Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4
lượt xem 6
download
Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em rèn chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về quy tắc chính tả. Thực tiễn hiện nay, học sinh viết sai lỗi chính tả còn khá phổ biến. Xuất phát từ đặc điểm của chữ viết là “nói sao viết vậy” và chữ viết của chúng ta là chữ ghi âm Tiếng Việt. Chuyên đề sáng kiến này sẽ nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Người thực hiện: NGUYỄN NHƯ QUỲNH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH LỘC I SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
- Năm học: 2010 2011 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Thực hiện mục tiêu giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới, thì việc lựa chọn và đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ Giáo dục Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Bởi vậy, yêu cầu của giáo dục hiện nay là phải đào tạo con người phát triển toàn diện. Trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện đầu tiên quyết định, giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng. Chính tả là một phân môn của môn Tiếng Việt, là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của việc dạy chính tả là trở thành phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc 2
- một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân. Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc. Phân môn Chính tả trong nhà trường, rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn, cùng với tập viết, tập đọc, Chính tả giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hóa, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập. Đối với người sử dụng Tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ, .... Bài chính tả mang tính chất thực hành. Thông qua luyện tập liên tục kết hợp với việc ôn tập các quy tắc chính tả học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi Tiếng Việt. Do đó không có tiết học quy tắc chính tả riêng. Các quy tắc đều được học thông qua các hoạt động thực tiễn. Ngoài việc cung cấp cho học sinh các quy tắc và rèn luyện để các em có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả, qua môn học này còn rèn cho học sinh một số phẩm chất: tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết đúng quy tắc, viết nắn nót từng nét), óc thẩm mĩ (vì phải viết ngay ngắn, thẳng hàng, đẹp đẽ), đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó trong viết đúng chính tả. Như vậy, phân môn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết. Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên 3
- truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em rèn chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về quy tắc chính tả. Thực tiễn hiện nay, học sinh viết sai lỗi chính tả còn khá phổ biến. Xuất phát từ đặc điểm của chữ viết là “nói sao viết vậy” và chữ viết của chúng ta là chữ ghi âm Tiếng Việt. Vì thế một phần là do giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ, còn phát âm chưa chuẩn theo tiếng phổ thông. Hơn nữa trình độ Tiếng Việt của một số giáo viên còn hạn chế, việc nắm quy tắc chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. Mặt khác do một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết cho con em. Phần nữa là do ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ… Bản thân là một giáo viên đứng lớp, ngày ngày được nghe, được đọc và được nhìn thấy trực tiếp các bài viết của học sinh, tôi đã phát hiện ra không ít những lỗi sai cơ bản về chính tả mà học sinh lớp tôi chủ nhiệm mắc phải. Tôi không khỏi suy nghĩ và trăn trở: Vậy phải làm thế nào đây để học sinh của tôi viết chính tả cho đúng, cho đẹp, vì điều đó là vô cùng quan trọng, nó là sự liên quan chặt chẽ giữa phân môn Chính tả với tất cả các môn học khác. Nhìn thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã nhanh chóng bắt tay ngay vào việc tìm ra các giải pháp trước mắt, xây dựng các biện pháp cụ thể để nhằm giúp học sinh lớp tôi nâng cao chất lượng chữ viết, cũng chính là “ Nâng cao chất lượng giờ học chính tả”. II. Thực trạng dạy học phân môn Chính tả trong nhà trường tiểu học hiện nay 1. Thuận lợi: Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B. Lớp gồm 28 em (12 nữ, 16 nam). Hầu hết các em đều ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô dạy bảo, chịu khó học tập. 4
