intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong trường học

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, của kinh tế- xã hội, công cuộc đổi mới của đất nước đã đặt ra trách nhiệm cho ngành phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Để hoàn thành được sứ mạng của mình ngành giáo dục chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Chuyên đề này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong trường học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong trường học

  1.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Từ  khi có Nghị  quyết Trung  ương II ( khoá VIII) về  sự  lãnh đạo của  Đảng đối với lĩnh vực  giáo dục đào tạo và Nghị  định 73 của Chính phủ  về  chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục­ y   tế. Sau 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã thực sự đi vào  cuộc sống.  Được Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo ra sự chuyển biến   mới không chỉ  trong nhận thức mà cả  trong hành động, không chỉ  trong toàn  ngành giáo dục  mà cả  trong quần chúng nhân dân. Cơ  sở  vật chất phục vụ  dạy học được cấp uỷ  Đảng và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư  xây   dựng. Các nhà trường đã huy động và duy trì được sĩ số  học sinh, vận động  các em bỏ học ra lớp, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong  học tập. Nhà trường đã tổ  chức cho giáo viên phụ  đạo không thu tiền, kèm  cặp học sinh để nâng chất lượng giáo dục.        Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, của kinh t ế­ xã hội, công   cuộc đổi mới của đất nước đã đặt ra trách nhiệm cho ngành phải nâng cao  chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp  ứng yêu cầu hội nhập  quốc tế  và nhu cầu phát triển của người học. Để  hoàn thành được sứ  mạng  của mình ngành giáo dục chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa  giáo dục nhằm “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp  nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý  của Nhà nước”.  II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:    1.Thuận lợi Có sự   ủng hộ  của lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân đân phường  Bắc sơn đối với sự  nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà   trường hoạt động. Do huy động được kinh phí từ  nhiều nguồn( ngân sách địa phương, dự  án, đóng góp của cha mẹ học sinh) năm 2005 Trường THCS Bắc Sơn đã được  1 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  2.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. xây dựng mới trên diện tích đất rộng 5535m2 với 1 khu hiệu bộ 2 tầng với 6  phòng làm việc,1 dãy nhà 2 tầng kiên cố với 16 lớp học và 4 phòng chức năng,  cùng với một số trang thiết bị­ đồ dùng dạy học. Địa bàn phường Bắc Sơn rất giàu tiềm năng kinh tế, là phường trung  tâm của thị  xã du lịch Sầm sơn nổi tiếng cả  nước .Với gần 200 cơ  sở  kinh   doanh du lịch, dịch vụ. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt hơn 5 tỷ  đồng, thu  nộp thuế cho nhà nước gần 8 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 17   triệu đồng/người/năm, có nhiều hộ khá và giàu. Đó là tiền đề rất thuận lợi để  làm tốt công tác huy động cộng đồng. Nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt, đạt nhiều thành tích cao.  Với đội ngũ cán bộ  giáo viên có trình độ  100% đạt chuẩn, 70% trên chuẩn   (trình độ  đại học). Có chuyên môn nghiệp vụ  vững vàng với 65% giáo viên  đạt danh hiệu dạy giỏi cấp Thị, 40% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp  Tỉnh. Đây chính là lực lượng nòng cốt có uy tín trong việc triển khai công tác  xã hội hóa giáo dục, trong giảng dạy và giáo dục học sinh cũng như huy động  nguồn lực trong cộng đồng xây dựng nhà trường.       2. Khó khăn         Những năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đã và đang triển khai ba cuộc   vận động và một phong trào thi đua lớn của ngành, nhằm đầu tư  cơ  sở  vật  chất, trang thiết bị hiện đại, đổi mới quản lý, ứng dụng công nghệ  thông tin,  nâng cao chất lượng giáo dục.... Trong khi ngân sách nhà nước cấp cho nhà  trường chưa đáp  ứng đủ. Công tác vận động kinh phí xây dựng trường trong  cha mẹ học sinh có thời kỳ gián đoạn do có sự hiểu chưa đúng văn bản 10917   BTC­ CST ngày 16/8/2007 của Bộ  Tài Chính về  việc “ Bãi bỏ  khoản thu quĩ  xây dựng trường học mang tính chất bắt buộc.”       Ban giám hiệu nhà trường chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong  công tác này. 3. Kết quả  công tác huy động cộng đồng xây dựng nhà trường từ  thực   trạng trên. + Năm 2007­ 2008:1 máy chiếu Projecter trị giá gần 20 triệu đồng + Năm 2008 – 2009 : 1 bộ tăng âm loa đài trị giá gần 15 triệu đồng. 2 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  3.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Có một thực tế rất đáng suy ngẫm, đó là trên địa bàn thị  xã Sầm sơn các khu   đền chùa, miếu mạo đều được tu bổ  xây dựng nhờ  một phần kinh phí từ  sự  cung tiến rất lớn của quần chúng nhân dân, trong đó có lực lượng không nhỏ  là cha mẹ  học sinh của nhà trường. Trong khi kết quả  thu được từ  công tác  huy động nguồn lực trong cộng đồng tham gia xây dựng trường còn rất khiêm   tốn so với tiềm năng kinh tế và lòng hảo tâm của nhân dân địa phương.       