hình thức thảo luận nhóm... nên bất kỳ  tiết dạy nào, hoạt động nào hoặc khi có giáo viên dự  giờ, thăm lớp là sử  dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang   lại như thế nào. Nội dung vấn đề  thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả  năng, chưa kích thích được hứng thú của học sinh. Vấn đề  thảo luận nhóm  quá dễ, quá thấp sẽ làm học sinh chủ quan, không làm việc. Ngược lại, vấn   Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        7 
  8.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  đề  đưa ra quá khó, quá cao thì học sinh không thể  tranh luận để  giải quyết   được. Tất cả đều không mang lại hiệu quả cho thảo luận nhóm.  3. Giải pháp, biện pháp  3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp   giáo  viên   nắm   vững  cách   thức   tổ   chức  thảo   luận   nhóm  trong   giảng dạy môn Khoa học nhằm nâng cao chất lượng của môn học. Học sinh tích cực, chủ  động khi tham gia hoạt động nhóm. Trình bày  được kết quả thảo luận bằng nhiều hình thức như: lời nói, bài viết, hình vẽ,  sơ đồ, phân tích vật thật qua thực hành thí nghiệm. Vận dụng được các kiến   thức đã học vào thực tiễn đời sống. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng và quy định của việc   dạy học theo nhóm Dạy  học  theo  nhóm  còn   được  gọi  là  dạy  học  hợp  tác.  Đây  là  một  phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ  để  các em tự  do trao đổi ý   kiến, bày tỏ  thái độ, chia sẻ  kinh nghiệm về  một vấn đề  đặt ra dưới sự  hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh có nhiều cơ hội để  diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở  rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ  năng nói; đồng thời tạo cơ  hội để  học sinh học hỏi từ  bạn, phát huy vai trò  trách nhiệm cá nhân, biết tuân thủ  làm việc theo sự  phân công của tập thể.   Qua hoạt động nhóm, hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng hợp tác, kĩ  năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác như: năng lực lãnh đạo, đưa ra   quyết định, năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình,...  Dạy học theo  nhóm  luôn đưa các em vào thế  chủ  động tìm tòi kiến   thức. Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị  căng  thẳng như  lúc làm việc một mình, các em luôn được hỗ  trợ, hợp tác trong  nhóm. Vì vậy, việc tổ  chức cho học sinh học theo nhóm là rất  quan trọng,  nếu giáo viên tổ chức tốt sẽ đạt hiệu quả cao trong tiến trình của từng bài học. Thông thường, quy trình tổ chức dạy học theo nhóm gồm 4 bước sau: Bước 1: Chia nhóm; giao nhiệm vụ và quy định thời gian dành cho các  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        8 
  9.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  nhóm thảo luận. Bước 2: Các nhóm thảo luận; giáo viên kết hợp theo dõi, hỗ trợ và giúp  đỡ các nhóm. Bước 3: Tổ chức báo cáo trước lớp (đại diện của từng nhóm trình bày;  các nhóm khác có thể chất vấn hoặc bổ sung) Bước 4: Tổng kết, đánh giá quá trình thảo luận. Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên hiểu rõ bản chất, ý nghĩa và  nắm vững quy trình dạy học theo nhóm thì sẽ  phát huy tối đa tính tích cực,  sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả mỗi tiết học. 3.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức dạy học theo nhóm Để tổ chức dạy học theo nhóm đạt hiệu quả nhanh nhất, giáo viên cần  phải thực hiện tốt từ khâu thiết kế bài soạn, hệ thống câu hỏi, đồ dùng dạy ­  học đến việc định hướng sử  dụng các hình thức nhóm trong từng hoạt động  của tiết dạy sao cho phù hợp. Cụ thể: a) Thiết kế bài soạn Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học xem bài nào có  thể  vận dụng phương pháp dạy học nhóm. Đối với các bài học có nội dung  trừu tượng hoặc hệ thống kênh hình nhiều, câu hỏi có độ khó, có hướng mở  đòi hỏi cần phải nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi   mới vỡ lẽ ra vấn đề thì giáo viên nên vận dụng các hình thức dạy học nhóm. Trong mỗi bài học, tuỳ theo từng hoạt động học để giáo viên lựa chọn  hình thức nhóm phù hợp, như: nhóm cố định (2 em ngồi cùng bàn; hoặc 3 ­ 4   em bàn trên bàn dưới quay mặt vào nhau), nhóm ngẫu nhiên (theo số  thứ tự,  màu sắc), nhóm cùng trình độ, nhóm khác trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm  lớn theo dãy bàn;... nhằm tạo ra không khí học tập vui vẻ, không nhàm chán. Trước khi sử  dụng hoạt động nhóm vào một bài dạy, giáo viên cần  phải nắm được: + Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ?  + Hoạt động nào cần thảo luận nhóm ? với bao nhiêu thời gian ? + Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ? Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        9 