- Được Ban Giám hiệu nhà trường cùng với phòng Giáo dục Đào tạo quan tâm. Đồ dùng và thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ. Với sự đổi mới chương trình học hiện nay, các em được học tập rất tốt, phù hợp với khả năng của mình. Đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy. 2. Khó khăn: Học sinh lớp tôi phụ trách đa phần là con gia đình nông nghiệp và ngư nghiệp, cuộc sống khó khăn, bấp bênh, trình độ dân trí chưa cao nên việc chăm lo đến việc học tập của một số bộ phận phụ huynh đối với con em còn rất hạn chế. Có nhiều em đi học còn hay quên vở hay bút, sách... Phân môn Chính tả theo phân phối chương trình chỉ có 1 tiết / 1 tuần, như vậy là ít, nên việc rèn luyện chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh còn nhiều hạn chế. Vì lẽ đó mà bài làm khảo sát chữ viết đầu năm lớp tôi có chất lượng như sau: STT Chữ viết Số Tỉ lệ(%) Xếp loại lượng(em) 1 Chữ viết đúng, đẹp 0 em 0 2 Chữ viết đúng mẫu (chưa đẹp) 1 em 3,6% A 3 Chữ viết đẹp (không đúng 4 em 14,4% A mẫu) 4 Chữ viết sai tư thế, cẩu thả 10 em 36% B 5 Sai lỗi về âm 7 em 24,4% C 6 Sai lỗi về vần 6 em 21,6% C Với kết quả khảo sát trên, lại càng thôi thúc tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp và biện pháp cụ thể giúp học sinh khắc phục dần những lỗi về âm, vần, và chữ viết. Nhưng vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm tòi, giải 5
- quyết một số vấn đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân môn Chính tả theo hướng tích cực vào người học và chỉ thực hành, thực nghiệm ở lớp 4B Trường tiểu học Minh Lộc I Hậu L ộc nh ằm “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh”. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện 1. Điều tra thực tế phân loại đối tượng học sinh. 2. Xây dựng nề nếp tự quản, tự học, thi đua học tập, rèn nề nếp lớp học. Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả. 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với từng loại bài chính tả, từng dạng bài tập chính tả. 4. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, gần gũi quan tâm đến chất lượng học sinh. 5. Kiểm tra, đánh giá học sinh theo tuần học, tháng học và kì học để nắm bắt kết quả và kịp thời đề ra biện pháp thích hợp nhất. Từ các giải pháp trên tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau: II. Các biện pháp thực hiện 1. Điều tra thực tế Phân loại học sinh. Điều tra thực tế, phân loại đối tượng học sinh là việc làm rất quan trọng trong bất cứ một quá trình dạy học nào, việc làm này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình lựa chọn phương pháp dạy học mà còn là cơ hội để học sinh được học theo khả năng, đây là điều cần thiết trong 6
- việc nâng cao chất lượng giờ Chính tả. Nếu như không phân loại đối tượng học sinh sẽ khó cho việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì vậy sau khi ổn định tổ chức lớp trong vòng hai tuần đầu, tôi đã từng bước tiến hành điều tra học sinh. Qua bài kiểm tra đầu năm của các em, qua thực tế 2 bài viết trong 2 tuần đầu, ngoài ra tôi còn tham khảo thêm qua giáo viên dạy các em năm trước. Sau đó tôi tiến hành phân loại học sinh theo tiêu chí chữ viết: Những em viết đúng mẫu nhưng chưa đẹp, hoặc viết đẹp nhưng chưa đúng mẫu được xếp loại A (có 5 em) đó là các em: Hưng, Hoàng Dung, Nguyễn Anh, Uy, Nhung. Những em viết đúng chính tả nhưng sai thế chữ, chữ viết còn cẩu thả được xếp loại B (có 10 em) đó là: Tô Sơn, Thuỳ Trang, Vũ Trang, Phạm Phương, Trọng, Phạm Anh, Chiến, Bình, Thuý, Khánh. Những em viết sai nhiều lỗi về âm, vần, dấu thanh xếp loại C (gồm 13 em) như em Tình, Dân, Văn, Cương, Trường, Đới Phương, San, Nguyễn Sơn, Tuyết, Thắm, Hằng, Thắng, Thương. Qua điều tra tôi chia học sinh thành ba nhóm. Hàng ngày, hàng giờ trên lớp tôi quan tâm gần gũi đặc biệt tới các em, tạo ra các nhóm thi đua học tập, phân công những em chữ viết khá trong lớp kèm cặp, động viên, giúp nhau cùng rèn luyện. Từ việc phân loại đúng đối tượng học sinh tôi tiến hành đi vào xây dựng nề nếp lớp. 2. Xây dựng nề nếp tự quản, thi đua học tập, rèn tác phong khi ngồi viết chính tả. Ngay sau khi phân loại học sinh theo nhóm chữ viết, tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng nề nếp tự quản, tự học, nề nếp thi đua học tập vì tôi thiết nghĩ trong dạy chính tả mọi hoạt động học tập đều phải là hoạt động có ý thức, học sinh phải thấy rõ được tầm quan trọng của chính tả trong quá trình học 7
