intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

310
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1" thực hiện với mục đích để nghiên cứu tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

  1.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                                         PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI       Trong chương trình phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền   móng  nhằm giúp học sinh hình thành những cơ  sở ban đầu cho sự   phát triển  đúng đắn  và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ  bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.            Ở Tiểu học, lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh.   Từ  hoạt động vui chơi là chính  ở  mầm non, các em chuyển sang hoạt động   học tập là chính theo nội dung chương trình chung. Các em như tờ giấy trắng   mà thầy cô là người viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy đó. ở giai đoạn   này, học  với các em quả là khó khăn vất vả.                Học sinh Kinh khi vào lớp 1 đã có vốn từ khá phong phú, vì tiếng Việt là  tiếng mẹ  đẻ  của các em. Nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt là  ngôn ngữ thứ hai . Khi vào lớp 1, các em chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt   nhưng lại phải học  một chương trình với học sinh cả nước. Các em phải đạt   chuẩn kiến thức kỹ  năng theo chuẩn chung mới được lên lớp, mà điều kiện   học tập còn rất khó khăn, thiếu thốn.           Vì vậy, chất lượng học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số luôn là bài toán  khó giải với tất cả  những ai quan tâm đến giáo dục. Là cán bộ  quản lý đã  nhiều năm gắn bó với  các em học sinh dân tộc thiểu số, tôi luôn băn khoăn tìm  hướng đi mới để giải bài toán đó.                   Bằng kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự  quan tâm của các cấp, các   ngành, chất lượng học sinh lớp 1  ở trường tôi ngày càng khởi sắc. Nhằm chia  sẻ những kinh nghiệm đó, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân  tộc thiểu số lớp 1.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  1
  2.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                                                                                                                                                                                            PHẦN II :  MỤC ĐÍCH PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Mục đích : Nghiên cứu tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1. Trao đổi kinh nghiệm với cán bộ  quản lý, với các giáo viên chủ  nhiệm   để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao chất lượng học   sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số. 2. Phương pháp nghiên cứu : ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm :                     * Nghiên cứu hồ sơ quản lý. * Nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên. * Nghiên cứu bài viết sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự  làm                          của giáo viên. * Nghiên cứu sản phẩm của học sinh : Các loại vở, bài kiểm tra;   … ­ Phương pháp trao đổi phỏng vấn. ­ Phương pháp quan sát hoạt động thực tiễn.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  2
  3.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                                                      PHẦN III :  NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tình trạng của vấn đề  đặt ra và sự  cần thiết để  tiến hành thực hiện  đề tài : Nhiều năm qua, chất lượng dạy và học tiếng Việt của học sinh các dân tộc  thiểu số   ở  các tỉnh vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn vẫn   còn nhiều hạn chế, bất cập, yếu kém. Thực tế  dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số  hiện gặp   rất nhiều khó khăn: một chương trình, một bộ sách giáo khoa, một yêu cầu về  kiến thức,… cho mọi đối tượng đã  tạo nên sự  bất hợp lý trầm trọng. Khi  nhiều học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số chưa đạt được yêu cầu cơ bản về  kiến thức và kỹ năng môn Tiếng Việt, dẫn đến hệ quả là các em khó tiếp thu   kiến thức các môn học khi lên lớp trên. Tiếng Việt thực sự là rào cản lớn nhất  đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh người dân tộc thiểu số.      Hiện nay cả  nước có khoảng 1 500 300 trẻ  em người dân tộc thiểu số,   chiếm khoảng 18% số trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Những rào cản đối với cuộc   sống, sinh hoạt, học tập của các em là: thiếu điều kiện học tập, quá trình học   không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu động cơ học tập. Biết đọc, biết viết là mục tiêu số  một  ở  học sinh tiểu học. Vốn tiếng   Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng Việt là   trở  ngại lớn nhất cho học sinh dân tộc. Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ  đầu   Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  3