Làm thế nào để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn lực  tham gia xây dựng trường? Để  nhà trường có đủ  điều kiện cơ  sở  vật chất,   kinh phí triển khai có hiệu quả  các cuộc vận động và phong trào thi đua, giữ  vững danh hiệu trường Chuẩn quốc gia?     Xuất phát từ những trăn trở  đó tôi đã tìm tòi, học hỏi để  có biện pháp làm   tốt công tác này. Sau 2 năm triển khai thực hiện (năm học 2009­2010 và 2010­ 2011) bước đầu đã thu được kết quả  đáng khích lệ, tôi xin mạnh dạn ghi lại  để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Tạo uy tín, niềm tin với cha mẹ học sinh, cấp uỷ Đảng, chính quyền   và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của  nhà trường. 2.   Thường   xuyên   làm   tốt   công   tác   tham   mưu   với   chính   quyền   địa  phương vì đó là chỗ dựa tốt cho việc triển khai xã hội hoá giáo dục. 3. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm, Ban đại diện cha mẹ  học   sinh có tinh thần trách nhiệm và am hiểu công tác xã hội hoá giáo dục. 4. Hiệu trưởng phải thường xuyên bồi dưỡng và tự  bồi dưỡng để  làm  tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội địa phương. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Xây dựng kế hoạch huy động xã hội tham gia giáo dục. a. Xác định mục tiêu của việc huy động xã hội : 3 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  4.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Ngay từ  đầu năm học nhà trường cần xác định cụ  thể  những nhu cầu  vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết cho công tác dạy học, nhu  cầu này thay đổi hàng năm tuỳ  vào thực tế  nhà trường và chủ  đề  của từng   năm học. Ngoài mục tiêu huy động nguồn lực vật chất nhà trường cũng cần xác  định mục tiêu nguồn lực phi vật chất, đó là tạo ra môi trường giáo dục thống   nhất trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt với môi trường địa phương có ngành  kinh tế  chủ  đạo là du lịch dịch vụ, không thể  tránh khỏi  ảnh hưởng tiêu cực  của mặt trái ngành “công nghiệp không khói” tới nhận thức, hành vi của thanh  thiếu nhi thị xã và học sinh nhà trường.... Do đó cần có kế hoạch phối hợp đề  xuất, tham mưu với cơ  quan chức năng đảm bảo môi trường giáo dục lành  mạnh,thống nhất trong và ngoài nhà trường.  Bên cạnh đó cần tranh thủ các yếu tố tinh thần, sự  ủng hộ chủ trương   giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin của các tổ chức đoàn thể trong phường   như  Đoàn thanh niên, Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học...với công tác giáo  dục của nhà trường.  b. Trong công tác xây dựng kế  hoạch cần xác định được các nhóm đối   tượng có thể tham gia xã hội hoá giáo dục, đó là: Lãnh đạo Đảng, chính quyền phường Bắc Sơn: Chỉ  có lực lượng này  mới có thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu  hành chính cơ sở phát  huy sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lượng xã hội tham gia xây   dựng và phát triển nhà trường. Và đây cũng là lực lượng không chỉ huy động,  khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động, tổ chức điều hành   sự  phối hợp các lực lượng xã hội bằng việc ban hành các chỉ  thị, nghị quyết;  các kế hoạch hoạt động, tạo điều kiện cho công tác xã hội hoá giáo dục triển   khai thuận lợi. Gia đình, cha mẹ  học sinh, Ban đại diện cha mẹ  học sinh : Đây là lực   lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường.  Một đối tác trong việc xã hội hoá giáo dục và cũng là lực lượng quan trọng  góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.  4 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  5.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Các cơ quan đoàn thể có chức năng, trách nhiệm đối với nhà trường như  đoàn phường, trạm xá, công an phường, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức...  các tổ chức này tạo nên một lực lượng đông đảo, đa dạng để nhà trường vận   động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ giáo dục. Các cơ  sở  kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn phường như  công ty  Sơn Trang, công ty Hưng Phong, nhà nghỉ  Lạch Nam, nhà nghỉ  Bộ  tài chính,  Trung tâm Viễn thông Sầm sơn ... đây là lực lượng hỗ  trợ  quan trọng trong   việc huy động  các nguồn lực xây dựng nhà trường, đặc biệt là nguồn lực vật   chất. 2. Phân phối các nguồn lực thích hợp.    Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng cần huy động, cần dự  kiến kết quả cụ thể với từng đối tượng.   Với cấp uỷ  Đảng, chính quyền phường Bắc sơn: Cần tranh thủ  chủ  trương, cơ chế cho công tác xã hội hoá giáo dục như quyết định của Hội đồng  nhân dân phường cho phép huy động kinh phí của cha mẹ  học sinh đóng góp   xây dựng trường. Là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ phường về việc huy   động trẻ trong độ tuổi phổ cập giáo dục THCS ra lớp. Chỉ đạo các tổ chức xã   hội  như Đoàn phường, Hội phụ nữ, các bí thư, trưởng khu phố  tham gia vào  việc quản lý, giáo dục học sinh  ở  địa phương (đặc biệt trong thời gian học   sinh nghỉ  hè);  vận động học sinh bỏ  học ra lớp. Đưa tỉ  lệ  học sinh trong độ  tuổi đi học ra lớp vào tiêu chuẩn để bình xét khu phố văn hóa, bình xét chi bộ  trong sạch, vững mạnh… Cũng có thể chỉ là bài phát biểu của đồng chí Bí thư, Chủ  tịch phường   trong lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học có phần ghi nhận và cảm ơn sự  đóng góp của các tập thể, cá nhân ủng hộ cho nhà trường cũng là “vô giá”, tạo  sự  đồng thuận trong dư  luận xã hội giúp cho nhà trường làm tốt công tác xã  hội hoá giáo dục. Với cha mẹ  học sinh, Ban đại diện cha mẹ  học sinh: Nhà trường cần   xác định đây là một chủ  thể  của công tác xã hội hoá giáo dục. Tất cả  mọi   công việc trong trường muốn dạt kết quả tốt đều không thể không có sự ủng   hộ  của cha mẹ  học sinh, Ban đại diện cha mẹ  học sinh. Do đó có thể  huy   5 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  6.