- để từ đó xây dựng cho mình ý thức tự học, học theo bạn (tạo ra những nhóm tự học trong lớp để học sinh có cơ hội giúp đỡ nhau), đánh giá nhận xét kịp thời để tạo không khí thi đua học tập (bạn với bạn, nhóm với nhóm), từ đó rèn nề nếp lớp học. Trong giờ học chính tả tôi luôn chú ý giúp học sinh nắm được các quy tắc chính tả, cách viết đúng chính tả mà không đòi hỏi ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng biệt. Rèn luyện được khả năng tư duy cho học sinh. Trong quá trình tổ chức học chính tả, học sinh vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hoá để rút ra quy tắc chính tả. Mặt khác, rèn tư thế ngồi viết chính tả cũng hết sức quan trọng. Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên phải rèn nề nếp, tác phong cho học sinh khi viết, tư thế ngồi viết của học sinh là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp. Vì vậy ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý đến tư thế ngồi viết của từng em. Nhiều em lên lớp 4 rồi mà khi viết mắt cúi sát xuống vở, ngực tì áp vào cạnh bàn, ngồi vẹo cả lưng... Để giúp những em này ngồi đúng tư thế khi viết, tôi đã giải thích cho các em hiểu vì sao cần phải ngồi viết đúng tư thế (giúp chữ viết của các em ngay ngắn, có lợi cho sức khoẻ...), nếu ngồi xiêu vẹo thì sẽ bị tật vẹo cột sống, tì ngực vào bàn sẽ làm cho ngực bị lép, cơ quan hô hấp làm việc sẽ khó khăn hơn, nhìn sát xuống vở sẽ bị cận thị,...sau đó tôi làm mẫu cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh làm theo tư thế ngồi viết đúng: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào mép bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20 25 cm, tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được đặt hơi chếch về phía tay trái, hai chân để thẳng, vuông góc. Rồi tôi hướng dẫn cho các em cách cầm bút sao cho dễ viết, không quá cao sẽ khó viết, nếu quá thấp mực dây ra tay sẽ làm bẩn bài viết. Khi hướng dẫn cho học sinh tôi khuyến khích các em thực hiện, em nào làm đúng với những gì cô 8
- giáo hướng dẫn sẽ được tuyên dương. Cứ như thế trong các tiết học (cả tiết Chính tả và các tiết học các môn học khác) tôi luôn nhắc nhở các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen khi viết, đồng thời rèn cho các em đức tính cẩn thận, kiên trì trong học tập. Nhờ sự uốn nắn thường xuyên đó mà các em dần có ý thức và thói quen tốt trong khi viết bài và làm bài. Khi học sinh đã có được những thói quen và ý thực tự giác trong học tập tôi nhanh chóng lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học trong từng dạng bài chính tả. 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Phân môn Chính tả lớp 4 có hai dạng bài cơ bản đó là: Dạng bài chính tả đoạn bài và dạng bài chính tả âm vần. * Dạng bài chính tả đoạn bài có hai dạng bài cơ bản đó là: chính tả nghe viết và chính tả nhớ viết. * Dạng bài chính tả âm vần là các dạng bài tập chính tả. Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp theo từng dạng bài hết sức cần thiết. Phương pháp dạy phân môn chính tả không chỉ có một mà là có rất nhiều phương pháp thích hợp để giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp với từng dạng bài chính tả. Tôi đã lựa chọn các phương pháp sau đây để áp dụng vào từng dạng bài chính tả trong quá trình giảng dạy cho học sinh: Phương pháp điều tra, phân loại. Phương pháp quan sát (trực quan) Phương pháp phân tích. Phương pháp gợi mở, vấn đáp. Phương pháp luyện nói. Phương pháp thực hành. Phương pháp trò chơi. 3.1. Dạng bài chính tả đoạn bài 9
- 3.1.1. Dạng bài chính tả nghe viết: Đặc điểm của loại chính tả này là học sinh nghe từng câu, từng đoạn do giáo viên đọc (có bài được trích trong các bài tập đọc đã học, có bài lấy từ bên ngoài), nhẩm lại để xác định hình thức viết của từng từ, rồi viết. Việc nghe hiểu ở đây giữ vai trò quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định đối với việc viết đúng chính tả của học sinh. * Yêu cầu đối với giáo viên khi dạy dạng bài chính tả này giọng đọc cần phải thong thả, rõ ràng. Điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải phát âm chính xác. Khi đọc từng câu giáo viên chỉ đọc mỗi câu 2 lần, trường hợp đọc câu dài, giáo viên có thể đọc ngắt từng phần rõ nghĩa, giáo viên không nên đọc từng từ riêng lẻ vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết. * Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn bài có kết quả, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau: Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại nội dung đoạn bài cần viết. Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai. Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ quy định. Chấm, chữa bài viết cho học sinh. 3.1.2. Dạng bài chính tả nhớ viết: Ở dạng bài này biện pháp thực hiện tương tự như dạng bài nghe viết, chỉ khác ở phần viết bài (học sinh tự viết bài theo trí nhớ, giáo viên không đọc bài). 3.1.3. Cách dạy một bài chính tả đoạn bài: Thực tế chứng minh là không có một mẫu cứng nhắc cho mọi trường hợp. Vì thế tôi đã lựa chọn cho mình cách dạy một bài chính tả đoạn bài như sau: VD: Khi dạy bài chính tả tuần 7 (TV4T1) A. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm lại một bài tập chính tả tiết trước (hoặc viết một số từ khó, hoặc nêu các quy tắc chính tả). 10