  10.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  + Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương   tiện, thiết bị gì ? + Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ? ………………… b) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi Để  cho hoạt động nhóm làm việc hiệu quả, phát huy được năng lực  học tập của từng thành viên trong nhóm thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi là  một khâu quan trọng. Nếu như  câu hỏi quá đơn giản sẽ  làm cho việc thảo   luận đơn điệu, học sinh chủ quan và thờ ơ với nhiiệm vụ được giao. Ngược  lại, nếu như câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh chán nản, tinh thần học tập   căng thẳng. Vì thế, giáo viên cần lưu ý mức độ  và dung lượng kiến thức   trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao  cho nhóm này câu hỏi quá dễ, nhóm kia lại câu hỏi quá khó.  Trong quá trình dạy học, giáo viên nên sử  dụng các dạng câu hỏi khác  nhau cho các đối tượng học sinh, cụ thể: + Dạng 1: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan  Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” (Sách giáo  khoa trang 54 & 55) Đầu tiên, tôi chia nhóm theo bàn (nhóm 2), yêu cầu các em quan sát   tranh SGK và trao đổi về  các nguyên nhân gây cho nguồn nước bị  ô nhiễm,   trả lời câu hỏi ở phiếu bài tập dưới đây (khoảng 3 phút). * Phiếu bài tập Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là : A. Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt. Sử dụng thuốc   trừ sâu, phân hoá học, nước thải của nhà máy không qua xử lý xả thẳng vào  sông hồ. B. Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ ... làm ô nhiễm nước mưa. C. Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu ... làm ô nhiễm nước biển. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Hết thời gian thảo luận, tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét và bổ  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        10 
  11.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  sung. Sau đó bằng một số  câu hỏi liên hệ,  giáo viên  yêu cầu  học sinh  kể  những việc làm của bản thân hằng ngày đã làm để bảo vệ nguồn nước. + Dạng 2: Hệ thống câu hỏi mở  Câu hỏi mở  là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả  lời, nhiều cách lí  giải khác nhau đòi hỏi học sinh phải tư duy và thậm chí có phần tranh luận  để tìm ra kết quả đúng nhất. Sử dụng hệ thống câu hỏi dạng này sẽ lôi cuốn   được nhiều học sinh tham gia, lớp học sôi nổi hơn vì các em được trình bày  suy nghĩ, quan điểm của mình trước tập thể.  Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động 1 bài 26  “Nguyên   nhân làm nước bị  ô nhiễm”,  giáo viên  không sử  dụng câu hỏi trắc nghiệm  (dạng 1) mà tiến hành cho học sinh thảo luận câu hỏi mở  Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa   hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẫn trong lúc giảng bài để cho học sinh  thảo luận tìm phương án giải quyết. Khi chọn nội dung thảo luận, giáo viên  cần chú ý xem xét học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về vấn đề mà  mình đưa ra để tránh trường hợp quá sức với các em. c) Các đồ dùng và phương tiện dạy học Đồ  dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ  để  thực hiện  phương   pháp   dạy   học.  Chúng  phụ   thuộc   vào   nhiều   yếu   tố,   trong   đó   có  phương pháp dạy học và hoạt động dạy học.    