  4.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             tiên với nhóm đối tượng này. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để  học chữ.  Bộ   giáo   dục   đã   có   nhiều   văn   bản   chỉ   đạo   như   công   văn   số   8114/  BGDDT­ GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2009. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo   đã tổ chức hội nghị  "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1)   cho học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn". Tại hội nghị, xuất phát từ những   quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân  tộc các vùng miền, năm phương án về  chủ  đề  này đã được trình bày, và trao  đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi   đến trường (Vụ  GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ  sở  tiếng mẹ  đẻ  trong chương trình song ngữ  Jrai­ Việt (Vụ  GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử  nghiệm giáo dục song ngữ  dựa trên tiếng mẹ  đẻ  (Trung tâm Nghiên cứu GD   dân tộc). 4) Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số   ở  lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học­ Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1   cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD).  Hy vọng những văn bản trên của Bộ giáo dục sẽ sớm được các Sở giáo   dục triển khai cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. a. Tình hình địa phương :           Cư Pơng là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Buk.  Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê­ đê sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời   sống của nhiều gia đình còn nghèo đói. Họ ít quan tâm đến việc học hành của  con em khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề giáo dục. b. Tình hình nhà  trường. Trường Phạm Hồng Thái nằm  ở  trung tâm xã Cư  Pơng, có một điểm  trường chính và 3 điểm lẻ. năm học 2010­ 2011 trường có 50 cán bộ ,giáo viên,   nhân viên;  33 lớp, 831 học sinh . Khối 1 có 9 lớp ­  219 em . Học sinh dân tộc   thiểu số chiếm 77,98 %.  Đa số  học sinh vào lớp 1 chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên rất   khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo  chuẩn chung của cả nước. Trình  độ dân trí thấp, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của không ít phụ huynh đã   khiến cho nhiều học sinh không có động cơ  học tập đúng đắn. Việc học sinh   nghỉ học, bỏ học ngang chừng vẫn thường xuyên diễn ra.   Khó khăn lớn nhất của nhà trường là việc học sinh đi học không đều.  Nghèo đói khiến đa số  trẻ  lớp 1 bị  suy dinh dưỡng, các em hay đau  ốm nên   phải nghỉ học; cũng vì nghèo đói mà nhiều phụ huynh đi làm rẫy xa phải đem  con đi cùng và các em phải nghỉ học. Khi đi học lại, các em đã chậm chương    Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  4
  5.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             trình cả  tuần nên rất khó khăn cho giáo viên. Nhà trường đã mở  lớp dạy phụ  đạo miễn phí học sinh yếu nhưng những học sinh yếu lại không thích đi học. KẾT QUẢ HAI MẶT CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011 ( 4 / 9 lớp ) Lớp TS HS Dân  Học lực Hạnh kiểm tộ c Giỏi Khá TB Yếu Đủ CĐ 1A1 25 6 16 4 3 2 24 1 1A5 23 12 7 8 4 4 22 1 1A6 25 25 2 2 6 15 17 8 1A9 20 20 2 3 10 5 17 3       Chú thích :  Do trường có nhiều lớp 1, lại có 3 điểm trường lẻ nên việc phân   công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 rất  khó khăn, phải luân phiên giáo viên dạy ở  điểm trường lẻ. ­ Lớp 1A1 do cô giáo Phan Thị Huê – GV người Kinh có nhiều kinh nghiệm   dạy lớp 1 chủ nhiệm. ­ Lớp 1A5 do cô giáo Lê Thị Tường – GV người Kinh có nhiều kinh nghiệm  dạy lớp 1 chủ nhiệm. ­ Lớp 1A6 do cô H­ Eo Niê – GV người  Ê­đê ra trường năm thứ  3 chủ  nhiệm. ­ Lớp 1A9 do thầy Ksơ  Niêm – GV người Ê­đê dạy lớp 1 năm thứ  6 chủ  nhiệm.       