- 2 HS lên bảng tìm từ láy có tiếng chứa âm s/x. (BT3 chính tả tuần 6) B. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn chính tả: GV + HS đọc bài viết chính tả một lượt. Nêu câu hỏi giúp học sinh nắm được ý chính tả của bài chính tả sắp viết: VD: Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì? Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài: VD: Cần ghi tên bài vào giữa dòng; dòng 6 chữ biết lùi vào 1 ô; dòng 8 chữ viết sát lề; chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa; viết hoa tên riêng hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống và Cáo; lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép. Tổ chức cho HS tập viết vào giấy nháp những từ, tiếng khó dễ sai. VD: dụ, loan tin, quắp đuôi... Giúp học sinh phân tích cấu tạo chữ ghi các từ (tiếng) để học sinh phân biệt chính tả, tránh viết sai lỗi. VD: d + u + thanh nặng = dụ khác với giụ, rụ l + oan + thanh ngang = loan khác với loang, noan, noang qu + ăp + thanh sắc = quắp khác với quắc, quắt GV đọc bài viết từng câu hay cụm từ 2 lần HS viết bài (hoặc HS chép bài theo trí nhớ) GV đọc lại bài viết HS soát bài (HS đổi chéo bài tự soát lỗi) c. Chấm và chữa bài chính tả: Mỗi giờ Chính tả, tôi chọn chấm 1/3 bài của HS. Đối tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là : + Những HS đến lượt được chấm bài. + Những học sinh viết hay mắc lỗi, cần được rèn luyện. 11
- Qua những bài chấm đó tôi rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp. Tôi giúp cả lớp tự kiểm tra lại bài và chữa lỗi chính tả như: GV viết sẵn bài viết lên bảng phụ; học sinh tự đổi chéo vở và tự kiểm tra vở cho nhau; có khi tôi đọc lại từng câu chỉ dẫn cách viết từng chữ dễ sai chính tả sau đó học sinh tự rà soát lại bài viết của mình. * Với cách dạy một bài chính tả đoạn bài như trên tôi nghĩ rằng chất lượng không chỉ chữ viết mà khả năng tư duy của học sinh lớp tôi sẽ dần dần được nâng lên. 3. 2. Dạng bài chính tả âm vần. Chính tả âm vần chính là các dạng bài tập của phân môn Chính tả. Thông qua các bài tập chính tả rèn luyện cho học sinh cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ....Ngoài ra thông qua nội dung các bài tập chính tả, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người cho học sinh. Thông qua cách tổ chức thực hiện các bài tập chính tả, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm... 3.2.1. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng các từ có âm vần thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng phương ngữ + Phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi. + Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, uôn/uông, ươn/ương, iên/iêng, ăt/ăc, im/iêm, iêt/iêc..... + Thanh: thanh hỏi / thanh ngã. 3.2.2. Bài chính tả âm vần có nhiều kiểu bài: * Kiểu bài điền âm (vần) vào chỗ trống hoặc đạt dấu thanh trên chữ chưa có dấu thanh. VD: Điền vào chỗ trống: 12
- a) l hay n (Không thể .... ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có thân hình …ở …ang, cân đối. Hai cánh tay béo …ẳn, chắc …ịch. Đôi …ông mày)... b) an hay ang (Mấy chú ng…con d....hàng ng…lạch bạch đi kiếm mồi)… * Kiểu bài điền tiếng vào chỗ trống: VD: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu r, d hay gi ( ...Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. ...đưa tiếng sáo, ...nâng cánh ...). * Kiểu bài chọn tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. VD: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn (BTCT2/trang 16/tuần 2) “ Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dạy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát ( sau / xau), bà trỏ lại và hỏi ông ngồi hàng ghế đầu (rằng / rằn): Thưa ông phải (chăng / chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý dẫm vào chân ông? Vâng, nhưng (sin / xin) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn), tôi không (sao / xao). Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem / xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.” * Kiểu bài tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu vần. * Kiểu bài đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn. * Kiểu bài giải câu đó để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn. * Kiểu bài tìm từ láy phù hợp với mô hình cấu tạo đã cho. Mỗi một kiểu bài tập cần có mỗi cách tổ chức khác nhau để tạo sự hào hứng, thích thú cho học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học chính tả âm vần. 3.2.3. Luyện viết đúng phụ âm đầu. Trong bài chính tả nghe viết học sinh phải qua ba hoạt động: tai nghe mồm đọc thầm tay viết. Lời đọc của thầy phải một lần thông qua lời đọc của trò mới thể hiện thành chữ viết trong bài chính tả. Nếu thầy đọc đúng 13
- nhưng trò nhận sai thì vẫn cứ viết sai. Từ những điều vừa nói trên ta có thể đi tới kết luận: Kết hợp với rèn phát âm khi dạy chính tả cực kỳ quan trọng. Để giúp học sinh viết đúng một số phụ âm đầu dễ lẫn lộn như ch/tr; x/s; gi/d /r; ng/ngh/gh, l/n, ... trong mỗi giờ chính tả tôi kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, trong từng bài cụ thể đối với từng cặp phụ âm mà học sinh hay sai để cho bài dạy sinh động, giúp các em dễ phân biệt được cách viết đúng, sai. Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhận xét các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào vở nháp cho quen tay. Bước đầu tôi đọc toàn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnh những tiếng khó để luyện tập cách nghe cho học sinh. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi bằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những tiếng, từ các em hay viết sai. Sau đó tôi cho một số em nhắc lại một số quy tắc chính tả, các em đã được học. Những âm đi với “K” chỉ có thể là: e, ê, i, y ( VD: kể; kẻ, kỉ, kỹ…) Những âm còn lại đi với “C”: o, ơ, a, u…. ( VD: có, cô, ca, cụ…) Những âm đi với “gh, ngh” chỉ có thể là: e, ê, i (VD: ghế; ghé; ghi, nghỉ; nghé….) Sau khi các em nhắc lại được một số quy tắc chính tả, thì cho các em được luyện viết nhiều lần trên giấy nháp để các em nhớ. a. Dạng bài tập phân biệt r/d/gi: Đây là dạng bài tập khó, đa số các em còn rất lúng túng khi tìm ra quy tắc phân biệt khi nào viết d, r hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi cho các em phân biệt bằng nhiều cách như sau: Đầu tiên cho các em dựa vào nghĩa để phân biệt. VD: Bài tập chính tả trang 38 tuần 4 TV4 Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âm đầu r/d/gi thích hợp để điền vào chỗ trống: Học sinh tìm được là: gió, diều 14
- Bước 2: Cho học sinh viết trên nháp, 2 em lên bảng viết (GV nhận xét, giảng giải cách viết) phát âm, giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó. Với tiếng “gió”, “diều” gi + o + thanh sắc = gió d + iều + thanh huyền + diều + Phát âm (gv làm mẫu, gọi 1; 2 học sinh phát âm lại) gi o gio sắc gió; d iêu diêu huyền diều. + Giải nghĩa (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải nghĩa). ? Em hãy đọc lại câu có chứa tiếng “diều” mới tìm được trong bài và cho cô biết “diều” ở đây là gì? (chỉ vật được làm bằng giấy hoặc vải dán vào khung tre, có thể bay được lên bầu trời theo hướng gió). + Học sinh tìm từ có tiếng “diều”: cánh diều, thả diều, diều hâu,… Bước 3: Cho học sinh phân biệt r/d/gi bằng cách lập bảng: o iêu r ro, co ro, rò rỉ, đầu rò,... riêu, riêu bông. d do, tự do, dò tìm, do dự,... diêu, cách diều, kỳ diệu,... gi gio, gió thổi, giỏ tích,... không có VD: Hay trong (bài tập chính tả số 2 trang 115/tuần 30/TV4), tôi hướng dẫn học sinh cách lập bảng để phân biệt r/d/gi: a ong ông ưa r ra lệnh, ra vào, Rong chơi, đi rộng rãi, rỗng, rửa sạch, thối ra mắt, rà soát, rong, rong biển, rồng, nhà rữa, dao rựa,... rã rời,.... bán hàng rong,... rông,... d da thịt, da trời, dòng nước, dõng cơn giông quả dưa, quả giả da,... dạc, dong dỏng, dừa, dứa gai,... 15