Sử dụng tốt đồ  dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có  thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng  tạo hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể  tự  khám phá, lĩnh hội   kiến thức và phát triển kỹ  năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo  viên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu như không có sự hổ trợ của đồ dùng  dạy học bởi vì giáo viên lên lớp mà không có bất cứ  phương tiện dạy học   nào thì chẳng khác nào một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử  dụng tốt phương tiện dạy học  là một  sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần  nội dung chính của sách giáo khoa mới, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng   tích cực và gây hứng thú hơn trong học tập của học sinh. Đối với môn Khoa học lớp 4, thông thường giáo viên và học sinh cần   chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học sau: Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        11 
  12.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  ­ Tranh  ảnh phóng to (tùy từng bài); phiếu học tập; các tấm thẻ; bảng   phụ  (bảng nhóm); mô hình, sơ đồ; đồ dùng thí nghiệm. ­ Vật thật (rau, củ, quả,…); một số tranh ảnh sưu tầm; dụng cụ làm thí  nghiệm (cốc, nước, đường, cát, muối; hộp giấy, nến,…). ­ Hình  ảnh minh họa từ  phần mềm hỗ  trợ  của Công nghệ  thông tin   (GV) Để giúp các nhóm làm việc có hiệu quả và đảm bảo thời gian quy định,  cuối tiết học trước, giáo viên nhắc nhở  học sinh chuẩn bị  một số  đồ  dùng,  dụng cụ có liên quan đến bài học sau. Nhóm trưởng có nhiệm vụ  phân công  các thành viên trong nhóm mang đồ dùng, dụng cụ đầy đủ. Tùy từng bài hoặc  nội dung từng hoạt động, giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh sử  dụng   đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả. Ví dụ 1: Khi dạy bài 40 “Bảo vệ bầu không khí trong sạch” (Sách giáo  khoa trang 80) Ở hoạt động 1, để  giúp các em tìm hiểu những biện pháp bảo vệ  bầu   không khí trong sạch, tôi đã tiến hành tổ chức hoạt động nhóm như sau: ­ Mục tiêu hoạt động này: Nêu những việc nên và không nên làm để  bảo vệ bầu không khí trong sạch. ­ Đồ dùng: * Giáo viên:  + Máy chiếu (hỗ trợ bài giảng), sưu tầm một số tranh ảnh  minh họa cho các việc làm; thiết kế theo các Slike.  + Các tấm thẻ ghi nội dung việc làm từng tranh.  * Học sinh :  Tranh ảnh sưu tầm. 3.2.3. Tạo môi trường hợp tác trong nhóm và nâng cao trách nhiệm mỗi   thành viên  Môi trường học của hợp tác nhóm đòi hỏi sự  trao đổi qua lại tích cực  giữa các học sinh độc lập trong nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành  viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động  tích cực đối với học sinh như: tăng cường động cơ  học tập, làm nảy sinh  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        12 
  13.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  những hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và   đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản   hồi bằng các hình thức lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham   gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải   học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi  thành viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò  ấy được luân phiên   thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư  kí,  báo cáo viên ...).  Vì thế, ngay từ  các tiết học đầu năm, tôi đã giúp các em hiểu được  chức năng, nhiệm vụ  của từng thành viên trong nhóm và hướng dẫn tỉ  mỉ  cách điều hành hoạt động nhóm. Cụ thể: + Trưởng nhóm : chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động.  + Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất. + Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả  công việc của nhóm. (Báo  cáo viên có thể là trưởng nhóm hoặc các thành viên trong nhóm).  Đồng thời, trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên  đưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để  hoàn thành   công việc được giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện   nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được  giao một cách tích cực, gáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học   sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như  liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được  học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã   biết, đã trải nghiệm. Chính vì thế, học sinh các lớp tôi phụ trách hiện này rất  quen thuộc và thành thạo với hình thức học theo nhóm. Sau khi nghe hiệu  lệnh chia nhóm của giáo viên, các em tự hội ý cử nhóm trưởng, thư kí và điều   hành nhóm hoạt động rất sôi nổi, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận   rất tự tin, mạnh dạn trước tập thể lớp.  Đặc biệt, mỗi thành viên trong nhóm  đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác.  3.2.4. Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhóm trong từng bài   Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        13 
  14.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  và từng hoạt động học Trong mỗi tiết học, giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp dạy  học khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự can thiệp và  quyết định của giáo viên, tăng cường sự  tham gia của học sinh vào các hoạt  động tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới. Vì thế, tuỳ theo từng hoạt động học  trong bài để  giáo viên lựa chọn các mô hình tổ  chức hoạt động nhóm phù  hợp.  Mỗi mô hình nhóm có ưu điểm và hạn chế khác nhau, như: Các mô hình  Ưu điểm Hạn chế hoạt động  nhóm Nhóm   theo   cặp  Hai   hình   thức   này   sẽ   giúp  Học sinh ít được giao lưu,  hoặc nhóm từ  3­ các em có nhiều cơ  hội nói  học   hỏi   với   các   bạn   khác  4 học sinh lên ý kiến của mình, các em  trong lớp dẫn đến sự  nhàm  được   rèn   luyện   kĩ   năng  chán,   không   thích   hợp   tác  diễn đạt, giao tiếp và hợp  với bạn đó nữa. tác trong công việc. Không  mất   thời   gian   tổ   chức,  không xáo trộn chỗ ngồi mà  vẫn   huy   động   được   học  sinh làm việc cùng nhau. Nhóm   cùng   trình  Đáp  ứng đúng nhu cầu khả  Hệ  thống câu hỏi giáo viên  độ  (HS   năng  năng học tập của học sinh phải   chuẩn   bị   nhiều,   phân  khiếu   riêng;   HS   hóa rõ ràng; nhóm học sinh  có khả  năng tiếp   có khả  năng tiếp thu chậm  thu   mức   đạt   làm   việc   không   có   người  chuẩn riêng) chủ chốt, việc điều hành sẽ  không   sôi   nổi,   hiệu   quả,  nhiều   lần   như   thế   các   em  cảm thấy nhàm chán. Nhóm   khác   trình  Học   sinh   năng   khiếu   giúp  Một số  em còn  ỷ  lại, dựa  độ  (có   03   đối   đỡ,   hỗ   trợ   học   sinh   yếu  dẫm vào các bạn học sinh  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        14 
  15.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  tượng   khác   trong quá trình thảo luận. năng   khiếu;   lúng   túng   và  nhau) chưa   mạnh   dạn   tham   gia  vào   hoạt   động   chung   của  nhóm Nhóm nhiều học  Đưa   ra   nhiều   ý   tưởng,  Khuôn   viên   lớp   học   chật,  sinh (từ 6 ­ 8 học   nhiều   hướng   giải   quyết  phải xoay bàn ghế  hoặc di  sinh hoặc cả một   vấn đề đặt ra chuyển   nhiều   làm   ảnh  dãy lớp) hưởng   thời   gian   tiết   học;  cơ  hội tương tác, giao tiếp  một số  em ít, có thể  xảy ra  hiện   tượng   học   sinh   năng  khiếu lấn át học sinh  khác;  giáo viên khó quản lý, việc  hỗ   trợ   đến   từng   học   sinh  chưa kịp thời. Nhóm ngẫu  Tạo   ra   sự   hứng   khởi   khi  Khuôn viên lớp học chật, di  nhiên; nhóm cùng  được   hợp   tác   với   người  chuyển   nhiều   làm   ảnh  sở thích: bạn mới. hưởng thời gian và nề  nếp  lớp   học.   Có   thể   chưa   tìm  được   sự   công   bằng   khi  đánh giá vì khả năng tư duy  giữa các nhóm không tương  đồng nhau... Thực tế cho thấy rằng, hoạt động nhóm có thể sử dụng phổ biến trong  tất cả  các hoạt động của mỗi tiết học, nhưng hiệu quả  nhất vẫn là trong   hoạt động phát triển bài. Căn cứ  vào đặc trưng của từng mô hình nhóm nêu  trên và tình hình thực tế không gian, sĩ số lớp học, để tổ chức dạy theo nhóm  cho phù hợp tiến hành như sau: * Đối với những hoạt động làm việc với sách giáo khoa, quan sát các  hình và trả  lời câu hỏi trong sách giáo khoa: giáo viên tổ  chức cho học sinh   thảo luận theo cặp (02 học sinh cùng bàn quay mặt vào nhau). Chẳng hạn: Khi dạy bài 6 “Vai trò của vi­ta­min, chất khoáng và chất  xơ” (SGK trang 14&15) Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        15 
  16.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Ở  hoạt động 1, để  giúp học sinh nhận biết được những loại thức ăn   chứa nhiều vi­ta­min, chất khoáng và chất xơ  giáo viên đã tiến hành tổ  chức   nhóm như sau: ­ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ Yêu cầu 02 học sinh ngồi cùng bàn quan sát các hình minh họa (SGK  trang 14 & 15) và nói cho nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi­ta­min,   chất khoáng và chất xơ (thời gian khoảng 3 phút) ­ Bước 2: Thảo luận nhóm (hình thức hỏi  đáp) Gợi ý: + HS1: Hình minh họa này vẽ các loại thức ăn gì ? + HS2: trả lời + HS1: Bạn thích ăn những món nào chế biết từ chuối ? Vì sao? + HS2: trả  lời kết hợp giải thích (VD: Tớ  thích ăn chuối chín, chuối  xào, kem chuối,vì nói rất ngon và bổ) Tương tự với các loại thức ăn khác: đổi vai (HS2: hỏi ; HS1: trả lời) ­ Bước 3: Trình bày trước lớp Gọi 2 đến 3 cặp thực hiện hỏi ­ đáp ; Lớp nhận xét; bổ sung. ­ Bước 4: Tổng kết, đánh giá + Kể tên được những loại thức ăn chứa nhiều vi­ta­min, chất khoáng và  chất xơ  ? (kể  các loại trong hình SGK kết hợp kể  theo hiểu biết của bản   thân) + Nhận xét, ghi bảng theo các nhóm (vi­ta­min; chất khoáng; chất xơ) Từ đó cung cấp cho học sinh hiểu thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất   bột đường (sắn, khoai lang, khoai tây,…) cũng chứa nhiều chất xơ. * Đối với các hoạt động làm việc với phiếu học tập, vật thật, sơ  đồ,   khai thác câu hỏi nhiều ý, câu hỏi khó mang tính chất giải thích hoặc giải  quyết tình huống giáo viên đưa ra: giáo viên tổ  chức cho học sinh thảo luận   theo nhóm 3 ­ 4 học sinh (học sinh bàn trước và bàn sau quay mặt vào nhau). Ví dụ: Khi dạy bài 37 "Tại sao có gió ?" (SGK trang 74) Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        16 
  17.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Đầu tiên, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh (SGK) hoặc  cho ra sân trường quan sát vật thật về các hiện tượng: cây cối lung lay, lá cờ  tổ quốc bay phấp phới.  Tiếp theo, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, phối hợp với nhóm trưởng  tổ chức chơi trò chơi “chong chóng” Cuối cùng, cho học sinh vào lớp, phát phiếu học tập và yêu cầu các em  hoàn thành trong vòng 3 phút. PHIẾU BÀI TẬP Hãy nối các ý ở cột A với nội dung cột B cho phù hợp            A              B Giã nhÑ Chong chãng quay Kh«ng cã Chong giã chãng quay Giã m¹nh Chong chãng kh«ng ­ Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung. ­ Giáo viên kết luận:  Giã nhÑ Chong chãng quay nhanh Kh«ng cã Chong chãng giã quay chËm Giã m¹nh Chong chãng kh«ng quay Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        17 
  18.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  Qua hoạt động khởi động, giúp các em có biểu tượng về  mức độ  của  gió và kích thích sự tò mò bắt đầu tìm hiểu nội dung chính của bài học. * Đối với các hoạt động tạo nhóm để  làm thí nghiệm; đóng vai; tìm   hiểu nguyên nhân của một số  sự  vật, hiện tượng trong tự  nhiên; triển lãm  tranh  ảnh và sản phẩm có liên quan đến nội dung bài học hoặc khai thác bài   bằng phương pháp Bàn tay nặn bột: tôi tổ  chức cho học sinh thảo luận theo   nhóm lớn từ 6­8 học sinh (hoặc mỗi dãy là 01 nhóm). Ví dụ: Khi dạy bài “Con người cần gì để sống?” (Sách giáo khoa trang  4) Đối với bài này hoạt động 2  giáo viên  cho học sinh thảo luận nhóm  bằng cách tổ chức cho các em chơi trò chơi Đi tìm điều kiện sống.  * Mục tiêu: Kể ra được những điều kiện cần thiết tối thiểu để  duy trì  sự sống của con người. * Chuẩn bị Mỗi nhóm có một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu. Trên mỗi tấm phiếu  vẽ một thứ các em "cần có" để duy trì sự sống (như: thức ăn, nước uống, ánh  sáng....) hoặc một thứ các em "muốn có" (như: sách báo, đồ chơi , ti vi ....)  * Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm, giao việc và hướng dẫn cách chơi ­ Giáo viên chia lớp 3 thành nhóm (mỗi dãy là 01 nhóm); phát cho mỗi   nhóm một bộ đồ chơi nêu trên và hướng dẫn: Đầu tiên mỗi nhóm bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ (được vẽ trong 20   tấm phiếu). Tiếp đó các nhóm chọn ra 6 thứ trong 10 thứ sao cho các thứ các  nhóm chọn là đủ  diều kiện tối thiểu để  đảm bảo sự  sống cho con người.  Trong thời gian 4 phút, nhóm nào chọn nhanh nhất và giải thích đúng từng thứ  đã chọn thì đội đo thắng cuộc . Bước 2: Thảo luận nhóm Lựa chọn các thứ tối thiểu để duy trì sự sống của con người. Học sinh   các nhóm thảo luận để  đi đến thống nhất chọn các điều kiện tối thiểu để  duy trì sự sống cho con người. Vậy giáo viên phải đi từng nhóm để giúp học  Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        18 
  19.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  sinh giải thích về các thứ mà nhóm mình đã chọn hoặc không chọn được vẽ  trong phiếu  để các em có thể giải thích đúng và trôi chảy hơn .  Bước 3: Báo cáo trước lớp ­ Lần lượt đại diện các nhóm nêu kết quả lựa chọn của nhóm mình và   giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy ? Bước 4: Tổng kết, đánh giá ­ Có thể sự lựa chọn của các nhóm là không giống nhau và giáo viên gợi  ý cho các em thảo luận, giúp học sinh nêu lên những điều kiện cần thiết tối   thiểu để  duy trì sự  sống của con người theo mục "Bạn cần biết" trong sách  giáo khoa  môn học. Ví dụ 2: Khi dạy bài 37 "Tại sao có gió ?" (SGK trang 74) Ở hoạt động 2, yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với đồ dùng đã chuẩn  bị. Thí nghiệm này để  chứng minh rằng: "Không khí chuyển động từ  nơi  lạnh sang nơi nóng"và đó củng chính là “hướng của gió thổi”.  Tôi lần lượt tiến hành như sau:  Bước 1: Chia nhóm, kiểm tra đồ dùng của học sinh đã chuẩn bị  sau đó  nêu mục đích và hướng dẫn cách tiến hành làm thí nghiệm. Đồng thời phát  phiếu học tập với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.  Bước 2: Tạo nhóm, tiến hành thí nghiệm và thảo luận và trả lời các câu   hỏi bài tập 2 (phiếu bài tập). PHIẾU BÀI TẬP Theo dõi thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: a) Khi đốt ngọn nến cháy, không khí ở hai ống có hiện tượng là: A. Cả hai ống có không khí đều nóng.  B.  Cả hai ống có không khí đều lạnh. C. Một ống có không khí lạnh, một ống có không khí nóng b) Không khí chuyển động theo hướng nào ? A. Từ nơi lạnh sang nơi nóng. B. Từ nơi nóng sang nơi lạnh. Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        19 
  20.       SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4  C. Cả A và B. Bước 3:  Đại diện nhóm báo cáo; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4:  Kết luận, chốt kiến thức  Ý a): C ;   ý b): A Từ  đó yêu cầu các em giải thích Tại sao có gió ? Gió thổi theo hướng   từ nơi nào đến nơi nào ? Sau khi học sinh trả  lời, giáo viên chốt:  Gió có là do chênh   lệch về  nhiệt làm cho không khí chuyển động từ  nơi lạnh sang nơi nóng và tạo ra   gió. Gió thổi theo hướng từ nơi có không khí lạnh đến nơi có không khí nóng. Tiếp tục hướng dẫn học sinh liên hệ  thực tế  nhằm giúp các em nhận  biết được hướng gió thổi từ  “biển vào đất liền” hay “từ  đất liền ra biển”  theo thời gian ban ngày hoặc ban đêm (Ban ngày gió thổi từ biển thổi vào đất   liền, còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển).  Ngoài ra, để  phát huy tối đa tác dụng và hiệu quả  của phương pháp  thảo luận nhóm đòi hỏi giáo viên phải sử dụng kết hợp nó với phương pháp   quan sát và phương pháp thí nghiệm. Học sinh muốn có kết quả  thí nghiệm  chính xác thì phải cùng hợp tác với bạn để  làm thí nghiệm, cùng nhau quan  sát và trao đổi, thảo luận với bạn trong nhóm để  khẳng định lại hiện tượng  diễn ra trong thí nghiệm, từ  đó dễ  dàng lĩnh hội được tri thức cần nắm và   cũng giúp học sinh  khắc sâu và  nhớ kiến thức lâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài 52 “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” (SGK trang  104) Ở hoạt động 2, để  giúp học sinh nắm được tính cách nhiệt của không  khí, tôi tiến hành cho các em làm thí nghiệm.  Bước 1: Chia nhóm  Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm đọc kĩ thí nghiệm tr.105   Bước 2: Thảo luận nhóm kết hợp làm thí nghiệm Lê Minh Hoàng ­ Trường TH Tây Phong                        20 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2