Kiểm tra cuối kỳ I, nhà trường đã đổi chéo giáo viên ở tất cả các khối lớp  đánh giá khách quan. Đề kiểm tra đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy  định, có một phần kiến thức để phân loại học sinh khá giỏi. Nhìn vào kết quả trên ta thấy lớp 1A1 có số  học sinh Kinh khá đông và  chất lượng rất tốt.  Lớp 1A5 dù học sinh dân tộc là một phần hai nhưng GV có   nhiều kinh nghiệm và rất nhiệt tình giảng dạy nên chất lượng khá tốt. Hai lớp còn lại cùng là GV dân tộc tại chỗ  nhưng kết quả  quá chênh  lệch mặc dù từ  đầu năm cô H­ Eo đã được dự  giờ  góp ý phương pháp dạy   nhiều lần nhưng chất lượng thấp  do kinh nghiệm của cô còn non và học sinh  lớp 1A6 nghỉ học rất nhiều. Rõ ràng cùng một đối tượng học sinh nhưng mỗi   giáo viên cho một kết quả  khác nhau. Điều đó chứng tỏ  vai trò của giáo viên  quyết định rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.         Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm với nghề.   Số lớp nhiều, giáo viên đông, lại đứng trước  khó khăn như trên càng thôi thúc   Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  5
  6.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy  và học, đặc biệt với học sinh lớp 1. 2. Tính thuyết phục của đề tài : Ngay từ  đầu năm học 2008 ­2009, khi thực hiện những giải pháp để  nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số, tôi đã nhận được sự  hưởng   ứng của cả tập thể. Mỗi người đều thấy rõ mình phải làm gì ngay từ đầu năm   học, cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để  hoàn thành tốt nhiệm vụ  được  giao. Những giáo viên gương mẫu rất phấn khích vì được đánh giá đúng khả  năng và công sức của mình trong cả  một năm học. Còn những giáo viên thực  hiện chưa tốt đã được chỉ rõ những vấn đề cần sửa đổi trong năm học mới.                          Số liệu của 4 năm gần đây   Năm   học  Năm   học  Năm   học  Năm học  2006­2007 2007­2008 2008­2009 2009­ 2010 Sĩ   số   bình   quân  học sinh trên lớp 27 26 25 26  Tỉ lệ  phần trăm  63.5% 63.8% 64.45% 65.5% (%)   học   sinh  được lên lớp . ( Khối 1 ) Hạnh kiểm : Đủ 85.21% 85.97% 87.5% 89.6%         Kết quả trên so với những trường vùng thuận lợi là không cao. Nhưng với một   trường đầy những khó khăn thách thức như  đã nêu ở trên thì đây  là sự nỗ lực   phấn đấu không mệt mỏi của cả tập thể các thầy cô giáo trong nhà trường.  3. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP: 3.1. Với cán bộ quản lý : Hiệu trưởng với tư cách là người hành pháp phải nắm vững Pháp luật,  hệ  thống văn bản Pháp quy như: Luật giáo dục; Điều lệ  trường Tiểu học,  mục tiêu kế hoạch, chương trình giáo dục Tiểu học, Thông tư chỉ thị, quy chế  chuyên môn… để làm cơ sở pháp lý trong quản lý nhà trường. Cán bộ  quản lý mỗi trường cần làm tốt bốn chức năng của quản lý :  chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  6
  7.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             Về đổi mới công tác quản lý, vấn đề được coi là trọng tâm, đó là quản   lý dạy học theo hướng tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm; trên cơ  sở  chuẩn kiến   thức, mạnh dạn điều chỉnh nội dung trong sách giáo khoa để phù hợp với trình   độ học sinh, với thực tế nhà trường; giáo viên được quyền lựa chọn nội dung,  phương pháp và  hình thức dạy học; Trong khi dạy tiếng Việt cho học sinh   người dân tộc thiểu số, giáo viên phải lựa chọn các đơn vị  kiến thức để dạy  cho học sinh, phải dạy những kỹ năng cốt lõi như đọc, viết, giao tiếp,…        Để nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, cần có những  giải pháp cụ thể sau :         *  Lựa chọn giáo viên dạy lớp 1 giàu kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình,   biết tiếng Ê­đê. Giai đoạn đầu, khi học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ  không   hiểu các câu lệnh của giáo viên. Vì vậy, cần sử  dụng song ngữ  giúp các em   hiểu rõ những yêu cầu của thầy cô.        *   Biên chế mỗi lớp khoảng 20 học sinh để giáo viên có đủ thời gian  giúp   đỡ những em chưa biết cầm bút viết.                *   Mở  chuyên đề  đổi mới phương pháp dạy học cần chỉ  ra quy trình   chung một bài dạy và những vấn đề trọng tâm cần chú trọng với học sinh dân  tộc. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề  tăng cường tiếng Việt cho học sinh  ở tất   cả  các môn học. Ngoài ra, cần mở  thêm chuyên đề  về  sử  dụng đồ  dùng dạy  học và cách tổ chức trò chơi học tập làm cho giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả.         *   Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng dạy học đặc biệt là hệ  thống tranh  ảnh, thẻ  từ  vì trực quan sinh động giúp học sinh hiểu các khái   niệm, các kiến thức mới dễ dàng hơn. Tạo mọi điều kiện để  100% học sinh  đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập mỗi khi đến lớp.          *  Mở lớp dạy 2 buổi/ ngày hoặc tăng thêm ít nhất 3 buổi / tuần. Chương   trình Bộ Giáo dục biên soạn là chương trình học 2 buổi / ngày. Vì thế, nếu học   sinh dân tộc chỉ được học 1 buổi / ngày sẽ không đảm bảo chất lượng.           *  Tăng thời lượng cho 2 môn Toán và Tiếng Việt . Mỗi tiết Toán, Tiếng   Việt giáo viên có thể  dạy 40 – 50 phút; giảm bớt thời gian của các môn học   khác, vì đây là 2 môn học công cụ, học sinh phải biết đọc thông viết thạo, biết  tính toán  mới được lên lớp 2.           *  Lấy việc duy trì sĩ số học sinh hàng ngày làm một trong những tiêu chí   để  nâng cao chất lượng. Mỗi ngày học sinh học một lượng kiến thức mới   nhất định. Nếu vắng học ngày nào, phần kiến thức đó các em không tiếp thu   được và nếu vắng nhiều các em sẽ không thể theo kịp chương trình.         *  Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt,   sáng tạo, tăng cường sử  dụng đồ  dùng dạy học, tổ  chức các trò chơi học tập   giúp các em hứng thú học tập.         *  Tăng cường công tác Sao nhi đồng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá   khiến học sinh vui thích khi được đến trường.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  7
  8.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                     *  Tăng cường dự giờ thăm lớp, nắm tình hình cụ  thể từng lớp. Sau khi   dự giờ, cán bộ quản lý nên dành thời gian trò chuyện cùng các em; ghi chép cụ  thể những học sinh yếu kém cần giúp đỡ về  mặt nào và mức độ  tiến bộ  của  các em khi được dự giờ và kiểm tra ở lần sau. yêu cầu giáo viên chú ý đến tất  cả  học sinh trong lớp ngay từ buổi học đầu tiên. em nào cần giúp đỡ  gì giáo  viên kịp thời giúp đỡ ngay. Nếu những học sinh yếu không được quan tâm kịp   thời thì những kiến thức mới của ngày hôm sau cũng vô nghĩa với các em.         * Thực hiện công văn 896 của Bộ giáo dục, cho giáo viên quyền tự chủ  chương  trình tùy vào đối tượng  học sinh từng lớp, không cần  áp  đặt một   khung chương trình chung nhất là giai đoạn đầu năm. Vì giai đoạn này các em  còn bỡ  ngỡ, cần có thời gian hướng dẫn tỉ  mỉ  từ  cách cầm bút, tư  thế  ngồi,  làm quen với các thuật ngữ  như  đánh vần, đọc trơn, âm, vần, tiếng, từ   ứng   dụng, câu  ứng dụng… Khi học sinh đã thành thạo, giai đoạn sau giáo viên sẽ  điều chỉnh  chương trình.         *  Nghiệm thu kết quả giáo dục vào cuối năm học để đánh giá đúng thực  trạng chất lượng học sinh từng lớp.( Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp  huyện và giải C cấp tỉnh năm học 2009 – 2010 ).         *  Động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên giảng dạy đạt chất  lượng cao và làm tốt công tác chủ nhiệm vì so với những khối lớp khác thì giáo  viên dạy lớp 1 học sinh dân tộc  vất vả  nhất, đặc biệt là giai đoạn đầu năm   học khi cô phải cầm tay giúp các em viết từng nét chữ.         *  Phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh  làm tốt công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học   ngang chừng. Khuyến khích phụ  huynh dùng tiếng Việt giao tiếp hàng ngày  giúp tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh ngay từ môi trường   gia đình.         *  Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học sinh từng lớp.  Tư  vấn trực tiếp những phụ  huynh có con thường xuyên nghỉ  học để  tìm ra   nguyên nhân và cách khắc phục.      *  Mở chuyên đề, mời giáo viên dân tộc Ê­đê dạy cho giáo viên Kinh những   từ  ngữ  thông dụng trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của người Ê­đê giúp  giáo viên dễ dàng tiếp cận và hiểu học sinh của mình hơn. 3.2.Những yêu cầu đối với giáo viên         *  Nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy từng môn   học, vận dụng phù hợp với học sinh dân tộc.         *  Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 1, gần gũi ,thân thiện với các   em. Tích cực học tiếng dân tộc của địa phương qua đồng nghiệp và một số  người dân hoặc cán bộ xã để có thể hiểu và giao tiếp cùng học sinh.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  8