- dỏng tai,... gi gia đình, tham giong buồm, giống nhau, giữa chừng, ở giữa,... gia, giá cả, giá gióng hàng, giống nòi,... đỗ, giã gạo, giả giọng nói, giong dối, già nua,... trống mở cờ,... Gợi ý cho học sinh điền từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em hãy ghép các từ đã cho với âm a?, vần ong?, vần ông?, vần ưa?. Học sinh tìm đến đâu tôi ghi lên bảng đến đấy. Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều phải theo dõi, quan tâm uốn nắn từng em. Những em viết sai s/x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phải phát âm lại cho các em nghe, phát âm “s” cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Còn viết là “x” khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng ra ngoài. Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phát âm của cô như: Thi viết nhanh và đúng, cô đọc “sắp sửa” cả lớp viết vào vở nháp, bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại 10 lần hoặc một số từ có tiếng khác như (suôn sẻ, xanh xao, xuất sắc, ...). Hoặc khi dạy chính tả tiết thứ 3, phần luyện tập tôi chọn bài tập 2a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt ch/tr qua các dạng bài tập. b. Dạng bài tập: Điền vào chỗ trống ch hay tr ? VD: “ Như …e mọc thẳng, con người không …ịu khuất. Người xưa có câu: “ …úc dẫu …áy, đốt ngay vẫn thẳng”. …e là thẳng thắn, bắt khuất! Ta kháng chiến, …e lại là đồng …í …iến đấu của ta. …e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.” Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. 16
- Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chức các hình thức luyện tập như sau: + Giáo viên phát 2 băng giấy cho 2 em học sinh thi làm bài tại chỗ. Cả lớp làm bài trên vở bài tập. + Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng đọc kết quả. + Cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng. Bạn nào mà làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc. + Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán. “ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà đánh giặc”. + Những em thắng cuộc được tôi khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ tay khuyến khích. Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạng câu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cách dùng đúng khi viết chính tả. c. Hoặc dạng bài tập: Tìm các từ láy chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x : VD: suôn sẻ, sạch sẽ, sẵn sàng, sung sức, sung sướng, sù sì, sùng sục,…. xôn xao, xanh xao, xu xu, xụt xịt, xụt xùi, xinh xinh,… Với những dạng bài tập trên tôi đều tổ chức cho các em trao đổi theo nhóm. Sau đó đại diện nhóm lên thực hiện hay trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại lời giải đúng, để tuyên dương những nhóm làm đúng. Để giúp học sinh lớp tôi viết đúng chính tả, cũng như biết phân biệt được các phụ âm đầu, tôi thường linh hoạt khi dạy chính tả như (dạy tiết 5 tuần 5). Các bài tập trong sách giáo khoa được đưa ra phân biệt l/n hoặc en/eng, cho 17
- các em được luyện đọc, viết nhiều và từ việc hiểu nghĩa của từ các em dễ nhớ và viết đúng chính tả. Với việc dạy phân biệt ?/ hay tr/ch các em hay nói sai và dẫn đến viết sai, nên tôi luôn luyện cho các em như các hình thức luyện tập s/x nói trên. Khi dạy chính tả, trước khi viết bài tôi luôn coi trọng việc tìm luyện viết chữ khó (chữ các em hay viết sai) trong bài. Đối với bước luyện viết từ khó này, ở tiết nào tôi cũng thực hiện và trước hết cho các em tìm trong đoạn bài viết những từ nào em thấy khó viết, học sinh nêu ra trước lớp sau đó giáo viên cho các em được luyện viết trên giấy nháp và gọi vài em lần lượt lên bảng viết, học sinh và giáo viên nhận xét đúng sai. Song song với việc phân biệt phụ âm đầu, tôi luyện cho các em viết đúng các vần khó trong các tiếng, từ. 3.2.4. Luyện viết đúng tiếng có vần khó. Trong quá trình viết các em thường gặp phải những tiếng, từ có vần khó: uyu/ uôn/oang/uyết… một số tiếng có vần dễ lẫn lộn: oe/eo/uê/oa/ao/…một số từ khó: “cuội” khác với “cụi” trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”; Chiêm, Tuyên, khúc khuỷu, gập ghềnh trong bài “Mười năm cõng bạn đi học”…Để rèn viết đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi gọi học sinh phân biệt từng tiếng, cho học sinh khác nhau nhận xét và thống nhất cách viết. ch + iêm + thanh ngang = chiêm khác với chim t + uyên + thanh ngang = tuyên khác với tiên kh + uyu + thanh hỏi = khuỷu Vần khó nên khi phân tích tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học sinh viết nháp, lớp nhận xét, tự sửa sai. Với những bài viết có ít những vần khó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinh viết, để khắc sâu vần cần chú ý. Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài 18