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. động vào rất nhiều lĩnh vực, trực tiếp tham gia vào các hoạt động như  giáo  dục đạo đức học sinh, vận động học sinh bỏ học ra lớp; tham gia vào các hoạt  động ngoại khoá...; gây quĩ, mua sắm tài sản, trang thiết bị…  3. Thực hiện đúng nguyên tắc huy động cộng đồng  Đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, nếu làm tốt nguyên tắc này sẽ  tạo ra  mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang   lại hiệu quả thiết thực.  Trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm nhà trường cần công khai kết   quả huy động nguồn lực của năm học trước, với hình thức cung cấp văn bản  quyết toán thu – chi để giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh  báo cáo trong hội nghị. Đồng thời niêm yết tại bảng tin và thông báo trong  chào cờ  đầu tuần, lễ  sơ  kết học kỳ   hoặc tổng kết năm học ( tuỳ  thời điểm  huy động). Thông báo cụ thể các nhu cầu vật chất, kinh phí cần cho hoạt động dạy   học, ngoại khoá của lớp trường. Trên cơ  sở  đó các cá nhân, tập thể  cha mẹ  học sinh tuỳ  vào điều kiện khả  năng của mình để  có kế  hoạch  ủng hộ  phù   hợp. Nhà trường luôn khuyến khích các tập thể, cá nhân tự  đứng ra tổ  chức   thực hiện mua sắm, lắp đặt với sự  thoả  thuận, hướng dẫn của trường, lớp.   Ban đại diện cha mẹ  học sinh lập kế  hoạch và dự  trù kinh phí chi tiết, bao   gồm dự  kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự  kiến mức chi cụ  thể.   Huy động kinh phí trong cha mẹ  học sinh theo hình thức tự  nguyện, tuỳ  tâm,  không quy định cụ thể bằng bình quân hoá mức đóng góp. Tuỳ điều kiện kinh   tế  mà các gia đình học sinh quyết định mức kinh phí đóng góp nhiều hay ít   hoặc không đóng góp nếu có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó Ban đại diện cha mẹ  học sinh chủ động thông báo cho cha mẹ  học sinh lớp, đồng thời đến các gia đình có điều điện để tranh thủ sự ủng hộ,   tuỳ vào thế mạnh của từng gia đình. Nếu gia đình có xưởng mộc thì huy động   sửa chữa bàn ghế như gia đình em Nguyễn Hữu Tùng lớp 8A, nếu gia đình có   ô tô, xe điện thì hỗ  trợ  công vận chuyển như  gia đình em Cao Thị  Trang 8B.  Nếu gia đình có hiệu may thì hỗ trợ may rèm cửa cho  lớp như gia đình em Lê  6 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  7.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Anh Tú lớp 6C. Nếu là doanh nghiệp, nhà nghỉ, khách sạn thì hỗ trợ vật chất,   tài chính như  gia đình em Cao Văn Phong 9B, gia đình em Vũ Thị  Mai Trang   8D, gia đình em Cao Thị Nga 9D, gia đình em Đàm Như Quỳnh 9D… Ban đại diện cha mẹ  học sinh tự  mua sắm theo kế  hoạch trên cơ  sở  kinh phí thực tế  huy động được. Nhà trường chỉ  tiếp nhận và có trách nhiệm  hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Chính sự  dân chủ, công khai, minh bạch của nhà trường đã tạo niềm tin cho cha mẹ học   sinh yên tâm tiếp tục ủng hộ xây dựng nhà trường. So với cách làm trước đây, nhà trường sau khi bàn bạc thống nhất kế  hoạch huy động với Ban đại diện cha mẹ  học sinh đã lấy tổng kinh phí cần  huy động chia cho số  học sinh trong lớp để  qui ra số  tiền mỗi học sinh cần  đóng góp. Sau đó Ban đại diện cha mẹ học sinh  giao cho lớp tổ chức thu và  mua sắm như kế hoạch. Do điều kiện kinh tế mỗi gia đình học sinh khác nhau  nên kết quả huy động thường không cao. Không tận thu được số  kinh phí đã  dự  kiến, cũng không huy động thêm  ở  các gia đình có điều kiện. Quan trọng  hơn là Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực sự nhập cuộc, không phát huy  được tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của lực lượng này tham  gia xây dựng trường. 4. Thực hiện chỉ  đạo điểm trong quá trình triển khai kế  hoạch huy   động  nguồn lực.  Để việc huy động đạt kết quả Ban giám hiệu không nên triến khai đồng  loạt mà chọn 1­2 lớp làm điểm để tập trung chỉ đạo, rút kinh nghiệm. Trong kế  hoạch huy động nguồn lực của xây dựng lớp học thân thiện,   nhà trường đã lựa chọn 2 lớp có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau: + Lớp 8Đ cô Vũ Thị Thuỷ chủ nhiệm với 44 học sinh, là lớp tập trung   nhiều học sinh ngoan, học  khá, với đa số gia đình công chức hoặc kinh doanh,   có điều kiện kinh tế thuận lợi. + Lớp 8A cô Bùi Thị  Thu chủ  nhiệm lại là lớp có sĩ số  học sinh ít (29  em) chỉ bằng 2/3 lớp 8Đ, với nhiều học sinh chưa có ý thức kỷ luật và học tập  chưa tốt, hay vi phạm nội quy trường, lớp.Bố  mẹ  chủ  yếu là lao động phổ  thông, điều kiện kinh tế khó khăn. 7 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  8.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Nhưng cả 2 lớp đều có điểm chung vô cùng thuận lợi, đó là 2 đồng chí  giáo viên chủ nhiệm năng động sáng tạo, dám đổi mới, tận tuỵ, yêu nghề, tâm   huyết với công việc, am hiểu tâm lý và đồng cảm với học sinh. Có khả  năng  tổ chức, tập hợp học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khoá.   Sau khi lựa chọn được lớp thực hiện Ban giám hiệu tổ  chức hội nghị  gồm các thành phần: giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán  bộ  lớp để  nêu mục đích, ý nghiã của việc xây dựng lớp học thân thiện. Với  mô hình có đủ  các trang thiết bị  cần thiết phục vụ  cho các hoạt động sinh   hoạt, học tập, vui chơi giải trí của học sinh như tủ  đựng hồ  sơ, rèm cửa sổ,   các bảng biểu theo dõi thi đua. Các dụng cụ phục vụ thể dục thể thao, các trò   chơi dân gian… Để tăng tính thuyết phục Ban giám hiệu cần phân tích cụ thể vị trí, vai  trò của lớp học trong việc góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, hình thành  kỹ năng sống cho học sinh. Bởi lớp học là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động  giao tiếp, các hoạt động giáo dục, sinh hoạt, vui chơi của học sinh. Chiếm   phần lớn thời gian  hoạt động trong ngày của các em, vì ở nhà chủ yếu chỉ là   nơi ăn, ngủ. Nếu lớp học được trang bị đủ thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc   học tập, vui chơi của các em. Được trang trí sinh động với không gian  ấm  cúng, thân thiện chắc chắn sẽ  trở  thành ngôi nhà thứ  hai gắn bó, thu hút học  sinh với lớp, với trường. Sau khi thống nhất chủ  trương và kế  hoạch hành động giáo viên chủ  nhiệm tiếp tục trao đổi, bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ  học sinh lớp kế  hoạch triển khai thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của lớp. Kết quả thu được rất bất ngờ, không chỉ lớp 8Đ mà 8A cha mẹ học sinh   cả 2 lớp đã nhập cuộc rất nhanh, trong vòng một tuần đã trang bị cho mỗi lớp   một tủ hồ sơ trị giá 1.200.000đồng, 2 chậu cây cảnh trị  giá 500.000 đồng, bộ  rèm cửa lớp (với 5 cửa sổ  và 1 cửa ra vào) trị  giá 2.000.000 đồng, 1 ảnh Bác   Hồ trị giá 3.00.000 đồng. Ngoài ra còn mua sắm các dụng cụ thể dục thể thao,   các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt, vui chơi...Tổng kinh phí mua sắm huy động   ở mỗi lớp được gần 5 triệu đồng. 8 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  9.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Bản thân các em học sinh 8A khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của  các bậc cha mẹ. Sự tâm lí, cở mở, dân chủ của nhà trường và các thầy cô giáo,   các em đã có sự  chuyển biến tích cực. Trước hết là ý thức đạo đức kỷ  luật,   các em tự giác phân công nhau cuổi buổi học  ở lại, một  nhóm toả đi các lớp  thu gom giấy loại, một nhóm  ở  lại lớp để  quét dọn, sắp xếp bàn ghế, chăm   sóc cây... Số  tiền bán giấy loại được các em nuôi “lợn đất” để  gây quĩ lớp.   Hàng tuần các em dành thời gian tổng vệ  sinh, trang trí lớp, sơn lại quạt,   khung cửa sổ...  Không chỉ  có trách nhiệm với lớp của mình mà các em còn hỗ  trợ  lớp  6Đ vệ sinh trang trí lớp với tâm lý rất phấn khởi tự hào vì được thể hiện vai   trò đàn anh giúp đỡ các em nhỏ mới vào trường .  Cuối cùng các em đề xuất được giữ chìa khoá lớp để bảo quản tài sản,  tự  quét dọn không cần nhân viên vệ  sinh. Khi đã tự  giác tham gia các hoạt   động bổ  ích các em không còn nghịch ngợm, vi phạm kỷ  luật, chịu khó học  tập và kết quả cuối học kỳ I số học sinh 8A xếp loại hạnh kiểm khá tốt tăng,  số  học sinh xếp hạnh kiểm yếu kém không còn, số  học sinh xếp loại  hạnh   kiểm trung bình chỉ còn 3 em. Mô hình và hiệu quả hoạt động của lớp 8A, 8Đ lan toả  rất nhanh sang  các lớp khác, lôi cuốn học sinh và các bậc phụ huynh chủ  động tham gia xây  dựng trường lớp, chưa cần đến sự  triển khai, vận động của Nhà trường. Bởi  hiệu quả, lợi ích thiết thực của phong trào đem lại đã thuyết phục hoàn toàn   các bậc phụ  huynh. Ban đại diện  cha mẹ  học sinh các lớp đi tham quan mô  hình 2 lớp 8A, 8Đ để  học tập,rút kinh nghiệm và lựa chọn triển khai  ở  lớp   mình. Hàng tuần tất cả  các các lớp chủ  động tổng vệ  sinh lớp học, lau kính,   sơn lại quạt và bàn ghế …. Lớp 8B có bức tường cuối phòng học bị bong tróc,   màu ve đã loang lổ theo thời gian. Các em có sáng kiến cùng nhau vẽ một bức  tranh  bằng màu nước với hình  ảnh thầy trò phủ  lên bức tường cũ. Trang trí  trên bức tường hành lang cầu thang bằng các bức tranh do các em vẽ trong giờ  Mỹ  thuật, trong các kỳ  thi vẽ  tranh. Gắn các biển báo hiệu đường bộ  nhằm   9 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  10.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. tuyên truyền giáo dục sự  hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành Luật giao  thông cho học sinh theo hình thức “học mà chơi, chơi mà học”.  Khi được nhà trường giao nhiệm vụ trang trí khu vệ sinh các em cũng tự  xây dựng ý tưởng, thiết kế các mẫu trang trí và thực hiện ý tưởng của mình.  Biến bức tường khu vệ sinh rêu phủ  mốc meo, với những chữ  viết nguyệch   ngoạc của học sinh vô ý thức thành bức tường với màu sắc sống động. Với  những lời nhắn nhủ giữ  vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung cho cộng đồng. Lớp học cũng trở thành nơi để các em thể hiện tình cảm, ý chí, nguyện   vọng, sự quyết tâm của lớp với thầy cô, bè bạn bằng các câu ngắn gọn nhưng   giàu ý nghĩa như: “ Trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”   của lớp 7Đ. “ Ước mơ không chờ đợi” của lớp 9Đ, “Chúng ta là một gia đình”  của lớp 8Đ, “ Gương mẫu luôn có hiệu nghiệm hơn là giáo huấn” của 8C...Và  trên hết ,điều mà nhiều giáo viên trường bạn, nhiều khách đến thăm trường   phải thốt lên lời khen ngợi. Đó là tất cả  những gì mà các em đã trang hoàng,  các tranh  ảnh vật dụng, dù trong tầm tay với cũng còn nguyên vẹn.Bởi đó là  công sức, sự sáng tạo, là thành quả lao động của các em, các em tự thấy mình   phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.  Trong các dịp lễ tết nhà trường lại trở nên bận rộn, tấp nập bởi các em   học sinh lại tập trung trang hoàng lớp học của mình bằng những tranh  ảnh,   bưu thiếp...do các em mang đến từ  nhà. Các em ai cũng muốn được tham gia  xây dựng, làm đẹp lớp học của mình,. Tự  hào vì bằng công sức của mình đã  tạo ra một lớp học sạch đẹp, ngăn nắp, vui tươi, thân thiện. Và ngôi trường  trung học cơ sở Bắc sơn thực sự đã trở thành mái ấm gia đình, trở thành ngôi  nhà chung của tất cả các em học sinh.  Chính trong những hoạt động này đã hình thành cho học sinh tình yêu lao   động, trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.  Đồng thời hình thành ý thức tự  giác xây dựng lớp, bảo vệ  của công, sự  hợp   tác, đoàn kết, sáng tạo, rèn luyện các kỹ  năng sống. Tạo cơ  hội thuận lợi để  các em thực hiện tốt quyền bổn phận của mình và phát triển hài hoà về  thể  chất, trí tuệ tinh thần và đạo đức. Trên cơ sở đó hình thành nhứng hành vi, thói  10 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  11.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các   mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày của các em. Không chỉ đầu tư cho lớp như mục tiêu đặt ra ban đầu, một số cá nhân   và tập thể lớp còn ủng hộ nhà trường như gia đình học sinh Nguyễn Hữu Hải   8A ủng hộ phòng nghe nhìn nhà trường 1 bộ  rèm cửa trị giá 1.200.000đ (mặc  dù gia đình em Hải điều kiện kinh tế chưa thuận lợi bằng nhiều gia đình học  sinh khác). Gia đình em Cao Mai Linh 7D  ủng hộ  phích nấu nước cho văn  phòng trị  giá 550.000đ. Cha mẹ  học sinh lớp 7D đã  ủng hộ  rèm cửa cho 2  phòng hiệu bộ, bàn làm việc của hiệu trưởng trị giá gần 4triệu đồng. Và lắp  đặt thử  nghiệm camera nối mạng Internet trị  giá 5,5 triệu đồng để  các bậc   phụ  huynh có thể theo dõi hoạt động học tập, vui chơi của con em mình trên  lớp 7D ở bất kỳ địa điểm nào.         Chỉ sau một tháng triển khai diện mạo trường lớp đã hoàn toàn thay đổi.   Từ hình thức trang trí các lớp “đồng phục” rập khuôn, cứng nhắc đến mỗi lớp   là một “thế  giới”   riêng thể  hiện phong cách, bản sắc, đặc trưng của mỗi  lớp .Tạo nên sự khác biệt về thẩm mỹ, văn hoá, ý tưởng rất sinh động. Ngôi  trường và thầy cô thực sự đã cho các em cảm giác an toàn,thân thiết, tự tin để  các em háo hức mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Tạo được tiếng vang   trong dư luận địa phương, cha mẹ học sinh hết sức phấn khởi trước hiệu quả  của phong trào mang lại  và tin tưởng  đồng tình  ủng hộ  nhà trường trong  những hoạt động tiếp theo.   5. Sử  dụng và phát huy có hiệu quả  nguồn đóng góp của   cha mẹ   học sinh vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mục đích cuối cùng của công tác xã hội hoá giáo dục chính là cải thiện   môi trường giáo dục, điều kiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.  Nếu sự đầu tư của xã hội, của cha mẹ học sinh không đem lại hiệu quả thiết   thực thì rất khó thuyết phục các lực lượng tham gia công tác xã hội hoá giáo  dục trong những năm  tiếp theo. Do đó Ban giám hiệu cần chỉ  đạo giáo viên  tích cực đổi mới PPDH, gây hứng thú học tập cho học sinh bằng nhiều biện  pháp cụ thể, đó là:     11 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  12.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. + Tạo điều kiện đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng   dạy: Do các lớp học đã được cha mẹ học sinh trang bị rèm cửa, đủ độ tối cần   thiết để dạy giáo án điện tử. Nên ngoài phòng nghe nhìn Nhà trường còn bố trí   thêm màn hình và cây vi tính tại các lớp học để  giáo viên thuận tiện sử dụng   giáo án điện tử, hỗ  trợ  đôỉ  mới phương pháp dạy học, gây hứng thú học tập  cho học sinh.  Định kỳ hàng tháng Ban giám hiệu có nhận xét, đánh giá tình hình thực  hiện ứng dụng công nghệ thông tin. Tổng số giờ dạy giáo án điện tử của mỗi   giáo viên để có chế độ khen thưởng kịp thời với những cá nhân tích cực. Kết  quả  tính đến hết tháng 3 năm 2011 đã có 329 tiết dạy giáo án điện tử, tăng   hơn 200% so với cùng kỳ năm học trước.    + Chỉ  đạo nhân viên thiết bị  thí nghiệm tổ  chức sắp xếp kho thiết bị ,  các phòng thực hành, thí nghiệm khoa học, ngăn nắp. Phong cách phục vụ  nhiệt tình, chu đáo để  đáp  ứng nhu cầu sử  dụng thiết bị  ­ đồ  dùng dạy học  của giáo viên. Tăng tần suất sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cũng góp phần  tích cực đổi mới PPDH, giúp học sinh có kĩ năng hình thành kiến thức mới từ  trực quan sinh động, giảm tình trạng dạy chay, “đọc­ chép”… +Tập   trung   bồi   dưỡng   học   sinh   giỏi,   phụ   đạo   học   sinh   yếu   kém:   Trung bình mỗi tuần nhà trường đã xếp vào thời khoá biểu chính khoá 18 tiết   phụ đạo học sinh yếu kém không thu tiền. Lựa chọn những giáo viên có trình  độ, kinh nghiệm, tận tuỵ, kiên nhẫn, có phương pháp giảng dạy phù hợp với   từng đối tượng học sinh phụ trách công tác này.  + Tổ  chức đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của  học sinh, kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn. vướng mắc của  học sinh. Tổ  chức cho giáo viên tiếp thu ý kiến đóng góp của học sinh trong  giảng dạy, giáo dục để nâng cao hiệu quả dạy học.  + Chỉ  đạo giáo viên chủ  nhiệm luôn có ý thức thường xuyên khai thác  giá trị sử dụng của các trang thiết bị, đồ dùng cha mẹ học sinh đã đầu tư  cho   lớp. Tránh trang bị  xong lại không khai thác sử  dụng, chỉ  để  hình thức như  một vật trang trí cho trường học thân thiện.  12 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  13.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Với “Bảng hoa điểm tốt”: Giáo viên chủ  nhiệm cần giao cho học sinh   phụ trách cập nhật theo chủ điểm hàng tháng, khi tổng kết mỗi chủ điểm nên  tổ chức trao thưởng cho học sinh đạt được nhiều điểm tốt có sự tham gia của   đại diện cha mẹ học sinh nhằm khích lệ, động viên các em hàng ngày cố gắng   vươn lên trong học tập, thi đua giành nhiều điểm tốt, giờ học tốt. Với tủ  đựng hồ  sơ  của lớp : Giáo viên cần giao cho mỗi tổ  học sinh   quản lý một ngăn tủ phục vụ cho việc cất giữ sách báo, tài liệu học tập; dầu   xoa, bông băng để phục vụ sơ cứu  ban đầu. Ngoài ra tủ hồ sơ còn là nơi cất  giữ sổ liên lạc, phong bì đựng giấy kiểm tra, đồ  dùng học tập dự trữ cho học  sinh và cất giữ các phương tiện, dụng cụ phục vụ TDTT và trò chơi dân gian  như  cầu lông, cầu chinh, cờ  vua, dây nhảy dây, dây kéo co…và có sự  phân  công các nhóm sử dụng hàng ngày. Với “Bảng theo dõi xếp loại hạnh kiểm học sinh hằng tháng”: Giáo  viên  cần có sự động viên, khích lệ học sinh thông qua diễn biến kết quả xếp   loại  hạnh kiểm qua từng tháng và mỗi học kỳ. Chỉ ra cho mỗi học sinh thấy   chiều hướng phát triển để  có kế  hoạch rèn luyện phấn đấu tiếp theo. Trong  những lần tới dự giờ sinh hoạt lớp, thăm lớp, cha mẹ học sinh đã ghi nhận và  đánh giá cao hiệu quả  của các thiết bị  đồ  dùng mua sắm cho lớp trong việc   góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cha mẹ  học sinh và dư  luận rất quan tâm đến thành tích học sinh giỏi   và tỉ  lệ  học sinh yếu kém. Có thể  nói đây là một trong những chỉ  số  quan   trọng, dễ nhận biết để khẳng định thương hiệu nhà trường. Do nhà trường có  sự  quan tâm đầu tư  đúng mức nên những năm qua đã thu được kết quả  khá  tốt. Đó là luôn dẫn đầu toàn thị các kỳ thi học sinh giỏi giải toán qua Internet,  học sinh giỏi môn thể  dục Aerobic, học sinh giỏi môn Ngữ  văn ; môn Toán  lớp 6,7,8…. Bên cạnh  đó tỉ lệ học sinh lớp 9 trúng tuyển lớp 10 công lập của  nhà trường cũng luôn dẫn đầu. Chính các thành tích đó đã tạo uy tín, niềm tin  với cha mẹ học sinh, với lãnh đạo và cộng đồng địa phương. Tạo cơ sở để có   sự  đồng thuận cao mỗi khi nhà trường đề  xuất tham mưu công tác giáo dục  nói chung và công tác xã hội hoá giáo dục nói riêng. 6. Nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 13 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  14.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Trong nhà trường, chức năng cơ  bản nhất của giáo viên chủ  nhiệm là  đại diện của Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp với   các nhiệm vụ  chủ  yếu là quản lí sĩ số, quản lí giờ  dạy trên lớp, truyền đạt  những mệnh lệnh của Hiệu trưởng và yêu cầu học sinh thực hiện. Giáo viên  chủ  nhiệm có trách nhiệm đánh giá kết quả  học tập và hạnh kiểm của học   sinh căn cứ vào kết quả thực hiện những yêu cầu, nội qui của nhà trường. Vì   vậy giáo viên chủ nhiệm được coi như “ một Hiệu trưởng nhỏ”.                       Thực tế cho thấy những giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ đáp ứng được vai  trò là linh hồn, trụ  cột của lớp trong quá trình giáo dục học sinh. Làm tốt vai   trò “ cố vấn” đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng giúp học sinh biết vươn lên tự  hoàn thiện bằng chính nhân cách của mình. Với sự tận tụy, yêu nghề mến trẻ,   tinh thần trách nhiệm, người giáo viên chủ  nhiệm sẽ  tìm mọi biện pháp để  nâng cao chất lượng giáo dục. Từ  đó chiếm được cảm tình, sự  tin yêu cảm   phục của học sinh, cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng. Được cha mẹ  học  sinh tin tưởng như là người đại diện quyền lợi chính đảng của con em mình,  bảo vệ  học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Phản ánh trung thành mọi nhu  cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Nhà trường, với gia đình, với cộng   đồng và các đoàn thể xã hội. Giáo viên chủ nhiệm đã trở thành cầu nối, người  tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng nhà trường. Hiện nay, do xác định được vai trò tầm quan trọng của giáo viên chủ  nhiệm trong giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Nhiều gia đình   không chỉ  chọn trường, chọn giáo viên bộ  môn mà còn chọn giáo viên chủ  nhiệm lớp cho con em mình. Và khi sự  lựa chọn  ấy được đáp  ứng thì đó là   tiền đề thuận lợi cho việc triển khai công tác xã hội hoá giáo dục.  Trong công tác xã hội hoá giáo dục, giáo viên chủ  nhiệm là người trực   tiếp triển khai và vận động cha mẹ  học sinh. Lời hiệu triệu xã hội hoá giáo  dục của giáo viên chủ  nhiệm có sức thuyết phục mạnh nhất, có vai trò quan   trọng trong sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường. Do đó việc bố trí  giáo viên dạy giỏi, có năng lực giáo dục, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm  làm công tác chủ nhiệm, có uy tín với cha mẹ học sinh là điều kiện tốt để huy  động cộng đồng đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. 14 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  15.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học.   Nhà trường luôn thu được kết quả  tốt nhờ  có đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm giỏi. Đó là cô Nguyễn thị Tuyết dạy văn và chủ nhiệm lớp 9C, cô Doãn  Thị Phương Nga giáo viên dạy văn và chủ nhiệm lớp 9Đ năm học 2009­2010,  trong hội nghị cha mẹ học sinh cuối năm, dù con em mình đã tốt nghiệp chuẩn   bị ra trường nhưng các cá nhân cha mẹ  học sinh cả  2 lớp vẫn  ủng hộ quĩ thi  đua khen thưởng nhà trường gần 9 triệu đồng, chưa kể  số  tiền  ủng hộ  cho   hoạt động của lớp trong năm học hơn 7 triệu đồng. Đó là các thầy cô chủ  nhiệm các lớp khó khăn như  cô Trần Thị  Thanh Huyền chủ  nhiệm 8B, thầy   Lê Văn Hùng chủ  nhiệm 7B, cô Bùi Thị  Thu chủ  nhiệm 8A, cô Trương Thị  Minh chủ nhiệm 7A … đã làm rất tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kể cả công   tác huy động nguồn lực của cha mẹ học sinh xây dựng trường lớp. ( Kết quả  cụ thể xin xem phần phụ lục). 7.  Xây dựng đội ngũ Ban đại diện cha mẹ  học sinh có tinh thần   trách nhiệm và am hiểu công tác xã hội hoá giáo dục.  Trước thềm năm học mới Ban giám hiệu cần tìm hiểu cha mẹ học sinh   các lớp, đặc biệt là lớp đầu cấp, lựa chọn những cha mẹ học sinh có uy tín,  nhiệt tình có khả năng thuyết phục, diễn thuyết trước đám đông…( nếu từng  tham gia Ban đại diện cha mẹ  học sinh và có điều kiện kinh tế  càng tốt) để  giới thiệu tham gia Ban đại diện học sinh lớp, trường. Khi đã lựa chọn và hình thành được đội ngũ Ban đại diện cha mẹ  học  sinh, Ban giám hiệu cần cung cấp đủ các văn bản liên quan như  Qui chế hoạt   động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Điều lệ Trường trung học; công văn   số  6890/BGD­ĐT­KHTC về  việc hướng dẫn quản lý, sử  dụng các khoản  đóng góp  tự  nguyện cho các cơ  sở  giáo dục đào tạo; các văn bản liên quan  đến phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;   chủ  đề, kế  hoạch, nhiệm vụ  năm học…Việc cung cấp đầy đủ  các văn bản   giúp Ban đại diện cha mẹ học sinh có đủ cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch   hoạt động. Đồng thời cũng biết nguyên tắc quản lý sử  dụng các khoản đóng  góp tự nguyện để thực hiện và giám sát việc thực hiện của nhà trường. 15 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  16.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. Ngoài ra nhà trường luôn tạo cơ hội cho Ban đại diện cha mẹ học sinh   tham gia vào một số  hoạt động giáo dục của lớp, của trường như  sinh hoạt   lớp, các kỳ  thi học sinh giỏi văn hoá, văn nghệ, thể  dục thể  thao. Trong các  buổi lễ  mít tinh, lễ  sơ  kết, tổng kết với vai trò trao thưởng cho học sinh và  giáo viên có thành tích. Qua trực tiếp tham gia các hoạt động của nhà trường   đã góp phần giúp cha mẹ  học sinh hiểu toàn diện, sâu sắc hơn về  công tác  giáo dục, cũng như những khó khăn, thách thức mà nhà trường đang phải giải   quyết  để từ đó cùng chung tay tháo gỡ. Ví dụ: Trong kỳ  thi chọn học sinh giỏi TDTT các cấp và  Giải bóng  chuyền Người giáo viên nhân dân của giáo viên, Nhà trường đã mời Ban đại   diện cha mẹ học sinh và gia đình có con em được lựa chọn vào đội tuyển tới  động viên, cổ vũ và ủng hộ số tiền gần 10 triệu đồng. Với số kinh phí này nhà   trường đã tổ chức nấu ăn ngày 3 bữa cho thầy và trò trong quá trình tập luyện   thi đấu. Trong các trận thi đấu bóng đá của học sinh,  các bậc phụ  huynh đã  ”thưởng nóng” cho mỗi bàn thắng là 100.000 đồng. Với đội Aerobic khi lọt  vào thi cấp Tỉnh, gia đình học sinh trong đội tuyển (em Cao Thị Nga) đã tài trợ  xe ô tô đưa đón và hỗ trợ kinh phí cho đội tuyển. Nhờ  có  sự  giao lưu mật thiết trong mọi hoạt  động  đã gắn kết nhà  trường và Ban đại diện  cha mẹ  học sinh  thành khối thống nhất trên cơ  sở  cùng chung mục tiêu, nhiệm vụ  xây dựng và phát triển giáo dục nhà trường.  Chính có sự  thống nhất trong mối quan hệ  giáo dục tay ba nhà trường, gia   đình, xã hội đã góp phần triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào  thi đua của ngành và nâng cao chất lượng giáo dục. 8. Vai trò của hiệu trưởng trong công tác huy động cộng đồng. Một trong những biện pháp góp phần thực hiện thành công tác xã hội  hoá giáo dục là vai trò của người Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng làm tốt vai   trò của mình trong môi trường xã hội địa phương thì sẽ làm tốt công tác tham   mưu với chính quyền địa phương cũng như  cha mẹ học sinh và các lực lượng  khác trong vận động xã hội hoá giáo dục. Trước hết người Hiệu trưởng cần có kế  hoạch tự  học, tự  bồi dưỡng,   rèn luyện theo chuẩn Hiệu trưởng trường THCS. Định kỳ  hàng năm tổ  chức  16 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  17.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. cho các lực lượng trong nhà trường tham gia đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng  đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ. Phản ánh   đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả  công tác để  từ  đó Hiệu trưởng có kế  hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản   lý nhà trường. Hiệu trưởng cần nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách và phân tích,  dự báo được các thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội địa phương, xu thế  và các vấn đề  then chốt trong kế  hoạch phát triển nhà trường. Xây dựng sứ  mạng, các giá trị,  biểu tượng tốt của nhà trường trong cộng đồng. Đồng thời  tích cực tuyên truyền và quảng bá về  giá trị  nhà trường. Công khai mục tiêu,  chương trình giáo dục, kết quả  đánh giá chất lượng giáo dục để  gây  ảnh   hưởng tốt trong cộng đồng nhằm tạo được sự đồng thuận và ủng hộ tích cực   cho sự  nghiệp giáo dục. Như  tuyên truyền kế  hoạch của Bộ GD­ĐT sẽ  đầu  tư dự án xây dựng trường THCS Bắc Sơn là một trong 32 trường trên cả nước   thành trường trọng điểm quốc gia sử  dụng vốn vay của ngân hàng Châu Á  (ADB). Địa phương đã rất phấn khởi, tự hào và tích cực đấu mối với các cấp,  các ngành để chuẩn bị các điều kiện cho dự án được triển khai thuận lợi. Mặt khác Hiệu trưởng cần tích cực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt  động xã hội ở địa phương với cả 2 tư cách : Cá nhân và nhà trường để ủng hộ  các phong trào, các hoạt động do địa phương tổ chức. Như cử lực lượng giáo   viên, học sinh tham gia Đại hội TDTT phường; phối hợp với đoàn phường,  công an phường mít tinh ra quân tuyên truyền thực hiện các chỉ thị nghị quyết  của Đảng, pháp luật của nhà nước; tham gia tổng vệ sinh môi trường…. Qua  đó nâng cao vị thế của nhà trường với cộng đồng.  Bản thân Hiệu trưởng khi được cấp uỷ, chính quyền địa phương giao  nhiệm vụ  cần tích cực thực hiện với chất lượng, hiệu quả  cao nhất. Có   những ý kiến đề xuất, tham mưu chất lượng, phù hợp với thực tiễn công tác  và có tính khả thi. Vì đó là chỗ dựa tốt cho việc triển khai xã hội hoá giáo dục. Hiệu trưởng cần tham gia quyên góp, ủng hộ  các loại quĩ của khu phố  và hoạt động từ thiện nhân đạo, không phân biệt mình là công chức nhà nước  đã đóng góp theo ngành dọc để từ chối. Trong hoạt động huy động nguồn lực   17 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  18.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. xây dựng nhà trường Hiệu trưởng cũng cần hưởng ứng bằng những việc làm  cụ thể như ủng hộ Giải bóng chuyền Ngừơi giáo viên nhân dân 200.000đồng,  ủng hộ đội bóng đá mi ni 100.000đồng, tham gia nuôi lợn đất với lớp 8A, tặng  cặp sách cho em Trần văn Sơn học sinh lớp 8A, tặng 4 móc treo áo cho lớp   6D…  Đó dù chỉ  là những việc làm rất nhỏ  nhưng lại có tác dụng góp phần  tạo dựng uy tín, niềm tin đối với cha mẹ, các cấp lãnh đạo và cộng đồng địa   phương. khi người hiệu trưởng đã có uy tín, năng lực sẽ  là nguồn kích thích   sự tham gia của cộng đồng địa phương cho sự phát triển nhà trường.  III­ KẾT LUẬN 1.Kết quả đạt được : Năm học 2009­2010 đã huy động được số  tiền và hiện vật qui ra tiền  được gần 50 triệu đồng.  Học kỳ I năm học 2010­2011 đã huy động được số tiền và hiện vật qui   ra tiền là hơn 90.000.000đồng.(kết quả cụ thể xin xem phụ lục đính kèm). 2.Bài học kinh nghiệm: a. Tạo môi trường công khai bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo  dục và nhà trường, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “ dân biết, dân  bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động xã hội hoá giáo dục, nhất là trong   huy động nguồn lực vật chất, kinh phí tham gia xây dựng nhà trường. b. Trong huy động nguồn lực cộng đồng tham gia xây dựng trường mục   tiêu quan trọng được  ưu tiên hàng đầu phải là phục vụ  cho các nhu cầu học  tập, vui chơi, cải thiện các điều kiện sinh hoạt của học sinh, góp phần nâng  cao chất lượng dạy học. c. Gắn các mục tiêu cần huy động với nội dung của phong trào thi đua   xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chú ý tạo điều kiện để  phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Nếu học sinh sống tự ti, không  cởi mở, không thân thiện thì dù thầy cô có tích cực, nhà trường có thân thiện   đến mấy cũng sẽ không đem lại nhiều hiệu quả. d. Phải lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương xã  hôị hoá giáo dục mới cho hiệu quả cao. Thường là thời điểm nhà trường vừa  18 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
  19.  SKKN: Một số kinh nghiệm trong công  tác xã hội hoá giáo dục trong tr­ ờng học. đạt thành tích cao, được các cấp khen thưởng hoặc vừa tổ  chức thành công  một hoạt động giáo dục. e. Sau mỗi đợt huy động xã hội hoá giáo dục nhà trường cần tổ  chức   hội nghị  với các bên liên quan để  đánh giá kết quả  đạt được, rút ra bài học  kinh nghiệm, kịp thời biểu dương các tập thể  cá nhân có nhiều đóng góp và  mở   sổ   vàng   lưu   danh   các   tấm   lòng   hảo   tâm   với   sự   nghiệp   giáo   dục   địa   phương.                                                                                                                        Bắc sơn, ngaỳ 30 tháng 3 năm 2011                                                                                 Người viết                                                                                                                                            Nguyễn Thị Thu Giang 19 Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2