  9.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                     *  Quan tâm đến từng học sinh ngay từ buổi học đầu tiên. Từng yêu cầu  của giáo viên phải đảm bảo tất cả học sinh hiểu và làm theo được. ( Kết hợp  song ngữ  ở giai đoạn đầu ). Nếu học sinh chưa biết đọc âm vần này mà giáo  viên đã chuyển sang dạy âm vần khác hoặc nội dung khác thì dù có học thêm  bao nhiêu kiến thức mới, trong đầu các em cũng chỉ trống rỗng mà thôi.         *  Hướng dẫn chi tiết cho học sinh tư thế ngồi học đúng, cách cầm bút   viết, cách trình bày bài vở, cách học tập ở lớp, ở nhà. Tất cả cần làm mẫu và   yêu cầu học sinh làm theo. Những vấn đề  tưởng như  quá đơn giản với ta  nhưng lại là hoàn toàn mới mẻ với các em.         *  Quy trình giảng dạy từng môn chỉ là điểm tựa để giáo viên biết hướng   đi và cái đích cần đạt trong mỗi tiết dạy. Thực tế khi dạy học sinh yếu chỗ  nào thì tăng cường luyện tập chỗ đó. Ví dụ : chưa thể chuyển sang phần luyện nói nếu học sinh chưa đọc đúng vần,  từ, câu.         *  Kiểm tra hàng ngày việc học tập của học sinh. Hệ thống kiến thức cơ  bản cho học sinh theo từng chương, từng chủ   đề. Học sinh quên chỗ  nào,   không rõ chỗ  nào giáo viên cần bổ  sung kịp thời chỗ  đó. Cho học sinh thực   hành nhiều lần, nhiều bài để khắc sâu kiến thức. Nên dùng bảng phụ hệ thống kiến thức cơ bản trong tuần.  Ví dụ : hệ thống các âm, vần, từ ứng dụng vào bảng phụ treo cạnh bảng. Yêu  cầu học sinh tự nhẩm đọc và đọc đồng thanh cả lớp trước khi vào bài mới.         *  Trân trọng, nâng niu từng thành tích nhỏ  của các em. Khen ngợi, biểu   dương kịp thời. sử dụng các biện pháp thi đua như tặng bông hoa điểm 10; ghi   danh những học sinh lập nhiều thành tích vào “ bảng vàng” của lớp.         *   Dành nhiều sự quan tâm cho những học sinh khó khăn, có nguy cơ bỏ  học bằng cách gặp gỡ  phụ  huynh học sinh giúp họ  hiểu tác hại của việc đi  học không đều. có thể phối hợp với nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh   động viên những học sinh đó cả về vật chất, tinh thần.         *  Mỗi thầy cô giáo hãy yêu thương học sinh như chính con em của mình.   Chỉ có tình yêu thương và lòng yêu nghề mới giúp giáo viên vượt qua mọi khó   khăn thử  thách để  hoàn thành Sứ  mệnh cao cả  mà Đảng và nhân dân đã tin  tưởng, giao phó.                  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  9
  10.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             PHẦN IV: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đề xuất: 1.1 Với Bộ Giáo dục – Sở Giáo dục Đào tạo : ­ Cần biên soạn giáo trình, tài liệu riêng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em  dân tộc thiểu số mầm non trước khi vào lớp 1.  ­ Cần có chế độ ưu tiên, cấp phát sách vở cho học sinh mầm non dân tộc thiểu   số. Vì cùng một địa bàn khó khăn, học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở  được   cấp phát sách vở  nhưng học sinh mầm non phải mua . Vì vậy, có phụ  huynh   không cho con đi học mẫu giáo hoặc tìm mọi cách làm lại khai sinh cho con đủ  tuổi vào lớp 1 để được cấp phát sách vở. ­ Cần chỉ đạo cụ  thể  cho các  phòng Giáo dục và đào tạo thực hiện công văn  số 8114/ BGDDT­ GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2009 :  Ví dụ  : mục  1.1. của Công văn đã nêu : “  Phòng Giáo dục Tiểu học chỉ đạo  các trường Tiểu học triển khai Chương trình làm quen với tiếng Việt trong hè  cho trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các em học lớp 1”      thì cần triển khai rõ :  thời gian cụ thể, tài liệu bổ trợ, kinh phí chi trả cho   giáo viên … - Để thực hiện  việc dạy học thí điểm môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân   tộc theo định hướng chỉ đạo tăng thời lượng dạy học từ 350 tiết thành 500 tiết,  cần triển khai  cụ thể  dạy theo tài liệu nào, phân phối chương trình như  thế  nào ? … 1.2. Với phòng Giáo dục – Uỷ ban Nhân dân huyện : ­ Chỉ  đạo cụ  thể các trường mầm non trong việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ  trước tuổi vào lớp 1, đặc biệt là giúp cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Việt  thông qua các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi,…; xây dựng môi trường  học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh  ở nhà trường, cộng đồng và   gia đình; thực hiện tăng thời lượng  ở  các bài   làm quen với chữ  cái, chữ  số;  Làm sao để mỗi học sinh dân tộc khi vào lớp 1 đều biết viết 29 chữ cái và 10  chữ số. khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động;…  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  10
  11.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             ­ Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, biên chế giáo viên hoặc phân cấp ngân   sách cho những trường vùng đặc biệt khó khăn, vùng đông học sinh dân tộc  thiểu số tỉ lệ 1.5 GV/ lớp để học sinh được học 2 buổi/ ngày. ­ Tách đôi trường Phạm Hồng Thái vì hiện nay số học sinh quá đông khiến nhà  trường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý, giáo dục.                                                    KẾT LUẬN       Mỗi học sinh là một cá nhân cụ  thể, có những đặc điểm riêng biệt   về tâm sinh lý, trình độ nhận thức, lối sống và kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy,  giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng vội vàng, không bi quan chán   nản thất vọng, không lạc quan quá sớm trước những biểu hiện nhân cách của  học sinh.         Cần thường xuyên đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh.  Yêu cầu học sinh phải có sự  cố  gắng, có sự  nỗ  lực mới  đạt được. Luôn   nghiêm khắc nhưng chân thành, tin tưởng, thiện chí với học sinh. “ Yêu thương  mà không mềm yếu, nghiêm khắc mà không nghiệt ngã, xét nét”.           Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về  đạo đức , lối sống, phải có  nghệ  thuật sư  phạm ; tuyệt đối tránh sự  thô bạo, thiếu tôn trọng, định kiến,   thiếu tin tưởng đối với học sinh hoặc quá nuông chiều, dễ dãi, bỏ qua sai lầm  khuyết điểm của học sinh. Chỉ  trách phạt công khai học sinh khi mọi biện  pháp giáo dục và các hình thức giáo dục khác không còn hiệu quả.           Phải coi trọng tác động tình cảm, biết khích lệ và nêu gương  đúng mức,   kịp thời, tạo cho học sinh thường xuyên có niềm vui và hứng thú trong học tập,  rèn luyện ; biết tự giác thực hiện nghiêm túc yêu cầu giáo dục. Loại trừ  cách  dạy thuyết giáo, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục học sinh.           Mỗi giáo viên cần hiểu không phải giáo dục đạo đức cho học sinh là chỉ  ở môn học đạo đức mà sau mỗi bài học cụ thể của từng môn học cần làm toát   ra ý nghĩa giáo dục học sinh, giúp các em dần dần biến các chuẩn mực xã hội  thành nhân cách của mình. Hiểu và làm được những điều nêu trên là điều hết  sức cần thiết với mỗi Nhà giáo. Những đứa trẻ đi chân trần đến lớp                                       Tóc vàng hoe vì nắng gió trưa hè                                       Mắt đen láy tròn xoe ngơ ngác   Quen dắt bò nhưng cầm bút khó ghê.  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  11
  12.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                      Học trò của tôi là như  thế  đó! Quý thầy cô hãy cảm nhận bốn câu thơ  trên để thấy rõ trách nhiệm của  mình – Người chiến sĩ  trên mặt trận văn hoá.  .                                                                    TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ( Dự án PEDC – năm 2007 ) ­ Tâm lý học trong quản lý trường học ( Châu Minh Hùng – Trường Cán bộ  quản lý Trung ương II ) ­  Chuẩn kiến thức kỹ năng đối với học sinh Tiểu học; Công văn 896 ( Bộ giáo   dục và Đào tạo ) ­ Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ( Bộ giáo dục và Đào tạo ) ­ Hướng dẫn SKKN của Phòng giáo dục  huyện Krông Buk.                                                                                   Ngày 28 tháng 12 năm 2010                                                                                           Người thực hiện                                                                                              Vũ Thị Vân  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  12
  13.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                                         Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Điểm      : ……………………… Xếp loại : ……………………… …… ngày …. Tháng. .  .  năm 2011 CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………..  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  13
  14.  Đề tài: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 . . . .. . . .  .  .. . .  .. .. .. …     ..                                                                             ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Điểm      : ……………………… Xếp loại : ……………………… …… ngày …. Tháng. .  .  năm 2011 CẤP TỈNH ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Điểm      : ……………………… Xếp loại : ……………………… …… ngày …. Tháng. .  .  năm 2011  Vũ Thị Vân – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái                                                           Trang  14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2