- tập khác nhau cho các em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng. 3.3. Chấm, chữa bài chính tả. Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quan trọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bị mắc lỗi sai đó. Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì tôi thường sử dụng biện pháp như sau: Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó cho các em tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời chỉ ra cho bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thực hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi hỏi sau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong: (Em thấy có bài nào không viết sai lỗi nào hoặc bài nào sai 2; 3 lỗi không? bài nào còn sai rất nhiều lỗi?). Giáo viên kịp thời tuyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tôi có những điểm tích cực sau đây: + Các em được tiếp xúc (có thức) với văn bản viết một lần nữa, qua đó góp phần cũng cố những kiến thức vừa được hướng dẫn. + Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi chính tả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả cho mỗi trường hợp. Nên góp phần cũng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khả năng chính tả. Trường hợp, những em học sinh yếu, chuyên viết sai lỗi chính tả thì không tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo viên đi đến từng em để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm bắt được luật chính tả một cách thuận tiện. 19
- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tôi đã giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác, không để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trung thành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy. Hình thành ý thức giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vở sạch, viết chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữa soát lỗi. Hình thành ở các em ý thức nhiệm vụ được giao (tính tự giác). Để thực hiện mục tiêu này, tôi tiến hành thường xuyên đối với tất cả các tiết Chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài. Tôi luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Với những biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn không tìm ra lỗi sai của mình và được cô khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một thời gian không lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan. 3.4. Luyện viết chữ đúng, đẹp. Để nâng cao chất lượng giờ Chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em là rất cần thiết. Viết đẹp nó còn thể hiện được tính cách của con người “Nét chữ nết người”. Trong lớp tôi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều lý do. Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền mạch….Khắc phục những tình trạng trên tôi đã lập kế hoạch sử dụng các biện pháp khác nhau áp dụng để từng đối tượng. Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao các chữ cái thành 4 nhóm (đối với chữ viết thường). Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: a, ă, â, c, e, ê, i, n, m, o, r, s, u, v, x… Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như chữ: t. Nhóm 3: Nhóm chữ cao 2 đơn vị như: đ, d, p, q. Nhóm 4: Nhóm chữ cao và dài 2,5 đơn vị như chữ b, g, h, k, l, y. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1
13 p | 4049 | 1176
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4" - GV Trần Thị Huyền Thanh
20 p | 1269 | 314
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 3
21 p | 1395 | 302
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 3
39 p | 1347 | 297
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng bộ môn Thể dục
7 p | 815 | 272
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
14 p | 1247 | 165
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
20 p | 644 | 153
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 8 - 9 thông qua sử dụng phương pháp tương tự trong giải Toán
21 p | 413 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền - Biến dị Sinh học 9
75 p | 277 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ" trường tiểu học
17 p | 334 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm
13 p | 739 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu
10 p | 281 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý Trường THCS Văn Nho
20 p | 268 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy và học bài "Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng" Hình học 11 THPT bằng phương pháp dạy học phân hoá
29 p | 269 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1
14 p | 309 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao công tác quản lý phổ cập giáo dục tại địa phương
10 p | 176 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
8 p | 45 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Dân tộc Nội trú
16 p | 163 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn